Sau Khi Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì, Tránh Gì?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là điều quan trọng để hỗ trợ phục hồi chức năng. Do đó, người bệnh nên tìm hiệu thông tin sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì để tăng tốc độ phục hồi và tránh các biến chứng liên quan.

Xem thêm: Biến chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể gặp

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, tránh gì
Tìm hiểu thông tin sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, tránh gì để có kế hoạch ăn uống phù hợp

Nguyên tắc ăn uống sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Thời gian sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm rất quan trọng để cột sống lành lại và cơ thể phục hồi sau các xâm lấn. Do đó, người bệnh thực hiện chế độ ăn uống chất lượng cao để đảm bảo quá trình chữa lành diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Buồn nôn sau phẫu thuật vài ngày là điều hoàn toàn bình thường. Việc thuốc mê hết tác dụng và sử dụng thuốc giảm đau có thể khiến người bệnh mất cảm giác thèm ăn. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất lỏng để tránh tình trạng buồn nôn và nôn sau phẫu thuật. Nước trái cây, súp và nước hầm xương được cho là tốt nhất để sử dụng sau phẫu thuật.

Bên cạnh đó, táo bón là một vấn đề tương đối phổ biến sau phẫu thuật. Thuốc gây mê, thuốc giảm đau, thay đổi chế độ ăn uống và giảm hoạt động có thể tăng nguy cơ táo bón. Do đó, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống giàu chất xơ và uống nhiều nước sau phẫu thuật để tăng cường sức khỏe của hệ thống tiêu hóa.

Các chất dinh dưỡng cần bổ sung sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Khi quá trình hồi phục sau phẫu thuật kết thúc, người bệnh sẽ chuyển từ chế độ ăn uống nhiều chất lỏng sang chế độ ăn đặc. Người bệnh nên sẵn sàng cho các bữa ăn bình thường sau khi xuất viện.

nguyên tắc ăn uống sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Uống nhiều nước có thể hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật

Để đảm bảo quá trình phục hồi sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể đề nghị kế hoạch ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng như:

  • Uống nhiều nước: Giữa nước là điều quan trọng để phục hồi sức khỏe. Nước cho phép các chất dinh dưỡng lưu thông đúng cách, hỗ trợ bảo vệ khớp, đốt sống và các cơ quan.
  • Bổ sung thực phẩm giàu protein nạc: Cơ thể có thể phục hồi nhanh chóng hơn người tiêu thụ các loại protein nạc và loại bỏ các loại thực phẩm chế biến sẵn ra khỏi chế độ ăn uống. Các loại thực phẩm có thể bổ sung bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, đậu, quả hạch, các loại hạt, trái cây, ức gà, cá hồi  và rau xanh.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Táo bón sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là một vấn đề phổ biến, do đó, người bệnh có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như lê, quả mọng, bông cải xanh, bơ, chuối, các loại đậu và atiso để cải thiện các triệu chứng. Phụ nữ nên cố gắng tiêu thụ 21 – 25 gram chất xơ mỗi ngày trong khi năm giới nên tiêu thụ khoảng 30 – 38 gram để ngăn ngừa táo bón.

XEM NGAY: Bài Thuốc Quốc Dược Phục Cốt Khang ĐẶC TRỊ Thoát Vị Đĩa Đệm DỨT ĐIỂM Đau Nhức, PHỤC HỒI Vận Động

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Chế độ ăn uống cho người thoát vị đĩa đệm sau phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và thời gian lành vết thương. Chế độ ăn uống phù hợp cũng có thể ngăn ngừa các rủi ro liên quan, chẳng hạn như táo bón, đường huyết cao và cung cấp lượng protein cần thiết để phục hồi chức năng.

Cụ thể, sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên bổ sung một số loại thực phẩm như:

1. Chế độ ăn uống nhiều calo

Sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, sự trao đổi chất của cơ thể tăng lên theo nhu cầu chữa lành của cơ thể, do đó cơ thể cần nhiều calo (thường là gấp đôi) để có thể phục hồi phù hợp. Tuy nhiên, lượng calo này cần được tăng cường từ các loại thực phẩm lành mạnh, chẳng hạn như ngũ cốc, các loại đậu, trái cây tươi và các loại rau quả. Các loại thực phẩm này có thể cung cấp vitamin C và các chất dinh dưỡng cần thiết để chữa lành và phục hồi vết thương.

Ăn các bữa ăn cân bằng cũng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật. Một số chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin C, kẽm và vitamin A, đặc biệt hữu ích trong việc chống lại nhiễm trùng.

  • Các loại thực phẩm giàu vitamin C bao gồm trái cây họ cam quýt, dâu tây, cà chua, rau xanh và bắp cải.
  • Vitamin A có thể được tìm thấy trong cà rốt, khoai tây, rau bina và bông cải xanh, sữa, pho mát, gan và lòng đỏ trứng.
  • Kẽm thường được tìm thấy ở hải sản như hàu, thịt và gan.

Ngoài ra, các chất béo lành mạnh như các loại hạt, bơ hạt, ô liu, quả bơ và phô mai có thể hỗ trợ tăng cường calo lành mạnh.

2. Tăng cường protein trong chế độ ăn uống

Protein là chất dinh dưỡng quan trọng, cần thiết để chữa lành vết thương sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, người bệnh cần bổ sung protein từ các nguồn thực phẩm lành mạnh, chẳng hạn như thịt nạc gia cầm, cá, trứng, đậu phụ và các loại thực phẩm khác.

Các sản phẩm sữa ít béo là một nguồn protein lành mạnh và có thể cung cấp canxi cũng như vitamin D để hỗ trợ quá trình phục hồi xương. Thực phẩm giàu protein cũng có xu hướng chứa nhiều kẽm, là hoạt chất cần thiết để chống lại nhiễm trùng sau phẫu thuật.

mổ thoát vị đĩa đệm ăn gì
Tăng cường protein có thể hỗ trợ quá trình phục hồi sau phẫu thuật

Các loại thực phẩm giàu protein lành mạnh có thể bổ sung sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Trứng chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất béo lành mạnh, chất chống oxy hóa
  • Hạnh nhân giàu các chất dinh dưỡng thiết yếu, chẳng hạn như chất xơ, vitamin D, mangan và magie
  • Ức gà (không có da) là một trong những thực phẩm giàu protein phổ biến nhất
  • Yến mạch là một trong những loại ngũ cốc tốt nhất cho sức khỏe, cung cấp chất xơ lành mạnh, magie, vitamin B1 và một số dưỡng chất khác
  • Sữa chua Hy Lạp là một dạng sữa chua dạng kem và chứa nhiều chất dinh dưỡng cũng như protein cần thiết
  • Thịt bò nạc chứa nhiều protein, sắt, vitamin B12 và các chất dinh dưỡng khác
  • Cá ngừ ít chất béo, chứa nhiều calo và là một nguồn protein dồi dào
  • Tôm là một loại hải sản chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, bao gồm vitamin B12 và selen

Protein cần thiết cho việc phục hồi cơ thể sau phẫu thuật và giúp người bệnh giữa cân nặng hợp lý. Do đó, bổ sung protein cần thiết có thể hỗ trợ quá trình phục hồi sau khi phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm.

3. Bổ sung nhiều chất xơ

Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống là điều cần thiết. Thực phẩm giàu chất xơ có lợi cho sức khỏe và có thể ngăn ngừa táo bón, một biến chứng phổ biến sau phẫu thuật. Táo bón không chỉ gây khó chịu mà còn có thể gây áp lực lên cột sống và khiến các triệu chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn.

Các loại thực phẩm giàu chất xơ lành mạnh có thể bổ sung sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Ngũ cốc nguyên hạt chẳng hạn như ngô, bột yến mạch và các loại ngũ cốc khác
  • Trái cây tươi là một nguồn cung cấp chất xơ và vitamin dồi dào
  • Các loại rau xanh là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ lành mạnh
  • Ngũ cốc, chẳng hạn như lúa mạch hoặc lúa mì

Các loại thực phẩm gây táo bón cần tránh:

  • Thực phẩm khô, chẳng hạn như trái cây khô (không bao gồm mận khô – thực phẩm có thể giảm táo bón), thịt bò khô và khoai tây chiên
  • Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều đường, chất béo và ít chất xơ
  • Thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò thường chứa nhiều chất béo bão hòa
  • Đồ ngọt như bánh, kẹo và các loại thực phẩm chứa đường khác

4. Trái cây và rau tươi

Trái cây tươi và rau quả tươi chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ, cần thiết cho quá trình phục hồi sau phẫu thuật. Tuy nhiên, bổ sung trái cây với số lượng vừa phải để tránh nguy cơ đầy hơi.

Bị bệnh thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì
Bổ sung trái cây và rau xanh có thể phòng ngừa táo bón sau phẫu thuật

Ngoài ra, một số loại trái cây và rau đóng hộp cũng chứa các chất dinh dưỡng cần thiết. Đọc nhãn thành phần của sản phẩm để có sự lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, bông cải xanh đóng hộp hoặc chế biến sẵn có thể không lành mạnh, do đó hạn chế sử dụng.

5. Bổ sung thực phẩm giàu collagen

Bổ sung thực phẩm giàu collagen có thể rút ngắn thời gian chữa lành các tổn thương sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Nước hầm xương chứa nhiều collagen và protein, có thể chữa lành và phục hồi các mô bị tổn thương sau khi mổ thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra, kết hợp nước hầm xương cùng với một số loại gia vị và rau như cần tây, cà rốt, hành tây và một số loại thịt có thể tăng cường hương vị và giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn.

6. Tiêu thụ thực phẩm giàu canxi

Các nhóm thực phẩm giàu canxi có thể hỗ trợ tăng cường xương và cần thiết để phục hồi chức năng đốt sống sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Canxi có thể duy trì mức độ xương cần thiết và hạn chế các rủi ro liên quan sau phẫu thuật.

Canxi có nhiều trong các loại thực phẩm và đồ uống như sữ, sữa chua, cải xoăn, đậu phụ, trứng, đậu đỏ, hạnh nhân, quả óc cho, trứng và một số loại cá.

7. Các loại thực phẩm khác

Ngoài các loại thực phẩm phổ biến, người bệnh sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể bổ sung một số thực phẩm như:

Phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm
Bổ sung rau xanh trong chế độ ăn uống để tăng cường sức khỏe tổng thể sau phẫu thuật
  • Các loại thực phẩm từ đậu nành, chứa nhiều genistein hoặc isoflavone, có thể hỗ trợ sản xuất collagen
  • Thực phẩm giàu lưu huỳnh có thể thúc đẩy quá trình sản xuất collagen và protein
  • Axit béo Omega 3 có thể hỗ trợ hình thành collagen, giúp cơ thể tạo ra sụn và phục hồi đĩa đệm bị tổn thương
  • Các loại rau xanh, trái cây màu đỏ, các loại hạt, các loại đậu, cá nước lạnh, quả hạch và ngũ cốc có thể tăng cường sức khỏe tổng thể

Các loại thực phẩm tiêu thụ sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể cải thiện tốc độ phục hồi vết thương và tăng cường sức khỏe tổng thể. Do đó, người bệnh nên đảm bảo bổ sung đầy đủ calo, protein và các loại vitamin cần thiết để duy trì sức khỏe sau khi phẫu thuật.

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên tránh gì?

Để giảm nguy cơ gặp các vấn đề hoặc biến chứng sau phẫu thuật và thúc đẩy quá trình hồi phục của nhanh chóng hơn, người bệnh nên lưu ý một số loại thực phẩm cần tránh, chẳng hạn như:

1. Thức ăn nhiều chất béo

Chất béo có thể gây táo bón sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, thuốc giảm đau và hạn chế các hoạt động cũng có thể tăng nguy táo bón. Táo bón có thể khiến người bệnh căng thẳng khi đi vệ sinh và gây áp lực lên cột sống.

Do đó, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều chất béo, chẳng hạn như thực phẩm chiên rán hoặc nhiều dầu mỡ.

2. Thực phẩm chế biến

Người bệnh cần hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến chẳng hạn như mì ăn liền, thịt xông khói, các loại hạt có hương vị, bông ngô hoặc ngũ cốc chế biến sẵn, như bánh mì trắng và các loại trái cây đóng hộp.

Thực phẩm chế biến sẵn có ít chất xơ và ít chất dinh dưỡng. Ngoài ra, các loại thực phẩm này cũng có chứa nhiều hóa chất và chất bảo quản, do đó có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau phẫu thuật.

kiêng gì sau khi mổ thoát vị đĩa đệm
Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn để ngăn ngừa táo bón sau phẫu thuật

3. Thực phẩm gây táo bón

Các loại thực phẩm gây táo bón cần tránh bao gồm:

  • Thực phẩm có đường như bánh ngọt, kẹo và đồ uống ngọt
  • Rượu, caffeine và nước có gas
  • Tránh tiêu thụ thực phẩm chứa gluten đối với người dị ứng với gluten
  • Thức ăn nhanh chẳng hạn như kem, chocolate, bánh quy hoặc khoai tây chiên

Chế độ ăn uống đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phục hồi thoát vị đĩa đệm. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu thông tin sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, tránh gì để có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Ăn uống phù hợp có thể ngăn ngừa các biến chứng liên quan và hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng. Trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên môn để trước khi thay đổi chế độ ăn uống.

Xem chi tiết hành trình điều trị DỨT ĐIỂM thoát vị đĩa đệm của Nghệ sĩ Phú Thăng tại Trung tâm Thuốc dân tộc qua video sau:

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua