5 Dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm tại nhà giúp chữa bệnh tốt nhất

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm được sử dụng để nâng cao hiệu quả tập luyện, góp phần cải thiện cơn đau, phục hồi sức khỏe. Bên cạnh đó, một số dụng cụ cũng giúp cố định cột sống, ngăn ngừa các tư thế sai lệch và góp phần ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm tái phát.

Dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm
Dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm được sử dụng để phục hồi chức năng đĩa đệm và cột sống 

Gợi ý 5 dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm tốt nhất

Thoát vị đĩa đệm cột sống là tình trạng tương đối phổ biến, xảy ra khi phần nhân mềm bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài thông qua vết rách hoặc tổn thương bao xơ đĩa đệm. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào ở cột sống, bao gồm cột sống cổ, ngực và thắt lưng, tuy nhiên thường phổ biến ở cột sống thắt lưng.

Các triệu chứng phổ biến nhất của thoát vị đĩa đệm là đau đớn, cơn đau có thể lan đến cánh tay hoặc chân. Nếu không được điều trị, các triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng và khiến cuộc sống hàng ngày trở nên khó khăn hơn.

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị duy trì hoạt động, vật lý trị liệu để cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Đôi khi người bệnh cũng được đề nghị sử dụng dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm để nâng cao hiệu quả tập luyện và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm tái phát.

Nếu đang tìm kiếm các dụng cụ tập cho người thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể tham khảo:

1. Đai lưng cố định cột sống

Đai lưng cố định cột sống được sử dụng để ngăn ngừa cơn đau, góp phần hỗ trợ và duy trì các hoạt động thể chất. Trong một số trường hợp, đai lưng có thể giảm đau, ngăn ngừa biến dạng cột sống, từ đó tạo cơ hội cho các hoạt động vật lý trị liệu điều trị thoát vị đĩa đệm.

dụng cụ chữa thoát vị đĩa đệm
Đai cố định cột sống được sử dụng để ngăn ngừa các tư thế sai lệch và đưa các đĩa đệm về vị trí ban đầu

Một số ưu điểm của đai lưng hỗ trợ cột sống:

  • Giảm áp lực lên cột sống, tăng cường các cơ cốt lõi, giảm đau và viêm liên quan đến các hoạt động thể chất. Đai lưng cũng giúp người bệnh di chuyển tự do, linh hoạt mà không bị đau.
  • Cải thiện tư thế và khả năng vận động thích hợp cho cột sống.
  • Giảm nguy cơ chấn thương cột sống hoặc các cơ ở lưng, đặc biệt là khi cần thực hiện các hoạt động lặp lại thường xuyên.

Bên cạnh các ưu điểm, dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm này cũng tiềm ẩn một số hạn chế, bao gồm:

  • Có thể gây kích ứng da, gây đổ mồ hôi, khó chịu, ngứa ngáy.
  • Có thể tác động đến quá trình trao đổi chất, giảm cảm giác thèm ăn, gây buồn nôn, khó tiêu và táo bón.

Các đối tượng không được sử dụng:

  • Phụ nữ mang thai
  • Thoát vị đĩa đệm mức độ nghiêm trọng
  • Người không có các vấn đề sức khỏe, bệnh lý ở cột sống

Hướng dẫn sử dụng:

  • Đặt đai lưng cố định ở vị trí thoát vị đĩa đệm
  • Vòng đai ra phía trước, điều chỉnh vị trí và kích thước phù hợp, dán cố định đai theo đường cong sinh lý của cơ thể

Khi lựa chọn đai lưng, cần chọn các chất liệu có thể giặt được để giữ cho dụng cụ luôn sạch sẽ và có thể sử dụng thường xuyên. Ngoài ra, các loại nẹp lưng nên điều chỉnh được kích thích và có độ co giãn để phù hợp với cơ thể cũng như tránh gây khó chịu.

2. Đai treo kéo giãn cột sống

Đai treo kéo giãn cột sống lưng là dụng cụ hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm phổ biến và hiệu quả. Dụng cụ này có thể kéo giãn các đốt sống, tạo khoảng không gian phù hợp và đưa các đĩa đệm về vị trí ban đầu. Điều này góp phần giải tỏa các dây thần kinh bị chèn ép, giảm đau lưng, ngăn ngừa đau thần kinh tọa và các cơn đau lan tỏa đến vai, cánh tay, bàn tay.

dụng cụ hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm
Đai treo cột sống giúp kéo giãn cột sống, tạo không gian giữa các đốt sống và phục hồi chức năng đĩa đệm 

Đai treo cột sống có thể giúp kéo giãn cột sống mà không cần hoạt động gắng sức, góp phần điều chỉnh đường cong cột sống mà không gây ảnh hưởng đến các đĩa đệm. Do đó, việc sử dụng đai treo cột sống sẽ làm giảm các cơn đau, tê liên quan đến thoát vị đĩa đệm ở một mức độ nhất định, đặc biệt là người bệnh trong giai đoạn đầu.

Mặc dù đai treo cột sống thực sự có thể làm giảm bớt các triệu chứng, nhưng phương pháp này không thể chữa khỏi thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này chỉ có thể sử dụng như một liệu pháp bổ trợ để làm giảm bệnh và giúp người bệnh quay trở lại các hoạt động thể chất thường ngày.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Lắp xà đơn với độ cao vừa phải, an toàn
  • Treo đai cột sống lên xà, chốt khóa an toàn để tránh xà bị trơn, trượt
  • Di chuyển hai dây đai về phía hai đầu xà, điều này sẽ đảm bảo lực được phân tán đều khi sử dụng
  • Quấn đai xung quanh thắt lưng, dán cố định kết hợp chốt chặn an toàn
  • Kiểm tra độ chắc chắn của đai, hai tay bám vào dây, từ từ hạ chân xuống và thả lỏng người để cột sống được giãn ra đúng cách
  • Có thể treo xà đơn trong 10 – 30 phút mỗi ngày, tùy thuộc vào các triệu chứng và sức khỏe tổng thể

Lưu ý:

  • Khi treo người cần thả lỏng chân và toàn bộ cơ thể. Không uốn cong cột sống hoặc nâng cao chân, điều này có thể dẫn đến đau lưng, hông và một số vấn đề về đĩa đệm.
  • Nếu cảm thấy đau đớn hoặc không thoải mái, hãy tạm ngừng việc treo người và dành thời gian nghỉ ngơi.

3. Đai lưng kéo giãn cột sống

Đai lưng kéo giãn cột sống là dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm đơn giản, có thể sử dụng tại nhiều thời điểm và góp phần giảm thiểu sự chèn ép ở cột sống.

Dụng cụ này hoạt động như thiết bị giảm áp bằng cách thêm một máy bơm tay mà người bệnh có thể sử dụng để bơm căng đai, sau đó bơm này sẽ nở ra theo chiều dọc. Khi được bơm căng, đai lưng sẽ nâng trọng lượng phần thân trên ra khỏi lưng dưới, đồng thời giúp ổn định và giải nén cột sống thắt lưng. Điều này sẽ làm giảm áp lực lên cột sống thắt lưng, từ đó giúp giảm đau, cứng khớp, đồng thời giúp người bệnh di chuyển linh hoạt và đi lại tự do hơn.

dụng cụ tập cho người thoát vị đĩa đệm
Đai lưng kéo giãn cột sống sử dụng máy bơm cơ học để nâng đỡ phần trên của cột sống, từ đó giảm áp lực lên thắt lưng

Dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm này phù hợp để mang theo bên người và giúp điều chỉnh tư thế ở bất cứ đâu, chẳng hạn như ngồi tại bàn làm việc, đi bộ hoặc lái xe.

Nếu sử dụng hàng ngày, đai lưng này có thể giúp người dùng đứng thẳng hơn, không còn khom lưng, đồng thời giảm các áp lực lên vùng thắt lưng, từ đó giảm đau nhanh chóng liên quan đến thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó, đai lưng này cũng được chỉ định cho các triệu chứng lồi đĩa đệm, đau thần kinh tọa, vẹo cột sống hoặc đau lan tỏa đến các chi dưới.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Đặt đai cố định xung quanh cột sống
  • Điều chỉnh vị trí và kích thước vòng đai sao cho cảm thấy thoải mái nhất
  • Cố định đai và gắn van bơm, tiến hành bơm đến khi áp suất lắp đầy đai và mang đến hiệu quả nâng đỡ cơ thể tốt nhất

Chống chỉ định:

  • Phụ nữ mang thai
  • Người bệnh viêm cột sống dính khớp
  • Bệnh nhân loãng xương ở mức độ nghiêm trọng

4. Máy kéo giãn cột sống cổ

Đối với người không thích sử dụng đai lưng hoặc treo người, máy kéo giãn cột sống cổ được đánh giá là một dụng cụ hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm lý tưởng, hiệu quả. Thiết bị này được thiết kế để kéo giãn cột sống, tạo thêm khoảng trống giữa các đốt sống và giảm áp lực lên các đĩa đệm cũng như các dây thần kinh xung quanh.

Bên cạnh đó, dụng cụ này cũng hỗ trợ điều chỉnh lại vị trí các đốt sống, hạn chế các vị trí sai lệch, đưa đĩa đệm về vị trí ban đầu, từ đó giúp giảm đau và phục hồi phạm vi vận động linh hoạt.

Dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Máy kéo giãn cột sống cổ được sử dụng theo hướng dẫn của nhà trị liệu để giảm đau và ngăn ngừa áp lực lên cột sống 

Hướng dẫn sử dụng:

  • Nằm ngửa trên giường, cố định đai máy kéo vào khu vực thoát vị đĩa đệm
  • Điều chỉnh các thông số cần thiết, chẳng hạn như lực kéo, thời gian và chế độ, dựa theo tình trạng cụ thể của người bệnh
  • Thư giãn cho đến khi quy trình kết thúc
  • Tháo đai, thư giãn trong 5 – 10 phút để ổn định cột sống, đĩa đệm và các dây thần kinh

Máy kéo cột sống cần được chỉ định và hướng dẫn sử dụng bởi bác sĩ chuyên môn. Tránh tự ý sử dụng máy hoặc điều chỉnh các thông số, điều này có thể làm tăng nguy cơ tổn thương cột sống.

Chống chỉ định:

  • Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh từ trung bình đến nghiêm trọng
  • Người bệnh thoái hóa cột sống, gai cột sống chèn ép các dây thần kinh
  • Bệnh nhân cong vẹo cột sống, vẹo đốt sống hoặc đau nhức cơ bắp

5. Con lăn thư giãn cột sống

Con lăn thư giãn cột sống là dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm hiệu quả, cho phép người tập kiểm soát toàn bộ sức mạnh của động tác kéo căng, đồng thời giúp massage các cơ lưng sâu, từ đó giảm đau và phục hồi chức năng vận động linh hoạt.

Con lăn này được làm từ mút xốp cấu trúc cứng giúp massage sâu và mạnh. Ngoài ra, con lăn này sẽ không gây áp lực lên cột sống, bởi vì con lăn sẽ đi theo đường cong tự nhiên của cột sống.

dụng cụ hỗ trợ thoát vị đĩa đệm
Con lăn là dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm đơn giản, dễ tập luyện và mang lại hiệu quả cao 

Khi lăn lưng qua, con lăn sẽ kéo căng cơ lưng, xoa bóp, massage, đồng thời cung cấp một lực kéo phù hợp lên cột sống, để giảm áp lực lên đĩa đệm và tăng cường lưu thông máu để vết thương nhanh lành hơn. Nếu cơ lưng bị căng, cứng và đau hoặc bạn bị co thắt cơ, cơn lan có thể mang đến cảm giác tương tự như vừa được massage chuyên nghiệp. Theo thời gian, dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm sẽ giúp tăng tính linh hoạt và khả năng vận động, thậm chí phục hồi sức khỏe đĩa đệm như ban đầu.

Khi chọn một con lăn tập lưng, người bệnh cần đảm bảo dụng cụ này thoải mái, chắc chắn, được chế tạo tốt (để hỗ trợ trọng lượng cơ thể) và không gây đau lưng do bề mặt quá cứng.

Hướng dẫn sử dụng con lăn điều trị thoát vị đĩa đệm:

  • Nằm ngửa trên thảm tập, thả lỏng cơ thể
  • Đặt con lăn ở bên dưới cột sống thắt lưng
  • Co đầu gối, bàn chân đặt cố định trên sàn nhà để chịu lực
  • Lăn trên con lăn sao cho con lăn di chuyển theo cột sống thắt lưng đến khu vực cổ vai gáy và ngược lại
  • Thực hiện động tác từ 5 – 10 lần
  • Giữ yên tư thế, từ từ nghiêng người qua trái và lăn trên con lăn 10 – 30 lần, sau đó nghiêng sang phải và thực hiện lại động tác

Chống chỉ định:

  • Đau lưng hoặc đau cổ vai gáy do các vấn đề thần kinh
  • Thoái hóa khớp gối
  • Thoái hóa cơ tủy
  • Thoát vị đĩa đệm có dấu hiệu chèn ép tủy sống hoặc teo cơ

Lưu ý khi dùng dụng cụ hỗ trợ thoát vị đĩa đệm

Dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm được đánh giá cao về hiệu quả cũng như góp phần cải thiện chức năng vận động linh hoạt. Tuy nhiên để sử dụng dụng cụ an toàn, hiệu quả, người bệnh cần chú ý các vấn để như:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các dụng cụ
  • Lựa chọn dụng cụ phù hợp với tình trạng bệnh
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
  • Tập luyện với thời gian phù hợp, tránh lạm dụng, điều này có thể làm tăng nguy cơ tổn thương cột sống
  • Các máy kéo giãn cột sống cần được sử dụng dưới sự hướng dẫn của nhà trị liệu có chuyên môn
  • Thường xuyên thực hiện chế độ tập luyện tăng cường sức mạnh cột sống, hỗ trợ cơ cốt lõi để giữ cột sống luôn khỏe mạnh
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khoa học để tránh áp lực lên cột sống, đĩa đệm và giảm nguy cơ thoát vị tái phát
  • Không hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá để đảm bảo sức khỏe cột sống

Các dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm cần được sử dụng đúng cách để đảm bảo an toàn, hiệu quả và tránh các rủi ro phát sinh. Điều quan trọng là phải cẩn thận làm theo các hướng dẫn đi kèm với thiết bị và không vượt quá thời gian sử dụng hoặc giới hạn trọng lượng khuyến nghị. Sử dụng thiết bị kéo lưng quá mạnh hoặc quá lâu có thể gây khó chịu hoặc thương tích thêm.

Ngoài ra, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng dụng cụ hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm phù hợp với tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân và người bệnh đã tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia chăm sóc sức khỏe để đảm bảo rằng việc sử dụng thiết bị này là an toàn. Trao đổi với bác sĩ hoặc nhà trị liệu nếu có bất cứ câu hỏi hoặc lo lắng nào.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua