Các Loại Thuốc Trị Thoái Hóa Khớp Háng Được Dùng Phổ Biến

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Thuốc trị thoái hóa khớp háng thường được sử dụng để giảm đau, chống viêm, làm chậm quá trình mất xương và làm chậm tiến triển của các triệu chứng thoái hóa khớp. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Thuốc trị thoái hóa khớp háng
Sử dụng thuốc trị thoái hóa khớp háng theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất

Các loại thuốc trị thoái hóa khớp háng phổ biến nhất

Có nhiều loại thuốc điều trị thoái hóa khớp háng, bao gồm thuốc giảm đau tại chỗ, thuốc đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp. Các loại thuốc này khác nhau về hiệu quả và cách hoạt động và được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán và hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách nhất.

Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị thoái hóa khớp háng thường bao gồm:

1. Thuốc thoa điều trị thoái hóa khớp háng

Một số loại thuốc bôi, gel, kem thoa ngoài da và thuốc xịt có thể cải thiện các triệu chứng viêm khớp, giảm đau và làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Có nhiều loại thuốc có thể sử dụng mà không cần toa thuốc, trong khi các loại thuốc khác cần chỉ định của bác sĩ.

thuốc đặc trị thoái hóa khớp háng
Các loại thuốc thoa tại chỗ mang lại hiệu quả cao đối với cơn đau thoái khớp khớp háng từ nhẹ đến trung bình

Thuốc giảm đau tại chỗ không kê đơn thường bao gồm:

  • Salonpas Gel: Sản phẩm chứa hoạt chất chính là Methyl Salicylate 15% và 1-Menthol 7%, được sử dụng để giảm đau, chống viêm ở cơ, xương khớp, bao gồm hông, háng. Thuốc phù hợp với các cơn đau đơn thuần liên quan đến viêm khớp, thoái hóa khớp. Thoa thuốc trực tiếp lên vị trí đau, không quá 3 – 4 lần mỗi ngày.
  • Kem thoa Deep Heat Rub Plus: Sản phẩm được sử dụng để giảm đau, kháng viêm, góp phần làm giãn mạch, cải thiện các triệu chứng thấp khớp, đau cơ, bong gân, thoái hóa khớp. Thoa một lượng thuốc vừa đủ lên da nhiều lần trong ngày để cải thiện cơn đau.
  • Tiger Balm Red: Dầu xoa có thành phần chính là Camphor 25% và Menthol 10%, được sử dụng ngoài da 3 – 4 lần mỗi ngày để giảm đau.
  • Salonpas Jet Spray: Xịt giảm đau Salonpas được sử dụng để giảm đau, kháng viêm liền quan đến viêm khớp, đau khớp, thoái hóa khớp háng.
  • Sungaz: Kem giảm đau Sungaz có thành phần chính là Methyl salicylat 22%, Methol 14% và Camphor 4%, mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị đau khớp gối kéo dài, hỗ trợ phục hồi chức năng khớp và làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

Các loại thuốc trị thoái hóa khớp háng không kê đơn được sử dụng tại chỗ để thoa lên vùng da bị viêm khớp, hỗ trợ giảm đau nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên các loại thuốc này chỉ phù hợp với các cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Đối với các cơn đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc thoa theo toa.

Các thuốc giảm đau theo toa bao gồm:

  • Kem bôi da Voltaren Gel Emulgel 1% mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị đau khớp, viêm khớp háng. Thuốc cũng góp phần chống viêm và phục hồi chức năng vận động bình thường của khớp.
  • Miếng dán Lidocaine 5% có tác dụng gây tê tại chỗ, từ đó góp phần giảm đau và bảo vệ vùng da nhạy cảm.

Hầu hết các loại thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp háng tại chỗ được sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như thuốc đường uống, vật lý trị liệu hoặc massage, xoa bóp để mang lại hiệu quả tốt nhất.

2. Thuốc giảm đau không kê đơn

Có nhiều loại thuốc giảm đau có thể sử dụng mà không cần toa thuốc của bác sĩ, được sử dụng để cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp háng, đau cơ xương và góp phần phục hồi chức năng vận động linh hoạt.

Các loại thuốc giảm đau điều trị thoái hóa khớp háng bao gồm:

– Acetaminophen: 

Acetaminophen là thuốc giảm đau không kê đơn, không gây nghiện, được sử dụng phổ biến để điều trị đau cơ xương khớp. Thuốc mang lại hiệu quả cao đối với tình trạng thoái hóa khớp háng, góp phần phục hồi chức năng vận động linh hoạt. Tuy nhiên, thuốc này chỉ mang lại hiệu quả giảm đau đơn thuần và không có tác dụng chống viêm.

Acetaminophen tương đối an toàn và không có tác dụng phụ, tuy nhiên thuốc được xử lý bởi gan, do đó người dùng cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Không sử dụng quá liều lượng được khuyến cáo hàng ngày, điều này có thể gây tổn thương gan.
  • Một số loại thuốc khác có chứa Acetaminophen, do đó người dùng cần tìm hiệu rõ các thành phần của thuốc và tránh sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Không sử dụng kết hợp Acetaminophen với rượu hoặc đồ uống có cồn. Điều này có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng.
thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp háng
Acetaminophen là thuốc giảm đau phổ biến, thường được sử dụng như loại thuốc đầu tiên điều trị thoái hóa khớp háng

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID):

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được sử dụng để giảm viêm từ nhẹ đến trung bình, góp phần phục hồi chức năng khớp háng bình thường. Các loại thuốc trị thoái hóa khớp háng này thường có chi phí thấp và là một trong những loại thuốc đầu tiên được chỉ định.

NSAID hoạt động bằng cách ngăn chặn một loại enzyme gọi là cyclooxygenase (COX) tạo ra các hóa chất giống như hormone gọi là prostaglandin. Prostaglandin là một trong những tác nhân lớn nhất có thể gây viêm trong cơ thể.

Cơ thể tạo ra hai loại cyclooxygenase khác nhau bao gồm COX – 1 giúp bảo vệ dạ dày và COX – 2 dẫn đến các triệu chứng viêm nhiễm. Hầu hết các loại thuốc NSAID không đặc hiệu, tức là thuốc can thiệp vào hoạt động của COX – 1 và COX – 2. Do đó mặc dù mang lại hiệu quả giảm đau và chống viêm cao, tuy nhiên thuốc cũng có thể gây tổn thương, viêm loét dạ dày.

Một số loại NSAID thường được chỉ định để cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp háng bao gồm:

  • Ibuprofen và Naproxen được sản xuất dưới dạng thuốc kê toa và không kê toa. Thuốc mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng, chỉ trong vài giờ, tuy nhiên các triệu chứng sưng và viêm có thể mất nhiều thời gian hơn.
  • Diclofenac mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị thoái hóa khớp háng và viêm khớp mạn tính.
  • Celecoxib có tác dụng giảm đau, kháng viêm, được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp háng ở người lớn. Bên cạnh đó, thuốc cũng giúp cải thiện các triệu chứng viêm, đau khớp háng liên quan đến viêm khớp dạng thấp hoặc viêm cột sống dính khớp.

NSAID có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là gây khó chịu ở dạ dày, dẫn đến ợ nóng, tiêu chảy hoặc táo bón. Bên cạnh đó, một số loại NSAID cũng có thể làm chậm quá trình lành xương và không phù hợp đối với người  bệnh trải úa phẫu thuật thay thế khớp.

Sử dụng thuốc giảm đau điều trị thoái hóa khớp háng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý sử dụng thuốc hoặc kết hợp với các loại thuốc khác mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.

3. Thuốc giảm đau theo toa

Các loại thuốc giảm đau theo toa còn được gọi là thuốc giảm đau Opioid, có nguồn gốc từ các loại thuốc phiện tự nhiên, chẳng hạn như Codeine và Morphine hoặc nhân tạo, ví dụ như Oxycodone. Thuốc mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng, phù hợp với các cơn đau dữ dội và thường được chỉ định khi các loại thuốc trị thoái hóa khớp háng khác không mang lại hiệu quả.

Phác đồ điều trị thoái hóa khớp háng
Tramadol mang lại hiệu quả cao đối với cơn đau từ trung bình đến nghiêm trọng

Các loại thuốc giảm đau gây nghiện phổ biến bao gồm:

  • Morphin 30 mg là thuốc kê toa được sử dụng để cải thiện các cơn đau thoái hóa khớp háng dữ dội và nghiêm trong.
  • Efferalgan Codein là thuốc sủi có tác dụng giảm đau nhanh chóng, được sử dụng trong các trường hợp thoái hóa khớp háng nghiêm trọng, gây đau đớn dữ dội và không đáp ứng các loại thuốc khác.
  • Tramadol là thuốc giảm đau theo cơ chế thần kinh trung ương và có thể gây nghiện. Thuốc mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng, mạnh mẽ, thường được chỉ định cho các cơn đau nhức xương khớp dữ dội.

Các loại thuốc giảm đau gây nghiện đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện cơn đau, tuy nhiên thuốc này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Khiến người dùng cảm thấy buồn ngủ, mơ hồ
  • Tăng nguy cơ táo bón, buồn nôn, nôn
  • Dẫn đến tình trạng dung nạp thuốc theo thời gian, nghĩa là cơ thể cần sử dụng liều cao hơn để đạt được hiệu quả giảm đau tương tự.
  • Gây nghiện, phụ thuộc và tăng nguy cơ lạm dụng thuốc, đặc biệt là ở người có tiền sử nghiện trong quá khứ.

Thuốc giảm đau gây nghiện được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, người dùng cần chú ý đến các thay đổi và có kế hoạch xử lý, điều trị phù hợp.

4. Thuốc làm chậm quá tình thoái hóa khớp

Các loại thuốc làm chậm quá trình thoái hóa khớp được sử dụng để làm chậm quá trình mất xương và góp phần tái tạo tế bào xương mới. Mặc thuốc này không phải là thuốc đặc trị thoái hóa khớp háng, tuy nhiên thuốc góp phần hạn chế tình trạng gãy xương cũng như giúp xương chắc, khỏe hơn.

Các loại thuốc chống hủy xương phổ biến nhất bao gồm:

  • Bisphosphonat giúp làm giảm tới 50% nguy cơ gãy xương và làm chậm quá trình mất xương ở người thoái hóa khớp háng.
  • Calcitonin là một loại hormone được FDA chấp thuận để kiểm soát quá trình hủy xương và làm dịu cơn đau ở người thoái hóa khớp. Thuốc có sẵn ở dạng xịt mũi và thuốc tiêm.
  • Teriparatide được sử dụng ở nam giới là nữ mãn sau mãn kinh để bảo vệ các mô xương, làm chậm quá trình thoái hóa cũng như ngăn ngừa tình trạng mất xương.
  • Diacerein được sử dụng để cải thiện các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp háng, ức chế quá trình thoái hóa khớp và ổn định chức năng chuyển động linh hoạt của người bệnh.
  • Glucosamine là một chất bổ sung được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa rối loạn khớp, chẳng hạn như thoái hóa khớp háng.
  • Chondroitin có tác dụng điều trị và hỗ trợ phục hồi các triệu chứng thoái hóa khớp háng. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế enzyme phá hủy sụn, đóng thời kích thích tổng hợp chất nhờn, giúp tăng tính linh hoạt ở các khớp.

Sử dụng các loại thuốc này theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý sử dụng thuốc hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để tránh tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn.

5. Thuốc tiêm điều trị thoái hóa khớp háng

Các loại thuốc tiêm điều trị thoái hóa khớp háng mang lại hiệu quả cao và kéo dài nhiều tuần đến nhiều tháng. Một mũi thuốc tiêm có thể giúp giảm đau tạm thời, góp phần chống viêm trong một thời gian đủ để người bệnh tiến hành vật lý trị liệu phục hồi chức năng khớp hông. Bên cạnh đó, thuốc tiêm cũng được chỉ định cho người gặp khó khăn khi nuốt hoặc nhạy cảm với các loại thuốc đường uống.

thuốc tiêm thoái hóa khớp háng
Các loại thuốc tiêm mang lại hiệu quả giảm đau trong một thời gian đủ cho các hoạt động thể chất nhằm phục hồi chức năng khớp

Các loại thuốc trị thoái hóa khớp háng dạng tiêm bao gồm:

  • Steroid: Đây là loại thuốc tiêm phổ biến nhất, có tác dụng giảm viêm, giảm đau và cải thiện các triệu chứng cứng khớp. Tuy nhiên, số lượng và tần suất tiêm Steroid cần hạn chế, tiêm thuốc quá liều có thể gây hỏng sụn, các mô xung quanh và góp phần khiến các triệu chứng thoái hóa khớp háng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, việc tiêm Steroid cũng không được chỉ định trong vòng 3 tháng sau khi phẫu thuật thay khớp háng để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
  • Axit Hyaluronic: Thuốc tiêm này giúp bôi trơn các khớp ở hông một cách tự nhiên, từ đó giúp các khớp chuyển động linh hoạt mà không gây đau đớn, tổn thương khớp.
  • Thuốc tái tạo: Các loại thuốc này bao gồm liệu pháp giàu tiểu cầu (PRP) hoặc tế bào gốc, nhằm mục đích kích thích quá trình chữa lành các môn tự nhiên, từ đó ổn định sức khỏe và chức năng khớp.

Để đảm bảo các loại thuốc tiêm an toàn, chính xác và khớp háng, việc tiêm thuốc cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn dưới sự hướng dẫn của hình ảnh y tế, chẳng hạn như siêu âm hoặc thuốc cản quang.

Bên cạnh đó, thuốc tiêm điều trị thoái hóa khớp háng cũng có thể dẫn đến một số rủi ro nhất định, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc đau tại vị trí tiêm. Sau khi tiêm thuốc, người bệnh cần chú ý các phản ứng của cơ thể và thông báo với bác sĩ ngay khi nhận thấy các tác dụng không mong muốn.

Các loại thuốc trị thoái hóa khớp háng mang lại hiệu quả cao trong việc giảm dau, chống viêm và làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Ngoiaf ra, thuốc cũng góp phần phục hồi sụn khớp, tăng tiết chất nhờn, từ đó giúp các hoạt động ở khớp háng linh hoạt hơn. Hỏi ý kiến của bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào về các loại thuốc.

Phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp háng

Mục tiêu chính của các loại thuốc trị thoái hóa khớp háng là giảm đau, chống viêm và phục hồi khả năng vận động của người bệnh. Để sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cần thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất để kiểm soát các cơn đau và cải thiện chức năng khớp hông.

Có một số biện pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp bao gồm:

  • Tập thể dục có thể hỗ trợ giảm đau và cứng khớp, đồng thời tăng tính linh hoạt cũng như tăng sức mạnh cơ bắp. Nên bắt đầu chương trình tập luyện dần dần và hỏi ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
  • Kiểm soát cân nặng có thể góp phần giảm áp lực lên các khớp. Giảm cân cũng góp phần giảm đau, ngăn ngừa các tổn thương và cải thiện chuyển động của khớp.
  • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ, chẳng hạn như đau khớp háng. Các thiết bị này được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Massage và xoa bóp góp phần tăng cường lưu lượng máu, làm ấm khớp, từ đó giảm đau và ổn định chức năng khớp.
  • Châm cứu hỗ trợ giảm đau và phục hồi chức năng vận động của khớp.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng các chất dinh dưỡng, nhằm nâng cao sức khỏe và phục hồi tổn thương do thoái hóa khớp.
  • Tái khám và thường xuyên đánh giá tình trạng thoái hóa khớp. Điều này giúp bác sĩ và người bệnh xác định diễn tiến bệnh và có kế hoạch điều trị hiệu quả nhất.

Điều quan trọng là sử dụng thuốc trị thoái hóa khớp háng theo chỉ định của bác sĩ và không được ngừng thuốc kể cả khi các triệu chứng đã được cải thiện. Sử dụng thuốc liên tục, đủ liều là điều cần thiết để cải thiện cơn đau và ổn định sức khỏe khớp. Nếu có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến thuốc trị thoái hóa khớp háng, vui lòng hỏi ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Bên cạnh đó, người bệnh cần cần thông báo với bác sĩ về các tác dụng phụ hoặc phản ứng không mong muốn.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua