Cây Gối Hạc Là Gì? Tác Dụng Với Sức Khoẻ, Xương Khớp

Theo dõi IHR trên goole news

Cây Gối hạc (Leea rubra Blume) là một cây thuốc Nam quý. Thảo dược có tính mát, vị đắng ngọt, có tác dụng thông huyết và tiêu sưng. Vì thế loại thảo dược này được dùng phổ biến trong điều trị tê thấp, đau nhức xương khớp, rong kinh và đau bụng.

Cây Gối hạc (Leea rubra Blume)
Thông tin cơ bản về tính vị, tác dụng dược lý, bài thuốc điều trị và lưu ý khi dùng cây Gối hạc (Leea rubra Blume)

Mô tả cây Gối hạc

  • Tên khác: Kim lệ, Mạy chia (Thổ), Phi tử, Bí dại
  • Tên khoa học: Leea rubra Blume
  • Thuộc họ: Gối hạc (danh pháp khoa học: Leeaceae)

1. Đặc điểm thảo dược

Cây Gối hạc là một loại cây gỗ nhỏ, mọc thành bụi dày, có chiều cao từ 1 đến 1,5m. Thân cây có rãnh dọc, những mấu giồng phình lên tương tự như gối của con chim hạc, phân thành nhiều cành. Thân non chứa dịch nhầy màu xanh lục, nhiều chấm màu tía.

Thân già sần sùi và có màu xám đen. Lá kép lông chim 3 lần, 2 lần ở phía trên. Phiến lá chét hình bầu dục thuôn, có răng cưa, rộng khoảng 4 đến 6 cm, dài khoảng 9 đến 12 cm, đầu có đuôi nhọn, phần gốc nhọn hoặc tròn.

Lá cây Gối hạc gần như không cuốn, có chất nhầy và mọc cách nhau. Mặt trên có màu xanh lục sậm, màu nhạt hơn ở mặt dưới. Gân có lông ngắn.

Ở đầu cành, hoa nhỏ mọc thành ngù, màu hồng, không hoặc có cuốn màu đỏ. Quả phát triển với đường kính khoảng 6 – 7mm. Bên trong quả có 4 – 6 hạt, dài khoảng 4mm. Khi chín quả có màu đen. Tháng 5 đến tháng 10 là mùa hoa quả.

Một số hình ảnh của Dược liệu:

Gối hạc mọc thành bụi dày, có chiều cao từ 1 đến 1,5m
Gối hạc mọc thành bụi dày, có chiều cao từ 1 đến 1,5m, lá kép lông chim 3 lần, 2 lần ở phía trên
Hoa nhỏ mọc thành ngù, màu hồng, không hoặc có cuốn màu đỏ ở đầu cành
Hoa nhỏ mọc thành ngù, màu hồng ở đầu cành, không hoặc có cuốn màu đỏ
Quả phát triển với đường kính khoảng 6 - 7mm
Quả chín có màu đen, đường kính khoảng 6 – 7mm, có hạt bên trong

2. Phân bố

Cây Gối hạc chủ yếu mọc hoang dại ở những vùng đồi núi. Thảo dược được tìm thấy nhiều nhất ở một số tỉnh thành của Việt Nam (Vĩnh Phúc, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Hà Tiên, Hòa Bình, Thái Nguyên), Ấn Độ, Indonexia, Malaysia, Campuchia.

3. Bộ phận dùng

Rễ của cây Gối hạc là bộ phận được dùng để làm thuốc.

4. Thu hái và chế biến

Rễ cây được thu hoạch vào mùa thu đông. Sau khi thu hoạch, rửa sạch thảo dược, thái mỏng, sấy hoặc phơi khô.

5. Bảo quản

Sau khi sơ chế, thảo dược cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng và mát. Tránh những nơi ẩm mốc.

Tính vị, quy kinh

Tính vị: Rễ của cây Gối hạc có tính mát, vị đắng, ngọt.

Quy kinh: Quy vào kinh Phế, Tỳ và Vị.

Thành phần hóa học

Thảo dược có chứa chất ức chế enzyme chuyển đổi angiotensin. Khi sử dụng có thể chống tăng huyết áp.

Tác dụng dược lý của cây Gối hạc

Theo Y học cổ truyền, rễ cây Gối hạc có tác dụng thông huyết, tiêu sưng, kháng viêm và sát khuẩn. Vì thế, dược liệu thường được dùng trong điều trị những bệnh lý sau:

Cây Gối hạc có tác dụng thông huyết và tiêu sưng
Cây Gối hạc có tác dụng thông huyết và tiêu sưng, điều trị tê thấp, đau nhức xương khớp, rong kinh và đau bụng

Liều lượng và cách dùng cây Gối hạc

Dùng đơn độc hoặc kết hợp với các vị thuốc khác, gia giảm tùy theo tình trạng. Có thể dùng tươi hoặc sấy/ phơi khô sắc lấy nước uống, tán bột, nấu thành cao, ngâm rượu.

Liều dùng khuyến cáo: 10 – 16 gram/ ngày.

Lưu ý khi chữa bệnh bằng cây Gối hạt

Một số điều cần lưu ý trước khi dùng rễ cây Gối hạc điều trị bệnh:

  • Dùng thảo dược với liều lượng được khuyến cáo.
  • Không lạm dụng thảo được.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Đặc biệt là người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính, đang dùng thuốc điều trị bệnh.
  • Cây Leea sambucina cùng tên Kim lê, Gối hạc cũng được sử dụng làm thuốc, có cùng công dụng. Loại cây này giống như Leea rubar (cây Gối hạc nêu trên). Tuy nhiên Leea sambucina có lá kéo xẻ lông chim hai lần, hoa trắng vàng, nhỏ, mọc thành cụm lớn hình ngù, quả đen với các lá khô đen ở mặt trên.

Kiêng kỵ

Những trường hợp dưới đây không nên dùng cây Gối hạc:

  • Người già thận yếu
  • Người bị suy thận nặng
  • Phụ nữ có thai
  • Phụ nữ đang nuôi con bú

Việc sử dụng thảo dược cho những trường hợp này có khả năng làm tăng nguy cơ phát sinh tác dụng phụ (đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn…), ngộ độc và những vấn đề không mong muốn khác.

Người già thận yếu, người bị suy thận nặng không nên dùng cây Gối hạt điều trị bệnh
Người già thận yếu, người bị suy thận nặng không nên dùng cây Gối hạt điều trị bệnh

Thận trọng, không tự ý dùng thảo dược cho những trường hợp sau:

  • Đang chữa bệnh với thuốc tây
  • Dị ứng với thảo dược.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây Gối hạc

Cây Gối hạc được ứng dụng phổ biến trong phòng ngừa và điều trị bệnh. Dưới đây là những bài thuốc tốt, thường được sử dụng:

1. Bài thuốc điều trị phong thấp sưng đầu gối, sưng đau bắp chuối

Những người bị phong thấp sưng đầu gối, sưng tấy, đau bắp chuối (đau bắp chân) có thể dùng bài thuốc dưới đây để điều trị bệnh.

Bài thuốc 1

Chuẩn bị:

  • 40 – 50 gram rễ cây Gối hạc.

Cách thực hiện:

  • Sắc uống mỗi ngày.

Bài thuốc 2

Chuẩn bị:

  • 30 gram rễ Gối hạc
  • 15 gram Tỳ giải
  • 15 gram rễ Gấc
  • 15 gram Cỏ xước hoặc Ngưu tất

Cách thực hiện:

  • Sắc uống
  • Mỗi ngày uống 1 thang.

2. Bài thuốc điều trị đau bụng, rong kinh ở phụ nữ

Chuẩn bị:

  • 15 – 20 gram rễ Gối hạc.

Cách thực hiện:

  • Phơi khô, tán bột. Có thể mang thảo dược ngâm rượu hoặc sắc lấy nước uống.
Bài thuốc điều trị đau bụng, rong kinh ở phụ nữ
Bài thuốc điều trị đau bụng, rong kinh ở phụ nữ bằng rễ Gối hạc

3. Bài thuốc giảm mệt mỏi, đau mình mẩy ở phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau sinh có thể dùng rễ cây Gối hạc sắc lấy nước uống cho khỏe người, giảm đau nhức mình mẩy, ăn uống ngon miệng.

Chuẩn bị:

  • 15 – 20 gram rễ Gối hạc.

Cách thực hiện:

  • Sắc uống
  • Mỗi ngày uống 1 lần. Uống nóng.

4. Bài thuốc điều trị thấp khớp mạn tính

Những bệnh nhân bị thấp khớp thể mạn tính có thể dùng những bài thuốc dưới đây điều trị bệnh:

Bài thuốc 1

Chuẩn bị:

  • 12 gram các vị thuốc gồm rễ Gối hạc, Tầm gửi cây duối, rễ bươm bướm, Nam đằng (sao vàng), găng bầu
  • 8 gram các vị thuốc gồm Tơ mành và rễ cây Rung rúc
  • 16 gram Cử thiên tuế
  • Gia thêm: Gia thêm 20 gram Ý dị nếu kém ăn.

Cách thực hiện:

  • Sắc thuốc với 600ml nước, cạn còn 200ml thuốc
  • Chia thành 2 phần uống trong ngày, trước bữa ăn.

Bài thuốc 2

Chuẩn bị:

  • 40 – 50 gram rễ Gối hạc.

Cách thực hiện:

  • Sắc uống
  • Mỗi ngày uống 1 lần. Uống nóng.

Bài thuốc 3

Chuẩn bị:

  • 30 gram rễ Gối hạc
  • 15 gram Tỳ giải
  • 15 gram rễ Gấc
  • 15 gram Ngưu tất

Cách thực hiện:

  • Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc điều trị thấp khớp mạn tính
Bài thuốc điều trị thấp khớp mạn tính bằng rễ Gối hạc kết hợp với các vị thuốc khác

5. Bài thuốc trị thấp khớp cấp tính

Chuẩn bị:

  • 16 gram các vị thuốc gồm rễ cây Gối hạc và Ké đầu ngựa
  • 12 gram các vị thuốc gồm lá cây Đơn đỏ (Đơn mặt trời), lá Bạc thau (sao vàng), lá cây Đơn tướng quân
  • 10 gram dây Kim ngân
  • 8 gram lá Thông
  • Gia thêm: Gia thêm 16 gram Phục linh, 16 gram tỳ giải nếu hàn nhiều. Gia thêm 12 gram Kinh giới và 16 gram Vòi voi nếu tính phong nhiều.

Cách thực hiện:

  • Sắc thuốc với 600ml nước, cạn còn 200ml thuốc
  • Chia thành 2 phần uống trong ngày, trước bữa ăn.

6. Rượu Gối hạt cho người bị phong tê thấp, đau nhức xương khớp

Chuẩn bị:

  • 1 kg rễ cây gối hạc
  • 4 lít rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, phơi, ngâm rượu trong 1 tháng
  • Mỗi ngày uống từ 2 – 3 ly nhỏ, uống trong hoặc sau khi ăn xong.

7. Bài thuốc giúp tiêu sưng, thông huyết

Chuẩn bị:

  • 12 gram rễ Gối hạc
  • 12 gram Cỏ xước
  • 12 gram Cốt khí củ
  • 12 gram rễ Gấc

Cách thực hiện:

  • Sắc lấy nước uống. Mỗi ngày dùng 1 thang.
  • Hoặc rửa sạch, để ráo, sao vàng, ngâm với rượu trắng trong 10 ngày. Mỗi ngày uống từ 15 đến 30ml rượu thuốc.
Bài thuốc giúp tiêu sưng, thông huyết
Bài thuốc từ vị thuốc Gối hạt giúp tiêu sưng, tăng cường lưu thông khí huyết, giảm tê bì

8. Bài thuốc điều trị khớp sưng đau mạn tính

Chuẩn bị:

  • 20 gram thân và rễ cây Gối hạc
  • 30 gram toàn bộ cây Bim bim
  • 20 gram cây Trâu cổ
  • 20 gram Chùm gửi cây Dâu tầm.

Cách thực hiện:

  • Sắc thuốc với 1,2 lít nước, lấy thuốc đặc 300ml
  • Chia 3 phần, uống nóng sau mỗi bữa ăn. Liên tục 15 ngày.

9. Bài thuốc chữa đau nhức gân xương và tê thấp

Chuẩn bị:

  • 12 gram rễ Gối hạc
  • 12 gram Cốt khí củ
  • 8 gram Cỏ xước
  • 8 gram Hy thêm
  • 4 gram Bình lang
  • 4 gram Linh tiên.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ (không bao gồm Bình lang)
  • Sắc tất cả dược liệu với 400ml nước, cạn còn 100ml thì chắt nước thuốc
  • Chia thành 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc chữa đau nhức gân xương và tê thấp
Bài thuốc chữa đau nhức gân xương và tê thấp từ Gối hạc giúp giảm nhanh các triệu chứng

Rễ cây Gối hạc được dùng trong điều trị nhiều bệnh lý, chẳng hạn như tê thấp, đau nhức xương khớp, thấp khớp… Thảo dược ít độc, có độ lành tính cao, thường mang đến hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên Gối hạc cần được sử dụng đúng cách, dùng liều khuyến cáo. Không lạm dụng, không dùng bừa bãi, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua