Bị Đau Nhói Giữa Lưng Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Phương Mai | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đau nhói giữa lưng có liên quan đến nhiều nguyên nhân và bệnh lý, bao gồm các bệnh lý nghiêm trọng cần điều trị y tế ngay lập tức để tránh các rủi ro không mong muốn. Do đó, điều quan trọng là xác định nguyên nhân cơ bản để có kế hoạch xử lý phù hợp nhất.

đau nhói giữa lưng
Đau nhói giữa lưng có thể là do căng cơ, kích ứng mô mềm hoặc các bệnh viêm khớp gây ra

Đau nhói giữa lưng có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, đau nhói giữa lưng là dấu hiệu phổ biến của các bệnh lý cột sống. Phần lớn các nguyên nhân đều lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên đôi khi các bệnh lý ác tính, ung thư xương, viêm tủy xương cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Do đó, điều quan trọng là xác định nguyên nhân cụ thể để có kế hoạch điều trị hợp lý.

Hiện tại, có nhiều phương pháp chẩn đoán như chụp X – quang, chụp CT, chụp MRI và các xét nghiệm sinh hóa có thể hỗ trợ xác định nguyên nhân gây đau lưng. Biện pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng như thời điểm thăm khám. Vì vậy, nếu bị đau nhói giữa lưng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Đau lưng bên trái phía trên gân vai
Tình trạng đau nhói ở lưng có thể là dấu hiệu ung thư xương hoắc chứng phình động mạch

Ngoài ra, người bệnh cũng được khuyến cáo đến bệnh viện ngay khi:

  • Đau lưng kéo dài mà không xác định được nguyên nhân
  • Đau lưng cấp tính
  • Sốt cao
  • Nôn mửa
  • Đi ngoài phân đen hoặc nôn ra máu
  • Nước tiểu sẫm màu, lòng trắng mắt có màu vàng
  • Đau nhói khi thay đổi tư thế
  • Chóng mặt, khó thở hoặc đau ngực mà không rõ nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây đau nhói giữa lưng?

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đau nhói giữa lưng là do kích ứng mãn tính ở các cơ, mô mềm và các bệnh lý cột sống ngực. Tuy nhiên đôi khi các cơn đau này có thể liên quan đến các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Do đó, nếu cơn đau nghiêm trọng, kéo dài hoặc không đáp ứng các phương pháp tự điều trị, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

1. Nguyên nhân chấn thương

Các nhiều nguyên nhân chấn thương hoặc liên quan đến chấn thương có thể dẫn đến đau lưng giữa, chẳng hạn như:

  • Căng cơ cấp tính: Căng cơ có thể xảy ra sau tai nạn giao thông, thường là tai nạn xe hơi, chấn thương thể thao hoặc mang vác vật nặng không đúng cách. Cơn đau này thường xuất hiện tại thời điểm chấn thương sau đó nhói lên theo các hoạt động hàng ngày của người bệnh.
  • Gãy xương: Gãy đốt sống ngực có thể dẫn đến đau nhói giữa lưng. Gãy đốt sống thường chỉ xảy ra sau các chấn thương nghiêm trọng, chẳng hạn như ngã từ trên cao hoặc tai nạn giao thông ở tốc độ cao. Ngoài ra, những người cao tuổi bị giòn xương (loãng xương) có nhiều nguy cơ gãy đốt sống hơn do mật độ xương hao mòn theo thời gian.
  • Tổn thương tủy sống: Tủy sống bao gồm các dây thần kinh đi từ não đến phần còn lại của cơ thể. Tổn thương hoặc kích thích tủy sống ở giữa lưng có thể dẫn đến đau nhói, tê, ngứa ở thân và chân. Các chấn thương nặng có thể gây mất kiểm soát khi đi tiểu tiện và đại tiện.

2. Viêm tủy xương đốt sống

Viêm tủy sống hoặc viêm tủy xương, là một bệnh lý nhiễm trùng trong xương cột sống. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến thắt lưng, những cũng có thể xuất hiện ở lưng giữa và lưng trên.

Nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như Staphylococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa hoặc một số loại nấm, là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến viêm tủy xương. Những đối tượng nguy cơ bao gồm người có hệ thống miễn dịch suy yếu, lưu thông máu kém, chấn thương hoặc đang chạy thận nhân tạo.

Đau sau lưng vùng phổi phải
Viêm tủy xương đốt sống là nguyên nhân nghiêm trọng có thể gây đau nhói ở lưng giữa

Các triệu chứng viêm tủy sống bao gồm:

  • Sưng và đỏ tại vị trí nhiễm trùng
  • Đau nhói ở lưng giữa
  • Sốt, ớn lạnh và mệt mỏi nói chung

Trong một số trường hợp, người bệnh cũng có thể bị đau lưng trên, đau cổ, sốt, tê bì chân tay.

Thông thường viêm tủy sống được điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm trong vài tuần. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh cần được đưa đến phòng cấp cứu ngay lập tức.

3. Gai cột sống

Gai xương là tình trạng hình thành các mảnh xương thừa dọc theo các cạnh của xương. Các gai xương thường hình thành ở nơi các xương gặp nhau, chẳng hạn như cột sống và các khớp.

Gai cột sống ngực bao gồm có thể thu hẹp không gian tủy sống, dẫn đến chèn ép tủy sống hoặc các dây thần kinh. Điều này sẽ dẫn đến đau nhói giữa lưng, tê ở cánh tay hoặc chân.

Nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến gai xương là do thoái hóa khớp và tổn thương cột sống. Khi viêm khớp phá vỡ các sụn, cơ thể sẽ cố gắng chữa lành tổn thương bằng cách tạo ra các xương mới ở khu vực bị tổn thương. Điều này sẽ tạo ra các gai xương.

Hầu hết các gai xương không gây ra triệu chứng và không cần điều trị. Trong trường hợp gai xương gây đau hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

4. Thoát vị đĩa đệm

Cột sống được tạo thành từ 32 – 34 đốt sống. Ở giữa các đốt sống là những đĩa đệm mềm, có chứa nhân mềm như thạch ở trung tâm. Các đĩa đệm này hoạt động để giữ các đốt sống ở đúng vị trí, hấp thụ sốc và tránh các chấn thương có thể xảy ra. Khi phần vỏ ngoài của đĩa đệm bị vỡ, các chất giống như thạch sẽ phồng lên hoặc thoát ra bên ngoài. Tình trạng này được gọi là thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm thường ít gây ảnh hưởng đến lưng giữa, tuy nhiên bệnh có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào của cột sống. Đĩa đệm bị thoát vị có thể chèn ép lên các dây thần kinh, dẫn đến đau nhói giữa lưng.

Các vị trí đau sau lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống ngực xảy ra khi đĩa đệm bị phồng hoặc trượt ra khỏi vị trí ban đầu

Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống ngực bao gồm:

  • Đau lưng trên
  • Đau cổ, đau vai gáy
  • Cánh tay yếu
  • Đau nhói ở giữa lưng
  • Đau lưng khi ngồi hoặc khi thay đổi tư thế
  • Đau cột sống trên

Thoát vị đĩa đệm thường không nghiêm trọng và có thể khắc phục tại nhà. Người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các phương pháp chăm sóc, phục hồi cũng như ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

5. Chứng phình động mạch

Chứng phình động mạch xảy ra khi áp lực của máu đi qua đã buộc một phần yếu nhất của động mạch bị bong ra ngoài hoặc khi thành mạch máu bị suy yếu bởi một số lý do khác. Phình mạch có thể xảy ra ở bất cứ mạch máu nào, nhưng thường phổ biến ở phần bụng hoặc ngực của động mạch chủ, mạch máu dẫn đến tim hoặc các mạch máu nuôi dưỡng não.

Mặc dù hầu hết các chứng phình động mạch không có triệu chứng, tuy nhiên người bệnh có thể có thể nhận thấy các dấu hiệu như:

  • Đau nhói giữa lưng một cách đột ngột và dữ dội
  • Có một cảm giác đau bất thường, đau nhói ở một lưng giữa

Một số triệu chứng khác cũng có thể liên quan đến chứng phình động mạch bao gồm:

  • Đau ở bụng hoặc lưng dưới kéo dài đến hàng và chân. Đôi khi người bệnh có thể nhìn thấy khối u phình động mạch thông qua da. Các triệu chứng kèm theo bao gồm chán ăn và giảm cân không rõ lý do.
  • Đau ngực, khàn tiếng, ho dai dẳng và khó nuốt.
  • Có cảm giác đau nhói lưng giữa hoặc đau chạy dọc phía sau đầu gối.

Xuất hiện một cơn đau dữ dội ở nhiều vị trí trên cơ thể. Điều này có thể là dấu hiệu bóc tách hoặc vỡ túi phình động mạch. Đây là một tình trạng khẩn cấp  và cần điều trị ngay lập tức để tránh gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Nếu có dấu hiệu bị chứng phình động mạch, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức. Các trường hợp nghiêm trọng cần được cấp cứu và đánh giá bởi bác sĩ chuyên môn.

6. Ung thư di căn cột sống

Ung thư di căn là thuật ngữ chỉ sự lây lan của các tế bào ung thư từ các khối u ở ở những bộ phận khác nhau của cơ thể. Cột sống là vị trí phổ biến nhất của các khối u di căn.

Bị đau lưng trên bên trái
Ung thư có thể di căn đến cột sống ngực và gây đau nhói ở giữa lưng

Một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi, tuyến giáp và thận có khả năng di căn đến cột sống. Các triệu chứng ung thư di căn xương bao gồm đau nhói ở lưng, đại tiện và tiểu tiện không kiểm soát, yếu cánh tay hoặc chân, tăng canxi huyết hoặc lượng canxi trong máu cao.

Những khối u di căn có thể dẫn đến đau lưng và tăng nguy cơ gãy cột sống sống. Tăng canxi máu có thể dẫn đến tình trạng đau lưng buồn nôn, mệt mỏi, táo bón và tinh thần lú lẫn.

Ung thư di căn là tình trạng nghiêm trọng và cần điều trị ngay lập tức. Do đó, nếu có dấu hiệu ung thư hoặc di căn, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức.

7. Các nguyên nhân khác

Có một số nguyên nhân không phổ biến có thể dẫn đến đau nhói giữa lưng, chẳng  hạn như:

  • Hội chứng ruột kích thích và bệnh viêm ruột: Hai bệnh lý này chủ yếu gây ảnh hưởng đến đến đau tràng, có thể gây đau bụng lan tỏa đến lưng giữa.
  • Dị ứng và không dung nạp thức ăn: Tình trạng này thường đi kèm với tiêu chảy, táo bón, đầy bụng và chướng bụng.
  • Các bệnh về gan: Các bệnh lý như viêm gan, áp xe gan, u máu ở gan, xơ gan và những bệnh lý khác có thể dẫn đến đau nhói giữa lưng.
  • Các bệnh ung thư: Ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy, ung thư gan, ung thư hạch dạ dày, ung thư đại trực tràng, u mô đệm đường tiêu hóa và ung thư hệ thống mật, có thể dẫn đến các cơn đau nhói ở lưng giữa.

Đau nhói giữa lưng nên làm gì?

Tình trạng đau nhói giữa lưng cần được điều trị sớm để tránh các biến chứng có thể xảy ra. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của cơn đau, bác sĩ có thể đề nghị nhiều phương pháp điều trị khác nhau, chẳng hạn như:

1. Chăm sóc tại nhà

Hầu hết các nguyên nhân gây đau nhói lưng không nghiêm trọng và có thể cải thiện với các biện pháp tự chăm sóc. Người bệnh có thể tham khảo một số cách điều trị đau lưng tại nhà phổ biến và hiệu quả, chẳng hạn như:

Đau tức sau lưng trên khó thở
Dành thời gian nghỉ ngơi có thể giúp cột sống hồi phục và cải thiện cơn đau hiệu quả
  • Nghỉ ngơi: Nếu cơn đau nhói giữa lưng là do căng cơ hoặc chấn thương nhẹ, nghỉ ngơi trong vài ngày có thể giúp giảm các triệu chứng, ngăn ngừa chấn thương thêm và hỗ trợ phục hồi khả năng linh hoạt ở cột sống.
  • Thay đổi lối sống: Việc thay đổi tư thế, bao gồm tư thế ngồi, đứng, nằm và làm việc có thể hỗ trợ cải thiện cơn đau cũng như ngăn ngừa các bệnh lý cột sống khác. Người bệnh cần tránh các chuyển động lặp lại thường xuyên để tránh gây áp lực lên cột sống. Ngoài ra, thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức mạnh cốt lõi và hạn chế nguy cơ đau nhói giữa lưng trong tương lai.
  • Chườm nóng hoặc chườm đá: Nếu cơn đau giữa lưng liên quan đến kích ứng hoặc căng cơ, chườm đá và chườm nóng có thể hỗ trợ cải thiện các cơn đau.
  • Xoa bóp và châm cứu: Massage, xoa bóp hoặc châm cứu có thể giúp cải thiện cơn đau lưng, đặc biệt là cơn đau liên quan đến căng thẳng hoặc lo lắng.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen có thể giúp cải thiện cơn đau cấp tính cũng như phục hồi hoạt động thông thường của cột sống.
  • Kéo giãn và tăng cường sức mạnh cột sống: Nếu cơn đau lưng giữa liên quan đến tình trạng cơ cơ, việc kéo giãn cột sống và tăng cường sức mạnh cơ bắp, có thể hỗ trợ cải thiện cơn đau. Người bệnh có thể tham gia vào các lớp học yoga hoặc thực hiện một số động tác kéo giãn cột sống vào buổi sáng.

2. Điều trị y tế

Nếu cơn đau nhói giữa lưng trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp như:

Các vị trí đau lưng nguy hiểm
Đến bệnh viện để được chẩn đoán và hướng dẫn biện pháp điều trị phù hợp nhất
  • Vật lý trị liệu: Nếu bác sĩ xác định cơn đau là do căng cơ hoặc kích ứng mãn tính ở các mô mềm, vật lý trị liệu có thể giúp tăng cường các cơ cốt lõi của lưng, cải thiện tư thế và giúp giảm đau.
  • Thuốc: Nếu nghi ngờ cơn đau lưng liên quan đến các bệnh viêm khớp, bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm đau và giảm viêm. Nếu nghi ngờ cơn đau do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc nấm, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng nấm. Những cơn đau nghiêm trọng có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau opioid để kiểm soát các triệu chứng đau nhói ở lưng giữa.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật đau nhói giữa lưng không phổ biến, nhưng có thể được chỉ định nếu chấn thương nghiêm trọng liên quan đến tủy sống và chấn thương động mạch chủ. Bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh về lợi ích cũng như rủi ro trong phẫu thuật để có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

Đau nhói giữa lưng có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và bệnh lý khác nhau. Bác sĩ có thể xác định mức độ nghiêm trọng của cơn đau và có kế hoạch điều trị phù hợp nhất, do đó điều quan trọng là đến bệnh viện để kiểm tra các cơn đau.

Xác định nguyên nhân và có kế hoạch điều trị sớm là cách tốt nhất để cải thiện cơn đau và ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua