Đau Khớp Gối Chườm Nóng Hay Lạnh Để Giảm Đau Nhanh?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Đau khớp gối chườm nóng hay lạnh tùy thuộc vào tình huống cụ thể và hiệu quả của phương pháp. Cả hai phương pháp này đều mang lại hiệu quả tích cực, tuy nhiên điều quan trọng là áp dụng các biện pháp đúng cách để tránh các rủi ro phát sinh.

đau khớp gối có nên chườm đá
Đau khớp gối nên chườm nóng hay chườm lạnh phụ thuộc vào nguyên nhân và các dấu hiệu liên quan

Đau khớp gối chườm nóng hay lạnh để đạt hiệu quả tốt nhất?

Tùy thuộc vào các tình huống cụ thể, cả chườm nóng và chườm đá đều mang lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát cơn đau khớp gối. Tuy nhiên vì mỗi phương pháp hoạt động theo nhiều cách khác nhau, do đó điều cần thiết là xem xét các nguyên nhân, yếu tố rủi ro, thời gian tổn thương và có phương pháp giảm đau tốt nhất.

Nhiều bác sĩ khuyên dùng cả phương pháp điều trị nhiệt và lạnh để giúp giảm viêm, giảm đau và cứng khớp liên quan đến viêm khớp. Người bệnh có thể cần thử nhiều phương pháp khác nhau trước khi xác định được phương pháp phù hợp và giảm đau hiệu quả nhất. Trong trường hợp cơn đau nghiêm trọng hoặc không được cải thiện, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị hiệu quả nhất.

Chườm nóng và chườm lạnh hoạt động bằng cách kích thích khả năng tự chữa lành của cơ thể. Chẳng hạn như chườm nóng sẽ làm giãn các mạch máu, tăng cường lưu thông máu và giảm cơ thắt. Ngoài ra, nhiều độ cũng làm thay đổi cảm giác đau đớn ở khớp gối. Người bệnh có thể sử dụng nhiệt khô, chẳng hạn như đèn sưởi hoặc đền nhiệt, hoặc nhiệt ẩm, chẳng hạn như tắm nước ấm hoặc chườm khăn ấm.

Ngược lại, liệu pháp chườm lạnh sẽ làm giảm sưng, hỗ trợ co các mạch máu. Mặc dù khi mới áp dụng, phương pháp chườm lạnh có thể không thoải mái, tuy nhiên sau đó chườm lạnh sẽ giúp làm tê liệt cơn đau sâu và hiệu quả.

Như đã phân tích, đau khớp gối chườm nóng hay lạnh phụ thuộc vào các trường hợp cụ thể và hiệu quả mà phương pháp mang lại. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc lo lắng nào, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp nhất.

Khi nào nên chườm nóng hoặc lạnh để giảm đau đầu gối?

Chấn thương, tập thể dục quá mức và các tình trạng mãn tính như viêm khớp hoặc đau cơ xơ hóa đều có thể gây đau khớp và cơ đầu gối. Cả chườm nóng và chườm lạnh đều được sử dụng để giảm đau, tuy nhiên khi nào nên chườm nóng, khi nào nên chườm lạnh?

1. Khi nào nên chườm đá?

Theo các chuyên gia, người bệnh nên chườm đá nếu bị chấn thương hoặc đau khớp sau khi tập thể dục, di chuyển đồ đạc, làm vườn hoặc các hoạt động khác. Chườm nước đá lên khu vực đau sẽ làm giảm lưu lượng máu, giúp giảm đau và viêm. Tình trạng viêm có thể gây sưng quanh khớp gối, khiến khớp bị cứng. Khi chườm lạnh, tình trạng cứng khớp sẽ được cải thiện, người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Chườm đá mang lại hiệu quả tốt nhất nếu được sử dụng trong 24 giờ đầu tiên sau khi cơn đau đầu gối xuất hiện. Khi chườm đá vào khớp gối cần tuân thủ nguyên tắc 20 phút mỗi lần chườm và 20 phút nghỉ. Hãy giữ túi đá lên đầu gối không quá 20 phút, đợi ít nhất 20 phút trước khi bắt đầu chườm đá trở lại.

Tuy nhiên, hãy lấy túi đá ra khỏi da sớm hơn 20 phút nếu bị đau đớn, khó chịu, da trở nên đỏ hoặc sưng tấy. Chườm đá quá lâu trên da có thể gây tê cóng và bỏng lạnh.

2. Khi nào nên chườm nóng?

Khi chườm nóng điều trị đau khớp gối, hãy sử dụng miếng đệm sưởi hoặc chai nước nóng, để làm tăng lưu lượng máu. Điều này sẽ mang oxy và các chất dinh dưỡng đến các khớp bị đau một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn, từ đó thúc đẩy quá trình tự chữa lành. Nhiệt độ sẽ giúp nới lỏng các khớp và cơ bị căng, đồng thời làm giảm đau, chống co thắt cơ. Nếu bị sưng tấy, tốt nhất bạn nên chườm đá trong 24 giờ, sau đó chuyển sang chườm nóng.  Tuy nhiên, nếu cơn đau đầu gối không đi kèm với sưng tấy và viêm, người bệnh có thể chườm nóng ngay lập tức để kiểm soát tình trạng đau khớp gối.

Đau khớp gối chườm nóng hay lạnh
Chườm nóng phù hợp cho các cơn đau đầu gối mãn tính, kéo dài

Chườm nóng không được áp dụng cho một chấn thương cấp tính. Đối với các trường hợp bị viêm khớp hoặc các vấn đề về khớp khác đã xuất hiện lâu hơn sáu tuần, chườm nóng là phương pháp tốt nhất để giảm đau và nhức. Nhiệt cũng có thể cải thiện tính linh hoạt và phạm vi chuyển động của đầu gối bằng cách thư giãn các cơ xung quanh trước khi duỗi người hoặc bắt đầu một hoạt động.

Mặc dù chườm nóng có thể giúp mang lại cảm giác dễ chịu, tuy nhiên cũng có thể gây bỏng nếu sử dụng quá lâu hoặc nhiệt độ quá cao. Không chườm nóng trong hơn 20 phút mỗi lần và ngừng chườm nóng ngay khi cơn đau trở nên trầm trọng hoặc khi da bắt đầu ửng đó, khó chịu.

Nếu không có đệm sưởi hoặc túi chườm nóng, người bệnh có thể ngâm khăn trong nước nóng, vắt khô rồi chườm lên đầu gối. Nếu khăn không đủ nóng, có thể cho vào lò vi sóng trong 30 giây.

Ngoài ra, tắm nước nóng hoặc ngâm bồn nước nóng cũng có thể giúp kiểm soát cơn đau cơ, khớp sau chấn thương, đau thắt lưng mãn tính hoặc đau do viêm khớp. Nước tắm cần duy trì ở nhiệt độ dưới 37 độ C để tránh gây tổn thương da.

3. Khi nào kết hợp cả chườm nóng và lạnh?

Trong một số trường hợp, áp dụng cả chườm nóng và chườm lạnh được cho là mang lại hiệu quả tốt hơn. Điều này được gọi là liệu pháp tương phản, liên quan đến việc xen kẽ giữa chườm lạnh và chườm nóng khớp gối.

Liệu pháp này thường được sử dụng sau khi tập thể dục hoặc tham gia một sự kiện thể thao. Tuy nhiên, liệu pháp xen kẽ giữa chườm nóng và chườm lạnh cũng phù hợp với các tình trạng mãn tính, chẳng hạn như viêm khớp.

Để sử dụng chườm nóng và chườm lạnh, hãy luân phiên chườm nóng và lạnh vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày. Ngoài ra, người bệnh có thể ngâm đầu gối trong nước nóng hoặc nước lạnh để kiểm soát cơn đau.

Mặc dù liệu pháp tương phản mang lại hiệu quả tốt hơn để giảm đau nhức tổng thể và mệt mỏi cơ bắp, tuy nhiên người bệnh cần theo dõi phản ứng của cơ thể và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Nếu có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào về vấn đề đau khớp gối chườm nóng hay lạnh, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp nhất.

Đau đầu gối khi nào cần đến bệnh viện?

Nếu cơn đau đầu gối không được cải thiện sau khi chườm nóng hoặc chườm lạnh trong vài ngày hoặc khi cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ. Bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng sức khỏe và đề nghị kế hoạch giảm đau phù hợp nhất.

Ngoài ra, hãy đến bệnh viện nếu đầu gối có các dấu hiệu như:

  • Sưng đáng kể
  • Đỏ
  • Đau và ấm xung quanh khớp
  • Đau dữ dội, gây ảnh hưởng đến khả năng chuyển động
  • Sốt

Nếu bị đau đầu gối nhẹ trong một thời gian, hãy hẹn gặp bác sĩ nếu cơn đau trở nên tồi tệ hơn đến mức cản trở các hoạt động thông thường hoặc giấc ngủ.

Ngoài ra, hãy gọi cho cấp cứu ngay khi cơn đau khớp gối do chấn thương hoặc kèm theo các dấu hiệu như:

  • Biến dạng khớp
  • Có âm thanh (tiếng bốp, rắc) khi bị thương
  • Đau đớn dữ dội và không có khả năng chịu trọng lượng
  • Sưng viêm đầu gối đột ngột

Có nhiều nguyên nhân gây đau khớp gối, bao gồm viêm khớp, bong gân, căng cơ, rách sụn chêm hoặc viêm gân. Liệu pháp chườm đá và chườm nóng có thể giúp giảm đau, viêm và tăng khả năng vận động. Tuy nhiên, đau khớp gối chườm nóng hay lạnh phụ thuộc vào các trường hợp cụ thể. Do đó, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia để được hướng dẫn và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua