Người Bị Bệnh Gút Có Ăn Được Ốc Không? Điều Cần Chú Ý

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Bệnh gút có ăn được ốc không? Bài viết bên dưới sẽ giúp người bệnh nắm rõ thông tin về giá trị dinh dưỡng, tác dụng đối với sức khỏe cũng như giải đáp thắc mắc trên. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn uống ở người bệnh gút.

Bệnh gút có ăn được ốc không
Tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định vấn đề bệnh gút có ăn được ốc không

Ốc có tốt cho sức khỏe không?

Ốc là món ăn thơm ngon, phổ biến tại nhiều địa phương. Về cơ bản, ốc có rất ít chất béo, giàu protein, vitamin và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên ốc có thể không phù hợp với nhiều người cũng như tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ.

Trước khi giải đáp vấn đề bệnh gút có ăn được ốc không, người bệnh cần nắm rõ về thành phần dinh dưỡng, công tác và rủi ro khi ăn ốc.

1. Thành phần dinh dưỡng

Ốc rất giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như:

  • Protein: Hàm lượng protein của ốc tương tự như protein có trong thịt lợn và thịt bò, nhưng ốc có hàm lượng chất béo thấp hơn nhiều.
  • Selen: Khoáng chất này cần thiết để hỗ trợ hệ thống miễn dịch và ổn định hoạt động của hệ thống nội tiết. Selen cũng có tác dụng chống oxy hóa, ức chế khả năng tổn thương ADN của các gốc tự do.
  • Magie: Magie cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng, giúp xương và răng luôn chắc khỏe. Khoáng chất này cũng cần thiết để cơ thể hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất như canxi, kali, kẽm và vitamin D, từ đó phòng ngừa nguy cơ loãng xương, đái tháo đường, suy tim hoặc cao huyết áp.
  • Phố pho: Một khẩu phần ốc 85 gram cung cấp khoảng 231 mg phốt pho, đáp ứng 33% lượng khuyến nghị hàng ngày.
  • Vitamin E: Vitamin E cần thiết để kiểm soát cơ bắp, chống tình trạng co giật và các bệnh lý gan, thận. Ngoài ra, loại vitamin này cũng giúp làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim và rối loạn thần kinh.
  • Vitamin A: Bổ sung đầy đủ vitamin A có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp chống lại bệnh tật, tăng cường sức khỏe cho đôi mắt và hỗ trợ tái tạo tế bào trong cơ thể.
  • Sắt: Sắt giúp các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đến tất cả các bộ phận của cơ thể, cũng như giữ cho tóc, móng và da của bạn khỏe mạnh.

2. Lợi ích sức khỏe của ốc

Trong Đông y, ốc nước ngọt, hay ốc đồng, ốc vàng, danh oa, được sử dụng để điều trị các vấn đề ngoài da, phù thũng, bệnh trĩ và bệnh gan. Ngày nay ốc thường được sử dụng như một món ăn chơi, ăn kèm cơm hơn là một vị thuốc. Tuy nhiên, việc ăn ốc đúng cách vẫn mang đến một số lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như:

  • Cải thiện bệnh thiếu máu: Thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, suy nhược, da nhợt nhạt, đau ngực, nhức đầu, chóng mặt và khó thở. Ăn ốc có thể giúp giảm bớt một số triệu chứng này, do ốc chứa nhiều chất sắt.
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch: Ốc biển và một số loại hải sản là một nguồn omega 3 dồi dào, có thể cải thiện sức khỏe của tim và giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim. Ăn ốc với số lượng vừa phải cũng giúp giảm huyết áp, giảm đông máu và giữ cho nhịp tim ổn định.

3. Rủi ro khi ăn ốc

Mắc dù thơm ngon, dễ sử dụng và mang đến một số lợi ích sức khỏe, tuy nhiên ăn ốc có thể mang đến một số rủi ro, chẳng hạn như:

  • Nhiễm ký sinh trùng: Môi trường sống của ốc thường là vùng nước cạn, nhiều sình lầy, do đó tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, chẳng hạn như sán lá gan, giun lươn, sán là chuột, sán máng,… dẫn đến buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy và ngộ độc nghiêm trọng.
  • Ngộ độc: Một số loại ốc biển có thể gây ngộ độc, dẫn đến tê môi, tê lưỡi, chóng mặt, đau đầu, mất cân bằng, khó nuốt, trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến sùi bọt mép, hôn mê và tử vong.

Bệnh gút có ăn được ốc không?

Bệnh gút là một dạng viêm khớp phổ biến, xảy ra khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao hoặc khi cơ thể không thể loại bỏ acid uric đúng cách. Tăng acid uric máu sẽ dẫn đến hình thành các tinh thể urat ở bên trong hoặc xung quanh các khớp, từ đó gây đau đớn, viêm, sưng, tấy đỏ và hạn chế khả năng vận động.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tăng acid uric máu là sử dụng thực phẩm chứa nhiều nhân purin, chẳng hạn như thịt đỏ, thịt nội tạng và uống nhiều bia, rượu. Vậy bệnh gút có ăn được ốc không?

bệnh gout ăn ốc được không
Người bệnh gút không nên ăn ốc để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Theo các chuyên gia xương khớp, mặc dù ốc mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên người bệnh gút cần tránh hoặc sử dụng hạn chế các món ăn từ ốc. Cụ thể, ốc có hàm lượng protein cao, có thể góp phần làm tăng acid uric trong máu, từ đó gây lắng đọng tinh thể urat và gây ra các cơn gút cấp. Nếu tiêu thụ quá nhiều ốc có thể dẫn đến việc hình thành các hạt tophi, gây đau đớn dữ dội, ảnh hưởng đến chức năng khớp cũng như làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, như đã phân tích, việc ăn ốc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm giun sán. Đối với người bệnh gút, việc nhiễm giun sán có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng so với các đối tượng khỏe mạnh khác. Do đó, người bệnh cần tránh hoặc tiêu thụ món ăn này. Nếu cần thêm thông tin về vấn đề bệnh gút có ăn được ốc không, vui lòng trao đổi với bác sĩ điều trị.

Bệnh gút cần kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc cần hạn chế tiêu thụ ốc, có một số món ăn gây ảnh hưởng tiêu cực đến các triệu chứng gút mà người bệnh cần tránh, chẳng hạn như:

  • Rượu bia: Các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh gút cần tránh hoặc hạn chế lượng rượu, bia tiêu thụ hàng ngày. Quá trình tiêu hóa bất cứ loại rượu và bia nào cũng làm tăng nồng độ axit uric, tuy nhiên bia đặc biệt nguy hiểm hơn đối với người bệnh gút, do có hàm lượng purin cao. Rượu có hàm lượng acid uric thấp hơn bia, và ít có nguy cơ bùng phát bệnh gút. Do đó, nếu cần thiết sử dụng đồ uống kích thích, hãy sử dụng rượu thay vì bia.
  • Một số loại thịt: Protein động vật là một nguồn purin dồi dào. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành đo lượng purin trong một số loại thịt và khuyến cáo người bệnh nên tiêu thụ ít thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu. Tuy nhiên, người bệnh gút có thể tiêu thụ nhiều thịt và cá.
  • Một số loại hải sản: Một số hải sản có hàm lượng purin cao hơn những loại khác, chẳng hạn như cá mòi, cá ngừ, cá cơm, cá thu, trứng cá, động vật có vỏ (hàu, trài, sò điệp, tôm). Bổ sung hải sản có thể tốt cho sức khỏe, do đó người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
  • Một số loại rau: Tương tự như các loại thực phẩm khác, một số loại rau cũng chứa nhiều purin, chẳng hạn như nấm, rau bina, măng tây, súp lơ, có thể dẫn đến các cơn gút cấp nếu tiêu thụ quá nhiều.
  • Đường: Đường, bao gồm đường trái cây fructose, có thể làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể. Do đó, tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường có thể gây ra các triệu chứng bệnh gút.

Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp là một trong những cách tốt nhất để điều trị và phòng ngừa các triệu chứng gút. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn uống. Nếu có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc về vấn đề bệnh gút có ăn được ốc không, vui lòng liên hệ với bác sĩ điều trị.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua