Đau Dây Thần Kinh Số 5: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Bệnh

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Đau dây thần kinh số 5 là một cơn đau đột ngột và nghiêm trọng ở vùng mặt, liên quan đến viêm/ tổn thương dây thần kinh số 5 (dây thần kinh tam thoa). Tuy nhiên cơn đau thường kéo dài trong thời gian ngắn, có thể tự phát hoặc bị kích thích.

Đau dây thần kinh số 5
Đau dây thần kinh số 5 xảy ra khi dây thần kinh này bị chèn ép dẫn đến viêm hoặc tổn thương

Đau dây thần kinh số 5 là gì?

Dây thần kinh số 5 còn được gọi là dây thần kinh sinh ba hoặc dây thần kinh tam thoa. Đây là một trong những dây thần kinh quan trọng nhất ở vùng mặt. Dây thần kinh này có nhiệm vụ dẫn truyền cảm giác ở vùng mặt, răng và miệng đến não. Đồng thời giúp điều khiển cơ nhai, tại ra nước mắt và nước bọt. Dây thần kinh số 5 có ba nhánh gồm: Hàm dưới, hàm trên và nhánh mắt.

Đau dây thần kinh số 5 (đau dây thần kinh sinh ba) là tình trạng viêm/ tổn thương dây thần kinh số 5 dẫn đến những cơn đau đột ngột và dữ dội ở nửa bên mặt. Đau thường tự khởi phát và tự giảm, kéo dài trong thời gian ngắn. Một số trường hợp có cơn đau xuất phát từ điểm cò súng khi bị kích thích.

Thông thường, đau cảm thụ (không do thần kinh) là do bệnh tật hoặc chấn thương. Hệ thống thần kinh sẽ gửi tín hiệu đau ngay khi chấn thương xảy ra (chẳng hạn như rơi cuốn sách nặng xuống chân).

Với chứng đau thần kinh nói chung, cơn đau thường không bị kích hoạt bởi một chấn thương. Thay vào đó, cơ thể đột ngột gửi tín hiệu đau đến não một cách không cần thiết. Điều này khiến bệnh nhân đau từng cơn hoặc đau liên tục, đau rát hoặc nhức nhói, đôi khi bị mất cảm giác hoặc kèm theo cảm giác tê.

Triệu chứng đau dây thần kinh số 5

Đau đớn đột ngột và nghiêm trọng ở một bên mặt, đau ngắn hơn 1 phút là đặc trưng của bệnh.

Đặc điểm đau:

  • Đau một bên mặt, đau mặt và trán kịch phát
  • Đau khởi phát đột ngột
  • Đau như bị đâm hoặc bị điện giật
  • Cơn đau kết thúc trong thời gian ngắn (dưới 2 phút), thường chỉ diễn ra trong vài giây. Tuy nhiên giữa những cơn đau có khoảng nghỉ khá ngắn. Điều này khiến người bệnh có cảm giác đau kéo dài
  • Cơn đau khởi phát và tái diễn vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, không theo quy luật
  • Một người có thể bị đau vài lần hoặc nhiều lần trong ngày. Tần suất đau có thể giúp xác định tình trạng bệnh
  • Cơn đau chủ yếu tự phát. Tuy nhiên đau cũng diễn ra khi có kích thích, chẳng hạn như chạm vào mặt, nói, nhai, rửa mặt…
  • Đau có thể xảy ra khi ấn vào điểm đau ở lỗ trên ổ mắt, điểm đau ở dưới ổ mắt và điểm đau lỗ cằm.
Đau một bên mặt là triệu chứng đau dây thần kinh số 5
Đau đớn đột ngột và nghiêm trọng ở một bên mặt là triệu chứng đau dây thần kinh số 5

Ngoài cảm giác đau đớn, bệnh nhân thường không nhận thấy thêm bất kỳ triệu chứng nào khác. Tuy nhiên một số trường hợp có thể cảm thấy tê nhẹ hoặc mất cảm giác.

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh số 5

Đau dây thần kinh số 5 có thể liên quan đến một số vấn đề dưới đây:

  • Nhiễm virus: Sự phát triển của các loại virus ở hạch Gasser hoặc ở nhánh dây thần kinh sọ não có thể làm tổn thương dây thần kinh số 5. Từ đó làm khởi phát những đợt đau nhói bất thường.
  • Khối u: Khối u phát triển tại góc cầu – tiểu não hoặc những vùng lân cận có thể chèn ép dây thần kinh số 5. Điều này dẫn đến tổn thương và đau thần kinh. Khối u chèn ép có thể là u lành hoặc u ác tính. Chẳng hạn như u ác tính di căn, túi phình động mạch, u màng não, u nang thượng bì…
  • Mạch máu chèn ép: Đau dây thần kinh sinh ba thường liên quan đến những bất thường trong hệ thống thần kinh, chẳng hạn như sự chèn ép của mạch máu vào dây thần kinh số 5 đi ra khỏi thân não. Điều này thường xảy ra ở động mạch tiểu não trên.

Một số nguyên nhân gây đau dây thần kinh sinh ba thứ phát:

  • Bệnh đa xơ cứng
  • Sự chèn ép dây thần kinh do quá trình tăng sản của nền sọ
  • Những bệnh lý/ tổn thương cấu trúc do dây thần kinh số 5 phân bố. Chẳng hạn như viêm xoang, viêm mống mắt, áp xe răng, sâu răng…

Những hoạt động gây đau:

  • Ăn uống
  • Uống rượu
  • Nhai
  • Cạo râu
  • Chạm vào khuôn mặt
  • Đang nói
  • Đánh răng
  • Trang điểm
  • Mỉm cười
  • Rửa mặt
  • Có làn gió nhẹ thổi qua

Đau dây thần kinh số 5 có nguy hiểm không?

Nếu được điều trị sớm, đau dây thần kinh sinh ba thường không gây nguy hiểm, cơn đau được kiểm soát và hạn chế tái phát trong tương lai. Những trường hợp trì hoãn điều trị có thể làm nặng hơn mức độ tổn thương và đau thần kinh.

Ngoài ra việc không sớm điều trị còn gây ra một số biến chứng sau:

  • Hạn chế những chuyển động ở vùng mặt và hàm
  • Đau dây thần kinh mãn tính
  • Liệt cơ
  • Mất thăng bằng
  • Giảm thị lực ở bệnh nhân có bệnh xơ cứng rải rác
Hạn chế những chuyển động ở vùng mặt và hàm
Đau dây thần kinh sinh ba không được điều trị làm hạn chế những chuyển động ở vùng mặt và hàm

Chẩn đoán đau dây thần kinh số 5

Đau dây thần kinh số 5 dễ dàng được chẩn đoán thông qua những biểu hiện lâm sàng. Trong quá trình thăm khám, bệnh nhân được kiểm tra:

  • Đặc điểm, vị trí và mức độ nghiêm trọng của cơn đau
  • Tần suất đau
  • Những biểu hiện đi kèm (nếu có)
  • Khả năng chuyển động linh hoạt của hàm
  • Tiền sử bệnh hoặc chấn thương trước đó

Bác sĩ có thể kích thích một số điểm đau trên gương mặt hoặc thực hiện một số bài kiểm tra phản xạ. Điều này giúp bác sĩ xác định các triệu chứng là do tổn thương/ chèn ép dây thần kinh hoặc một tình trạng khác.

Ngoài ra bệnh nhân được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để xác định chẩn đoán. Cụ thể:

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI được chỉ định để phân loại dây thần kinh và mức độ tổn thương. Ngoài ra xét nghiệm này còn có khả năng phát hiện khối u, mạch máu chèn ép hoặc những thương tổn khác. Từ đó xác định nguyên nhân gây đau dây thần kinh sinh ba.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Bệnh nhân được CT ở vùng đầu và cổ. Kỹ thuật này tạo ra hình ảnh chi tiết giúp kiểm tra bất thường của xương và mô mềm. Từ đó loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm, xác định những tổn thương sâu và tiềm ẩn.

Điều trị đau dây thần kinh số 5

Đối với đau dây thần kinh sinh ba, bênh nhân chủ yếu được dùng thuốc kết hợp với các liệu pháp khác để điều trị. Những trường hợp nặng hoặc không có đáp ứng với thuốc có thể cần can thiệp ngoại khoa.

1. Điều trị nội khoa

Những phương pháp thường được sử dụng trong điều trị đau dây thần kinh số 5:

  • Dùng thuốc

Dựa vào tần suất và mức độ đau, những loại thuốc dưới đây có thể được chỉ định:

    • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Đối với những cơn đau nhẹ và vừa, Aleve, Motrin hoặc một loại thuốc chống viêm không steroid khác có thể được sử dụng. Nhóm thuốc này có khả năng giảm đau và kháng viêm. NSAID thường mang đến hiệu quả nhanh. Tuy nhiên một số trường hợp không hiệu quả do thuốc không tác động vào nguồn góc của cơn đau.
    • Thuốc giảm đau nhóm opioid: Bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng opioid cho những cơn đau nặng. Đây là một loại thuốc giảm đau gây nghiện, có khả năng kiểm soát cơn đau nhanh chóng. Opioid cần được dùng đúng cách để tránh tác dụng phụ.
    • Thuốc chống trầm cảm: Trong điều trị đau dây thần kinh sinh ba, bệnh nhân có thể được dùng chất ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng. Thuốc có tác dụng điều trị đau, giảm lo lắng hoặc những triệu chứng trầm cảm do cơn đau mãn tính gây ra.
    • Thuốc chống co giật: Bệnh nhân thường được yêu cầu sử dụng thuốc chống co giật để điều trị đau thần kinh. Nhóm thuốc này có khả năng can thiệp vào tín hiệu đau và ngăn ngừa quá trình truyền bị lỗi. Từ đó giúp giảm nhẹ cơn đau. Gabapentin là thuốc được chỉ định phổ biến.
Dùng thuốc chống co giật điều trị đau dây thần kinh số 5
Thuốc chống co giật giúp giảm đau bằng cách ngăn ngừa quá trình truyền tín hiệu bị lỗi

Hầu hết bệnh nhân đều có đáp ứng tốt với thuốc. Tuy nhiên nhiều trường hợp bị nhờn thuốc, thuốc không còn tác dụng sau một thời gian sử dụng. Những trường hợp này cần can thiệp ngoại khoa để kiểm soát.

Để giảm đau dây thần kinh số 5, người bệnh có thể thử thư giãn và xoa bóp. Biện pháp này giúp xoa dịu cơ bắp, giảm nhẹ các triệu chứng của đau thần kinh. Từ đó mang đến cảm giác dễ chịu.

Ngoài ra xoa bóp nhẹ nhàng còn giúp thư giãn cơ thể và dây thần kinh số 5, hạn chế đau nhức tái diễn. Đồng thời giúp hỗ trợ kiểm soát căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

  • Châm cứu

Châm cứu mang đến nhiều lợi ích trong quá trình điều trị đau dây thần kinh số 5. Liệu pháp này có tác dụng kích thích các huyệt đạo, đả thông kinh mạch, tuần hoàn máu, thư giãn và giảm đau.

Khi châm cứu, các cây kim mảnh được sử dụng để châm qua da, ngay tại vị trí của những huyệt đạo thích hợp. Liệu pháp này cần được thực hiện bởi thầy thuốc hoặc những người có chuyên môn cao để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

2. Điều trị ngoại khoa

Những trường hợp cần điều trị ngoại khoa:

  • Đau đớn nghiêm trọng, không đáp ứng với thuốc
  • Điều trị nội khoa thất bại sau một thời gian.

Những lựa chọn điều trị:

  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u
  • Nhiệt đông dây thần kinh số 5 qua da
  • Giải phẫu chèn ép vi mạch máu
  • Tiêm glycerol (liều lượng thích hợp) trong bể thần kinh sinh ba
  • Dùng bóng chèn ép hạch Gasser qua da
  • Giải ép vi mạch máu
Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật cho những trường hợp nặng, điều trị nội khoa thất bại sau một thời gian

Phẫu thuật mang đến hiệu quả cao trong điều trị đau dây thần kinh số 5. Phương pháp này giúp giải nén dây thần kinh, giảm đau và điều trị nguyên nhân. Tuy nhiên phẫu thuật có thể gây một số biến chứng, bệnh nhân cần cân nhắc và xử lý kịp thời khi có bất thường.

Một số biến chứng từ phẫu thuật:

  • Xuất huyết
  • Tổn thương dây thần kinh
  • Tổn thương mạch máu
  • Dập não
  • Máu tụ trong sọ
  • Nhiễm trùng
  • Rò nước não tủy hoặc viêm màng não.

Sau phẫu thuật điều trị, bệnh nhân được hướng dẫn giữ gìn sạch sẽ và chăm sóc vết mổ đúng cách. Ngoài ra người bệnh được yêu cầu nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống khoa học, tập thể dục và sinh hoạt lành mạnh. Điều này giúp tăng cường sức khỏe, bệnh nhân sớm khỏi bệnh.

Đau dây thần kinh số 5 là một tình trạng phổ biến, thường liên quan đến khối u và mạch máu chèn ép. Tình trạng này có thể được kiểm soát bằng thuốc và liệu pháp bổ sung. Những trường hợp nặng hơn cần phẫu thuật để kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua