Biến chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể gặp

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Biến chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bao gồm nhiễm trùng, chảy máu và tổn thương các dây thần kinh. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thường đơn giản, an toàn và ít rủi ro.

Xem ngay: Bài thuốc Nam bí truyền đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh

biến chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Biến chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể bao gồm đau đớn, nhiễm trùng hoặc tổn thương thần kinh

Khi nào cần phẫu thuật thoát vị đĩa đệm?

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy ở các đĩa đệm thoát ra khỏi bao xơ, chảy vào ống sống và gây chèn ép lên các dây thần kinh. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào dọc theo cột sống, thậm chí là ở cổ, nhưng thường phổ biến ở lưng dưới (đốt sống thắt lưng).

Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật và có thể được cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu tình trạng này gây chèn ép lên các dây thần kinh, người bệnh có thể bị đau lưng hoặc đau chân (đau thần kinh tọa). Nếu thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng đến cổ, người bệnh có thể bị đau cổ, vai và cánh tay. Bên cạnh cơn đau, bệnh có thể dẫn đến tê, ngứa ran và suy nhược cơ thể.

Phẫu thuật thường không được chỉ định cho đến khi các biện pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Các biện pháp điều trị bao gồm:

Nếu các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để điều trị các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Các triệu chứng bình thường sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Tương tự như các loại phẫu thuật khác, sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần có một thời gian để phục hồi. Trong quá trình hồi phục, người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu và triệu chứng như:

1. Khó chịu chung

Sau phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ được đưa về phòng hồi sức để theo dõi các phản ứng và kiểm soát các biến chứng có thể xảy ra. Người bệnh có thể cảm thấy mơ hồ, choáng váng và khó chịu chung sau khi được gây mê toàn thân. Y tác có thể cho người bệnh thở oxy để cảm thấy dễ chịu hơn.

Thông thường, người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn hoặc nôn sau khi được gây mê toàn thân. Ngoài ra, đôi khi người bệnh cũng có thể cảm thấy đau họng và khô miệng.

triệu chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Khó chịu là triệu chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm phổ biến

2. Đau đớn

Đau đớn sau phẫu thuật là một triệu chứng bình thường. Y tá có thể cho người bệnh sử dụng thuốc giảm đau hoặc thực hiện các biện pháp đau cấp tính để cải thiện các triệu chứng.

Hãy thông báo với y tá hoặc người chăm sóc nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hoặc vượt khỏi sức chịu đựng.

3. Đông máu

Nằm trên giường quá lâu sau phẫu thuật có thể dẫn đến tình trạng đông máu. Do đó, bác sĩ thường khuyến khích người bệnh di chuyển càng sớm càng tốt để tránh tích tụ máu, đặc biệt là chân.

Nếu có thể, người bệnh nên thực hiện một số bài tập chân để ngăn ngừa hình thành các cục máu đông. Các động tác có thể đơn giản bao gồm gập đầu gối, xoay mắt cá chân hoặc lắc bàn chân nhẹ nhàng.

Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh có thể được hỗ trợ bằng thiết bị tránh giúp lưu thông máu. Một số người bệnh có thể được tiêm thuốc làm loãng máu để hạn chế nguy cơ đông máu.

4. Cứng cột sống

Sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, cột sống sẽ có một độ cứng nhất định. Tình trạng này có thể là vĩnh viễn và không thể cải thiện, đặc biệt là ở những người phẫu thuật hợp nhất cột sống.

triệu chứng bình thường sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Cứng và hạn chế cử động ở cột sống dấu triệu chứng bình thường sau phẫu thuật

Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể được hướng dẫn các hoạt động và bài tập để cải thiện tính linh hoạt ở cột sống. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần thực hiện vật lý trị liệu để phục hồi chức năng sau phẫu thuật.

Biến chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật điều trị thoát đĩa đệm là một thuật thuật đơn giản và ít dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên trước khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh nên tìm hiểu các rủi ro và biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

1. Rủi ro chung

Tương tự như hầu hết các cuộc phẫu thuật khác, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến các biến chứng phổ biến, chẳng hạn như:

  • Rủi ro khi gây mê: Hầu hết các ca phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm được thực hiện dưới sự gây mê toàn thân. Người bệnh sẽ được truyền thuốc gây mê thông qua tĩnh mạch để đi vào giấc ngủ và không cảm nhận được quá trình phẫu thuật. Rủi ro do gây mê rất hiếm, tuy nhiên người bệnh có thể gặp một số rủi ro, bao gồm đau tim, đột quỵ, tổn thương não và tử vong.
  • Chảy máu: Các phẫu thuật, bao gồm phẫu thuật mở, nội soi và vi phẫu thuật đều được thực hiện cẩn trọng để hạn chế nguy cơ mất máu. Tuy nhiên, nếu phẫu thuật gây ảnh hưởng đến các mạch máu lớn, người bệnh có thể bị chảy máu không ngừng.
  • Hình thành cục máu đông: Cục máu đông thường được hình thành ở chân nếu phẫu thuật gây ảnh hưởng đến xương chậu hoặc các chi dưới. Tình trạng hình thành máu đông ở tĩnh mạch chân được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Các cục máu đông có thể tiếp tục tích tụ và kéo dài đến tĩnh mạch đùi. Nếu cục máu đông vỡ ra, các mảnh vỡ có thể di chuyển theo các tĩnh mạch, đi đến phổi và các nguồn cung cấp máu. Điều này có thể gây tắc nghẽn phổi và ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Nhiễm trùng: Nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật cột sống thường không cao, do người bệnh sẽ được tiêm thuốc kháng sinh ngay sau khi phẫu thuật để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Nếu nhiễm trùng phát triển, tình trạng này thường xuất hiện các vết rạch da, tuy nhiên cũng có thể lan đến các mô, tủy sống và các đốt sống.
  • Rách màng cứng cột sống: Tình trạng này xảy ra khi lớp màng bao bọc cột sống, bảo vệ tủy sống và các dây thần kinh bị rách trong quá trình phẫu thuật. Nếu không được xử lý phù hợp, tình trạng này có thể dẫn đến rò rỉ dịch tủy sống, gây đau đớn kéo dài và một số rủi ro khác.

2. Biến chứng của phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tương đối an toàn và ít rủi ro. Tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể gặp một số biến chứng, chẳng hạn như:

biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm
Sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ người bệnh có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu ở cổ
  • Khó nói hoặc nuốt: Sau khi phẫu thuật thay đĩa đệm cổ, hầu hết mọi người đều bị đau và sưng cổ họng. Điều này có thể gây khó nói hoặc khó nuốt.
  • Phát triển dị vật: Một số dị vật, tương tự như gai xương có thể phát đầu phát triển ở các mô mềm, chẳng hạn như cơ và dây chằng, sau phẫu thuật.
  • Không cải thiện cơn đau: Một số bệnh nhân có thể cảm thấy không cải thiện các triệu chứng, ngay cả khi phẫu thuật thành công.
  • Lệch đĩa đệm nhân tạo: Trong trường hợp người bệnh thay thế đĩa đệm nhân tạo, đĩa đệm có thể di chuyển theo thời gian do kết nối yếu hoặc khi đĩa đệm bị lỗi.
  • Phản ứng với kim loại: Trong một số trường hợp, vòng kim loại của đĩa đệm nhân tạo dẫn đến các phản ứng bất lợi đối với các mô lân cận.
  • Tê liệt: Mặc dù biến chứng này hiếm khi xảy ra, tuy nhiên rễ thần kinh có thể bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật và dẫn đến tê liệt một hoặc nhiều chi.

3. Các biến chứng của phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một phẫu thuật đơn giản, an toàn và ít các rủi ro. Mặc dù ít, tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể gặp một số biến chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, chẳng hạn như:

biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Sau mổ thoát vị đĩa đệm thắt lưng, người bệnh có thể bị thoái hóa đốt sống
  • Tổn thương mô thần kinh: Tổn thương màng cứng của tủy sống, tổn thương rễ thần kinh, hình thành mô sẹo và hội chứng equina cauda là những biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phổ biến. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, tổn thương các mô thần kinh ở cột sống có thể dẫn đến mất cảm giác, tê liệt hoặc mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang.
  • Không ổn định: Mất tính ổn định ở cột sống là một biến chứng phổ biến thường xảy ra sau phẫu thuật cột sống thắt lưng. Ngoài ra, đôi khi phẫu thuật cột sống cũng có thể làm giảm mật độ xương và tăng nguy cơ phát triển bệnh loãng xương.
  • Thoái hóa đĩa đệm liền kề: Phẫu thuật có thể gây ảnh hưởng đến các đĩa đệm và đốt sống liền kề, điều này có thể dẫn đến thoái hóa.
  • Phản ứng thần kinh: Sau phẫu thuật người bệnh có thể cảm thấy đau chân khi đi bộ hoặc uốn cong cột sống về phía trước hoặc phía sau. Các phản ứng này có thể là tạm thời hoặc cần điều trị y tế để tránh các rủi ro liên quan.
  • Biến chứng do gây mê toàn thân: Mặc dù hiếm khi xảy ra, tuy nhiên người bệnh có thể bị nhiễm trùng tim, phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc tử vong liên quan đến gây mê toàn thân.

Tương tự như các phẫu thuật khác, phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến nhiều rủi ro và biến chứng không mong muốn. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Mổ thoát vị đĩa đệm chỉ là phương án cuối cùng khi các phương pháp điều trị nội khoa thất bại. Những rủi ro sau phẫu thuật đã khiến nhiều người bệnh phải hối hận. Để tránh những biến chứng, rủi ro sau khi phẫu thuật, hầu hết người bệnh lựa chọn điều trị thoát vị đĩa đệm bảo tồn bằng Y học cổ truyền.

Điều trị thoát vị đĩa đệm không xâm lấn, không biến chứng, hiệu quả và an toàn với bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Với nguyên tắc điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả, không xâm lấn, bảo tồn nguyên vẹn cột sống, phục hồi vận động, đội ngũ bác sĩ đầu ngành thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã nghiên cứu, hoàn thiện bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang. Bài thuốc kế thừa và phát triển từ hàng chục phương thuốc cổ truyền, nổi bật là cốt thuốc xương khớp của người Tày – Bắc Kạn.

Quốc dược Phục cốt khang được nghiên cứu chuyên sâu, bài bản

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang phối chế tỷ lệ vàng với hơn 50 vị thuốc Nam với công thức ĐỘC QUYỀN. Một số chủ dược là bí dược bản địa LẦN ĐẦU TIÊN được ứng dụng tại Việt nam như: Thau pú lùa (kê huyết đằng), các loại tầm gửi giá trị cao (Phác mạy nghiến, phác mạy liến, phác kháo cài), rễ tào đông, thau pinh… Cùng nhiều vị thuốc xương khớp kinh điển khác như: Vương cốt đằng, thiên niên kiện, hầu vĩ tóc, hy thiêm gối hạc…

Bảng thành phần sở hữu nhiều bí dược quý hiếm lần đầu tiên được ứng dụng

Các vị thuốc được chọn lọc, phối chế thành 3 nhóm thuốc với sức mạnh dược tính dồi dào cho phép điều trị thoát vị đĩa đệm từ gốc đến ngọn, loại bỏ các triệu chứng đau nhức, tê bì, làm lành bao xơ, tái tạo và phục hồi chức năng đĩa đệm, cột sống. Trong đó:

  • QUỐC DƯỢC PHỤC CỐT HOÀN: Điều trị thoát vị đĩa đệm từ gốc, tăng cường nuôi dưỡng, làm lành bao xơ, tái tạo đĩa đệm, phục hồi chức năng cột sống.
  • QUỐC DƯỢC GIẢI ĐỘC HOÀN: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, thông kinh hoạt lạc, giảm đau, điều trị các triệu chứng đau nhức, tê bì do thoát vị.
  • QUỐC DƯỢC BỔ THẬN HOÀN: Thuốc bổ, bổ thận, bổ tạng phủ, bổ huyết, dưỡng huyết, mạnh gân cốt, tăng thể trạng và sức mạnh xương khớp.

Dược liệu chuẩn sạch GACP-WHO, nhiều cây thuốc được lấy từ rừng tự nhiên an toàn, không tác dụng phụ. Để tăng hiệu quả điều trị, một số liệu pháp Y học cổ truyền như cồn xoa bóp thảo dược, châm cứu, cấy chỉ và chế độ dinh dưỡng, bài tập thoát vị đĩa đệm được ứng dụng bài bản.

95% trong tổng số hàng ngàn bệnh nhân khỏi hẳn đau nhức, phục hồi đĩa đệm chỉ sau 2-3 tháng sử dụng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang mà không cần can thiệp ngoại khoa, không đau đớn, không di chứng.

Xem ngay: Phản hồi của người bệnh về hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm Thuốc dân tộc được VTV2 đưa tin, nghệ sĩ ưu tú Phú Thăng và đông đảo người bệnh tin dùng.

Mời bạn đọc theo dõi phóng sự VTV2:

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được kê đơn DUY NHẤT bởi đội ngũ bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc. Người bệnh và bạn đọc quan tâm liên hệ trực tiếp với Trung tâm để được bác sĩ đầu ngành tư vấn chi tiết qua các kênh thông tin sau:

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

  • Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân. SĐT: 024 7109 6699 – 098 717 3258
  • Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, phường 2, Q.Phú Nhuận. SĐT: 028 7109 6699 – 0961 825 886
  • Truy cập Website: thuocdantoc.org/ Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

GỌI NGAY ĐỂ ĐƯỢC BÁC SĨ XƯƠNG KHỚP ĐẦU NGÀNH TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Tìm hiểu ngay: Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả, bảo tồn cột sống

Phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ phẫu thuật hoặc bác sĩ điều trị, chẳng hạn như sử dụng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu và tái khám đúng hẹn.

phòng ngừa biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm
Hạn chế tiêu thụ rượu sau phẫu thuật để hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng

Ngoài ra, để tránh các biến chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như:

  • Tránh hút thuốc: Hút thuốc là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây đau lưng và tăng nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật. Nicotine có thể làm tổn thương sâu vào vết thương sau phẫu thuật và ức chế sự phát triển của xương. Điều này có thể dẫn đến sự mất ổn định của cột sống và một số rủi ro khác.
  • Hạn chế uống rượu: Đồ uống có cồn là một chất có thể gây trầm cảm và gây ảnh hưởng đến tâm trạng của bệnh nhân sau phẫu thuật. Rượu cũng tăng khả năng an thần khi sử dụng kết hợp với thuốc giãn cơ hoặc thuốc giảm đau. Do đó, người bệnh nên hạn chế uống rượu quá mức hoặc trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
  • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ: Người bệnh có thể sử dụng đai lưng hoặc đai cổ để tránh căng thẳng quá mức ở cấu trúc lưng và cổ.
  • Tránh ngồi trong một thời gian dài: Ngồi lâu có thể gây căng thẳng cho lưng, do đó hầu hết mọi người nên hạn chế ngồi trong một thời gian dài. Mặc dù việc ngồi thường không gây tổn thương cho lưng sau phẫu thuật, tuy nhiên người bệnh nên dành thời gian di chuyển nhẹ nhàng, đi lại hoặc thay đổi vị trí thường xuyên.
  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh: Trọng lượng quá mức có thể dẫn đến căng thẳng ở các cấu trúc chịu trọng lượng, chẳng hạn như các đĩa đệm cột sống L5S1. Do đó, đạt và giữa cân nặng khỏe mạnh có thể giảm thiểu áp lực lên cột sống và tránh các rủi ro liên quan sau phẫu thuật.
  • Chế độ ăn uống dinh dưỡng: Thực phẩm lành mạnh có thể nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể và hỗ trợ quá trình phục hồi sau phẫu thuật. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về chế độ ăn uống phù hợp để rút ngắn thời gian phục hồi sau phẫu thuật. Ngoài ra, sau phẫu thuật người bệnh có xu hướng dễ bị táo bón, do đó bổ sung nhiều thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao và uống nhiều nước có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
  • Uống nhiều nước: Cung cấp nước đầy đủ là cách tốt nhất để cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng và giảm nguy cơ táo bón.
  • Ngủ đủ giấc: Dành thời gian nghỉ ngơi sau phẫu thuật có thể giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn, do quá tình tái tạo mô diễn ra khi cơ thể ngủ say.

Biến chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thường không phổ biến. Tuy nhiên người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về các rủi ro liên quan để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Thông tin thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua