Người bị bệnh gút có uống được sữa ensure, đậu nành, tươi…?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Người bị bệnh gút có uống được sữa không và uống loại sữa nào để hỗ trợ phòng ngừa các triệu chứng. Tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Người bị bệnh gút có uống được sữa
Người bị bệnh gút có uống được sữa không?

Thành phần dinh dưỡng trong sữa

Sữa là loại thực phẩm bổ dưỡng được sản xuất để nuôi dưỡng các loại động vật mới sinh. Chỉ trong 240 gram sữa bò nguyên chất có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm:

  • Lượng calo : 146;
  • Chất đạm: 8 gram;
  • Chất béo: 8 gram;
  • Canxi: 28% nhu cầu hàng ngày;
  • Vitamin D: 24% nhu cầu hàng ngày;
  • Riboflavin (B2): 26% nhu cầu hàng ngày;
  • Vitamin B12: 18% nhu cầu hàng ngày;
  • Kali: 10% nhu cầu hàng ngày;
  • Phot pho: 22% nhu cầu hàng ngày;
  • Selen: 13% nhu cầu hàng ngày.

Sữa là một nguồn cung cấp protein và khoáng chất, bao gồm kali, B12, canxi và vitamin D, những khoáng chất không được bổ sung trong chế độ dinh dưỡng. Sữa cũng là nguồn cung cấp vitamin A, magiê, kẽm và thiamine (B1).

Ngoài ra, sữa cũng chứa một lượng protein cao và chứa hàng trăm axit béo khác nhau, bao gồm axit linoleic liên hợp (CLA) và omega-3.

Sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của xương, chẳng hạn như canxi, vitamin D, phốt pho và magiê. Các nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa có thể ngăn ngừa loãng xương và giảm nguy cơ gãy xương.

Bên cạnh đó, sữa cũng chứa các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, hỗ trợ phát huy thể chất, làm chậm quá trình lão hóa và cải thiện sức khỏe tinh thần.

Người bị bệnh gút có uống được sữa không?

Sữa là sản phẩm chữa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Vậy người bị bệnh gút có uống được sữa không và uống loại sữa nào? Theo các chuyên gia, người bệnh gút vẫn có thể sử dụng sữa mỗi ngày mà không gây ảnh hưởng đến các triệu chứng bệnh.

Người bị gout uống sữa ensure được không
Người bệnh gout có thể uống sữa với số lượng vừa đủ để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng

Theo các nghiên cứu, việc uống sữa ít béo có thể làm giảm nồng độ acid uric và làm giảm nguy cơ bùng phát bệnh gút. Ngoài ra uống sữa thường xuyên cũng hỗ trợ thúc đẩy quá trình bài tiết acid uric thông qua nước tiểu.

Việc uống sữa với liều lượng phù hợp có thể giảm đến 43% nguy cơ mắc bệnh gút và làm giảm lượng acid uric trong máu. Theo các bác sĩ, tất cả các loại sữa ít béo đều có thể được sử dụng an toàn đối với người bệnh gout.

Tóm lại, về vấn đề người bị bệnh gút có uống được sữa, các bác sĩ cho biết người bệnh có thể sử dụng các loại sữa ít béo với số lượng thích hợp.

Người bệnh gút nên uống loại sữa gì?

Các chuyên giá khuyến khích người bệnh gút nên sử dụng các loại sữa ít béo và sản phẩm sữa ít béo. Ngoài ra, người bệnh cần chú ý kiểm tra thành phần của sản phẩm và tránh các sản phẩm thay thế sữa. Cụ thể, người bệnh gút có thể sử dụng một số loại sữa, chẳng hạn như:

Bị gút có uống sữa đậu nành được không
Sữa ít béo và sữa tách béo phù hợp để sử dụng cho người bệnh gout
  • Sữa tươi: Các sản phẩm sữa và chế phẩm của sữa tươi có thể làm giảm lượng acid uric trong máu và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh gút. Liều lượng sử dụng được khuyến cáo là 1 – 2 cốc mỗi ngày. Ngoài ra, sử dụng quá nhiều sữa có thể khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sữa ensure: Theo các chuyên gia, người bệnh gút có thể uống 1 – 2 cốc sữa ensure mỗi ngày tùy theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
  • Sữa hạnh nhân: Sữa hạnh nhân là sữa được sản xuất từ hạt hạnh nhân, là loại sữa thay thế có nguồn gốc từ thực vật. Sữa hạnh nhân có hàm lượng calo và chất béo thấp hơn sữa bò, do đó người bệnh gút có thể sử dụng mà không gây ảnh hưởng đến các triệu chứng.
  • Sữa dừa: Sữa dừa được làm từ thịt dừa và nước dưới dạng kem và có hương vị nhẹ nhàng. Người bệnh gout có thể sử dụng 1 – 2 cốc mỗi ngày.
  • Sữa yến mạch: Sữa yến mạch có hương vị rất nhẹ và độ đặc sệt cao. Đây là một chất bổ sung phù hợp cho người bệnh gút.
  • Sữa gạo: Sữa gạo là một loại sữa thay thế được sử dụng cho những người dị ứng sữa. Ngoài ra, đối với bệnh nhân gút, uống 1 – 2 cốc sữa gạo mỗi ngày có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh gout.

Khi chọn sữa cho người bệnh gút người bệnh cần chú ý thành phần bổ sung, chẳng hạn như hương vị nhân tạo, chất bảo quản và chất làm đặc. Ngoài ra, sữa chua, phô mai tách béo, có quá trình lên men tự nhiên. Sữa chưa cũng có thể loại bỏ một phần acid uric trong máu và hỗ trợ điều trị bệnh gút.

Người bệnh gút không nên uống sữa gì?

Một số loại sữa không phù hợp cho người bệnh gout và có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể, người bệnh cần tránh sử dụng một số loại sữa, chẳng hạn như:

Sữa Primavita cho người bệnh gout
Không sử dụng các loại sữa đặc có đường để tránh khiến các triệu chứng gout trở nên nghiêm trọng hơn
  • Sữa chứa nhiều đường: Các loại sữa chứa nhiều đường có thể dẫn đến tình trạng viêm khớp, sưng và khiến các triệu chứng gout trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh gout nên tránh sử dụng sữa có chứa nhiều đường, chẳng hạn như sữa đặc.
  • Sữa đậu nành: Theo các bác sĩ, người bị bệnh gout nên hạn chế sử dụng sữa đậu nành, bởi vì đậu nành có chứa nhiều nhân puirn. Sử dụng nhiều sữa có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu, khiến các tinh thể urat lắng đọng và khiến các triệu chứng gút nghiêm trọng hơn.

Tại sao chế độ ăn uống lại quan trọng đối với người bệnh gút?

Purine là một chất hóa học tự nhiên được cơ thể sản xuất. Ngoài ra, purine cũng có trong một số loại thực phẩm. Khi cơ thể phá vỡ purine sẽ tạo ra acid uric. Khi có quá nhiều acid uric trong cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng tăng acid uric máu. Các tinh thể này có thể dẫn đến đau đớn và rối loạn chuyển hóa được gọi là bệnh gút.

Do đó, duy trì nồng độ acid uric bình thường là điều cần thiết để phòng ngừa các triệu chứng gút. Giữ nồng độ axit uric dưới mức bão hòa là 6.8 mg / dL có thể làm giảm nguy cơ bị gút bằng cách ngăn chặn sự hình thành các tinh thể mới. Một cách tốt nhất để duy trì nồng độ acid uric là hạn chế hoặc tránh tiêu thụ một số loại thực phẩm có chứa nhân purine.

Cụ thể các loại thực phẩm nên sử dụng và tránh đối với bệnh nhân gout bao gồm:

1. Thực phẩm nên ăn cho bệnh nhân gút

Các loại sữa ít béo rất tốt cho bệnh nhân gút. Ngoài ra, có một số loại thực phẩm khác tốt cho người bệnh gút, chẳng hạn như:

gout nên ăn rau gì
Sử dụng các loại thực phẩm ít hoặc không chứa purin có thể hỗ trợ phòng ngừa bệnh gút
  • Protein thực vật chẳng hạn như đậu Hà Lan, đậu lăng và các loại đậu khác là một lựa chọn protein không làm tăng nồng độ acid uric.
  • Cam quýt và vitamin C nói chung có thể làm giảm nồng độ acid uric và ngăn ngừa bệnh gút cấp.
  • Cà phê được sử dụng với số lượng vừa đủ mỗi ngày có thể làm giảm nguy có phát triển các triệu chứng bệnh gút.
  • Uống nhiều nước có thể hỗ trợ loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể. Theo các bác sĩ, việc tăng gấp đôi lượng nước tiểu thụ hàng ngày có thể kéo dài thời gian phát triển các cơn gout cấp.

2. Thực phẩm nên tránh khi bị bệnh gout

Ngoài ra người bệnh gout nên hạn chế hoặc tránh sử dụng một số loại thực phẩm và đồ uống, chẳng hạn như:

bị gout nên ăn gì
Hạn chế sử dụng bia và các loại đồ uống có cồn để tránh làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể
  • Đồ uống có chứa cồn, như bia, rượu và rượu mạnh có thể làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể. Do đó, hạn chế tiêu thụ rượu có thể ngăn ngừa nguy cơ phát triển bệnh gút ở một số người.
  • Thịt nội tạng, chẳng hạn như gan, thận, tim hoặc lưỡi thường có chứa nhiều purin, do đó không phù hợp cho người bệnh gút.
  • Hải sản chẳng hạn như hàu, sò điệp, tôm hùm, trai, cua và mực, có chứa nhiều nhân purin, do đó không phù hợp cho người bệnh gout.
  • Đồ uống có đường, chẳng hạn như soda và nước hoa quả đóng hộp có thể giải phòng nhân purin và khiến các triệu chứng gút trở nên nghiêm trọng hơn.

Có quá nhiều acid uric trong máu có thể dẫn đến bệnh gút cấp và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Các sản phẩm từ sữa ít béo, chẳng hạn như sữa tách béo, có thể giúp giảm nồng độ axit uric và hỗ trợ loại bỏ axit uric trong nước tiểu. Do đó, người bệnh có thể sử dụng sữa ít béo và thay đổi chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện các triệu chứng gút.

Nếu thay đổi chế độ ăn uống không thể kiểm soát bệnh gút, hãy trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc hỗ trợ và điều trị các triệu chứng gút.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua