Đau Xương Khớp Có Ăn Được Rau Muống Không? Giải Đáp

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Đau xương khớp có ăn được rau muống không phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau và số lượng rau muống tiêu thụ. Điều quan trọng là chẩn đoán xác định và có kế hoạch bổ sung, chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Đau xương khớp có ăn được rau muống không
Tìm hiểu giải đáp của chuyên gia về vấn đề đau xương khớp có ăn được rau muống không

Rau muống có tốt cho sức khỏe không?

Rau muống còn được gọi là tra khuôn, bìm bìm nước, là một loại rau xanh quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, rau muống cũng là một loại dược liệu quý, được ứng dụng để điều trị đái tháo đường và các vết lở loét, viêm da do bệnh zona.

Theo Đông y, rau muống có tính mát, vị ngọt nhạt, được sử dụng để giải độc, nhuận tràng, kích thích hệ thống tiêu hóa. Trong dân gian, rau muống cũng được sử dụng để làm mất tác dụng của một số loại thuốc, thường dùng trong các trường hợp ngộ độc. Rau muống cũng được dùng với tác dụng nhuận tràng nhẹ hoặc giã nát đắp lên ngực và trán ở những người khó thở, sốt kéo dài.

Các nghiên cứu hiện đại cũng cho biết, rau muống có 92% là nước, cùng các khoáng chất, vitamin rất tốt cho sức khỏe. Rau muống cũng chứa nhiều chất nhầy, hỗ trợ giữ ấm cơ thể, bảo vệ các cơ quan, góp phần cải thiện và điều trị các chứng khô khớp, thoái hóa khớp.

Một số công dụng và lợi ích sức khỏe của rau muống bao gồm:

  • Làm giảm và cải thiện các triệu chứng ngộ độc, kéo dài thời gian trong lúc di chuyển đến bệnh viện
  • Trị các chứng ợ chua, ợ nóng, đau dạ dày, miệng khô, lưỡi đắng
  • Cầm tiêu chảy, điều trị kiết lỵ
  • Điều trị đái tháo đường
  • Kiểm soát các chứng bí tiểu, phù thũng do bệnh thận, khí hư, bạch đới, tâm phiền, đổ máu mũi, lưỡi đỏ rêu vàng, ù tai, chóng mặt
  • Cải thiện các chứng lở ngứa, mẩn đỏ sởi, thủy đậu ở trẻ em

Rau muống rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phù hợp với tất cả mọi người. Trong trường hợp thắc mắc đau xương khớp có ăn được rau muống không, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cụ thể.

Đau xương khớp có ăn được rau muống không?

Đau xương khớp có ăn được rau muống không? Các chuyên gia cho biết, rau muống có thể tác động đến hệ xương khớp theo nhiều cách khác nhau, và có thể dẫn đến viêm đau khớp trong một số trường hợp.

Trong rau muống có chứa thành phần được gọi là purin. Khi so với các nhóm thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, thì hàm lượng purin trong rau muống thấp hơn rất nhiều. Tuy nhiên khi so với nhóm rau củ, trái cây thì rau muống có hàm lượng purin khá cao.

ăn rau muống có đau xương khớp không
Người đau nhức xương khớp, trừ bệnh gout, có thể ăn rau muống để nâng cao sức khỏe

Khi tiêu thụ rau muống sẽ dẫn đến việc tăng hàm lượng purin trong cơ thể. Khi được tiêu thụ, purin sẽ chuyển thành acid uric, gây kích hoạt các cơn gout cấp, dẫn đến tình trạng đau nhức, viêm, sưng ở các khớp. Do đó những người tăng acid uric máu hoặc bệnh gout cần tránh hoặc hạn chế tiêu thụ rau muống để ngăn ngừa cơn đau.

Trong các trường hợp khác, việc tiêu thụ rau muống rất tốt cho sức khỏe. Bởi vì rau muống chứa nhiều canxi, vitamin K và các khoáng chất tốt cho hệ xương khớp khác. Do đó, ăn rau muống không gây đau nhức xương khớp và không khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, trừ trường hợp bệnh gout.

Các món ăn ngon từ rau muống

Một số món ăn phổ biến từ rau muống bao gồm:

Rau muống luộc: 

  • Rau muống luộc là món ăn đơn giản, dễ chế biến, phù hợp với thời tiết oi bức. Khi chọn rau cần chọn rau mới, lá xanh, dài, thân nhỏ, khi luộc lên nước sẽ có màu xanh trong, thân rau ngọt, mềm, tiêu hóa tốt.
  • Khi luộc rau cần để nước thật sôi và thêm một ít muối để giữ rau luôn xanh và đẹp mắt. Không đậy vung khi luộc rau và luộc nhanh trong 1 – 2 phút, sau đó vớt rau ra đĩa, tràn đều để đảm bảo rau xanh, tươi, không bị nhũn.

Rau muống xào tỏi:

  • Tỏi có tính chống viêm, mùi thơm, hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng viêm đau khớp hiệu quả. Khi kết hợp với rau muống, món ăn này có thể trung hòa tính lạnh, giúp tăng sức đề kháng và nâng cao sức khỏe.
  • Trước khi xào rau muống, bạn có thể luộc rau trước sau đó ngâm nước đá để đảm bảo rau xanh và giòn. Phi thơm một lượng tỏi vừa đủ, cho rau vào xào cùng, thêm gia vị vừa ăn, xào đến khi rau chín thì cho thêm một ít tỏi để dậy mùi thơm.

Gỏi rau muống:

  • Để món gỏi được ngon, bạn nên chọn rau muống nước, nhặt bỏ bớt lá, luộc với lửa lớn đến khi rau chín tới thì ngâm vào nước đá để giúp rau xanh và giòn. Vớt rau muống ra rỗ, ép hết nước, sau đó cho thêm chanh, đường, nước mắm ngon, tỏi, ớt, trộn đều.
  • Khi ăn thì có thể cho thêm đậu phộng rang, rau răm, rau kinh giới để nâng cao hương vị.

Các trường hợp không nên ăn rau muống

Bên cạnh vấn đề đau xương khớp có ăn được rau muống không, người bệnh cần tìm hiểu các trường hợp cần tránh tiêu thụ rau muống để đảm bảo sức khỏe. Cụ thể, những người không nên ăn rau muống bao gồm:

  • Người bệnh gout, sỏi thận, viêm đường tiết niệu, huyết áp cao
  • Có các vết thương hở ở mô mềm, bởi vì rau muống có thể kích thích tăng sinh tế bào, dẫn đến hình thành sẹo lồi trên da
  • Người đang điều trị ngoại khoa, sau phẫu thuật hoặc tiểu phẫu
  • Người suy nhược cơ thể thể hư hàn nghiêm trọng
  • Người bệnh đang sử dụng các bài thuốc Đông y hoặc dược phẩm theo chỉ định

Lưu ý gì khi ăn rau muống?

Rau muống là loại cây mọc ở khu vực ẩm thấp, đầm lầy, do đó trong rau muống có chứa rất nhiều ký sinh trùng. Loại ký sinh trùng phổ biến nhất ở rau muống là sán lá ruột lớn Fasciolopsis Buski, có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc anaus chưa chín kỹ. Loại ký sinh trùng này sẽ neo vào thành ruột, dẫn đến kích thích đường tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy hơi, dị ứng, đau bụng. Do đó, khi ăn rau muống cần rửa thật sạch với nhiều lần nước và nấu chín kỹ.

Bên cạnh đó, rau muống cũng có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật rất lớn. Tiêu thụ các loại rau này có thể gây ngộ độc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, hệ miễn dịch và hệ thần kinh. Do đó, người dùng nên chọn các loại rau muống sạch, an toàn, có nguồn gốc rõ ràng khi sử dụng để đảm bảo sức khỏe.

Rau muống rất tốt cho hệ xương khớp và góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, người bệnh nên sử dụng rau muống đúng cách, phù hợp với các triệu chứng bệnh để tránh các rủi ro phát sinh. Nếu lo lắng hoặc thắc mắc đau xương khớp có ăn được rau muống không, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua