Đau Lưng Giữa Là Bệnh Gì? Dấu Hiệu và Cách Điều Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Đau lưng giữa là thuật ngữ đề cập đến tình trạng khó chịu ở cột sống ngực – vùng lưng ở giữa khung xương sườn và cổ. Cơn đau này có thể liên quan đến quá trình lão hóa tự nhiên, tư thế kém, chấn thương hoặc các bệnh lý liên quan khác. Do đó, điều quan trọng là xác định các nguyên nhân cơ bản để có kế hoạch điều trị phù hợp.

đau lưng giữa
Đau lưng giữa có thể là do chấn thương, căng cơ hoặc bệnh xương khớp gây ra

Đặc trưng của cơn đau lưng giữa

Lưng giữa còn được gọi là cột sống ngực, là khu vực bên dưới cổ và phía dưới cùng của khung xương sườn. Ở khu vực này có 12 đĩa đệm cột sống, một số đốt sống lưng, nhiều cơ và dây chằng. Bất cứ cấu trúc nào trong số các bộ phận ở cột sống ngực bị tổn thương hoặc kích thích đều có thể dẫn đến đau lưng giữa.

Đau lưng giữa có một số đặc trưng khác nhau. Các triệu chứng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến cơn đau. Trong hầu hết các trường hợp, đau lưng giữa dẫn đến một số triệu chứng phổ biến như:

  • Đau cơ
  • Đau nhói âm ỉ ở khu vực lưng giữa
  • Có cảm giác nóng rát, khó chịu
  • Căng cơ hoặc cứng cơ

Các triệu chứng nghiêm trọng khác có thể bao gồm:

  • Ngứa ran hoặc tê ở chân, tay hoặc ngực
  • Đau ngực
  • Yếu ở chân hoặc tay
  • Mất kiểm soát bàng quang và ruột

Nguyên nhân nào gây đau lưng giữa?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây đau lưng giữa, chẳng hạn như:

1. Lão hóa

Bất cứ bộ phận nào của lưng cũng có thể bị đau đớn và khó chịu khi cơ thể già đi. Đau lưng thường phổ biến ở những người từ 30 đến 60 tuổi, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, bao gồm những người trẻ tuổi.

Đau sau lưng vùng phổi
Lão hóa tự nhiên là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến đau lưng

Khi lão hóa tự nhiên, cơ thể sẽ diễn ra một số thay đổi và có thể dẫn đến đau lưng, chẳng hạn như:

  • Có ít chất lượng hơn ở giữa các khớp cột sống
  • Giảm khối lượng cơ bắp
  • Khối lượng xương ít, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương

2. Tư thế kém

Các áp lực lặp lại thường xuyên do tư thế ngồi, đứng, làm việc kém có thể dẫn đến đau lưng. Trong một số trường hợp, tư thế sai có thể dẫn đến áp lực tại lưng giữa và gây đau đớn.

Tư thế kém khiến các cơ và dây chằng ở lưng phải hoạt động nhiều hơn để giữ thăng bằng khi cúi xuống. Điều này khiến các cơ phải làm việc quá sức, dẫn đến nhức mỏi và đau lưng giữa.

3. Béo phì

Một số nghiên cứu cho thấy, béo phì và thừa cân quá mức có thể dẫn đến đau lưng giữa cũng như đau lưng dưới. Các chuyên gia cho biết, hầu tất cả trọng lượng và áp lực đều dồn xuống lưng giữa và lưng dưới khi ngồi. Do đó, việc béo phì sẽ khiến các cơ làm việc quá sức, dẫn đến nhức mỏi và đau lưng.

4. Nguyên nhân cơ xương khớp

Bong gân và căng cơ:

Bong gân là tình trạng các dây chằng bị rách hoặc giãn quá mức. Căng cơ xảy ra khi các cơ bị kéo giãn hoặc rách, gây khó chịu và đau đớn.

Thường xuyên nâng vật nặng, đặc biệt là khi ở các tư thế không phù hợp, có thể làm tăng nguy cơ bong gân, căng cơ và mỏi lưng. Ngoài ra, bong gân và căng cơ cũng có thể xảy ra sau một chuyển động đột ngột, bất ngờ.

Té ngã hoặc chấn thương khác:

Phần lưng giữa thường ít bị chấn thương hơn cột sống cổ và cột sống thắt lưng (lưng dưới). Điều này là do cấu trúc cứng, vững chắc và được bao bọc bởi các xương sườn ở phần lưng giữa. Tuy nhiên đôi khi lưng giữa cũng có thể bị chấn thương do té ngã hoặc các va chạm khác.

Các chấn thương phổ biến bao gồm:

  • Ngã mạnh, chẳng hạn như ngã từ trên cầu thang hoặc từ trên cao xuống
  • Tai nạn giao thông
  • Va chạm thể thao
  • Bị tấn công vào phần lưng giữa

Chấn thương cột sống ngực có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, nhưng những người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Do đó, nếu bị đau lưng sau một sự cố chấn thương, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Các vị trí đau sau lưng
Chấn thương, té ngã hoặc viêm khớp đều có thể dẫn đến đau lưng giữa

Viêm khớp: 

Có nhiều dạng viêm khớp khác nhau, một trong số đó có thể gây ảnh hưởng đến lưng và gây đau lưng giữa.

  • Viêm xương khớp (OA) là một bệnh lý thoái hóa, xảy ra khi các đầu xương cọ xát với nhau, dẫn đến đau đớn, sưng viêm và cứng khớp bị ảnh hưởng.
  • Viêm cột sống dính khớp là một loại viêm khớp khác có thể ảnh hưởng đến cột sống. Các triệu chứng bao gồm đau và cứng ở lưng. Theo thời gian, bệnh lý này khiến các đốt sống hợp nhất lại với nhau, có thể gây ảnh hưởng đến tư thế và khả năng vận động của người bệnh.

Gãy đốt sống:

Gãy xương hoặc gãy xương do nén có thể xảy ra ở cột sống ngực và gây đau lưng giữa. Gãy đốt sống có thể xảy ra sau một tai nạn thể thao, tai nạn xe ô tô hoặc té ngã từ trên cao. Ngoài ra, sự suy giảm cột sống nghiêm trọng theo thời gian, chẳng hạn như viêm xương khớp cũng có thể dẫn đến gãy đốt sống.

Các triệu chứng gãy đốt sống bao gồm đau dữ dội, đau nghiêm trọng hơn khi cử động. Nếu chấn thương ảnh hưởng đến tủy sống, người bệnh có thể cảm thấy ngứa ran, tê và không kiểm soát được.

Gãy đốt sống là tình trạng y tế cần được điều trị ngay lập tức để tránh các rủi ro không mong muốn.

Thoát vị đĩa đệm:

Đĩa đệm nằm ở giữa các đốt sống, hoạt động như một tấm đệm hấp thụ xung lực, giúp người bệnh di chuyển linh hoạt hơn.

Bên trong đĩa đệm chứa đầy các chất lỏng, nhưng có thể bị vỡ, phồng ra bên ngoài. Tình trạng này được gọi là thoát vị đĩa đệm, trượt đĩa đệm hoặc vỡ đĩa đệm. Điều này gây áp lực lên các dây thần kinh, dẫn đến đau đớn và khó chịu.

Thoát vị đĩa đệm thường ít khi ảnh hưởng đến lưng giữa. Tuy nhiên, tình trạng này có thể dẫn đến đau đớn, ngứa ran hoặc tê.

Cong vẹo cột sống:

Chứng cong vẹo cột sống khiến cột sống cong sang một bên. Điều này dẫn đến sự phân bổ trọng lượng không đồng đều khắp lưng và có thể gây đau lưng giữa.

Loãng xương:

Loãng xương là một loại bệnh về xương dẫn đến xương giòn. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không thể tạo đủ xương mới để thay thế xương tự nhiên đã mất. Những người bị loãng xương có thể bị đau lưng giữa cho căng cơ, gãy xương hoặc gãy xương do nén.

5. Bệnh lý về thận

Các vấn đề về thận có thể gây đau lưng giữa, ngay bên dưới lồng ngực ở hai bên cột sống. Nguyên nhân phổ biến bao gồm nhiễm trùng thận, sỏi thận.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thận bao gồm:

  • Sốt
  • Khó đi tiểu
  • Đau khi đi tiểu
  • Ớn lạnh
  • Buồn nôn và nôn

6. Tình trạng sức khỏe tâm thần

Những người bị trầm cảm, lo lắng có xu hướng tăng nguy cơ bị đau lưng giữa. Theo một số nghiên cứu, những người bị trầm cảm có nguy cơ bị đau lưng cao hơn 60% so với những người không bị trầm cảm.

7. Yếu tố lối sống

Việc lười vận động có thể dẫn đến yếu cơ, góp phần dẫn đến đau lưng. Những người tập thể dục bằng kỹ thuật nâng không phù hợp cũng có thể bị đau lưng giữa.

Căng cơ lưng giữa
Lối sống ít vận động và hút thuốc lá là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây đau lưng

Những người hút thuốc lá cũng có nguy cơ phát triển chứng đau lưng cấp tính và mãn tính. Hút thuốc sẽ làm giảm lượng dinh dưỡng cung cấp cho các đĩa đệm cột sống, làm tăng nguy cơ căng cơ lưng, thoái hóa, chấn thương và dẫn đến đau lưng giữa.

Ngoài các nguyên nhân phổ biến như trên, đôi khi cơn đau lưng giữa có thể liên quan đến khối u ở cột sống cũng có thể phát triển ở lưng giữa. Khối u này có thể ảnh hưởng đến sự liên kết cột sống và gây áp lực lên các dây thần kinh, cơ và dây chằng xung quanh, dẫn đến đau đớn.

Cách điều trị tình trạng đau lưng giữa

Điều trị đau lưng giữa phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến cơn đau. Bởi vì các cơn đau lưng thường rất phổ biến, do đó hầu hết người bệnh đều có xu hướng cải thiện cơn đau tại nhà với các phương pháp đơn giản, tiết kiệm và không xâm lấn. Nếu các phương pháp tại nhà không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị y tế hoặc phẫu thuật.

1. Điều trị tại nhà

Có một số biện pháp cải thiện các triệu chứng đau lưng giữa tại nhà hiệu quả và đơn giản như sau:

  • Chườm đá vào khu vực đau để giảm viêm, sưng. Sau 24 hoặc 48 giờ, có thể chườm nóng để tăng cường lưu thông máu và giúp cải thiện cơn đau. Đây là một trong những biện pháp đơn giản và phổ biến nhất có thể cải thiện cơn đau lưng.
  • Cân nhắc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen và naproxen, để giảm sưng và đau.
  • Kéo căng cột sống lưng và tăng cường sức mạnh cơ lưng với các động tác yoga tại nhà.
  • Cải thiện tư thế chẳng hạn như đứng với vai cân bằng, nghỉ ngơi và kéo giãn cột sống thường xuyên khi ngồi sử dụng máy tính.

2. Kéo giãn cột sống lưng

Có một số bài tập thể dục và động tác kéo giãn có thể tăng cường các cơ ở lưng giữa. Điều này có thể điều trị và ngăn ngừa các cơn đau lưng.

Bị đau giữa lưng bên trái
Thực hiện các bài tập kẽo giãn lưng giữa có thể cải thiện cơn đau lưng và giúp người bệnh linh hoạt hơn

Các tư thế phổ biến bao gồm:

  • Tư thế Mèo – Bò: Bắt đầu với tư thế chống tay và đầu gối, sau đó ưỡn lưng đến mức thoải mái nhất, tương tự như mèo. Sau đó cong lưng xuống đất sao cho lưng tạo thành hình chữ U, tương tự như bò.
  • Tư thế rắn hổ mang: Nằm thẳng trên mặt đất, dùng hai tay chống đẩy phần thân trên, duỗi thẳng lưng, vai cân bằng và không rụt cổ.
  • Tư thế vặn người: Ngồi bắt chéo chân, vặn thân trên sang bên phải, đặt tay trái ở đầu gối để làm điểm tựa. Lặp lại động tác với phần còn lại của cơ thể.

Các bài tập khác bao gồm:

  • Các hoạt động có tác động thấp, chẳng hạn như như đi bộ, bơi lội và yoga
  • Bài tập củng cố cơ cốt lõi bao gồm bài tập cơ bụng, cơ lưng

Các bài tập cải thiện cơn đau lưng giữa thường đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên người bệnh nên trao đổi với nhà vật lý trị liệu hoặc bác sĩ chuyên môn trước khi tiến hành bất cứ chương trình tập luyện nào.

3. Điều trị y tế

Người bệnh nên đến bệnh viện nếu cơn đau lưng kéo dài trong vài ngày hoặc không đáp ứng các phương pháp chăm sóc tại nhà. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, bác có thể đề nghị các biện pháp điều trị y tế như:

  • Sử dụng thuốc theo toa, bao gồm thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ hoặc tiêm steroid
  • Vật lý trị liệu, chẳng hạn như các động tác xoa bóp hoặc bài tập giãn cơ
  • Chăm sóc thần kinh cột sống

4. Phẫu thuật

Nếu các biện pháp điều trị tại nhà, vật lý trị liệu hoặc thuốc không thể cải thiện cơn đau, người bệnh có thể cần phẫu thuật để cải thiện cơn đau. Các loại phẫu thuật được sử dụng để điều trị đau lưng giữa bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ: Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm có thể cần phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm bị tổn thương và ngăn ngừa tổn thương thêm
  • Hợp nhất: Thủ thuật này bao gồm nối hai đốt sống và sử một đĩa đệm nhân tạo để thay thế đĩa đệm bị hư hỏng.
  • Cắt bỏ từ phía sau: Thủ thuật này được sử dụng để giải nén tủy sống. Bác sĩ sẽ tiếp cận cột sống ngực từ phía sau, sau đó cắt bỏ lớp màng ở thành sau của đốt sống.

Phòng ngừa đau lưng giữa như thế nào?

Các tai nạn và chấn thương gây đau lưng lưng giữa không thể phòng ngừa được. Tuy nhiên có một số lưu ý có thể tăng cường cơ lưng và bảo vệ cột sống khỏi tình trạng đau lưng giữa, chẳng hạn như:

  • Thay đổi tư thế ngủ: Nằm ngửa khi ngủ có thể làm lệch đường cong bình thường của cột sống và dẫn đến đau lưng giữa. Do đó, hãy thử ngủ nghiêng với một chiếc gối ở giữa hai đầu gối để giảm áp lực lên cột sống và ngăn ngừa cơn đau.
  • Điều chỉnh tư thế: Duy trì tư thế tốt có thể giúp giảm cơ lưng được nghỉ ngơi và tăng cường sức mạnh tổng thể. Đứng và ngồi thẳng lưng, hạ thấp độ cao của ghế để chân thẳng trên sàn nhà. Di chuyển màn hình máy tính ngang tầm mắt hoặc sử dụng bàn làm việc đứng có thể giúp cải thiện tư thế.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân và béo phì có thể gây căng lưng cho lưng và gây đau. Do đó, giảm cân có thể hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng đau lưng hiệu quả.
  • Nâng đồ vật đúng cách: Nếu có thể, hãy tránh khuân vác nặng hoặc tìm người giúp đỡ. Khi nâng đồ vật, cần giữa thẳng lưng, uốn cong ở đầu gối và nâng bằng sức mạnh ở hông và chân.
  • Gặp chuyện gia vật lý trị liệu: Cải thiện sức mạnh cốt lõi, tư thế, khả năng vận động của cột sống có thể đảm bảo sức khỏe cột sống và ngăn ngừa cơn đau lưng. Một nhà vật lý trị liệu có thể hướng dẫn và xây dựng chương trình tập luyện phù hợp cho từng bệnh nhân để tăng cường sức mạnh cũng như cải thiện chuyển động.

Đau lưng giữa có thể xảy ra do các tư thế xấu, chấn thương hoặc bệnh lý. Cơn đau này thường đáp ứng các biện pháp tự chăm sóc tại nhà, tuy nhiên nếu cơn đau nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể. Người bệnh cũng cần đến bệnh viện ngay đối với chấn thương, té ngã hoặc khi có các dấu hiệu như:

  • Có cảm giác ngứa ran ở cánh tay, ngực hoặc chân
  • Đau ngực
  • Không kiểm soát
  • Tê bì chân tay
  • Yếu hoặc mất sức mạnh

Điều trị sớm và đúng phương pháp là cách tốt để cải thiện cơn đau và ngăn ngừa các biến chứng liên quan.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua