Chế Độ Ăn Cho Người Bị Bệnh Gout Chuẩn Từ Chuyên Gia

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Những người bị gout cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống. Bởi việc ăn uống lành mạnh, bổ sung đủ hàm lượng dinh cần thiết, hạn chế thực phẩm chứa nhiều nhân purin có thể giúp bạn nhanh chóng kiểm soát bệnh lý, giảm triệu chứng và ngăn ngừa tái phát. Dưới đây là chế độ ăn cho người bị bệnh gout (thực đơn chuẩn) người bệnh có thể tham khảo và áp dụng.

Chế độ ăn cho người bị bệnh gout (thực đơn chuẩn)
Thông tin cơ bản về nguyên tắc ăn khoa học và chế độ ăn cho người bị bệnh gout (thực đơn chuẩn)

Nguyên tắc ăn điều trị bệnh gout

Bệnh gout thực chất là một dạng rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng diễn ra bên trong cơ thể. Sự rối loạn này khiến quá trình sản sinh axit uric đột ngột tăng cao dẫn đến dư thừa do không thể thải trừ hoàn toàn. Khi đó các tinh thể urat (muối của axit uric) có xu hướng lắng đọng ở các khớp hoặc thận.

Trong trường hợp lắng đọng ở các khớp, tinh thể muối của axit uric sẽ nhanh chóng kích thích phản ứng viêm tại ổ khớp. Lúc này người bệnh sẽ nhận thấy khớp sưng to, nóng đỏ kèm theo cảm giác đau nhức khó chịu, bệnh nhân gặp khó khăn trong việc cử động các khớp và vận động. Lâu ngày dẫn đến cứng khớp và biến dạng khớp.

Trong trường hợp tinh thể lắng đọng ở thận, bệnh nhân sẽ có nguy có mắc bệnh thận và những vấn đề liên quan. Trong đó sỏi thận và viêm thận kẽ là những bệnh thường gặp.

Để phòng ngừa rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng, giảm axit uric và ngăn các tinh thể lắng đọng, người bệnh cần lưu ý và áp dụng đúng nguyên tắc ăn điều trị bệnh gout. Cụ thể:

  • Bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết và cung cấp đủ năng lượng dựa theo nhu cầu dinh dưỡng của bản thân.
  • Chế độ ăn uống được áp dụng phải có khả năng giữ cho cân nặng luôn ở mức an toàn, giảm cân khi cần thiết. Tránh kiêng quá mức dẫn đến suy dinh hoặc dung nạp quá nhiều dẫn đến thừa cân, béo phì.
  • Chất đạm (protein) là thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe và các hoạt động bên trong cơ thể. Tuy nhiên người bệnh lưu ý bổ sung đạm ở mức độ vừa phải, tránh duy trì chế độ dinh dưỡng quá nhiều thực phẩm giàu đạm. Vì điều này sẽ làm tăng lượng purin trong bữa ăn. Nguyên nhân là do hầu hết các thực phẩm giàu đạm đều chứa rất nhiều purin.
  • Chất béo có tác dụng cung cấp năng lượng và duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên tránh ăn quá trình chất béo để phòng ngừa thừa cân, béo phì, tăng mỡ máu. Chính vì thế người bệnh có thể bổ sung chất béo nhưng với mức độ vừa phải. Tránh ăn những loại thịt có nhiều mỡ như thịt ba chỉ (thịt heo), da gà, thịt vịt, nạm bò…
  • Nên bổ sung dinh dưỡng và dầu có trong các loại thực vật như vừng, lạc, ô liu, đậu tương…
  • Tăng cường bổ sung vitamin C từ hoa quả, trái cây hoặc viên uống bổ sung. Hàm lượng được khuyến cáo: Thêm 500 – 1000mg vitamin C/ ngày.
  • Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể, tăng khả năng đào thải độc tố và hàm lượng axit uric dư thừa trong cơ thể. Các chuyên gia khuyến cáo người bị gout nên uống nước khoáng kiềm.
  • Các cách chế biến thực phẩm an toàn gồm hầm với nhiều nước và luộc, nhất là khi ăn thịt. Bệnh nhân lưu ý ăn cái, hạn chế sử dụng phần nước để tránh đưa vào cơ thể thể quá nhiều purin trong nước. Hạn chế tối đa việc sử dụng những món ăn chiên hoặc xào với nhiều dầu mỡ.
  • Tinh bột và những loại thực phẩm giàu carbohydrate được xác định là một trong những loại thực phẩm quan trọng và cần thiết đối với những bệnh nhân bị gout. Bởi hàm lượng purin có trong nhóm thực phẩm này luôn ở mức an toàn. Thường xuyên ăn tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate sẽ giúp bệnh hòa tan axit uric trong nước tiểu và làm giảm nồng độ axit uric trong cơ thể. Chính vì thế, trong thời gian điều trị bệnh gout, người bệnh có thể thoải mái ăn ngũ cốc, khoai, bún, mì, phở, bánh mì, gạo…
  • Bổ sung nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết có trong các loại rau củ. Bởi nhóm thực phẩm này chỉ chứa từ 20 – 25 mg purin/ 100 gram, trừ giá đỗ, nấm, măng tây.
Bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết và cung cấp đủ dinh dưỡng dựa theo nhu cầu của bản thân
Người bị gout nên bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết và cung cấp đủ năng lượng dựa theo nhu cầu dinh dưỡng của bản thân

Phân chia nhóm thực phẩm theo chế độ ăn

Phân chia nhóm thực phẩm nên ăn và không nên ăn dựa theo chế độ ăn như sau:

Thực phẩm nên ăn

  • Uống nhiều nước (2 – 3 lít nước/ ngày)
  • Tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin C để đảm bảo bổ sung đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Bao gồm quả chín (cam, bưởi, lựu, quýt, dứa, nho, dâu tây, việt quất, quả anh đào…), ngũ cốc nguyên hạt, rau (rau cải xanh, cần tây, bắp cải, cà chua, ớt chuông, khoai tây, cà tím…)
  • Trứng và những sản phẩm từ sữa
  • Tinh bột và những loại thực phẩm giàu carbohydrate (ngũ cốc, khoai, bún, mì, phở, bánh mì, gạo..)
  • Các loại đậu và những sản phẩm từ đậu (sữa đậu nành, đậu phụ, đậu xanh, sữa đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành)
  • Dùng thải dược có chức năng thải trừ nồng độ axit uric trong máu. Bao gồm cải bẹ xanh, dâu tây, cherry, cam, lá sake
  • Ăn những loại thịt có màu trắng như thịt heo, thịt lườn gà, thịt cá sông… Bởi những loại thịt có màu trắng thường có hàm lượng purin tương đối thấp
  • Sử dụng dầu thực vật thay thế cho mỡ động vật. Điển hình như dầu ô liu, dầu vừng, dầu lạc…
  • Ăn nhiều rau xanh, củ và hoa quả. Tuy nhiên cần tránh ăn giá đỗ, nấm, măng tây.
  • Tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D như các loại hạt, rau lá xanh, các loại đậu, hạnh nhân. sữa chua…

Hạn chế ăn và uống

  • Các loại đồ uống có cồn, rượu bia, đồ uống có ga và đồ uống ngọt
  • Thực phẩm chứa nhiều nhân purin như thịt đỏ, giá đỗ, nấm, măng tây, nội tạng động vật (gan, thận, óc)cùng với một số loại hải sản như cà ngừ, cá mòi, cá trích, cá cơm.
  • Nấm men như men bia, men dinh dưỡng và những chất bổ sung men khác
  • Thực phẩm giàu chất béo no gồm thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, thịt quay, da động vật, mỡ động vật
  • Thức ăn có tính axit như đồ ăn lên men, dưa hành muối, nem chua, canh chua…
Tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin C
Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C và uống nhiều nước, tránh dùng thực phẩm chứa nhiều nhân purin

Thực đơn tham khảo cho bệnh nhân bị gout (1600 kcal)

Thực đơn tham khảo cho bệnh nhân bị gout như sau:

Thứ 2, thứ 4 và thứ 6

Giờ ăn: 7 giờ

Phở thịt bò

  • 150 gram bánh phở
  • Nước dùng (1 gram muối/ 100ml nước dùng)
  • 10 gram hành lá
  • 35 gram thịt bò

Giờ ăn: 11 giờ

Cơm gạo tẻ

  • 2 lưng bát con tương đương 200 gram cơm gạo tẻ (100 gram gạo)

Sườn lợn rim

  • 50 gram sườn lợn bỏ xương

Su su xào

  • 200 gram su su
  • 7ml dầu ăn

Đậu phụ rán

  • 20 gram đậu phụ
  • 3ml dầu ăn

Canh cải xanh 

  • 50 gram cải xanh
  • Nước dùng (1 gram muối/ 100ml nước dùng)

Quả vải

  • 150 gram quả vải.

Giờ ăn: 15 giờ

Khoai lang 

  • 100 gram khoai lang (nửa củ)

Giờ ăn: 18 giờ

Cơm gạo tẻ

  • Miệng bát con cơm tương đương 150 gram cơm gạo tẻ (75 gram gạo)

Cá rô phi lọc thịt rán

  • 50 gram cá rô phi
  • 5ml dầu ăn

Canh rau ngót

  • 50 gram rau ngót
  • Nước dùng (1 gram muối/ 100ml nước dùng)

Mướp đắng xào trứng

  • 200 gram mướp đắng
  • 20 gram trứng gà (nửa quả trứng)
  • 7ml dầu ăn

Dưa hấu

  • 150 gram dưa hấu

Giá trị dinh dưỡng

  • Năng lượng: 1605Kcal
  • Protein: 59,5(g)
  • Canxi: 387(mg)
  • Chất sắt: 13,0(mg)
  • Glucid: 245,3(g)
  • Lipid: 42,8(g)
  • Kẽm: 8,6(mg)
  • Natri: 1982(mg)
  • Chất xơ: 10,9(g)
  • Kali: 2654(mg)
  • Cholesterol: 141(mg)

Lượng muối thêm vào

  • Muối ≤ 4,5g/ ngày

Nước dùng

  • Hạn chế
Thực đơn tham khảo cho bệnh nhân bị gout
Thực đơn tham khảo cho bệnh nhân bị gout thứ 2, thứ 4 và thứ 6 với các món gồm đậu phụ rán, su su xào…

Thứ 3, thứ 5 và thứ 7

Giờ ăn: 7 giờ

Bún riêu cua đậu phụ

  • 180 gram bún
  • 30 gram thịt cua đồng
  • 5 gram hàng lá
  • 30 gram cà chua
  • Nước dùng (1 gram muối/ 100ml nước dùng)

Giờ ăn: 11 giờ

Cơm gạo tẻ

  • 2 lưng bát con tương đương 200 gram cơm gạo tẻ (100 gram gạo)

Thịt băm rang

  • 20 gram thịt nạc vai

Cá trắm rán sốt cà chua

  • 70 gram cá trắm
  • 25 gram cà chua
  • 7ml dầu ăn

Cải bắp luộc

200 gram cải bắp

Canh cải bí xanh

  • 50 gram bí xanh
  • Nước dùng (1 gram muối/ 100ml nước dùng)

Cam

  • 150 gram cam (nửa quả cam)

Giờ ăn: 15 giờ

  • 100 gam chuối tiêu (1 quả)

Giờ ăn: 16 giờ

Cơm gạo tẻ

  • Miệng bát con cơm tương đương 150 gram cơm gạo tẻ (75 gram gạo)

 Thịt lợn rán

  • 70 gam thịt nạc vai
  • 5 ml dầu ăn

Lạc rang dầu

  • 10 gram lạt hạt
  • 2 ml dầu ăn

Canh mồng tơi

  • 50 gram mồng tơi
  • Nước dùng (1 gram muối/ 100ml nước dùng)

Bầu luộc

  • 200 gram bầu luộc

Bưởi

  • 200 gram bưởi (3 muối bưởi)

Giá trị dinh dưỡng

  • Năng lượng: 1639Kcal
  • Protein: 60,3(g)
  • Canxi: 522(mg)
  • Chất sắt: 10,5(mg)
  • Glucid: 252,5(g)
  • Lipid: 43,1(g)
  • Kẽm: 10,8(mg)
  • Natri: 1923(mg)
  • Chất xơ: 14,2(g)
  • Kali: 2646(mg)
  • Cholesterol: 59(mg)

Lượng muối thêm vào

  • Muối ≤ 4g/ ngày

Nước dùng

  • Hạn chế
Thực đơn tham khảo cho bệnh nhân bị gout thứ 3, thứ 5 và thứ 7
Thực đơn tham khảo cho bệnh nhân bị gout thứ 3, thứ 5 và thứ 7 với món bún riêu cua đậu phụ, thịt băm rang…

Chủ nhật

Giờ ăn: 7 giờ

Xôi lạc (xôi đậu phộng)

  • 50 gram gạo nếp
  • 10 gram lạc hạt
  • 3 gram vừng

Giờ ăn: 11 giờ

Cơm gạo tẻ

  • 2 lưng bát con tương đương 200 gram cơm gạo tẻ (100 gram gạo)

Thịt bò xào hành tây 

  • 50 gram thịt bò
  • 50 gram hành tây
  • 20 gram cà chua
  • 7 ml dầu ăn

Cá bống kho

  • 20 gram cá bống kho

Canh bí ngô

  • 50 gram bí ngô
  • Nước dùng (1 gram muối/ 100ml nước dùng)

Củ cải luộc

  • 200 gram củ cải luộc

Xoài chín

  • 100 gram xoài chín

Giờ ăn: 15 giờ

Hồng xiêm

  • 200 gram hồng xiêm (1 quả)

Giờ ăn: 18 giờ

Cơm gạo tẻ

  • Miệng bát con cơm tương đương 150 gram cơm gạo tẻ (75 gram gạo)

Trứng đúc thịt

  • 20 gram trứng gà (nửa quả trứng)
  • 10 gram thịt nạc vai
  • 3ml dầu ăn

Tôm biển hấp xả

  • 50 gram tôm biển
  • Xả

Canh rau cải

  • 50 gram cải xanh
  • Nước dùng (1 gram muối/ 100ml nước dùng)

Cải bắp xào

  • 200 gram cải xoong
  • 7ml dầu ăn

Lựu

  • 100 gram lựu

Giá trị dinh dưỡng

  • Năng lượng: 1573Kcal
  • Protein: 60,0(g)
  • Canxi: 571(mg)
  • Chất sắt: 19,4(mg)
  • Glucid: 254,1(g)
  • Lipid: 35,2(g)
  • Kẽm: 10,6(mg)
  • Natri: 1904(mg)
  • Chất xơ: 19,5(g)
  • Kali: 3060(mg)
  • Cholesterol: 169(mg)

Lượng muối thêm vào

  • Muối ≤ 4g/ ngày

Nước dùng

  • Hạn chế
Thực đơn tham khảo cho bệnh nhân bị gout chủ nhật
Thực đơn tham khảo cho bệnh nhân bị gout chủ nhật với các món gồm xôi lạc, cá bống kho, canh bí ngô…

Bài viết là thông tin cơ bản xoay quanh chế độ ăn cho người bị bệnh gout (thực đơn chuẩn). Từ những thông tin này hi vọng người bệnh có thể hiểu hơn về nguyên tắc ăn điều trị bệnh gout, cách phân chia nhóm thực phẩm ăn theo chế độ ăn và thực đơn tham khảo cho bệnh nhân bị gout (1600 kcal). Từ đó thiết lập và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, nâng cao sức khỏe và kiểm soát tốt bệnh gout.

Bài viết liên quan:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua