Quy trình Chi Phí Phẫu Thuật Gãy Xương Bánh Chè Đắt Không? Quy Trình

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Phan Đình Long | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Chi phí phẫu thuật gãy xương bánh chè dao động trong khoảng 5 đến 10 triệu đồng (tùy thuộc vào tình trạng cụ thể). Việc nắm rõ chi phí và quy trình phẫu thuật có thể giúp người bệnh chuẩn bị tốt hơn cho quá trình điều trị. Từ đó giúp xương liền nhanh và phục hồi chức năng nhanh chóng.

Chi phí phẫu thuật gãy xương bánh chè
Thông tin cơ bản về quy trình và chi phí phẫu thuật gãy xương bánh chè

Phẫu thuật gãy xương bánh chè là gì?

Gãy xương bánh chè là thuật ngữ chỉ xương bánh chè (nằm ở trung tâm đầu gối, trong hệ thống gân duỗi) bị nứt hoặc gãy. Điều này thường do đầu gối đập mạnh xuống nền cứng khi ngã hoặc tác động lực trực tiếp ở mặt trước khớp gối.

Tùy thuộc vào tình trạng mà xương bánh chè có thể vỡ đôi hoặc gãy thành nhiều mảnh, gãy không di lệch hoặc có di lệch. Trong nhiều trường hợp mảnh gãy đâm thủng da hoặc tạo vết thương lớn xuyên xuống xương. Tình trạng này được gọi là gãy hở xương bánh chè.

Phẫu thuật gãy xương bánh chè là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất, giúp xương liền nhanh và hỗ trợ phục hồi chức năng hoàn toàn. Phương pháp này sử dụng các thiết bị kim loại cố định xương bánh chè bị gãy sau nắn chỉnh trực tiếp (giảm mở và cố định trong).

Sau giảm mở và cố định trong, xương bánh chè có thể liền lại nhanh chóng và đúng cách, phục hồi cấu trúc và chức năng ở mức trước chấn thương. Từ đó giúp lấy lại những chuyển động linh hoạt cho đầu gối, người bệnh đi lại bình thường.

Chi phí phẫu thuật gãy xương bánh chè có đắt không?

Chi phí phẫu thuật gãy xương bánh chè không quá đắt đỏ. Chi phí giảm đóng và cố định trong cho xương bánh chè dao động trong khoảng 5 đến 10 triệu đồng. Chi phí cụ thể được xác định dựa trên tình trạng của bệnh nhân và hình thái của vết nứt.

Đối với chi phí phẫu thuật gãy xương bánh chè, những trường hợp gãy phức tạp (gãy di lệch, gãy nhiều mảnh xương, gãy hở) sẽ có chi phí điều trị cao hơn những người có vết gãy đơn giản (nứt ngang hoặc nứt dọc, xương bánh chè tách đôi, di lệch ít).

Chi phí phẫu thuật gãy xương bánh chè dao động trong khoảng 5 đến 10 triệu đồng
Chi phí phẫu thuật gãy xương bánh chè dao động trong khoảng 5 đến 10 triệu đồng

Ngoài ra chi phí phẫu thuật gãy xương bánh chè có thể thay đổi do một số yếu tố khác, bao gồm:

  • Sử dụng bảo hiểm y tế hoặc trong diện hỗ trợ (chi phí phẫu thuật giảm)
  • Địa chỉ điều trị và cơ sở vật chất
  • Bác sĩ phẫu thuật
  • Những tổn thương đi kèm. Chẳng hạn như gãy xương ở vị trí khác, tổn thương mô mềm (da, gân, dây chằng, mạch máu hoặc dây thần kinh…), trật khớp gối

Chỉ định phẫu thuật gãy xương bánh chè khi nào?

Thông thường phẫu thuật gãy xương bánh chè sẽ được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Gãy xương phức tạp
  • Xương gãy di lệch, các mảnh gãy giãn cách trên 3 mm, mặt sau xương bánh chè và khớp chênh lệch trên 1 mm
  • Cố định ngoài (bó bột hoặc dùng nẹp) không giữ được các mảnh gãy
  • Trì hoãn điều trị dẫn đến khớp giả xương bánh chè
  • Mổ cấp cứu cho những bệnh nhân bị gãy xương bánh chè để ngăn ngừa nhiễm trùng xương và vết thương.

Chống chỉ định

Phẫu thuật gãy xương bánh chè không được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Gãy xương không di lệch hoặc di lệch dưới 3 mm, mặt sau xương bánh chè và khớp chênh lệch dưới 1 mm
  • Bó bột hoặc dùng nẹp có thể giữ các mảnh xương gãy trong khi lành
  • Không đủ điều kiện y tế để phẫu thuật, chẳng hạn như bị tiểu đường

Mục đích của phẫu thuật gãy xương bánh chè

Trong phẫu thuật gãy xương bánh chè, các mảnh xương gãy sẽ được đưa về vị trí thích hợp thông qua vết rạch trên da. Đồng thời các thiết bị kim loại được cấy ghép nhằm giữ mảnh gãy trong khi nó lành.

Dưới đây là những mục đích chính của phẫu thuật gãy xương bánh chè:

Phẫu thuật giúp giữ các mảnh gãy ở vị trí đúng, xương bánh chè liền lại nhanh và đúng cách
  • Giúp xương bánh chè liền lại nhanh và đúng cách
  • Phục hồi hình thể giải phẫu của xương bánh chè
  • Ngăn đau đầu gối tiếp diễn
  • Hỗ trợ người bệnh phục hồi chức năng hoàn toàn, sớm đi lại và trở lại với các hoạt động bình thường
  • Lấy lại sức mạnh và tính linh hoạt cho đôi chân.

Ổ gãy cần được giữ chắc chắn để tránh xương gãy tiếp tục di lệch, người bệnh có thể vận động sớm.

Thời điểm phẫu thuật gãy xương bánh chè

Nếu trầy xước nhiều ở vùng da xung quanh chỗ gãy, bác sĩ có thể khuyên bạn nghỉ ngơi, nẹp cố định. Đồng thời đợi đến khi vết trầy xước lành lại trước khi phẫu thuật.

Tuy nhiên những trường hợp gãy xương hở cần được mổ cấp cứu hoặc lên lịch phẫu thuật càng sớm càng tốt (thường trong vòng vài giờ). Bởi những trường hợp này đều có nguy cơ nhiễm trùng cao (nhiễm trùng vết thương và trong xương).

Trong quá trình phẫu thuật, bề mặt của xương và những vết thương ngoài da do chấn thương sẽ được làm sạch hoàn toàn. Sau đó tiến hành chỉnh sửa xương gãy (trong cùng một cuộc phẫu thuật).

Chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật gãy xương bánh chè

Trước khi phẫu thuật gãy xương bánh chè, người bệnh sẽ được hướng dẫn những biện pháp kiểm soát cơn đau. Điều này thường bao gồm dùng thuốc giảm đau không kê đơn (chẳng hạn Acetaminophen) hoặc tiêm tĩnh mạch chậm Aspegic 0,5 giảm đau toàn thân.

Ngoài ra người bệnh được dùng nẹp cố định tạm thời, kê cao chi bị thương và chườm lạnh. Các phương pháp này giúp giảm sưng và đau hiệu quả.

Vào ngày phẫu thuật, người bệnh cần:

  • Dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Nhiều trường hợp được yêu cầu ngừng sử dụng thuốc
  • Không ăn bất kỳ thứ gì, có thể uống nước lọc
  • Mặc quần áo thoải mái và rộng rãi để giảm bớt căng thẳng.

Quy trình phẫu thuật gãy xương bánh chè

Phẫu thuật gãy xương bánh chè được đánh giá là quy trình đơn giản và có độ an toàn cao. Quá trình này được thực hiện như sau:

1. Trong khi phẫu thuật

Phẫu thuật gãy xương bánh chè thường kết thúc trong vòng 2 – 4 tiếng. Những bước cơ bản trong quy trình phẫu thuật:

+ Gãy ngang

Quy trình phẫu thuật gãy xương bánh chè với vết gãy ngang
Quy trình phẫu thuật gãy xương bánh chè với vết gãy ngang
  • Bệnh nhân được gây mê và nằm ở tư thế thuật lợi
  • Tạo một vết rạch lớn ở mặt trước đầu gối
  • Đưa hai mảnh gãy của xương bánh chè về vị trí giải phẫu
  • Dùng vít/ ghim, dây và một dải băng số 8 để cố định và ép hai mảnh gãy lại với nhau. Hoặc dùng vít nhỏ và đĩa nhỏ để cố định hai mảnh xương với nhau
  • Kiểm tra sự vững chắc của ổ gãy, khâu vết mổ.

Đây là quy trình tốt nhất để điều trị gãy xương bánh chè với vết gãy nằm gần trung tâm. Những mảnh gãy ở phần trên hoặc phần dưới của xương bánh chè quá nhỏ đối với thủ thuật này. Khi thực hiện, những đoạn đứt gãy của xương có thể bị nén quá mức do sự tác động của dây căng.

+ Gãy nhiều mảnh xương

Có hai trường hợp, bao gồm:

Gãy nhiều mảnh nhỏ ở phần đáy hoặc phần trên

Trong gãy xương giảm thiểu, phần trên hoặc phần đáy của xương bánh chè bị gãy/ vỡ thành nhiều mảnh. Bác sĩ thường không thể cố định do những mảnh xương quá nhỏ. Vì thế những mảnh gãy nhỏ sẽ bị loại bỏ. Sau đó gắng gân vào phần còn lại của xương bánh chè.

Thực hiện:

  • Đặt bệnh nhân ở tư thế thuận lợi và gây mê
  • Tạo một vết rạch lớn ở mặt trước đầu gối
  • Loại bỏ những mảnh gãy quá nhỏ của xương bánh chè
  • Gắn phần gân bánh chè lỏng lẻo vào phần xương bánh chè còn lại
  • Kiểm tra sự vững chắc của ổ gãy và khâu vết mổ.

Gãy nhiều mảnh nhỏ ở trung tâm và các mảnh tách rời

Nếu xương bánh chè gãy nhiều mảnh ở trung tâm và mảnh gãy tách rời, không thể loại bỏ các phần nhỏ. Bởi điều này không mang đến hiệu quả tốt và không thể tái tạo xương. Thông thường bác sĩ sử dụng vít kết hợp dây để cố định các mảnh gãy.

Sử dụng vít kết hợp dây/ tấm kim loại để cố định các mảnh gãy
Sử dụng vít kết hợp tấm kim loại để cố định các mảnh gãy rời ở trung tâm

Thực hiện:

  • Hướng dẫn bệnh nhân nằm ở tư thế thuật lợi và gây mê
  • Tạo một vết rạch lớn ở mặt trước đầu gối
  • Đưa những mảnh gãy của xương bánh chè về vị trí giải phẫu
  • Sử dụng vít kết hợp dây/ tấm kim loại để cố định các mảnh gãy
  • Kiểm tra sự vững chắc của ổ gãy, khâu vết mổ.

Hiếm khi xương bánh chè bị cắt bỏ hoàn toàn.

2. Sau khi phẫu thuật gãy xương bánh chè

Sau khi phẫu thuật xong, bệnh nhân được chuyển đến phòng hồi sức, theo dõi và chăm sóc sức khỏe hậu phẫu. Ngoài ra bệnh nhân được theo dõi các biến chứng liên quan để kịp thời xử lý.

Nếu vết mổ tốt và phục hồi sức khỏe nhanh, người bệnh có thể ra về sau 3 – 5 ngày. Trong ngày đầu tiên sau mổ, bệnh nhân cần bất động chân bệnh và nghỉ ngơi, sớm co cơ tĩnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Những ngày tiếp theo có thể tập chủ động cho các khớp liên quan như đầu gối, khớp háng và cổ chân. Điều này giúp duy trì tầm vận động và kích thích liền xương.

Sau mổ 4 – 6 tuần, bệnh nhân được tập gấp và duỗi đầu gối tăng dần, tập kéo giãn giúp tăng cường cơ quanh khớp và lấy lại sức mạnh. Ngoài ra bệnh nhân được tập đi với nạng có chống chân, tập đi không dùng nạng để sớm trở lại với các hoạt động bình thường.

Xương bánh chè thường lành lại sau 6 đến 8 tuần, bệnh nhân có thể trở lại các hoạt động và đi lại trong vòng 3 đến 6 tháng.

Biến chứng sau phẫu thuật gãy xương bánh chè

Phẫu thuật gồm giảm mở và cố định trong là phương pháp điều trị tốt nhất cho những trường hợp gãy xương bánh chè có di lệch, gãy nhiều mảnh và gãy xương hở. Phương pháp này giúp mảnh xương kết nối và lành lại đúng cách. Từ đó phục hồi hình thể giải phẫu, người bệnh sớm trở lại hoạt động bình thường.

Tuy nhiên bất kỳ ca phẫu thuật nào cũng có rủi ro. Nếu phẫu thuật không thành công hoặc chăm sóc không đúng cách sau mổ, người bệnh có thể gặp các biến chứng sau:

Xương bánh chè chậm lành
Xương bánh chè chậm lành và đau tiếp tục nếu phẫu thuật hoặc chăm sóc không đúng cách
  • Nhiễm trùng vết mổ hoặc nhiễm trùng trong xương
  • Đau đầu gối tiếp tục
  • Cứng khớp gối
  • Xương bánh chè chậm lành
  • Hội chứng khoang
  • Hình thành cục máu đông
  • Khó gấp duỗi đầu gối và đi lại
  • Liền lệch xương bánh chè do nắn chỉnh không tốt khi phẫu thuật
  • Gãy lại ổ can xương bánh chè
  • Trồi đinh hoặc trượt đinh đứt dây thép
  • Yếu cơ tứ đầu đùi
  • Viêm khớp gối sau chấn thương
  • Viêm mủ khớp gối (gặp ở người gãy hở xương bánh chè)

Để ngăn biến chứng, ổ gãy cần được nắn chỉnh tốt và cố định vững chắc. Ngoài ra bệnh nhân chăm sóc vết thương và tập vận động trị liệu sớm theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý sau phẫu thuật gãy xương bánh chè

Để hỗ trợ quá trình phục hồi sau phẫu thuật gãy xương bánh chè, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Dùng thuốc giảm đau theo chỉ định để giảm nhẹ triệu chứng sau mổ.
  • Mang nẹp cố định chân sau mổ.
  • Chăm sóc tốt vết thương và vận động trị liệu sớm theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tập co cơ tĩnh sau mổ để kích thích quá trình liền lại của xương và tăng khả năng phục hồi chức năng hoàn toàn.
  • Không hút thuốc lá, không uống rượu bia.
  • Không đặt trọng lượng lên chân bị thương từ 6 – 8 tháng. Đi bằng nạng khi cần thiết.
  • Tập đi bằng nạng có chống chân khi ổ gãy đã ổn định.
  • Tránh bất động hoàn toàn sau phẫu thuật.
  • Theo dõi sức khỏe, kiểm tra vết mổ thường xuyên.
  • Giữ gìn vết mổ sạch sẽ và thay băng cách 2 đến 3 ngày 1 lần.

Trên đây là thông tin chi tiết về quy trình và chi phí phẫu thuật gãy xương bánh chè. Chi phí này dao động trong khoảng 5 – 10 triệu đồng (tùy thuộc vào tình trạng cụ thể). Để được tư vấn về quy trình và xác định chi phí chính xác, người bệnh cần thăm khám kỹ lưỡng và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua