Người Bị Đau Xương Khớp Có Ăn Được Cà Tím Không?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Đau xương khớp có ăn được cà tím không? Nên ăn như thế nào và cách phòng ngừa ra sao để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe? Bài viết bên dưới sẽ giúp bạn nắm rõ giá trị dinh dưỡng của cà tím, cách sử dụng phù hợp cho người đau nhức xương khớp.

Đau xương khớp có ăn được cà tím không
Tìm hiểu thông tin đau xương khớp có ăn được cà tím không

Cà tím có tốt cho sức khỏe không?

Cà tím là thực phẩm phổ biến, có cách chế biến linh hoạt và là thành phần của nhiều món ăn thơm ngon. Loại rau này có nguồn gốc từ Ấn Độ, cung cấp chất xơ, mangan, kali và các khoáng chất tốt cho sức khỏe khác. Bên cạnh đó, cà tím cũng là một nguồn giàu vitamin, K, C, B6, rất tốt cho sức khỏe.

Những người thường xuyên ăn cà tím có thể hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như chất xơ, chất dinh dưỡng thực vật, anthocyanin. Khi được sử dụng đúng cách, cà tím mang đến một số lợi ích sức khỏe như:

  • Hỗ trợ sức khỏe xương: Cà tím là một nguồn mangan dồi dào, khoáng chất cần thiết để giúp hệ xương khớp khỏe mạnh. Mangan tương tác với canxi và vitamin D để duy trì sức khỏe xương, đảm bảo quá trình hình thành xương, ngăn ngừa giảm mật độ khoáng và loãng xương.
  • Giảm tổn thương tế bào: Cà tím có chứa một lượng khá cao các loại dinh dưỡng thực vật, đặc biệt là nasunin và acid chlorogenic, có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi các tổn thương, hư hại, góp phần phục hồi các mô mềm, chẳng hạn như gân, cơ, bị tổn thương. Vỏ cà tím có chứa chất chống oxy hóa, góp phần ổn định sức khỏe tim mạch, chống ung thư, đồng thời duy trì sức khỏe tổng thể.
  • Cải thiện tiêu hóa: Chất xơ trong cà tím có thể giúp giữ cho hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hấp thụ và chuyển hóa thức ăn.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh: Chế độ ăn uống giàu chất xơ, bao gồm nhiều cà tím, có thể giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường và một số loại ung thư.
  • Giúp duy trì cân nặng: Chế độ ăn uống nhiều thực vật, giàu chất xơ có thể giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm nguy cơ béo phì và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Giảm cân góp phần giảm áp lực lên các khớp, từ đó làm giảm và kiểm soát các cơn đau nhức xương khớp.

Cà tím là loại thực phẩm phổ biến và mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, đau xương khớp có ăn được cà tím không cần được cân nhắc kỹ lưỡng và hỏi ý kiến của bác sĩ để tránh các rủi ro phát sinh.

Đau xương khớp có ăn được cà tím không?

Đau xương khớp có ăn được cà tím không? Một số người tin rằng, cà tím có chứa hoạt chất solanine, có thể làm trầm trọng thêm các chứng đau và viêm khớp, đặc biệt là người đau nhức xương khớp khi trời lạnh hoặc thấp khớp, viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, hiện tại không có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc ăn cà tím có thể khiến tình trạng viêm xương khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

Ăn cà tím có bị nhức mình không
Cà tím là món ăn thơm, ngon, bổ dưỡng và phù hợp cho người đau nhức xương khớp

Ngược lại, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cà tím rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và có thể bổ sung vào chế độ ăn uống của người đau nhức xương khớp. Ngoài ra, như đã đề cập, cà tím chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, góp phần nâng cao sức khỏe xương khớp và tăng cường hệ thống miễn dịch. Đối với người loãng xương hoặc suy giảm mật độ xương, việc bổ sung cà tím có thể giúp tái tạo các mô xương, duy trì mật độ khoáng chất lành mạnh, từ đó giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa nguy cơ gãy, nứt.

Vậy đau xương khớp có ăn được cà tím không? Các chuyên gia cho biết, người bệnh có thể tiêu thụ cà tím với số lượng phù hợp. Điều này không gây đau đớn, viêm khớp và góp phần nâng cao sức khỏe hệ xương khớp. Ăn cà tím cũng giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện trí nhớ, hỗ trợ hệ thần kinh phát triển và duy trì sức khỏe tốt.

Cách dùng cà tím chữa đau nhức xương khớp

Theo Y học cổ truyền, cà tím có vị ngọt, tính hàn, thường được sử dụng để điều trị các chứng đau nhức xương khớp, viêm đa khớp, suy nhược cơ thể. Các nghiên cứu hiện đại cũng có biết, cà tím có chứa nhiều chất chống oxy, có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, chống viêm và giảm sưng tấy, đỏ, liên quan đến viêm khớp.

Để cải thiện cơn đau nhức xương khớp với cà tím, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp như:

1. Uống nước cà tím

  • Dùng 1 quả cà tím non, rửa sạch, cắt thành các khoanh tròn nhỏ
  • Đun sôi 250 ml nước, sau đó cho cà tím vào đun thêm 2 – 3 phút
  • Lọc lấy phần nước, để nguội, dùng uống
  • Nên uống nước cà tím lúc đói, tốt nhất là trước bữa ăn 30 phút, vào buổi sáng, trưa và chiều.

2. Bài thuốc đắp từ cà tím

  • Dùng 1  quả cà tím, rửa sạch, cắt thành các miếng nhỏ, luộc trong 5 phút đến khi chín mềm
  • Đợi cà tím nguội thì cho thêm 50 ml dầu ô liu, trộn đều, có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần
  • Khi dùng thì lấy hỗn hợp này thoa lên vùng xương khớp bị đau nhức, nên sử dụng 3 lần mỗi tuần và trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất

3. Món ăn tốt cho xương khớp từ cà tím

Cà tím nướng:

Cà tím nướng là một món ăn ngon, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Để thực hiện món ăn này, bạn làm theo các bước sau:

  • Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 160 độ C trong 2 – 3 phút
  • Cà tím rửa sạch, để ráo nước, cắt thành các khối vuông với độ dài 2 – 4 cm
  • Ướp cà tím với tỏi băm, dầu ô liu, muối, tiêu đen
  • Xếp cà tím vào khay, cho vào lò, nướng trong 10 – 15 phút hoặc đến khi đạt độ chín như mong muốn, thỉnh thoảng bạn có thể đảo cà tím để đảm bảo các mặt chín đều

Ngoài ra, bạn có thể nướng cà quả cà tím trên lửa than, đến khi cà tím chín mềm thì cắt mở quả theo chiều dọc, cho mỡ hành và đậu phộng lên trên, nướng trên 3 – 4 phút để dậy mùi thơm. Món ăn này có thể dùng kèm cơm hoặc ăn như bữa phụ.

Uống nước cà tím có tác dụng gì
Cà tím nhồi thịt có thể ăn kèm cơm hoặc sử dụng như bữa phụ để cải thiện khẩu vị 

Cà tím nhồi thịt:

Cà tím nhồi thịt có cách chế biến hơi cầu kỳ, tuy nhiên rất thơm, ngon và bổ dưỡng. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhồi cà tím với nhiều loại nhân khác nhau để nâng cao sức khỏe.

  • Hãy cắt đôi quả cà tím theo chiều dọc, dùng đầu muỗng hoặc dao để lấy phần thịt cà tím bên trong
  • Băm nhỏ thịt heo, thịt bò, tôm, hải sản, sau đó trộn cùng phần thịt cà tím, ướp cùng gia vị vừa ăn, một ít hành lá thái nhỏ và tỏi băm
  • Làm nóng lò ở nhiệt độ 180 độ C trong 2 phút
  • Xếp cà tím vào khay, nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong 20 – 25 phút cho đến khi cà tím rỉ nước và vỏ chín mềm

Cà tím xào: 

Một trong những cách nấu cà tím nhanh nhất xào hoặc áo chảo. Món ăn này bổ dưỡng, ít gia vị và phù hợp cho các bữa chay.

  • Cà tím rửa sạch, cắt thành các lát mỏng, trộn với dầu ô liu, muối và tiêu đen
  • Làm nóng chảo, thêm 2 muỗng canh dầu ô liu
  • Cho cà tím vào đảo nhanh trong 5 – 7 phút, đến khi cà tím chín vàng và thơm thì thêm hành lá hoặc ngò, là có thể sử dụng

Lưu ý khi ăn cà tím ở người đau nhức xương khớp

Cà tím chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe xương khớp, tuy nhiên để đảm bảo an toàn và tránh các rủi ro phát sinh, người dùng cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Không sử dụng quá nhiều cà tím, bởi vì hợp chất solanine có thể gây viêm, kích thích hệ thống hô hấp, tim mạch.
  • Khi sơ chế cà tím có thể ngâm với một ít giấm để thúc đẩy quá trình phân hủy solanine và giúp cà tím không bị thâm đen.
  • Không uống nước ép cà tím sống, điều này có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn.
  • Người hen suyễn, bệnh thận nên hạn chế tiêu thụ cà tím, vì hợp chất oxalate trong cà tím có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan đến vấn đề đau xương khớp có ăn được cà tím không. Trong trường hợp cơn đau trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị, chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua