Glucosamin và bệnh xương khớp – Những điều cần biết

Theo dõi IHR trên goole news

Glucosamin và bệnh xương khớp có mối liên hệ mật thiết nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu các thông tin cần thiết để có kế hoạch bổ sung phù hợp và không gây ảnh hưởng đến các triệu chứng bệnh xương khớp.

Glucosamin và bệnh xương khớp
Tìm hiểu mối liên quan của Glucosamin và bệnh xương khớp

Glucosamin là gì?

Glucosamin là một loại đường amin tự nhiên do cơ thể sản xuất. Hiện tại Glucosamin cũng được điều chế thành các loại thực phẩm chức năng có thể điều trị các bệnh xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp.

Glucosamin tự nhiên có nồng độ cao nhất ở các khớp và sụn, là nơi tạo ra cấu trúc của glycosaminoglycans, hợp chất cần thiết để đảm bảo sức khỏe của khớp.

Hầu hết các chất bổ sung Glucosamin được chiết xuất từ vỏ động vật giáp xác hoặc được sản xuất thông qua quá trình lên men vi khuẩn và ngũ cốc. Các sản phẩm này được sử dụng rộng rãi dưới dạng viên nén, viên nang, gel mềm hoặc hỗn dịch uống. Hiện tại trên thị trường có hai loại chính là  glucosamine sulfate và glucosamine hydrochloride.

Mặc dù tác động của Glucosamin và bệnh xương khớp không rõ ràng, tuy nhiên các nhà khoa học tin rằng, Glucosamin có thể hỗ trợ bảo vệ khớp và sụn khớp. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho rằng, bổ sung Glucosamin có thể làm giảm sự phân hủy collagen.

Các chất bổ sung Glucosamin cũng có thể hỗ trợ giảm viêm và hỗ trợ phòng ngừa viêm xương khớp. Tuy nhiên tác dụng và mối liên hệ giữa Glucosamin và bệnh xương khớp cần được làm rõ thêm.

Mối liên hệ giữa Glucosamin và bệnh xương khớp

Hiện tại y học không có phương pháp điều trị, ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình tiến triển của bệnh xương khớp. Trong thời gian gần đây, Glucosamin được sử dụng như một phương pháp điều trị thay thế cho một số tình trạng viêm khớp và đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa Glucosamin và bệnh xương khớp vẫn chưa được làm rõ.

Thuốc bổ xương khớp Glucosamine
Glucosamine được sử dụng như một phương pháp thay thế để cải thiện các vấn đề xương khớp

Mối liên hệ quan trọng nhất của Glucosamin và bệnh xương khớp là làm chậm hoặc ngăn chặn sự thoái hóa của sụn khớp, nguyên nhân cơ bản dẫn đến đau nhức xương khớp. Hiện tại, người bệnh có thể sử dụng Glucosamin như một phương pháp điều trị bổ sung và ít tác dụng phụ.

Tuy nhiên, các sản phẩm bổ sung Glucosamin có thể không mang lại hiệu quả giảm đau như mong muốn cho tất cả các trường hợp viêm xương khớp.

Mặc dù Glucosamin được xem là một chất bổ sung an toàn cho các bệnh xương khớp, tuy nhiên người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Nếu việc bổ sung Glucosamin không mang lại hiệu quả sau 3 tháng, người bệnh có thể cần ngừng bổ sung và đánh giá thêm về tình trạng bệnh.

Bổ sung Glucosamin có tác dụng với các bệnh viêm khớp không?

Glucosamin là một trong những hoạt chất bổ sung phổ biến nhất thế giới. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa Glucosamin và bệnh xương khớp vẫn cần được nghiên cứu thêm. Cụ thể, các nhà nghiên cứu cho rằng, Glucosamin có thể mang lại một số lợi ích cho bệnh xương khớp như:

1. Viêm xương khớp

Viêm xương khớp (OA) hay thoái hóa khớp xảy ra khi sụn ở đầu khớp bị hao mòn và khiến các xương cọ xát vào nhau. Tình trạng này dẫn ma sát dư thừa trong khớp, dẫn đến mất khả năng vận động, cứng khớp và đau khớp. Viêm xương khớp thường phổ biến ở những người trung niên và lớn tuổi. Các triệu chứng có thể biểu hiện từ nhẹ đến nghiêm trọng, và có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận cơ thể khác nhau, chẳng hạn như lưng, cổ, hông, đầu gối hoặc bàn chân.

glucosamine tốt cho xương khớp
Sử dụng Glucosamine được cho là tốt cho xương khớp, đặc biệt là đối với tình trạng thoái hóa khớp

Mặc dù mối liên hệ giữa Glucosamin và bệnh xương khớp không được làm rõ, tuy nhiên các nghiên cứu cho biết, Glucosamin có thể hỗ trợ giảm đau và các triệu chứng khác theo thời gian. Hiệu quả giảm đau này được cho là tương tự với việc sử dụng 3 g acetaminophen (một loại thuốc giảm đau phổ biến) hàng ngày. Ngoài ra, một số người dùng cho biết, việc sử dụng 1.500 mg Glucosamin mỗi ngày trong ba năm liên tục có thể cải thiện các triệu chứng tổng thể, chẳng hạn như đau đớn, cứng khớp và cải thiện chức năng khớp hiệu quả.

Tuy nhiên một số nghiên cứu độc lập khác cho cho biết hiệu quả giảm đau của Glucosamin là rất nhỏ và một số nhà nghiên cứu cho rằng Glucosamin và bệnh xương khớp không có liên kết về mặt lâm sàng.

Nói chung, lợi ích của Glucosamin và bệnh xương khớp đang gây nhiều tranh cãi. Một số nghiên cứu cho rằng, Glucosamin có thể cải thiện tình trạng viêm xương khớp khi sử dụng ít nhất trong một năm. Trong khi một số nghiên cứu khác cho rằng tác dụng của Glucosamin và bệnh xương khớp là không đáng kể.

2. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các khớp. Không giống như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp không xảy ra do quá trình thoái hóa tự nhiên.

Hầu hết các nhà khoa học tin rằng, Glucosamin không mang lại hiệu quả gì cho bệnh viêm khớp dạng thấp.

Bệnh cạnh đó, có một số nghiên cứu cho rằng sử dụng 1.500 mg Glucosamin hydrochloride trong ba tháng có thể cải thiện các triệu chứng hiệu quả. Tuy nhiên các nghiên cứu này không nêu ra hiệu quả cụ thể cũng như chứng minh về mối liên hệ giữa Glucosamin và bệnh viêm khớp dạng thấp.

Chống chỉ định sử dụng Glucosamin

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phân loại Glucosamin vào nhóm thực phẩm chức năng, được sử dụng để bổ sung và hỗ trợ điều chỉnh một số vấn đề xương khớp. Mặc dù thường được xem là an toàn, tuy nhiên một số nhóm bệnh nhân chỉ nên sử dụng Glucosamin dưới sự chỉ định, giám sát của bác sĩ chuyên môn.

Mối liên hệ của glucosamin và bệnh xương khớp
Người bệnh dị ứng với động vật có vỏ nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bổ sung Glucosamin

Cụ thể, một số đối tượng chống chỉ định và cần thận trọng khi sử dụng Glucosamin bao gồm:

  • Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên sử dụng chất bổ sung Glucosamine sulfate dưới sự giám sát y tế chặt chẽ để tránh các phản ứng phụ nghiêm trọng. Có một số nghiên cứu cho thấy glucosamine sulfate có thể làm tăng kháng insulin.
  • Bệnh nhân dị ứng với động vật có vỏ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bổ sung Glucosamin. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp dị ứng với động vật có vỏ thường không gây hạn chế khi dùng Glucosamine. Bởi vì Glucosamin được chiết xuất từ kitin, một loại carbohydrate, trong khi tình trạng dị ứng với động vật có vỏ thường do protein gây ra.
  • Trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể, mặc dù hiện tại không có bằng cho thấy tác động tiêu cực của Glucosamin đối với các đối tượng này.
  • Người đang sử dụng thuốc làm loãng máu hoặc cần sử dụng aspirin hàng ngày không nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể trước khi dùng Glucosamin.

Những người bệnh có tác dụng phụ hoặc phản ứng không mong muốn khi sử dụng Glucosamin nên dừng sử dụng ngay lập tức và trao đổi với bác sĩ.

Tác dụng phụ của Glucosamin

Trong hầu hết các trường hợp, chất bổ sung Glucosamin an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Buồn nôn hoặc nôn;
  • Tiêu chảy hoặc táo bón;
  • Ợ nóng hoặc ợ chua;
  • Tăng lượng khí trong dạ dày và gây đầy hơi, chướng bụng.

Sử dụng Glucosamin với thực phẩm có thể hỗ trợ giảm tỷ lệ mắc các tác dụng phụ.

Ngoài các tác dụng phụ như trên, hiện tại không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được báo cáo.

Liều dùng Glucosamin và bệnh xương khớp

Thông thường, Glucosamin được sử dụng 3 lần mỗi ngày, sau các bữa ăn chính. Liều thường dao động từ 300 – 500 mg trong mỗi bữa ăn và liều lượng tối thiểu hàng ngày là 900 – 1.500 mg. Hầu hết các nghiên cứu sử dụng 1.500 mg mỗi ngày.

Những người bệnh béo phì (trên 90 kg) nên thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn liều lượng thích hợp, bởi vì người bệnh có nhu cầu Glucosamin ở mức cao hơn.

Kết hợp Glucosamin và các phương pháp khác

Bổ sung Glucosamin không thể mang lại hiệu quả giảm đau đầy đủ cho tất cả các bệnh xương khớp. Do đó, bác sĩ thường đề nghị người bệnh sử dụng Glucosamin kết hợp với các phương pháp điều trị không phẫu thuật khác, chẳng hạn như:

glucosamine có tốt không
Thường xuyên tập thể dục kết hợp sử dụng Glucosamin để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh xương khớp
  • Thuốc giảm đau có đặc tính chống viêm, chẳng hạn như ibuprofen, chất ức chế COX-2, naproxen và các loại thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID) và Acetaminophen có thể được sử dụng để chống viêm, giảm đau liên quan đến các bệnh viêm khớp. Việc sử dụng Glucosamin có thể làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc chống viêm và giảm đau của người bệnh, điều này có thể ngăn ngừa các tác dụng phụ liên quan. Tuy nhiên, bệnh nhân đang điều trị bằng aspirin hàng ngày nên trao đổi với bác sĩ để tránh các rủi ro liên quan.
  • Thực hiện các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng có thể giúp duy trì sự linh hoạt, tăng phạm vi chuyển động cũng như giảm độ cứng ở các cơ và khớp. Người bệnh có thể tham gia vào các hoạt động thể chất nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội hoặc tập yoga để duy trì sức khỏe tổng thể của lưng.
  • Tập thể dục dưới nước, chẳng hạn như chạy bộ, đi xe đạp hoặc bơi, có thể giúp người bệnh cải thiện các vấn đề xương khớp nghiêm trọng. Tập thể dục dưới nước thường ít đau và hạn chế các lực tác động đến khớp, do đó có thể hỗ trợ cải thiện các vấn đề xương khớp.
  • Thực hiện nắn khớp xương có thể kiểm soát các cơn đau mãn tính và các triệu chứng viêm xương khớp. Người bệnh nên đến cơ sở y tế hoặc trao đổi với chuyên gia để được hướng dẫn về phương pháp nắn khớp xương.
  • Các phương pháp điều trị phi y tế bổ sung, chẳng hạn như tập yoga hoặc Thái cực quyền, châm cứu, kích thích điện và xoa bóp, cũng có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Ngoài ra, đôi khi dành thời gian nghỉ ngơi và giảm cân cũng có thể hỗ trợ cải thiện các vấn đề xương khớp hiệu quả. Một số bệnh nhân cũng có thể cần một thời gian ngắn nghỉ ngơi và dùng thuốc để giảm viêm khớp trước khi bắt đầu tập thể dục hoặc vật lý trị liệu.

Để giảm đau tối đa, glucosamine được sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị viêm xương khớp không phẫu thuật khác. Bên cạnh đó, đôi khi thay đổi lối sống, chẳng hạn như nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng hoặc giảm cân, có thể mang lại hiệu quả giảm đau tích cực. Ngoài ra, người bệnh cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để tăng cường sức khỏe xương.

Mối liên hệ giữa Glucosamin và bệnh xương khớp hiện tại vẫn đang được nghiên cứu. Một số nghiên cứu cho biết Glucosamin có thể mang lại hiệu quả tích cực, làm giảm các triệu chứng của viêm xương khớp và trì hoãn hoặc làm chậm sự phát triển của bệnh. Trong khi một số nhà khoa học cho rằng tác dụng của Glucosamin là không đáng kể và không liên quan về mặt lâm sàng.

Mặc dù Glucosamin và bệnh xương khớp còn nhiều tranh cãi, tuy nhiên người bệnh có thể sử dụng Glucosamin như một chất bổ sung hỗ trợ. Bên cạnh đó, kết hợp các biện pháp sử dụng Glucosamin và nhiều biện pháp điều trị khác để tăng cường hiệu quả điều trị.

 Thông tin thêm: Người bị tràn dịch khớp gối có nên uống glucosamine?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua