Đau Lưng Buồn Nôn Là Bệnh Gì? Cách Xử Lý và Điều Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Đau lưng buồn nôn có thể xảy ra trong các bệnh lý đường tiêu hóa, vấn đề ở gan hoặc thận. Đôi khi tình trạng này cũng liên quan đến chứng phình động mạch hoặc ung thư. Do đó, điều quan trọng là xác định các nguyên nhân liên quan đến có kế hoạch xử lý phù hợp nhất.

Đau lưng buồn nôn
Đau lưng buồn nôn có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và nhiều rủi ro khác

Nguyên nhân gây đau lưng buồn nôn và dấu hiệu nhận biết

Đau lưng và buồn nôn có thể xuất hiện cùng với nhau. Đôi khi cơn đau lưng có thể liên quan đến các bệnh dạ dày, dẫn đến đau bụng và lan ra sau lưng. Tình trạng nôn mửa nghiêm trọng cũng có thể gây căng cơ lưng và gây đau. Ngoài ra đôi khi đau lưng buồn nôn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý ở gan hoặc thận.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến đau lưng và buồn nôn, người bệnh có thể tham khảo để có kế hoạch xử lý phù hợp.

1. Ốm nghén

Ốm nghén khi mang thai có thể dẫn đến buồn nôn, nôn và mệt mỏi kéo dài. Đau lưng ở phụ nữ mang thai cũng rất phổ biến, xảy ra khi trọng lượng của thai nhi ngày càng lớn, gây áp lực lên lưng.

Đau lưng khi mang thai và ốm nghén dẫn đến buồn nôn là dấu hiệu bình thường, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên nếu cảm giác đau lưng buồn nôn trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là trong ba tháng giữa, đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, tức là tình trạng huyết áp trở nên quá cao. Do đó, nếu đang mang thai và bị đau lưng buồn nôn trong ba tháng giữa, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Ngoài ra, đôi khi buồn nôn và đau lưng khi mang thai có thể là dấu hiệu của tình trạng ứ mật. Các dấu hiệu bao gồm:

  • Buồn nôn hoặc chán ăn
  • Đau ở phần trên của dạ dày
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Mắt hoặc da vàng
  • Đau bụng lan ra sau lưng

Đặc trưng phổ biến nhất của ứ mật là ngứa. Do đó, những phụ nữ mang thai bị ngứa da, đau lưng và buồn nôn nên đến bệnh viện để được chăm sóc sức khỏe phù hợp.

2. Viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột dẫn đến đau và viêm bên trong dạ dày do nhiễm trùng norovirus và các bệnh truyền qua thực phẩm như salmonella.

Đặc trưng phổ biến của tình trạng viêm dạ dày ruột là đau quặn bụng dữ dội và lan ra sau lưng. Đôi khi tình trạng này có thể khiến người bệnh nôn mửa quá nhiều và thường xuyên, cuối cùng dẫn đến kích thích các cơ ở lưng, gây đau đớn.

Đau lưng buồn nôn đau bụng
Buồn nôn và đau lưng có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột thường không nghiêm trọng, có thể cải thiện bằng cách biện pháp tại nhà, chẳng hạn như ăn uống nhạt, sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa để làm dịu cơn buồn nôn và uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước.

Thông thường, viêm dạ dày ruột có thể tự khỏi. Tuy nhiên người bệnh nên đến bệnh viện nếu:

  • Nôn khi ăn bất cứ loại thức ăn nào
  • Có các triệu chứng mất nước, chẳng hạn như trũng mắt
  • Nôn kéo dài hơn 24 giờ

3. Bệnh lý về gan

Bệnh lý ở gan cũng có thể dẫn đến đau lưng buồn nôn. Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau sẽ bắt đầu ở phần trên bên phải của xương sườn sau đó lan ra phía sau lưng.

Các tình trạng như xơ gan, ung thư gan, có thể dẫn đến cơn đau nghiêm trọng và kéo dài trong nhiều tháng.

Đau bụng kèm đau lưng buồn nôn
Các tổn thương gan cũng có thể khiến người bệnh bị đau lưng và buồn nôn

Bên cạnh đó, các vấn đề ở túi mật có thể dẫn đến những cơn đau lưng từ từ và nghiêm trọng hơn theo thời gian hoặc cơn đau xuất hiện đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước. Túi mật nằm ngay bên dưới gan, ở phần trên bên phải của ổ bụng. Người có vấn đề về túi mật có thể đến tình trạng buồn nôn, đau bụng trên dữ dội và lan ra sau lưng, đặc biệt là sau khi ăn.

Vấn đề về gan và túi mật cần được điều trị y tế bởi bác sĩ chuyên môn. Đôi khi cơn đau nghiêm trọng có thể cần điều trị cấp cứu để tránh nguy cơ đe dọa đến tính mạng.

4. Viêm tụy

Viêm tụy xảy ra khi tuyến tụy bị viêm, dẫn đến cảm giác buồn nôn đột ngột, cũng như đau ở vùng bụng và lan ra sau lưng. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Bụng sưng hoặc mềm
  • Tim đập nhanh
  • Sốt
  • Phân có màu nhạt

Viêm tụy là tình trạng nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng. Các triệu chứng viêm tụy không thể điều trị tại nhà, do đó người bệnh cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

5. Loét đường tiêu hóa

Loét đường tiêu hóa thường xuất hiện ở dạ dày, ruột hoặc các cơ quan tiêu hóa khác. Tình trạng này có thể dẫn đến chảy máu và đau đớn dữ dội, đặc biệt là sau khi ăn xong.

Đau bụng trên đau lưng buồn nôn
Đau bụng trên đau lưng buồn nôn có thể là dấu hiệu của các bệnh dạ dày

Một số trường hợp, người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn và đau dạ dày sau khi ăn. Hầu hết các vết loét không gây đau lan ra sau lưng, tuy nhiên những vết loét sâu và ở gần lưng có thể dẫn đến đau lưng.

Để cải thiện các vết loét, người bệnh có thể:

  • Sử dụng thuốc kháng axit
  • Thay đổi chế độ ăn uống
  • Đứng hoặc đi lại nhẹ nhàng sau khi ăn

Điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể kê các loại thuốc theo toa và các biện pháp phục hồi khác để ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

6. Bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa là tình trạng phát triển các túi nhỏ trong niêm mạc đại tràng. Bệnh lý này rất phổ biến, đặc biệt là khi người bệnh già đi. Các túi thừa thường không có dấu hiệu nhận biết, tuy nhiên nếu túi thừa bị viêm, người bệnh có thể bị đau đớn ở vùng bụng.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác như:

  • Đau bụng lan ra sau lưng
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Buồn nôn
  • Sưng cứng ở dạ dày

Nếu không được điều trị, bệnh lý  túi thừa có thể gây chảy máu, thậm chí là làm thủng thành đại tràng. Do đó, nếu nhận thấy tình trạng đau lưng buồn nôn, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

7. Sỏi thận hoặc nhiễm trùng thận

Thận nằm ở hai bên lưng giữa. Các vấn đề ở thận, chẳng hạn như sỏi thận hoặc nhiễm trùng thận, có thể gây đau lưng giữa, thường chỉ đau ở một bên. Các triệu chứng đôi khi có thể nghiêm trọng đến mức gây buồn nôn và đau lan đến háng.

Bị đau lưng dưới gần mông ở nam giới
Thận nằm ở thắt lưng, do đó tổn thương thận sẽ dẫn đến đau lưng, thường là ở một bên cơ thể

Trong nhiều trường hợp, sỏi thận có thể tự biến mất. Tuy nhiên điều quan trọng là người bệnh cần đi khám để được đánh giá mức độ nghiêm trọng. Bác sĩ cũng có thể kê các loại thuốc giảm đau để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Nhiễm trùng thận là tình trạng rất nghiêm trọng, có thể lây lan sang các khu vực khác của cơ thể. Các dấu hiệu bao gồm:

  • Phát sốt
  • Ớn lạnh
  • Đi tiểu khó khăn hoặc cảm thấy đau đớn khi đi tiểu

Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng thận sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Đau lưng buồn nôn có nguy hiểm không?

Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên đôi khi tình trạng đau lưng và buồn nôn có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Viêm màng não do vi khuẩn
  • Khối u cột sống hoặc ung thư xương
  • Mang thai ngoài tử cung
  • Ung thư tuyến tụy
  • Bệnh cường giáp
  • Đau tim
  • Chứng phình động mạch chủ bụng

Rất khó để phân biệt các nguyên nhân dẫn đến đau lưng và buồn nôn. Do đó, tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn và chăm sóc đúng cách.

Cách chữa đau lưng tại nhà nhanh nhất
Điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp nhất

Đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng như:

  • Buồn nôn kéo dài trong vài ngày hoặc nghiêm trọng hơn theo thời gian
  • Đau ở phần bên phải của dạ dày
  • Đau bụng dữ dội khi mang thai
  • Đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn sau bữa ăn

Gọi cho cấp cứu ngay khi nhận thấy các triệu chứng như:

  • Có triệu chứng viêm tụy, chẳng hạn như phân nhạt màu, đau dạ dày và sốt cao
  • Đau bụng dữ dội
  • Có triệu chứng sỏi thận, chẳng hạn như đau lưng dữ dội lan đến háng

Chẩn đoán và điều trị sớm là cách tốt nhất để ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách xử lý tình trạng đau lưng buồn nôn

Biện pháp điều trị và xử lý tình trạng đau lưng buồn nôn phụ thuộc vào các nguyên nhân cơ bản và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Người bệnh có thể tự chăm sóc các triệu chứng tại nhà hoặc đến bệnh viện để được tư vấn phù hợp. Cụ thể các biện pháp điều trị bao gồm:

1. Dành thời gian nghỉ ngơi

Nếu bị đau lưng, người bệnh có thể nghỉ ngơi trên giường trong vài giờ đồng hồ đến nửa ngày. Tuy nhiên không nên dành thời gian quá nhiều để nằm nghỉ, điều này có thể dẫn đến đông máu ở chân, khiến cơ thể mệt mỏi và làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Đau lưng buồn nôn có phải mang thai
Dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian phục hồi

Nói cách khác, sau khi cơn đau lưng và cảm giác buồn nôn được cải thiện, người bệnh nên đứng dây, đi lại nhẹ nhàng để duy trì khả năng vận động.

Khi nằm nghỉ, hãy đặt một chiếc gối mỏng bên dưới đầu gối để giảm áp lực lên cột sống. Điều này cũng có thể hỗ trợ cải thiện cơn đau. Nếu ngủ nghiêng, hãy đặt một chiếc gối ở giữa hai đầu gối để đảm bảo đường cong bình thường của cột sống.

2. Chườm lạnh và chườm nóng

Chườm lạnh và chườm nóng là phương pháp điều trị đau lưng tại nhà hiệu quả cao và dễ thực hiện. Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên chườm lạnh trước để làm dịu tình trạng viêm và sưng ở lưng.

Sau khoảng 48 giờ, có thể chuyển sang chườm nóng. Nhiệt độ có thể giúp tăng giãn cơ, tăng cường lưu thông máu và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

3. Uống nhiều nước

Bởi vì cảm giác buồn nôn có thể làm rối loạn dạ dày và việc ăn thức ăn có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên thực hiện một chế độ ăn uống nhiều chất lỏng và uống nhiều nước để cải thiện sức khỏe tổng thể.

Những loại thực phẩm được khuyến cáo dành cho người đau lưng buồn nôn bao gồm:

  • Dùng dùng hoặc nước hầm xương
  • Nước ép trái cây không bao gồm phần thịt quả
  • Các loại nước giải khát như nước chanh hoặc trà gừng
  • Cà phê hoặc trà không bao gồm sữa
  • Nước lọc
  • Tránh sử dụng đồ uống có cồn, các sản phẩm sữa, sinh tố và nước ép rau củ.

4. Sử dụng các loại trà thảo mộc

Các loại trà thảo mộc, chẳng hạn như trà bạc hà và trà gừng rất tốt cho người bị buồn nôn.

Trà bạc hà chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và có thể điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Một trong những công dụng phổ biến và nổi tiếng của trà bạc hà là giảm buồn nôn bằng cách làm dịu dạ dày.

chữa buồn nôn khi đau dạ dày
Uống các loại trà thảo mộc có thể ngăn ngừa cơn buồn nôn hiệu quả

Để pha trà bạc hà, người bệnh ngâm một thìa lá bạc hà khô vào một cốc nước sôi, để trong 10 phút sau đó lọc bỏ phần lá. Uống trà khi còn ấm và uống chậm rãi để phát huy tác dụng cải thiện tình trạng buồn nôn.

Trà gừng là một loại thảo mộc thiên nhiên được sử dụng để chữa buồn nôn. Người bệnh có thể pha trà gừng bằng cách cho một vài lát gừng cắt nhỏ ngâm với nước đun sôi trong 10 phút, lọc lấy phần nước, dùng uống.

5. Sử dụng thuốc

Có một số loại thuốc không kê đơn có thể cải thiện cơn đau lưng buồn nôn, chẳng hạn như:

  • Ibuprofen được sử dụng phổ biến để điều trị tình trạng đau lưng cấp tính, đau thắt lưng và nhiều cơn đau khác. Tuy nhiên lạm dụng Ibuprofen có thể gây loét dạ dày, do đó người có bệnh dạ dày không được sử dụng. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Acetaminophen và naproxen natri là các loại thuốc không kê đơn có thể cải thiện các cơn đau lưng nhanh chóng, hiệu quả. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ chuyên môn.

Nếu các triệu chứng không được cải thiện trọng vài ngày, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Ngăn ngừa tình trạng đau lưng buồn nôn

Đau lưng buồn nôn liên quan đến rất nhiều nguyên nhân khác nhau và không có biện pháp phòng ngừa tất cả nguyên nhân. Tuy nhiên người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa các tác nhân gây đau như:

  • Hạn chế uống nhiều rượu
  • Chia nhỏ các bữa ăn và ăn lượng thức ăn vừa đủ
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm chưa nấu chín
  • Tránh căng thẳng quá mức và thường xuyên thực hiện các kỹ thuật thư giãn
  • Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo vệ sinh khi chế biến
  • Duy trì vận động, thường xuyên tập thể dục

Đau lưng và buồn nôn có thể xảy ra cùng một lúc, dẫn đến khó chịu, thậm chí là suy nhược cơ thể. Đôi khi các triệu chứng này có thể tự biến mất. Tuy nhiên điều quan trọng là đến bệnh viện để xác định các nguyên nhân cụ thể và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Nếu cảm giác buồn nôn kéo dài trong vài ngày, kèm theo tình trạng đau lưng và các dấu hiệu khác, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức để tránh các rủi ro không mong muốn.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua