Mổ thoái hóa cột sống bao nhiêu tiền? Phương pháp thực hiện

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Mổ thoái hóa cột sống bao nhiêu tiền phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng như loại phẫu thuật được thực hiện. Dưới đây là một số thông tin về các phương pháp, chi phí cũng như kế hoạch chăm sóc sau thoái hóa cột sống, người bệnh có thể tham khảo.

Mổ thoái hóa cột sống bao nhiêu tiền
Mổ thoái hóa cột sống bao nhiêu tiền phục thuộc vào nhiều yếu tố và tình trạng sức khỏe của người bệnh

Khi nào cần mổ thoái hóa đốt sống?

Thoái hóa cột sống là một vấn đề phổ biến, có thể dẫn đến đau cổ vai gáy hoặc đau thắt lưng, đau lan đến cánh tay, chân. Mổ thoái hóa cột sống có thể được chỉ định để giúp giảm bớt mức độ nghiêm trọng của cơn đau, giảm viêm và phục hồi các chức năng vận động linh hoạt của người bệnh.

Phẫu thuật cột sống chỉ được thực hiện khi tất cả các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả và cơn đau gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong hầu hết các trường hợp, phẫu thuật sẽ được chỉ định cho các trường hợp như:

  • Thoái hóa đốt sống nghiêm trọng, dẫn đến đau đớn dữ dội và không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn
  • Hình thành các gai cột sống gây áp lực lên tủy sống
  • Có các biến chứng như hẹp ống sống dẫn đến suy nhược, yếu cơ, gặp khó khăn khi đi lại, di chuyển
  • Yếu hoặc tê ở cánh tay hoặc chân
  • Gặp khó khăn khi sử dụng tay hoặc chân
  • Nhiễm trùng cột sống với các dấu hiệu như đau lưng kèm sốt cao

Khi nào cần mổ thoái hóa đốt sống được chỉ định bởi bác sĩ có chuyên môn. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị hiệu quả, an toàn nhất.

Lợi ích và rủi ro khi mổ thoái hóa đốt sống

Mổ thoái hóa đốt sống có thể mang đến nhiều lợi ích, chẳng hạn như:

  • Giảm đau, cải thiện sức khỏe tổng thể
  • Giúp người bệnh di chuyển dễ dàng hơn
  • Hạn chế sử dụng và tác dụng phụ của các loại thuốc giảm đau

Mặc dù mang đến nhiều lợi ích, tuy nhiên phẫu thuật cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, chẳng hạn như:

  • Chảy máu
  • Nhiễm trùng
  • Phản ứng với thuốc gây mê hoặc các loại thuốc khác
  • Hình thành các cục máu đông, chẳng hạn như ở chân và phổi
  • Đau tim
  • Đột quỵ
  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống liền kề
  • Tổn thương thần kinh, dẫn đến suy nhược cơ thể, đau đớn, tê liệt, rối loạn chức năng tình dục hoặc mất khả năng kiểm soát ruột, bàng quang

Tỷ lệ rủi ro và xảy ra sự cố sau khi mổ thoái hóa cột sống là không phổ biến, đặc biệt là ở những người bệnh có tình trạng sức khỏe tốt. Tuy nhiên, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về các rủi ro phát sinh và có sự chuẩn bị phù hợp.

Mổ thoái hóa cột sống bao nhiêu tiền?

Mổ thoái hóa cột sống bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như phương pháp mổ, cơ sở y tế thực hiện phẫu thuật, trình độ chuyên môn của bác sĩ cũng như tình trạng sức khỏe và yêu cầu của người bệnh. Do đó, chi phí mổ và phục hồi thoái hóa cột sống có thể không giống nhau ở các bệnh nhân.

Phẫu thuật cột sống lưng bao nhiêu tiền
Mổ thoái hóa cột sống có chi phí dao động từ 15 – 50 triệu đồng

Hiện tại, chi phí cho một ca mổ cột sống tương đối cao, do đó chỉ được chỉ định trong các trường hợp nghiêm trọng. Theo ước tính, chi phí phẫu thuật (tham khảo) theo từng phương pháp như sau:

  • Mổ hở truyền thống: Dao động từ 15 – 20 triệu đồng cho mỗi ca mổ. Phương pháp này có chi phí thấp nhất, tuy nhiên thời gian phục hồi chậm và có thể gây đau đớn cũng như có nguy cơ rủi ro cao sau phẫu thuật.
  • Mổ nội soi: Dao động từ 35 – 40 triệu đồng cho mỗi ca mổ. Phương pháp này xâm lấn tối thiểu, vết mổ nhỏ, nguy cơ biến chứng thấp, thời gian phục hồi nhanh và có tính thẩm mỹ cao.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, có biến chứng, chi phí phẫu thuật có thể gia tăng tùy theo từng trường hợp, đôi khi có thể tăng lên 40 – 50 triệu đồng. Ngoài ra, phẫu thuật cũng có thể phát sinh các chi phí liên quan, chẳng hạn như thuốc mê, thuốc tê, thuốc cầm máu và nhiều vật tư y tế khác, dao đồng từ 10 – 12 triệu đồng, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Bên cạnh đó, có một số yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến chi phí mổ thoái hóa cột sống, chẳng hạn như:

  • Mức độ bệnh lý: Việc mổ thoái hóa cột sống bao nhiêu tiền phụ thuộc theo mức độ tổn thương cột sống và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
  • Phương pháp phẫu thuật: Các phương pháp phẫu thuật mổ thoái hóa đốt sống phổ biến chẳng hạn như hợp nhất cột sống, phẫu thuật cắt cung sau đốt sống, mổ rộng lỗ liên hiệp hoặc thay thế đĩa đệm nhân tạo. Tùy thuộc vào loại phẫu thuật được thực hiện, chi phí có thể thay đổi.
  • Cơ sở y tế và thời gian phục hồi: Chi phí có thể thay đổi tùy thuộc vào từng cơ sở y tế và dịch vụ.
  • Bảo hiểm: Mổ thoái hóa đốt sống được bảo hiểm chi trả một phần, điều này giúp giảm một phần gánh nặng chi phí cho người bệnh.

Các phương pháp mổ thoái hóa cột sống phổ biến

Việc mổ thoái hóa cột sống bao nhiêu tiền phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp phẫu thuật. Hiện tại có một số phương pháp phẫu thuật phổ biến, chẳng hạn như:

1. Mổ hở truyền thống

Mổ hở thoái hóa đốt sống là phương pháp truyền thống và có chi phí thấp. Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ thực hiện một vết rạch lên da bằng dao mổ, thực hiện các kỹ thuật điều trị, chẳng hạn như loại bỏ đĩa đệm thoát vị, loại bỏ gai xương, thông qua đường rạch này. Những vết rạch này có thể kéo dài từ 8 – 10 cm hoặc lớn hơn, tùy thuộc vào quy trình mổ thoái hóa đốt sống được thực hiện.

So với trước đây, mổ hở ngày càng ít phổ biến, do rủi ro cao và thời gian phục hồi lâu. Tuy nhiên, phẫu thuật mở cũng có nhiều ưu điểm, chẳng hạn như:

  • Khu vực cột sống cần tác động lớn, chẳng hạn như thoái hóa nhiều đốt sống thắt lưng cùng lúc
  • Có thể cung cấp đầy đủ hình ảnh chính xác nhất để loại bỏ hoàn toàn các mô bị ảnh hưởng

Ngoài các lợi ích, phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, chẳng hạn như:

  • Chảy nhiều máu
  • Nhiễm trùng
  • Hình thành các cục máu đông
  • Thời gian phục hồi lâu

Phương pháp mổ hở truyền thống được cho là có chi phí thấp nhất và phù hợp với nhiều đối tượng bệnh. Tuy nhiên, trước khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh cần cân nhắc về lợi ích, rủi ro cũng như tình trạng sức khỏe tổng thể để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

2. Mổ nội soi

Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm sử dụng một ống nội soi dài, mỏng có gắn camera để quan sát bên trong cột sống thông qua một vết rạch nhỏ. Đây là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, hiệu quả cao, an toàn, phục hồi nhanh và mang lại hiệu quả giảm đau tốt cho người bệnh

Trong mổ nội soi, bác sĩ sẽ thực hiện một vết rạch nhỏ. Ống nội soi sẽ được đưa vào cơ thể thông qua vết rạch này và chiếu các cấu trúc bên trong cơ thể lên màn hình. Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật thông qua hình ảnh trực quan từ ống nội soi.

Có một số loại thiết bị nội soi, có nhiều loại về chiều dài, chiều rộng và mức độ linh hoạt hoặc độ cứng. Các ống nội soi này thường bao gồm máy ảnh, nguồn sáng và dụng cụ phẫu thuật. Người bệnh thường sẽ được gây mê toàn thân trong quá trình phẫu thuật để đảm bảo an toàn.

Chi phí phẫu thuật cột sống Việt Đức
Mổ nội soi thoái hóa đốt sống có thời gian hồi phục nhanh và nguy cơ biến chứng thấp

Rủi ro tiềm ẩn:

Phẫu thuật nội soi có thể dẫn đến nhiều rủi ro tiềm ẩn, chẳng hạn như:

  • Chảy máu không thể kiểm soát
  • Tổn thương không thể phát hiện hoặc điều trị không hiệu quả
  • Tổn thương mô mềm, đĩa đệm, dây thần kinh hoặc các cơ quan khác trong quá trình phẫu thuật

Ngoài ra, do các lỗ phẫu thuật nhỏ và phụ thuộc nhiều vào máy ảnh, do đó các tổn thương hoặc chảy máu trong quá trình phẫu thuật thường khó phát hiện.

Thông thường, sau phẫu thuật nội soi người bệnh có thể về nhà và theo dõi phản ứng của cơ thể ngay trong ngày. Người bệnh sẽ được hẹn tái khám để loại bỏ chỉ khẩu, kiểm tra sức khỏe và tiến hành phục hồi chức năng sau phẫu thuật.

Bên cạnh đó, phẫu thuật nội soi thoái hóa đốt sống có thể không phù hợp với một số tình trạng, chẳng hạn như hẹp ống sống. Trong trường hợp này, người bệnh cần phẫu thuật mổ hở để mở rộng lỗ liên hiệp nhằm giải tỏa áp lực lên các dây thần kinh.

3. Mổ bằng tia laser

Phẫu thuật cột sống bằng laser là một loại phẫu thuật cột sống xâm lấn tối thiểu sử dụng tia laser để cắt qua các cấu trúc trong cột sống để giảm chèn ép dây thần kinh giúp giảm đau. Mặc dù các thủ thuật xâm lấn tối thiểu thường ít gây đau, tổn thương mô với thời gian phục hồi nhanh hơn so với các mổ hở, tuy nhiên phẫu thuật thoái hóa cột sống bằng laser bị hạn chế trong việc điều trị các rối loạn cột sống đi kèm, cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Trong phẫu thuật laser, bác sĩ sẽ thực hiện vết rạch dưới 3 cm để tiếp cận cột sống. So với mổ hở, mổ bằng laser ít để lại sẹo và tổn thương các cấu trúc xung quanh, đồng thời ít đau và có thời gian phục hồi nhanh hơn.

Trong phẫu thuật laser, các tia laser sẽ tạo ra các tia lửa tức thời, có thể làm hỏng các cấu trúc cột sống, chẳng hạn như các gai cột sống, từ đó giải tỏa áp lực lên các dây thần kinh, hỗ trợ giảm đau và phục hồi chức năng vận động.

Rủi ro tiềm ẩn:

Phẫu thuật cột sống bằng laser có thể giúp giải quyết nguyên nhân chèn ép rễ thần kinh, nhưng cũng có nguy cơ làm hỏng các cấu trúc lân cận cao hơn. Bên cạnh đó, phẫu thuật cũng tiềm ẩn một số rủi ro khác, chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng
  • Chảy máu và hình thành các cục máu đông
  • Tổn thương thần kinh
  • Tổn thương màng bao quanh tủy sống

Tia laser là nguồn nhiệt tập trung, cường độ cao, kém chính xác hơn các dụng cụ phẫu thuật khác và đòi hỏi nhiều khả năng điều khiển, kiểm soát để tránh gây tổn thương vĩnh viễn cho cột sống, rễ thần kinh.

Phẫu thuật thoái hóa đốt sống bằng laser tương có chi phí cao và không phù hợp với một số tình trạng cột sống. Do đó, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Lưu ý sau khi mổ thoái hóa đốt sống

Trao đổi với bác sĩ nếu cần thông tin chính xác về vấn đề mổ thoái hóa cột sống bao nhiêu tiền. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hỏi bác sĩ về kế hoạch phục hồi sau phẫu thuật để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Dưới đây là một số lưu ý sau phẫu thuật, người bệnh có thể tham khảo và có kế hoạch phục hồi sức khỏe tốt nhất:

  • Kiểm soát cơn đau sau phẫu thuật, chẳng hạn như chườm lạnh, chuyển động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi phù hợp.
  • Không uốn, nâng, xoắn cột sống cũng như không nâng vật nặng hơn 2 kg sau phẫu thuật.
  • Không hoạt động thể chất vất vả, bao gồm tập thể dục, làm việc nhà, làm vườn hoặc hoạt động tình dục.
  • Uống nhiều nước.
  • Không uống rượu, bia và các loại đồ uống có cồn trong suốt thời gian phục hồi sau phẫu thuật cột sống.
  • Ngủ đủ giấc, ít nhất là 7 – 8 giờ mỗi đêm, để thúc đẩy quá trình chữa lành bệnh.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây, để kiểm soát cân nặng, tránh béo phì gây áp lực lên cột sống.
  • Duy trì thái độ tích cực, lạc quan, tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
  • Duy trì hoạt động mỗi ngày và tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh cần thực hiện các tư thế đúng khi ngồi, đứng, đi bộ và nằm ngủ để giảm căng thẳng lên cột sống.

Điều quan trọng là tuân thủ các khuyến nghị của bác sĩ để phục hồi sau phẫu thuật cột sống. Thời gian phục hồi có thể khác nhau tùy thuộc vào loại phẫu thuật, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe tổng thể. Nếu có bất thắc mắc hoặc vấn đề nào liên quan đến việc mổ thoái hóa cột sống bao nhiêu tiền, người bệnh nên liên hệ với bệnh viện hoặc bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua