Đứt Gân Gấp Ngón Tay: Triệu Chứng và Cách Điều Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Phan Đình Long | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Đứt gân gấp ngón tay là chấn thương phổ biến, có thể dẫn đến đau đớn, sưng tấy, bầm tím và khiến người bệnh không có khả năng duỗi thẳng đầu ngón tay. Nếu không được điều trị, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn và gây ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm, sự khéo léo cũng như chức năng vận động bàn tay.

Đứt gân gấp ngón tay
Đứt gân gấp ngón tay là chấn thương phổ biến trong các hoạt động thể thao và sinh hoạt hàng ngày

Đứt gân gấp ngón tay là gì?

Đứt gân gấp ngón tay là một chấn thương xảy ra ở gân duỗi thẳng đầu ngón tay hoặc ngón cái. Gân là các mô mềm gắn xương với cơ bắp, mang lại sự ổn định và chuyển động. Khi bị thương, gân có thể bị rách hoặc tách ra khỏi xương ngón tay.

Nếu bị đứt gân ngón tay, người bệnh không thể duỗi thẳng ngón tay, ngón tay sẽ bị cong xuống dưới ở đầu ngón tay, đau đớn, bầm tím hoặc sưng tấy.

Có ba loại chấn thương chính có thể liên quan đến gân gấp ngón tay, bao gồm:

  • Gân bị tổn thương nhưng không bị nứt hoặc gãy xương
  • Gân bị đứt một phần do chấn thương ở ngón tay
  • Gân bị đứt hoàn toàn

Đứt gân gấp ngón tay là một chấn thương phổ biến trong các hoạt động thể thao, chẳng hạn như bóng rổ, bóng chuyền, bóng chày hoặc bóng đá (xảy ra khi thủ môn cố gắng bắt một quả bóng và quả bóng đập vào đầu ngón tay). Chấn thương này thường chỉ ảnh hưởng đến một ngón tay và ở bàn tay thuận, do được sử dụng nhiều hơn.

Mặc dù thường xảy ra ở các vận động viên, tuy nhiên đứt gân gấp có thể xảy ra trong các hoạt động gia đình, chẳng hạn như đập ngón tay vào một vật cứng, chẳng hạn như tường hoặc cửa.

Dấu hiệu nhận biết đứt gân gấp ngón tay

Đứt gân gấp ngón tay có thể gây đau đớn ngay sau khi bị thương và đầu ngón tay sẽ bị cong xuống hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể sử dụng bàn tay trong các hoạt động hàng ngày, mặc dù người bệnh thường cảm thấy rất đau đớn.

Đôi khi xương ngón tay cũng có thể bị gãy, dẫn đến tình trạng ngón tay rủ xuống, không thể cử động hoặc duỗi thẳng mà không có sự trợ giúp.

Triệu chứng đứt gân ngón tay
Sau khi bị đứt gân gấp, ngón tay sẽ bị cong xuống dưới và không có khả năng duỗi thẳng

Các dấu hiệu và triệu chứng khác bao gồm:

  • Đỏ
  • Sưng tấy
  • Bầm tím
  • Có điểm mềm ở vị trí tổn thương

Đôi khi móng tay cũng có thể bị thương và tách ra khỏi móng hoặc máu bên dưới móng tay. Đây có thể là dấu hiệu bị gãy xương hoặc tổn thương mô dưới da. Trong trường hợp này, người bệnh nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây đứt gân gấp ngón tay

Đứt gân gấp ngón tay là chấn thương gân cơ duỗi ở mặt sau của ngón tay.

Gân có một số điểm bám ở mặt sau của ngón tay, trong đó có một phần nằm ngay ngoài đốt ngón tay cuối cùng cho phép khớp ngón tay cuối cùng duỗi thẳng. Khi gần bị thương, cơ chế kéo thẳng đốt ngón tay cuối cùng sẽ mất đi, dẫn đến ngón tay cong.

Phục hồi đứt gân ngón tay
Bắt một quả bóng với lực mạnh có thể làm tăng nguy cơ đứt gân ngón tay

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến đứt gân ngón tay bao gồm:

  • Chấn thương thể thao: Trong thể thao, bất kỳ tác động trực tiếp nào đến các gân gấp ngón tay đều có thể gây đứt gân.
  • Té ngã: Ngã với tư thế tiếp đất bằng ngón tay cũng có thể dẫn đến đứt gân.
  • Hoạt động hàng ngày: Trong các sinh hoạt hàng ngày cũng có thể làm tăng nguy cơ đứt gân gấp ngón tay. Ở những người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ, gân gấp ngón tay có thể bị đứt trong các hoạt động bình thường, chẳng hạn như dọn giường ngủ.

Chẩn đoán đứt gân gấp ngón tay

Các bước chẩn đoán đứt gân gấp ngón tay tương đối đơn giản, bởi vì đây là một chấn thương khá rõ ràng. Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra ngón tay bị tổn thương, các triệu chứng liên quan và nguyên nhân dẫn đến chấn thương.

Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp X – quang hoặc MRI để đánh giá các khớp ngón tay và xương. Ngoài ra, đôi khi người bệnh cũng được chỉ định siêu âm ngón tay để xác định mức độ tổn thương đối với gân và xương.

Điều trị đứt gân gấp ngón tay như thế nào?

Sau khi bị chấn thương hoặc cảm thấy đau đớn, người bệnh có thể sơ cứu bằng các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên người bệnh cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để tránh các rủi ro liên quan.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, các phương pháp điều trị bao gồm:

1. Tự chăm sóc

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể tự chăm sóc các triệu chứng đứt gân gấp ngón tay tại nhà. Các biện pháp tự chăm sóc bao gồm:

Giải phẫu gân duỗi ngón tay
Chườm đá có thể giúp giảm viêm, sưng và giúp ngón tay trở nên linh hoạt hơn
  • Nếu ngón tay bị đứt, hãy rửa sạch vết thương dưới vòi nước trong vài phút. Sau đó quấn ngón tay bằng gạc sạch hoặc vải sạch. Sử dụng một lực nhẹ quấn quanh vết thương để cầm máu.
  • Chườm đá vào khớp khớp tay bị tổn thương để giúp giảm sưng và đau. Người bệnh có thể quấn đá vào khăn sau đó chườm lên vết thương. Không chườm đá trực tiếp lên da, điều này có thể gây bỏng lạnh.
  • Nâng cao bàn tay bị thương để giảm sưng, giảm đau.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn nếu cần.

Sau các bước sơ cứu ban đầu, người bệnh nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Chấn thương có thể được điều trị bằng cách biện pháp nội khoa mà không cần phẫu thuật, trừ khi chấn thương là mãn tính. Ngay cả khi ngón tay không bị đau nhiều và vẫn hoạt động bình thường, người bệnh vẫn nên điều trị càng sớm càng tốt.

Nếu không được điều trị, ngón tay có thể bị cứng, biến dạng hoặc uốn cong sai cách.

Ngoài ra, ở trẻ em, đứt gân gấp ngón tay có thể gây vỡ sụn ngón tay và ảnh hưởng đến sự phát triển của xương. Nếu không được điều trị, ngón tay của trẻ có thể bị còi cọc hoặc không phát triển đúng cách.

2. Nẹp cố định

Nẹp là phương pháp điều trị phổ biến của tình trạng đứt gân ngón tay. Mục đích của phương pháp này là giữ đầu ngón tay thẳng cho đến khi gân lành lại.

Đứt gân ngón tay kiêng ăn gì
Nẹp ngón tay là cách phổ biến nhất được sử dụng để phục hồi gân gấp ngón tay 

Thông thường, nẹp ngón tay sẽ được cố định trong 6 tuần. Sau đó, người bệnh sẽ được chỉ định mang nẹp thêm 2 tuần nữa. Đôi khi bác sĩ cũng có thể đề nghị người bệnh đeo nẹp vào ban đêm trong 6 tuần tiếp theo, điều này giúp ngăn ngừa các sai lệch và chấn thương khi ngủ.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể khuyến cáo người bệnh mang nẹp trong một số hoạt động thể chất, chẳng hạn như làm việc tay chân hoặc chơi thể thao, để tránh các rủi ro.

Các loại nẹp ngón tay thường được sử dụng là nẹp nhựa. Ngoài ra, có một số loại nẹp có sẵn, chẳng hạn như miếng dán vào móng tay được chứng minh là mang lại hiệu quả cao khi  điều trị đứt gân ngón tay.

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật thường được khuyến khích cho các chấn thương phức tạp ở ngón tay cái. Các chấn thương bao gồm:

  • Gân gấp ngón tay bị đứt hoàn toàn và không được căn chỉnh đúng cách
  • Cần sử dụng các mô gân từ nơi khác trên cơ thể để nối gân gấp ngón tay

Phẫu thuật đứt gân gấp ngón tay có thể được thực hiện bằng kim thông qua da hoặc phẫu thuật mở, để lộ gân gấp. Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành cố định gân và xương cho đến khi gần lành hoàn toàn.

Phẫu thuật có thể dẫn đến một số biến chứng, chẳng hạn như nhiễm trùng, cứng khớp hoặc viêm xương khớp. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tập phục hồi chức năng đứt gân gấp ngón tay

Sau khi điều trị đứt gân gấp ngón tay, chức năng vận động có thể bị hạn chế. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện một số bài tập đơn giản để phục hồi chức năng ngón tay, bàn tay. Các bài tập bao gồm:

Căng duỗi ngón tay: 

  • Người tập đặt bàn tay lên bàn, dùng tay còn lại để giữ ngón tay bị ảnh hưởng.
  • Từ từ nhấc ngón tay bị thương lên và giữ cho các ngón còn lại ở trên mặt bàn.
  • Nâng và duỗi ngón tay càng lên cao càng tốt, giữ yên trong vài giây sau đó thả xuống mặt bàn.
  • Thực hiện động tác 5 lần, lặp lại 3 lần mỗi ngày.

Di chuyển ngón tay: 

  • Di chuyển ngón tay bị ảnh hưởng ra xa khỏi ngón tay bên cạnh để tạo thành chữ V.
  • Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái của bàn tay đối diện để tác ngón tay bị thường ra xa các ngón tay còn lại.
  • Sau đó di chuyển các ngón tay lại gần nhau hơn.
  • Thực hiện bài tập 15 lần, 3 lần mỗi ngày.

Xòe ngón tay:

  • Bắt đầu bằng cách chụm các đầu ngón tay lại với nhau.
  • Quấn dây thun co giãn xung quanh các ngón tay.
  • Di chuyển các ngón tay ra xa khỏi ngón cái 10 lần. Lúc này người tập có thể cảm thấy căng nhẹ.
  • Uốn cong các ngón tay và các ngón tay cái về phía lòng bàn tay. Giữ yên tư thế trong vài giây, sau đó duỗi thẳng và thực hiện động tác 10 lần.
  • Lặp lại bài tập ít nhất 3 lần mỗi ngày.
bài tập ngón tay thon dài
Thường xuyên thực hiện các bài tập phục hồi chức năng để tăng cường phạm vi hoạt động của bàn tay

Bài tập nắm tay: 

  • Sử dụng một quả bóng nhỏ có kích thước phù hợp với lòng bàn tay.
  • Nắm chặt quả bóng trong lòng bàn tay, giữ yên trong vài giây.
  • Sau đó thả tay ra bằng cách mở rộng các ngón tay.
  • Lặp lại động tác vài lần và thực hiện ít nhất 2 lần mỗi ngày.

Nhặt đồ vật: 

  • Đặt nhiều độ vật nhỏ, chẳng hạn như đồng xu, cúc áo lên bàn.
  • Dùng ngón tay bị thương và ngón tay cái để nhặt các món đồ nhỏ, di chuyển sang các vị trí khác trên bàn.
  • Lặp lại bài tập trong 5 phút và thực hiện bài tập 2 lần mỗi ngày.

Tăng cường chức năng gân: 

  • Xòe các ngón tay càng rộng càng tốt, sau đó uốn cong các ngón tay sau cho các đầu ngón tay chạm vào lòng bàn tay.
  • Duỗi thẳng các ngón tay rộng ra, sau đó uốn cong các ngón tay để chạm vào giữa lòng bàn tay.
  • Tiếp tục uốn cong các ngón tay để chạm gốc bàn tay ở gần cổ tay.
  • Sau đó chạm ngón tay cái lần lượt đến các đầu ngón tay còn lại.
  • Thực hiện bài tập ba lần mỗi ngày.

Massage tay:

Việc xoa bóp, massage tay và các ngón tay có thể giúp gân thư giãn, hỗ trợ tăng tính linh hoạt cũng như phục hồi chức năng gân gấp ngón tay.

Người bệnh nên thực hiện massage các ngón tay trước và sau khi thực hiện các bài tập. Điều này sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, giúp vết thương nhanh lành, phục hồi tính linh hoạt và phạm vi chuyển động của ngón tay.

Người bệnh có thể xoa bóp các ngón tay theo cách:

  • Chà xát theo chuyển động tròn một cách nhẹ nhàng.
  • Ấn một lực tác động nhẹ lên ngón tay bị thương.
  • Xoa bóp các khớp tại vị trí gân gấp bị tổn thương.
  • Ấn và giữa mỗi điểm trên ngón tay trong 30 giây.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể xoa bóp toàn bộ bàn tay, cổ tay và cẳng tay để tăng cường tính linh hoạt cũng như phục hồi chức năng bàn tay.

Trong hầu hết các trường hợp, kể cả khi điều trị chậm trễ, tình trạng đứt gân gấp ngón tay có thể lành lại trong khoảng 8 – 12 tuần chỉ bằng các biện pháp tự chăm sóc và nẹp tại nhà. Rất hiếm khi phẫu thuật được chỉ định để điều trị đứt gân gấp ngón tay.

Để phòng ngừa tình trạng này, người bệnh nên cố gắng tránh các chấn thương và sử dụng các thiết bị bảo hộ an toàn khi chơi thể thao. Trao đổi với bác sĩ nếu các triệu chứng đứt gân gấp ngón tay tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.

Tham khảo thêm:

Bình luận

  1. Nguyên huy says: Trả lời


    Chao bác sĩ a

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua