Thay Khớp Háng Khi Nào Đi Lại Bình Thường? Cách Phục Hồi

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Phan Đình Long | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Thay khớp háng khi nào đi lại bình thường là câu hỏi chung của nhiều người bệnh. Thông thường người bệnh có thể đi lại bình thường sau phẫu thuật thay khớp háng vài tuần, khi cơn đau được kiểm soát và vết thương ở mô mềm đã lành lại. Tuy nhiên thời gian đi lại bình thường có thể khác nhau ở mỗi người.

Thay khớp háng khi nào đi lại bình thường
Tìm hiểu thay khớp háng khi nào đi lại bình thường? Phục hồi chức năng và những cách thúc đẩy phục hồi

Thay khớp háng khi nào đi lại bình thường?

Thay khớp háng là phương pháp sử dụng bộ phận giả (khớp háng nhân tạo) để thay thế một phần hay toàn bộ khớp háng tự nhiên bị hỏng. Phương pháp này giúp tạo hình lại khớp háng, phục hồi chức năng vận động và nâng đỡ cơ thể. Đồng thời cắt giảm cơn đau và những vấn đề liên quan.

Khớp háng được thay thế bằng một bộ phận giả khi bị hư hỏng nghiêm trọng, không thể sửa chữa. Điều này thường xảy ra ở những người bị thoái hóa khớp háng, gãy cổ xương đùihoại tử vô mạch chỏm xương đùi.

Vậy thay khớp háng khi nào đi lại bình thường? Theo các chuyên gia, người bệnh có thể đi lại bình thường sau thay khớp háng từ 4 – 6 tuần (tùy theo tốc độ phục hồi). Lúc này, cơn đau đã được kiểm soát, tổn thương mô mềm đã lành và quá trình luyện tập đang diễn ra.

Sau thay khớp háng từ 4 - 6 tuần, người bệnh có thể đi lại bình thường
Sau thay khớp háng từ 4 – 6 tuần, người bệnh có thể đi lại và hoạt động sinh hoạt bình thường

Thông thường sau thay khớp háng từ 3 – 7 ngày, người bệnh có thể cử động và tập đi với thiết bị hỗ trợ (chẳng hạn như khung tập đi, nạng…). Sau phẫu thuật 2 – 3 tuần, bệnh nhân được hướng dẫn tập đi với gậy/ nạng, tập giữ thăng bằng.

Từ tuần thứ 4, người bệnh gần như có thể thực hiện hầu hết các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra người bệnh có thể đi lại bình thường từ tuần thứ 6 sau mổ mà không có thiết bị hỗ trợ, không đau hoặc chỉ khó chịu nhẹ.

Từ 3 – 6 tháng sau phẫu thuật thay khớp háng, bệnh nhân có thể trở lại các hoạt động thể chất. Tuy nhiên quá trình luyện tập cần được tiếp tục cho đến khi khớp nhân tạo được sử dụng như khớp tự nhiên.

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng

Khớp háng là một khớp lớn, giữ vai trò quan trọng trong hệ vận động và nâng đỡ cơ thể. Chính vì thế mà phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng là một quá trình lâu dài.

Nhiều trường hợp có thể đi lại bình thường sau mổ từ 4 – 6 tuần. Tuy nhiên phải mất từ 3 – 6 tháng để cảm thấy khớp nhân tạo hoạt động hệt như khớp xương tự nhiên, người bệnh trở lại với hoạt động thể chất.

Thời gian phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng có thể kéo dài tùy thuộc vào:

  • Tuổi tác, sức khỏe chung
  • Khả năng phục hồi
  • Quá trình luyện tập của mỗi người
  • Chế độ ăn uống
  • Mức độ hoạt động

Dưới đây là quá trình phục hồi chức năng trong 3 tháng đầu sau phẫu thuật thay khớp háng:

+ Ngày phẫu thuật

  • Nghỉ ngơi và thư giãn, mặc quần áo thoải mái trước khi phẫu thuật
  • Thực hiện phẫu thuật thay khớp háng. Quá trình này thường kéo dài từ 2 – 3 tiếng
  • Bệnh nhân được di chuyển đến phòng hồi sức và phục hồi sau gây mê. Quá trình này thường mất khoảng 2 giờ
  • Khi tỉnh lại, người bệnh nghỉ ngơi và giữ hông ở vị trí thích hợp để tránh gây đau
  • Dùng thuốc giảm đau, thuốc chống đông máu, thuốc kháng viêm… để giảm đau và ngăn một số biến chứng sau mổ, chẳng hạn như hình thành cục máu đông và nhiễm trùng
  • Ăn uống đầy đủ để phục hồi thể trạng và sức lực. Nên ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt và tiêu hóa nhanh

+ Ngày thứ nhất và thứ 2 sau mổ thay khớp háng

  • Di chuyển trên giường
  • Tập gồng cơ và co cơ tĩnh
  • Tập ngồi dậy và ra khỏi giường
  • Tập đi lại với nạng hoặc khung tập đi. Trong quá trình này, bệnh nhân được hướng dẫn cách đi lại an toàn cho hông và không gây đau đớn
  • Dùng thuốc giảm đau
  • Duy trì chế độ ăn dinh dưỡng và lành mạnh để nâng cao sức khỏe, đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi
Tập đi lại với nạng hoặc khung tập đi.
Tập ngồi dậy, tập đi lại với nạng hoặc khung tập đi vào ngày thứ nhất và thứ 2 sau mổ thay khớp háng

+ Ngày thứ 3 sau mổ thay khớp háng

  • Tập gấp duỗi hông
  • Tập đi lại không có trợ giúp
  • Thực hiện các hoạt động bình thường, chẳng hạn như vào nhà tắm, vệ sinh, tắm rửa…

+ Từ ngày thứ 4 sau mổ thay khớp háng

  • Kiểm tra vết mổ và thay băng thường xuyên. Giữ cho vết mổ luôn khô ráo để phòng ngừa nhiễm trùng
  • Thông báo ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Chẳng hạn như đau đớn nhiều, sốt, sưng đỏ, chảy dịch hoặc mủ từ vết mổ
  • Tiếp tục tập gấp duỗi hông và tập đi lại không có trợ giúp (nên di chuyển càng nhiều càng tốt)
  • Tập kéo giãn và tăng cường các cơ hỗ trợ cho hông
  • Tập đứng trên chân bị thương, nâng chân và mở rộng khớp háng
  • Người bệnh tiếp tục dùng thuốc giảm đau nếu cần thiết.

+ Sau mổ thay khớp háng từ 10 – 14 ngày

  • Kiểm tra vết mổ, cắt chỉ hoặc gỡ bỏ các kim ghim từ vết mổ
  • Tắm và vệ sinh khu vực có vết mổ. Nên bắt đầu tắm với vòi hoa sen và nước ấm để thư giãn.

+ Sau mổ thay khớp háng từ 3 – 6 tuần

  • Tập đi không dùng thiết bị hỗ trợ. Người bệnh có thể đi bộ bình thường sau phẫu thuật 6 tuần
  • Thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng
  • Tiếp tục tập xoay, mở rộng, gập duỗi khớp háng để tăng sự linh hoạt và lấy lại toàn bộ chức năng vận động
  • Lái xe

+ Sau mổ thay khớp háng từ 10 – 12 tuần

  • Người bệnh đi lại và trở lại với các hoạt động thể chất bình thường.

Các biện pháp hỗ trợ phục hồi nhanh

Thay khớp háng khi nào đi lại bình thường và quá trình phục hồi có thể khác nhau ở mỗi người. Những trường hợp chăm sóc tốt và phục hồi chức năng sớm có vết thương lành lại sau 2 – 3 tuần, người bệnh đi lại bình thường sau 6 tuần và mất 3 – 6 tháng để trở lại hoạt động thể chất.

Để thúc đẩy tốc độ phục hồi, người bệnh có thể áp dụng những biện pháp dưới đây:

1. Chăm sóc tốt vết thương

Sau khi phẫu thuật, người bệnh được chuyển đến phòng hồi sức với vết mổ được băng kín. Trong vài ngày đầu, bệnh nhân được yêu cầu giữ băng gạc và vết thương khô ráo, tránh để vết thương ẩm ướt dẫn đến nhiễm trùng.

Giữ băng gạc và vết thương khô ráo
Giữ băng gạc và vết thương khô ráo, thường xuyên kiểm tra quá trình lành lại của vết mổ

Người bệnh được thay băng cách 1 đến 2 ngày 1 lần. Đồng thời kiểm tra quá trình lành lại của vết mổ. Thông báo ngay với bác sĩ nếu có dấu hiệu nhiễm trùng. Cụ thể:

  • Sốt hay ớn lạnh
  • Đỏ và sưng tấy ở vết thương
  • Đau nhức
  • Có mủ hoặc dịch tiết bất thường chảy ra từ vết mổ

Sau phẫu thuật thay khớp háng từ 10 – 14 ngày, người bệnh được kiểm tra vết thương, cắt chỉ hoặc gỡ bỏ các kim ghim từ vết mổ. Sau đó bệnh nhân cần giữ vết thương sạch sẽ, có thể tắm rửa bình thường.

Nếu có làn da nhạy cảm, người bệnh có thể băng bó vết thương để hạn chế sự kích ứng khi da ma sát với quần áo.

2. Giảm đau

Người bệnh có thể giảm đau bằng cách dùng thuốc hoặc áp dụng liệu pháp nhiệt:

  • Thuốc

Hãy dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Sau phẫu thuật thay khớp háng, cơn đau có thể kéo dài thêm vài tuần. Để ngăn đau làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và quá trình luyện tập, người bệnh có thể được chỉ định một trong các loại thuốc dưới đây (dựa trên mức độ đau):

Lưu ý: Người bệnh dùng thuốc đúng liều để đạt hiệu quả giảm đau nhanh và hạn chế tác dụng phụ.

  • Liệu pháp nhiệt

Ngoài thuốc, người bệnh có thể chườm ấm sau phẫu thuật vài ngày hoặc thử tắm nước ấm sau cắt chỉ. Những biện pháp này đều có khả năng giảm nhẹ đau, giúp người bệnh thư giãn và cải thiện giấc ngủ. Ngoài ra chườm và tắm nước ấm còn giúp hạn chế cứng khớp, khớp háng chuyển động trơn tru hơn.

3. Vật lý trị liệu sớm và tích cực

Người bệnh được yêu cầu vật lý trị liệu sớm và tích cực, thường bắt đầu sau phẫu thuật vài tiếng. Trong vài ngày đầu, bệnh nhân được tập co cơ và gồng cơ, tập đi có hỗ trợ, tập xuống giường và thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng khác. Điều này giúp ngăn ngừa cứng khớp và những biến chứng sau mổ, chẳng hạn như hình thành cục máu đông.

Sau một thời gian, bệnh nhân được hướng dẫn tập tăng cường cơ hỗ trợ, tập kéo giãn và gấp duỗi khớp háng chủ động để phục hồi phạm vi chuyển động.

Ngoài ra người bệnh được tập đi không dùng nạng, thực hiện đa dạng các chuyển động ở khớp háng. Cuối cùng đi lại bình thường, trở lại với các hoạt động sinh hoạt và thể chất.

Vật lý trị liệu sớm và tích cực
Vật lý trị liệu sớm và tích cực để ngăn ngừa cứng khớp, phục hồi phạm vi chuyển động

Lưu ý:

  • Tập vật lý trị liệu theo chỉ định của bác sĩ
  • Tuân thủ chương trình vật lý trị liệu của bác sĩ
  • Luyện tập nhẹ nhàng trong thời gian đầu
  • Luyện tập từ từ và tăng dần cường độ theo thời gian, tránh hấp tấp

4. Thực hiện tư thế ngủ phù hợp

Thực hiện tư thế ngủ phù hợp cho người thay khớp háng là một cách chăm sóc và thúc đẩy quá trình phục hồi. Theo các chuyên gia, việc ngủ đúng tư thế có thể giúp hạn chế đau đớn và hỗ trợ giấc ngủ cho người bệnh. Điều này giúp cơ thể nghỉ ngơi hoàn toàn và thúc đẩy quá trình lành lại.

Ngoài ra những tư thế ngủ phù hợp cho người thay khớp háng còn giúp giữ hông ở vị trí tốt trong khi ngủ, tránh tăng áp lực dẫn đến đau khớp, kiểm soát tình trạng phù hợp. Đồng thời ngăn ngừa trật khớp và những tổn thương khác trong quá trình hồi phục.

Những tư thế ngủ tốt cho bệnh nhân thay khớp háng:

  • Nằm ngửa với gối đặt giữa hai chân
  • Nằm nghiêng với gối đặt giữa đầu gối, cẳng chân và cổ chân

Những tư thế không tốt cho người vừa thay khớp háng:

  • Nằm sấp
  • Nằm ngửa với gối đặt dưới đùi và đầu gối, chân uốn cong
  • Nằm ngửa bắt chéo chân
  • Nằm nghiêng không có gối hỗ trợ
  • Nằm nghiêng bên chân bệnh.

Trong 6 – 8 tuần đầu tiên người bệnh nên ngủ với những tư thế tốt cho khớp háng. Sau ít nhất 6 tuần, người bệnh có thể thực hiện mọi tư thế mong muốn.

5. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

Để thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương và phục hồi chức năng nhanh chóng, người bệnh cần thiết lập chế độ ăn uống phù hợp sau thay khớp háng.

Nguyên tắc ăn uống sau phẫu thuật:

  • Ăn thức ăn lỏng và mềm trong những ngày đầu tiên sau mổ
  • Chia những bữa ăn lớn thành những bữa ăn nhỏ trong ngày
  • Đảm bảo ăn uống cân bằng và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
  • Uống nhiều nước lọc và bổ sung dinh dưỡng từ nước ép trái cây

Trong chế độ ăn uống, người bệnh nên tăng cường bổ sung các thành phần dinh dưỡng dưới đây để tăng tốc độ hồi phục:

Xây dựng chế độ ăn uống giàu vitamin, khoáng chất, protein và omega-3
Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng để thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, giảm đau và viêm
  • Vitamin C: Tăng khả năng kháng viêm, tăng sức khỏe và đề kháng, giảm đau và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương. Vitamin C có nhiều trong ớt chuông, các loại trái cây thuộc họ cam quýt, quả mọng, cà chua…
  • Protein: Xây dựng xương và cơ bắp khỏe mạnh, giúp các mô tổn thương mau lành. Những loại thực phẩm giàu protein gồm trứng, bò nạc, ức gà, hạnh nhân, sữa, cá…
  • Omega-3: Giảm đau và viêm, tăng tốc độ chữa lành vết thương và hỗ trợ phục hồi chức năng. Người bệnh có thể ăn nhiều hạnh nhân, trứng cá muối, dầu cá, cá hồi, cá trích… để bổ sung omega-3.
  • Vitamin D và canxi: Giúp xây dựng khớp xương khỏe mạnh, xương đùi và khung chậu lành lại nhanh sau phẫu thuật. Những loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D gồm tôm, các loại rau lá xanh, sữa, sữa chua, chế phẩm từ đậu nành, các loại hạt…
  • Các thành phần dinh dưỡng khác: Chất sắt, kẽm, magie, vitamin A, B, E, chất chống oxy hóa…

6. Giữ tư thế tốt

Sau phẫu thuật thay khớp háng, người bệnh cần duy trì các tư thế tốt. Trật khớp háng có thể xảy ra ở khớp nhân tạo, đặc biệt là trong quá trình lành lại. Trong khi đó những tư thế xấu có thể làm tăng nguy cơ chấn thương và gây đau.

Dưới đây là một số lưu ý về tư thế trong sinh hoạt:

  • Không ngồi xổm.
  • Tránh bắt chéo chân khi ngồi hoặc nằm.
  • Tránh gập khớp háng quá mức.
  • Không nên xoay bàn chân vào trong quá mức (khép háng)
  • Thực hiện những chuyển động nhẹ nhàng và đúng tư thế cho đến khi khớp háng lành lại hoàn toàn. Tránh chơi thể thao hoặc những hoạt động có tác động mạnh.

Thời gian sử dụng khớp háng nhân tạo

Nếu thay khớp đúng kỹ thuật và chăm sóc đúng cách, tuổi thọ của khớp háng nhân tạo có thể lên đến 20 năm. Những trường hợp vận động nhiều, cân nặng dư thừa hoặc chăm sóc không tốt có thể làm giảm tuổi thọ của khớp háng.

Ngoài ra thời gian sử dụng và đi lại bình thường trên khớp háng nhân tạo còn phụ thuộc vào vật liệu của khớp háng. Chẳng hạn như hợp kim titan hay gốm sinh học.

Tuổi thọ của khớp háng nhân tạo có thể lên đến 20 năm
Tuổi thọ của khớp háng nhân tạo có thể lên đến 20 năm nếu thay khớp đúng kỹ thuật và chăm sóc đúng cách

Những thông tin nêu trên giúp giải đáp “Thay khớp háng khi nào đi lại bình thường? Cách phục hồi nhanh“. Nhìn chung người thay khớp háng có thể đi lại bình thường sau 4 – 6 tuần. Sau 3 đến 6 tháng, người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn và thực hiện những hoạt động ưa thích.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua