5 Cách Chữa Lao Xương Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả Nên Thử

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Phan Đình Long | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Chữa lao xương bằng thuốc nam điều trị các triệu chứng dựa vào căn nguyên, từ đó kiểm soát cơn đau, tiêu diệt vi khuẩn và mở rộng phạm vi chuyển động linh hoạt cũng như ngăn ngừa bệnh lao tái phát. Điều quan trọng là trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn và chỉ định các bài thuốc phù hợp.

Thuốc trị lao phổi tốt nhất
Tìm hiểu các phương pháp chữa lao xương bằng thuốc nam và có kế hoạch điều trị hiệu quả 

Chữa lao xương bằng thuốc nam có hiệu quả không?

Theo Y học cổ truyền, bệnh lao xương, hay lao xương khớp, được gọi là cốt cao hoặc lưu đàm, xảy ra khi tinh huyết can thận bị hao tổn hoặc do tiên thiên bất tức, khiến xương yếu, đàm đọc xâm phạm vào cơ thể, dẫn đến ngưng trệ khí huyết và gây bệnh.

Dấu hiệu chính của tình trạng này là đau xương âm ỉ, không có dấu hiệu nóng đỏ, tuy nhiên gây hạn chế khả năng vận động, khiến các khớp xương biến dạng, rò rỉ mủ. Nếu không được điều trị, lao xương có thể dẫn đến chứng lưu đờm, hình thành các khối áp xe, vỡ mủ lỏng xung quanh khu vực xương, khớp bị ảnh hưởng.

Y học cổ truyền chia bệnh lao xương thành nhiều thể, tùy thuộc vào nguyên nhân và các triệu chứng đặc trưng. Tùy thuộc vào thể bệnh, thầy thuốc có thể đề nghị các pháp trị khác nhau, nhằm kiểm soát các triệu chứng như viêm, sưng, đau, loại bỏ khối áp xe và phục hồi chức năng vận động của người bệnh.

Chữa lao xương bằng thuốc nam là phương pháp phổ biến, được nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng. Điều quan trọng là sử dụng các bài thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ y học cổ truyền để đạt hiệu quả tốt nhất. Bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng, tình trạng sức khỏe và có phác đồ phù hợp với từng bệnh nhân.

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, bệnh lao xương là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do Mycobacteria, cùng loại vi khuẩn gây bệnh lao phổi, gây ra. Phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh lao xương bao gồm sự kết hợp của kháng sinh trong thời gian dài, thường từ 6 đến 12 tháng hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Những loại kháng sinh này được thiết kế đặc biệt để nhắm mục tiêu vào vi khuẩn lao và mang lại cơ hội phục hồi tốt nhất.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy có nhiều loại thảo dược có đặc tính kháng khuẩn và chống lại vi khuẩn lao xương Mycobacteria. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại dược liệu chỉ là phương pháp bổ sung và không thể thay thế các loại thuốc, chỉ định điều trị của bác sĩ.

Điều quan trọng là, việc chỉ dựa vào các cách chữa lao xương bằng thuốc nam có thể trì hoãn hoặc ảnh hưởng đến việc kiểm soát nhiễm trùng, dẫn đến các biến chứng tiềm ẩn. Do đó, nếu nghi ngờ mắc bệnh lao xương, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán chính xác tình trạng và kê đơn điều trị y tế thích hợp. Bác sĩ cũng sẽ có thể hướng dẫn về các loại thuốc làm hoặc liệu pháp bổ sung, thay thế để nâng cao hiệu quả điều trị.

Gợi ý 5 cách chữa lao xương bằng thuốc nam hiệu quả

Tùy thuộc vào từng thể bệnh và giai đoạn lao xương, các tổn thương thực thể cũng như sức khỏe của người bệnh, thầy thuốc có thể chỉ định các cách chữa lao xương bằng thuốc nam như sau:

1. Thể hàn đàm ứ trở

Dấu hiệu: Bệnh lao xương thể hàn đàm ứ trở xuất hiện ở thời kỳ đầu, khiến các khớp xương có lúc ê ẩm, có lúc không đau. Đôi khi cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến vận động hạn chế, hơi sưng nhẹ, không gây nóng rát và không có các triệu chứng toàn thân. Nếu cần thiết, có thể đề nghị người bệnh chụp các tổn thương lao để có chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị hiệu quả.

Phương pháp điều trị: Hòa danh thông lạc, ôn kinh hòa đàm

Phác đồ điều trị lao xương khớp
Bài thuốc Dương hòa thang có tác dụng ôn kinh hòa đàm, kiểm soát các chứng sưng đau ở các khớp 

Bài thuốc: 

– Dương hòa thang:

  • Thục địa 40 gram
  • Ban long 20 gram
  • Ngưu tất và Tục đoạn, mỗi vị đều 12 gram
  • Quế chi 6 gram
  • Bạch giới tử, Ma hoàng, Cam thảo, mỗi vị đều 4 gram

Gia giảm:

  • Nếu lưỡi đạm, mạch trì, người bệnh sợ lạnh thì gia thêm phụ tử chế 12 gram
  • Nếu người bệnh ăn kém, đi ngoài phân lỏng thì gia thêm Bạch truật, Đẳng sâm, Hoàng kỳ, mỗi vị đều 12 gram

– Thác lý tán:

  • Xuyên sơn giáp, Bạch linh, Sinh hoàng kỳ, mỗi vị đều 16 gram
  • Đẳng sâm, Qui đầu, Tạo giác thích, mỗi vị đều 12 gram
  • Bạch giới tử và Bạch thược, mỗi vị đều 8 gram
  • Trầm bì 6 gram
  • Cam thảo 4 gram

Nếu cần thiết có thể kết hợp với biện pháp châm cứu.

2. Thể âm hư hỏa vượng

Dấu hiệu: Thể âm hư hỏa vượng xảy ra ở giai đoạn giữa của bệnh lao xương. Các chứng trạng phổ biến chẳng hạn như mất ổn định xương khớp, buổi chiều thường dễ bị sốt hâm hấp, ra nhiều mồ hôi trộm, người bệnh ăn kém, gầy yếu, miệng khô, lưỡi rêu đỏ, mạch tế sác.

Phương pháp điều trị: Hòa đàm thông lạc, dưỡng âm thanh nhiệt

Bài thuốc: Cốt lao thang gia giảm

  • Miết giáp 20 gram
  • Sài hồ, Ngưu tất, Địa cốt bì, Đan bì, Tục đoạn, mỗi vị đều 12 gra,
  • Thanh cao, Đào nhân, mỗi vị đều 8 gram
  • Hồng hoa 4 gram

Gia giảm:

  • Nếu đổ mồ hôi trộm thì gia thêm Mẫu lê 40 gram, Ngân hoa 20 gram.
  • Nếu xuất hiện các ổ áp xe lạnh thì gia thêm Liên kề 16 gram và Bối mẫu 8 gram

3. Thể khí huyết đều hư

Dấu hiệu: Thể khí huyết đều hư xảy ra ở giai đoạn cuối của bệnh lao xương với các biến chứng như biến dạng khớp và xương, dịch mủ rỉ không ngừng, người bệnh toàn thân suy yếu, tinh thần mệt mỏi, sốt, ăn kém, mặt trắng bệch, hồi hộp, ra nhiều mồ hôi trộm, mạch tế sác, chất lưỡi đỏ.

Phương pháp điều trị: Bổ khí dưỡng huyết

Chữa lao xương bằng thuốc nam
Thập toàn đại bổ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và kiểm soát các triệu chứng lao xương

Bài thuốc:

– Thập toàn đại bổ:

  • Thục địa 20 gram
  • Bạch truật, Hoài sơn, mỗi vị đều 16 gram
  • Bạch thược, Hoàng kỳ, Bạch linh, Kỷ tử, Đương quy, mỗi vị đều 12 gram
  • Trần bì, Viễn trí, Kê nội kim, Xuyên khung, mỗi vị đều 8 gram
  • Ngũ vị, Cam thảo, mỗi vị đều 6 gram
  • Nhục quế 4 gram

– Bát trân thang:

  • Bạch thược, Đẳng sâm, Hoài sơn, Thục địa 16 gram
  • Đương quy, Xuyên khung, Quy bản, Kỷ tử, Bạch truật, Phục linh, mỗi vị đều 12 gram
  • Kê nội kim 8 gram
  • Cam thảo 4 gram

– Đại bổ âm hoàn:

Đối với các trường hợp âm hư nhiều có hỏa, đạo hãn, mất ngủ thì dùng bài Đại bổ âm hoàn:

  • Mẫu lệ 20 gram
  • Thục địa, Long cốt, mỗi vị đều 16 gram
  • Tri mẫu, Hoàng bá, Bá tử nhân, mỗi vị đều 12 gram
  • Qui bản 1 cái

Sau khi các triệu chứng lao xương đã ổn định, có thể dùng bài thuốc Cốt lao thang, sắc uống từ 7 – 10 ngày là một liệu trình. Sau đó nghỉ 3 ngày và tiếp tục liệu trình mới, sử dụng 3 – 6 liệu trình để đạt hiệu quả tốt nhất.

4. Các cây thuốc nam chữa lao xương

Bên cạnh các bài thuốc chữa lao xương bằng thuốc nam, người bệnh có thể hỏi ý kiến của thầy thuốc về các loại thảo dược được sử dụng độc vị trong việc kiểm soát bệnh lao. Các loại thảo dược này có tác dụng chống viêm và tăng cường hệ thống miễn dịch, có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch trong quá trình điều trị bệnh lao xương.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến bác sĩ Y học cổ truyền trước khi sử dụng bất kỳ các chữa lao xương bằng thuốc nam nào, vì hiệu quả và độ an toàn của các phương pháp có thể khác nhau.

  • Vị thuốc Cơi: Vị thuốc Cơi còn gọi là Cơi, lá Ngón, lá Cơi, Mạy slam (Thái), với tên khoa học là Pterocarya stenoptera, là một loài cây rụng lá có nguồn gốc từ Trung Quốc và Việt Nam. Loại thảo mộc này được biết đến với đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, có thể giúp giảm sưng tấy và thúc đẩy quá trình lành vết thương ở xương. Tuy nhiên dược liệu này có chứa độc tố, do đó cần thận trọng và chỉ sử dụng khi nhận được sự hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Quế quan: Quế quan hay vỏ quế, còn được gọi là Cinnamomum verum, còn được gọi là quế Ceylon, có vị ngọt, tính ấm và hơi đắng, thường được sử dụng trong làm bánh, nấu ăn và y học cổ truyền. Loại thảo dược này có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng và giảm đau ở xương.
  • Trà xanh: Trà xanh là đồ uống phổ biến, giàu chất chống oxy hóa và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thường xuyên sử dụng trà xanh có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ giảm cân. Bên cạnh đó, trà xanh chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất có đặc tính kháng khuẩn. Sử dụng trà xanh có thể giúp giảm viêm và hỗ trợ phản ứng miễn dịch của cơ thể.
  • Tỏi: Tỏi được biết đến với đặc tính kháng khuẩn và đã được sử dụng để chống lại các bệnh nhiễm trùng khác nhau, bao gồm cả bệnh lao xương. Tỏi có thể giúp giảm viêm và hỗ trợ nâng cao hệ thống miễn dịch, từ đó giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại, chẳng hạn như vi khuẩn lao.
  • Nghệ: Sử dụng nghệ là một trong những cách chữa lao xương bằng thuốc nam phổ biến, hiệu quả và đơn giản nhất. Loại dược liệu màu vàng này có chứa chất curcumin, có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, hỗ trợ giảm viêm liên quan đến bệnh lao xương.
  • Gừng: Gừng có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm có thể giúp tăng cường phản ứng miễn dịch và giúp giảm các triệu chứng lao xương.
  • Lá sầu đâu: Lá sầu đâu hay lá Neem (Ấn Độ) thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng khác nhau, bao gồm cả bệnh lao. Dược liệu có chứa các hợp chất có đặc tính kháng khuẩn có thể hỗ trợ chống lại vi khuẩn liên quan đến bệnh lao xương.

Các cách chữa lao xương bằng thuốc nam là phương pháp hỗ trợ, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và không thể thay thế cho phương pháp điều trị y tế thông thường. Điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi kết hợp các loại thuốc nam vào kế hoạch điều trị bệnh lao xương.

Lưu ý khi chữa lao xương bằng thuốc nam

Mặc dù chữa lao xương bằng thuốc nam có những lợi ích tiềm năng nhưng điều quan trọng cần lưu ý là không nên sử dụng thuốc nam để thay thế cho các biện pháp điều trị y tế. Bệnh lao xương là một tình trạng nghiêm trọng cần được can thiệp y tế chuyên nghiệp và tuân theo kế hoạch điều trị được chỉ định để tránh các rủi ro nghiêm trọng, bao gồm cả tử vong.

Bên cạnh đó, khi chữa lao xương bằng thuốc nam, người bệnh cần lưu ý:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ: Trước khi sử dụng các loại thảo dược tự nhiên, người bệnh bắt buộc phải hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị để đảm bảo hiệu quả và độ an toàn. Không tự ý sử dụng các bài thuốc hoặc dược liệu mà không có sự hướng dẫn, chỉ định, theo dõi của bác sĩ Y học cổ truyền.
  • Nghỉ ngơi và bảo vệ vùng bị ảnh hưởng: Nghỉ ngơi và hạn chế cử động của xương hoặc khớp bị ảnh hưởng có thể giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương cũng như giảm bớt sự khó chịu. Trong một số trường hợp, việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ như nạng hoặc nẹp có thể cần thiết để cung cấp thêm sự hỗ trợ và bảo vệ xương.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất dinh dưỡng là điều cần thiết để hỗ trợ hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Người bệnh nên tiêu thụ nhiều loại trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc.
  • Thực hành vệ sinh tốt: Thực hiện các biện pháp vệ sinh đúng cách để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn lao sang người khác. Che miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi, đồng thời rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước.
  • Duy trì hoạt động trong giới hạn: Tham gia vào hoạt động thể chất thích hợp, theo lời khuyên của bác sĩ có thể giúp duy trì khả năng vận động của khớp và ngăn ngừa tình trạng yếu cơ. Tuy nhiên, điều quan trọng là tránh các hoạt động có thể gây căng thẳng quá mức lên xương hoặc khớp bị ảnh hưởng.
  • Kiểm soát cơn đau và khó chịu: Nếu bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu, hãy trao đổi với bác sĩ về các biện pháp kiểm soát cơn đau thích hợp.
  • Dùng thuốc điều trị lao xương theo chỉ định: Các cách chữa lao xương bằng thuốc nam chỉ là phương pháp hỗ trợ, do đó người bệnh cần tuân thủ các loại thuốc được kê đơn của bác sĩ để đảm bảo liệu trình điều trị hiệu quả.

Mặc dù các phương pháp chữa lao xương bằng thuốc nam có thể mang lại lợi ích sức khỏe tiềm năng nhưng không có đủ bằng chứng chứng minh tính hiệu quả trong điều trị bệnh lao xương. Điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.

Việc tự điều trị hoặc chỉ dựa vào các phương pháp điều trị bằng thuốc nám có thể dẫn đến nhiều rủi ro và biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh nên tuân theo các phương pháp điều trị và thuốc được chỉ định bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để đảm bảo kết quả tốt nhất có thể.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua