Người Bị Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Có Lắc Vòng Được Không?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Thoát vị đĩa đệm có lắc vòng được không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người bệnh những thông tin cơ bản về hoạt động lắc vòng và thoát vị đĩa đệm, nhằm xây dựng kế hoạch tập luyện, phục hồi sức khỏe phù hợp.

Thoát vị đĩa đệm có lắc vòng được không
Thoát vị đĩa đệm có lắc vòng được không?

Người bị thoát vị đĩa đệm có lắc vòng được không?

Lắc vòng là hoạt động thể chất đòi hỏi việc kết hợp của nhiều nhóm cơ trên cơ thể, bao gồm cơ cốt lõi, các cơ ở mông, phần trên của chân và bắp chân. Đây cũng là lượng cơ bắp cần thiết khi đi bộ, chạy bộ hoặc đạp xe.

Lắc vòng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như góp phần cải thiện sức mạnh, phối hợp và cân bằng của các cơ. Việc lắc vòng xung quanh các cơ có thể hỗ trợ làm thon gọn cơ bắp, điều trị các triệu chứng đau lưng và tăng khả năng vận động linh hoạt. Bên cạnh đó, lắc vòng cùng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng lượng máu giàu oxy đi khắp cơ thể, ổn định nhịp tim và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim.

Ở người bệnh thoát vị đĩa đệm, việc duy trì hoạt động thể chất và tập thể dục được các bác sĩ khuyến khích để hỗ trợ quá trình phục hồi. Tuy nhiên không phải tất cả các môn thể thao và hoạt động thể chất đều phù hợp với người thoát vị đĩa đệm. Người bệnh thường được đề nghị tham gia các môn thể thao tác động thấp, chẳng hạn như đi bộ, đạp xe cố định hoặc thể dục nhịp điệu dưới nước. Trong khi đó các môn thể thao tác động mạnh đến cột sống, có thể gây xô lệch các đĩa đệm, chẳng hạn như bóng đá và quần vợt, cần được hạn chế.

Vậy thoát vị đĩa đệm có lắc vòng được không? Các chuyên gia cho biết, người bệnh không nên lắc vòng. Lắc vòng đòi hỏi sự linh hoạt, vận động thường xuyên ở cột sống, điều này có thể làm tăng nguy cơ tổn thương các đĩa đệm và khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Người thoát vị đĩa đệm khi thực hiện lắc vòng hoặc các động tác vặn người, xoay người tương tự, sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương cột sống thắt lưng, dẫn đến đau đớn kéo dài, ảnh hưởng đến khả năng chuyển động và các biến chứng khác. Bên cạnh đó, lắc vòng không đúng cách sẽ dẫn đến tổn thương cơ, da, dẫn đến bầm tím, kích ứng, đau nhức khắp người.

Do đó, người bệnh thoát vị đĩa đệm không nên lắc vòng. Thay vào đó nên lựa chọn các môn thể thao tác động thấp, chẳng hạn như yoga, bơi lội, thái cực quyền, để cải thiện sức khỏe cột sống.

Các bài tập cần tránh đối với người thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh hoạt động lắc vòng, có một số môn thể thao không phù hợp với người thoát vị đĩa đệm, góp phần làm tăng các triệu chứng tế, ngứa ran ở chân, giảm sức lực và gây đau nhức toàn thân. Dưới đây là một số bài tập mà người bệnh cần tránh:

1. Cử tạ

Cử tạ là một môn thể thao tác động đến lưng trên, lưng dưới, hông và chân. Bài tập này giúp cải thiện tư thế, tăng cường cơ bắp và nâng cao sức mạnh. Có nhiều kiểu nâng tạ khác nhau, vì vậy người tập có thể lựa chọn các tư thế phù hợp nhất. Tuy nhiên đối với người thoát vị đĩa đệm hoặc chấn thương lưng từ trước, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc nhà trị liệu trước khi thực hiện môn thể thao này.

Thoát vị đĩa đệm có nên đi lại nhiều không
Cử tạ gây tác động mạnh để vai, cột sống, hông, chân và không có phù hợp người thoát vị đĩa đệm

Đối với môn cử tạ, trọng lượng được dồn lên vai. Sau đó người tập sẽ uốn cong hong về phía trước, hạ ngực xuống sàn nhà trong khi vẫn giữ cột sống và chân thẳng khi nâng tạ lên khỏi sàn. Bài tập này đặt một tải trọng lớn lên lưng dưới và mông, do đó có thể làm tăng nguy cơ tổn thương cột sống cũng như khiến thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Các môn thể thao va chạm

Các môn thể thao va chạm, chẳng hạn như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, yêu cầu nhiều sự tiếp xúc cơ thể, chuyển động vặn người đột ngột, chạy và các chuyển động khác, có thể gây ảnh hưởng đến cột sống, gây đau đớn và cản trở quá trình phục hồi của đĩa đệm.

Do đó, người bệnh thoát vị đĩa đệm cần tránh tham gia các môn thể thao này cho đến khi các triệu chứng đã lành hẳn.

3. Các động tác kéo căng gân kheo

Căng cơ gân kheo là một động tác kéo giãn phổ biến thường được sử dụng để giãn cơ, làm nóng và tránh chấn thương thể thao. Tuy nhiên, động tác này không tốt cho cột sống thắt lưng, có thể khiến cột sống cong ra ngoài, tác động đến các đĩa đệm và khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn.

Thay vào đó, người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể duỗi cơ gân kheo khi nằm. Hãy nằm xuống sàn nhà, hai chân duỗi thẳng về phía trước. Sau đó nâng cao một chân hướng thẳng lên trần nhà để kéo giãn các cơ.

4. Chạy bộ

Người bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc chấn thương ở cột sống cần tránh chạy bộ. Các chuyển động lên xuống liên tục khi chạy bộ có thể gây tác động đến các đĩa đệm, dẫn đến đau đớn dữ dội và đột ngột.

Ngoài ra, các môn thể thao cần chạy nhiều cũng như yêu cầu các chuyển động đột ngột, xoay hoặc rẽ, như bóng đá, bóng rổ, cũng cần được hạn chế để tránh gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở đĩa đệm.

5. Bất cứ động tác nào gây đau

Về cơ bản, tránh bất kỳ bài tập nào gây đau là một quy tắc chung được sử dụng để phục hồi chức năng ở người thoát vị đĩa đệm hoặc chấn thương cơ xương khớp. Chú ý các biểu hiện của cơ thể và ngừng lại ngay lập tức nếu nhận thấy các dấu hiệu không mong muốn. Điều này góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi các đĩa đệm bị tổn thương.

Biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng mãn tính, kéo dài và có thể tái phát nếu người bệnh không có kế hoạch chăm sóc, phòng ngừa phù hợp. Do đó, bên cạnh việc tìm hiểu thoát vị đĩa đệm có lắc vòng được không, người bệnh cần lưu ý một số biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như:

  • Thường xuyên đi bộ để giúp các khớp chuyển động linh hoạt, hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu và nâng cao sức khỏe tim mạch.
  • Tránh xoắn cột sống quá mức trong các động tác vặn người và cúi gập người. Các động tác này góp phần đẩy đĩa đệm ra khỏi vị trí ban đầu và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá. Hút thuốc làm giảm hoạt động tái tạo ở đĩa đệm cũng như làm cơ các mạch máu vận chuyển chất dinh dưỡng đến đĩa đệm, từ đó làm chậm quá trình phục hồi tự nhiên của các đĩa đệm bị tổn thương.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, khoa học bằng chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục. Điều này có thể góp phần giảm áp lực lên các đĩa đệm, từ đó giảm đau và phục hồi sức khỏe cột sống.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho xương khớp, giàu vitamin D và canxi, có thể giúp duy trì dưỡng chất cần thiết, từ đó phòng ngừa thoát vị đĩa đệm tái phát.

Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào về vấn đề thoát vị đĩa đệm có lắc vòng được không. Duy trì hoạt động thể chất và tập thể dục điều độ là cách tốt nhất để điều trị và phục hồi sức khỏe cột sống.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua