Thoái hóa cột sống có nên chạy xe đạp không? Bác sĩ tư vấn

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Nếu đang thắc mắc thoái hóa cột sống có nên chạy xe đạp không, người bệnh có thể tìm hiểu một số thông tin trong bài viết để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. Tập luyện thể dục và duy trì vận động là cách tốt nhất để cải thiện sức khỏe cột sống và làm chậm quá trình thoái hóa.

Thoái hóa cột sống có nên chạy xe đạp không
Tìm hiểu vấn đề thoái hóa cột sống có nên chạy xe đạp không và có kế hoạch tập luyên phù hợp, an toàn 

Thoái hóa cột sống có nên chạy xe đạp không?

Thoái hóa cột sống là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau thắt lưng, đặc biệt là ở những người trên 50 tuổi. Việc duy trì vận động, thường xuyên tập thể dục là điều cần thiết để tăng cường sức khỏe cột sống cũng như ngăn ngừa các biến chứng phát sinh. Vậy thoái hóa cột sống nên chơi môn thể thao nào, có đạp xe được không?

Về cơ bản, đạp xe là hình thức thể dục nhịp điệu phổ biến và là bài tập thể dục phù hợp cho người đau thắt lưng. Đối với người thoái hóa cột sống, đạp xe có thể mang lại nhiều lợi ích, chẳng hạn như:

  • Đạp xe ít gây chấn động đến cột sống như các môn thể thao khác, chẳng hạn như chạy bộ hoặc thể dục nhịp điệu tác động cao. Đạp xe, đặc biệt là đạp xe cố định, là một hoạt động nhẹ nhàng đối với cột sống, hỗ trợ giảm đau, tăng sự linh hoạt vùng thắt lưng và góp phần làm chậm quá trình thoái hóa tự nhiên.
  • Đối với chứng hẹp ống sống thắt lưng (một biến chứng phổ biến của thoái hóa cột sống), tư thế đạp xe nghiêng về phía trước có thể giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn, góp phần duy trì vận động và ngăn ngừa các cơn đau nhức xương khớp.
  • Tăng cường sức mạnh cốt lõi của cơ thể, đặc biệt là cơ bụng và cơ lưng. Điều này góp phần ngăn ngừa và làm giảm tình trạng đau lưng dưới.
  • Đạp xe cũng góp phần kéo giãn cột sống, từ đó giảm ma sát giữa các đốt sống, tạo thêm không gian cho đĩa đệm, tủy sống, các dây thần kinh. Điều này góp phần giảm đau cũng như ngăn ngừa các biến chứng phát sinh.

Về vấn đề thoái hóa cột sống có nên chạy xe đạp không, các bác sĩ cho biết người bệnh có thể đạp xe tác động thấp với cường độ phù hợp để góp phần cải thiện các triệu chứng. Điều quan trọng khi đạp xe là giữ tư thế đúng, tránh gây áp lực lên các đốt sống, đĩa đệm. Ngoài ra, người bệnh cần tránh tập luyện quá sức hoặc đạp xe với cường độ cao. Trao đổi với bác sĩ hoặc nhà trị liệu nếu có bất cứ thắc mắc hoặc vấn đề nào liên quan.

Lợi ích khi đi xe đạp đối với người thoái hóa cột sống

Đạp xe đạp là môn thể thao tác động thấp, phù hợp với người bị thoái hóa cột sống và đau thắt lưng. Tuy nhiên, điều quan trọng là giữ tư thế vận động chính xác để tránh đau lưng, đau đùi và đầu gối.

Tư thế đạp xe cho người thoát vị đĩa đệm
Đi xe đạp có thể giúp giảm đau và tăng cường tính linh hoạt ở cột sống 

Đi xe đạp đúng cách có thể góp phần mang đến một số lợi ích như:

  • Tăng cường sức mạnh ở cột sống, giúp người bệnh chuyển động linh hoạt, dẻo dai, ngăn ngừa nguy cơ cứng khớp và mất khả năng chuyển động linh hoạt
  • Tăng cường tuần hoàn máu giúp mang các chất dinh dưỡng đến cột sống, đĩa đệm, từ đó phục hồi sức khỏe tổng thể
  • Cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt là đau thắt lưng, chuột rút, bong gân, căng cơ
  • Góp phần kéo giãn cột sống, ngăn ngừa áp lực lên các đốt sống, đĩa đệm và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng hẹp ống sống thắt lưng

Ngoài ra, đạp xe cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác, chẳng hạn như:

  • Tăng cường hoạt động tim mạch mà không gây áp lực lên cột sống, các khớp
  • Xây dựng sức mạnh cốt lõi, giúp người tập giữ thăng bằng tốt hơn
  • Cải thiện sức khỏe xương khớp, hỗ trợ các hoạt động tác động mạnh hơn, chẳng hạn như chạy, nhảy mà không gây đau đớn, khó chịu
  • Tăng cường chất lượng giấc ngủ, giúp người tập ngủ ngon và sâu hơn
  • Tăng cường sức khỏe tinh thần, chức năng nhận thức, ngăn ngừa stress, áp lực, căng thẳng
  • Đốt cháy chất béo, giảm cân và duy trì cân nặng khoa học
  • Cải thiện tư thế, tăng khả năng phối hợp và giữa thăng bằng

Người bệnh thoái hóa khớp gối nên đạp xe với cường độ phù hợp để giảm đau lưng, tăng cường sức mạnh cột sống và duy trì khả năng vận động linh hoạt. Tuy nhiên, nếu hoạt động đạp xe gây đau đớn, khó chịu, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Cách đi xe đạp an toàn cho người thoái hóa cột sống

Sau khi tìm hiểu thoái hóa cột sống có nên chạy xe đạp không, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về cách đi xe đạp an toàn, nhằm cải thiện sức khỏe cột sống và tránh các chấn thương phát sinh. Để đi xe đạp đúng cách, người bệnh cần lưu ý:

1. Chọn loại xe đạp phù hợp

Lựa chọn một chiếc xe đạp phù hợp là cách tốt nhất để giảm đau lưng và mức độ nghiêm trọng của thoái hóa cột sống. Người bệnh cũng có thể chọn loại xe đạp có hệ thống giảm xóc chất lượng, điều này sẽ giúp giảm chấn động lên cột sống khi đạp xe.

2. Điều chỉnh tư thế phù hợp

Một tư thế không đúng khi đạp xe có thể gây ảnh hưởng xấu đến cơ lưng. Chiều cao của yên xe và tay lái cần phù hợp với chiều dài chân của người tập để tránh gây áp lực lên cột sống.

Trượt đốt sống có nên đạp xe đạp không
Tư thế phù hợp khi đạp xe là điều cần thiết và quan trọng để tránh các chấn thương ở thắt lưng

Nếu có thể, hãy điều chỉnh xe đạp theo chiều cao cơ thể. Ngoài ra, đầu gối cần hơi cong khi đạp xe. Tuy nhiên hãy cẩn thận, không uốn cong đầu gối quá mức, điều này có thể tạo áp lực lên các khớp.

Ngoài ra, khi đạp xe cần có chỗ ngồi thoải mái và an toàn. Yên xe quá cao có thể khiến hông không có định, dễ lắc lư và gây căng thẳng quá mức lên cột sống. Tuy nhiên, yên quá thấp sẽ khiến người bệnh cuối người về phía trước quá mức, gây thêm áp lực lên cột sống thắt lưng. Việc đầu tư cho một chiếc yên xe thoải mái sẽ giảm áp lực lên cột sống, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn khi đạp xe.

3. Khởi động trước khi đạp xe

Giãn cơ và khởi động trước khi đạp xe là một trong những bước quan trọng nhất để ngăn ngừa chấn thương cột sống. Cột sống sẽ ít bị tác động hơn khi giãn cơ phù hợp trước mỗi buổi đạp xe.

Tuy nhiên đối với người thoái hóa cột sống, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi tiến hành giãn cơ, khởi động. Bác sĩ hoặc nhà trị liệu sẽ giúp người bệnh thực hiện giãn cơ an toàn và hiệu quả nhất.

Đau lưng khi đi xe đạp phải làm sao?

Tương tự như các hình thức tập thể dục khác, đạp xe quá mức hoặc không đúng cách có thể dẫn đến đau lưng. Trước khi bắt đầu chương trình đạp xe, người bệnh cần lưu ý:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi trong thời gian ngắn có thể giúp phục hồi cơ bắp, giảm đau và ngăn ngừa chấn thương cột sống.
  • Chườm nóng và chườm lạnh: Nếu bị đau sau khi đạp xe, người bệnh có thể chườm đá trong vài ngày sau đó chườm nóng hoặc chườm ấm để cải thiện cơn đau.
  • Kiểm tra yên xe và tay cầm: Yên xe và tay cầm cần phù hợp với người đạp xe để đảm bảo sự cân bằng của cơ thể. Trao đổi với chuyên gia về xe đạp hoặc nhân viên tại cửa hàng để được tư vấn.
  • Tăng cường sức mạnh cơ cốt lõi: Khi đạp xe, cơ cốt lõi là nền tảng. Nếu có nền tảng yếu, cơ lưỡng dưới sẽ phải làm việc quá sức, dẫn đến căng thẳng cột sống, gây cứng và đau lưng. Do đó, người bệnh cần có kế hoạch tập luyện tăng cường cơ cốt lõi khi đạp xe để ngăn ngừa tổn thương cột sống.
  • Kéo dài trước khi đạp xe: Căng thẳng gân kheo là vấn đề phổ biến nhất đối với người đi xe đạp. Điều này có thể kéo xương chậu xương, khiến thắt lưng cong hơn bình thường, dẫn đến đau lưng và khiến tình trạng thoái hóa trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần thực hiện các động tác kéo giãn gân kheo trước khi đạp xe để tránh các chấn thương.

Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc lo lắng nào về việc thoái hóa cột sống có nên chạy xe đạp không, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể nhất. Đạp xe và duy trì vận động phù hợp là cách tốt nhất để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng thoái hóa trở nên nghiêm trọng hơn.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua