9 Biến chứng bệnh viêm khớp dạng thấp nên biết để phòng

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp có thể gây ảnh hưởng đến khớp và các bộ phận cơ thể khác, bao gồm mắt, phổi, da, tim và các mạch máu. Do đó, người bệnh cần thực hiện các biện pháp điều trị và phòng ngừa để tránh các rủi ro liên quan.

biến chứng viêm khớp dạng thấp
Đau đớn và cứng khớp là biến chứng viêm khớp dạng thấp phổ biến nhất

Biến chứng viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn có thể dẫn đến cứng khớp và đau đơn. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể.

Các biến chứng viêm khớp dạng thấp có thể bao gồm tổn thương khớp, mắt, phổi, da, tim, mạch máu và các cơ quan khác trong cơ thể. Ngoài ra, các loại thuốc sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp cũng có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng không mong muốn.

1. Biến chứng ảnh hưởng đến khớp

Đau và cứng khớp là triệu chứng chính của viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số vấn đề sức khỏe lâu dài khác, chẳng hạn như:

Tổn thương chung:

Tình trạng viêm do viêm khớp dạng thấp có thể phá hủy sụn và các xương xung quanh khớp. Mất sụn có thể khiến xương bị biến dạng và khiến khớp bị bất động.

Các dạng tổn thương này không thể phục hồi và có thể cần phẫu thuật thay khớp để cải thiện khả năng vận động. Áp dụng các phương pháp điều trị tích cực và sử dụng thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn quá trình tổn thương khớp.

Loãng xương:

Loãng xương là tình trạng mất mật độ xương, khiến xương dễ gãy hơn. Viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, đặc biệt là các đối tượng như:

  • Phụ nữ lớn tuổi
  • Người hút thuốc
  • Sử dụng corticosteroid trong điều trị viêm khớp dạng thấp

Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa mất mật độ xương. Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử bổ sung canxi, vitamin D hoặc các loại thuốc khác để phòng ngừa các triệu chứng.

Hội chứng ống cổ tay:

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến ở những người bệnh viêm khớp dạng thấp. Tình trạng này xảy ra khi các dây thần kinh bị chèn ép, dẫn đến mất kiểm soát các hoạt động ở cánh tay.

Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Nhức ở cổ tay
  • Tê hoặc mất cảm giác ở các ngón tay
  • Ngứa ran ở ngón tay cái, các ngón tay và một phần của bàn tay

Các triệu chứng Hội chứng ống cổ tay có thể được điều trị bằng cách nẹp cổ tay, tiêm steroid hoặc phẫu thuật trong các trường hợp cần thiết.

2. Biến chứng ảnh hưởng đến da

Các biến chứng viêm khớp dạng thấp không chỉ ảnh hưởng đến khớp mà còn gây tổn thương da. Cụ thể, có khoảng 40% các trường hợp viêm khớp dạng thấp sẽ hình thành các nốt thấp khớp. Đây là các hạt dưới da ở viêm khớp dạng thấp, đặc biệt là ở khuỷu tay, cẳng tay, gót chân hoặc các ngón tay.

nốt thấp khớp ở bệnh viêm khớp dạng thấp
Hình thành nốt thấp khớp có thể là dấu hiệu viêm khớp dạng thấp đang trở nên nghiêm trọng

Các nốt dạng thấp có thể xuất hiện đột ngột hoặc phát triển chậm theo thời gian. Tuy nhiên, việc hình thành các nốt dạng thấp là dấu hiệu bệnh đang trở nên nghiêm trọng và có thể gây ảnh hưởng đến phổi, tim và một số bộ phận cơ thể khác.

Bên cạnh đó, viêm mạch cũng là một biến chứng viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng đến da khác. Đây là tình trạng viêm các mạch máu, dẫn đến việc hình thành các đốm trên da, giống như các vết loét trên da. Khi các vết loét phát triển lớn hơn, có thể gây tổn thương các dây thần kinh và ảnh hưởng đến chức năng tứ chi hoặc gây tổn thương các cơ quan nội tạng.

Bên cạnh đó, viêm khớp dạng thấp cũng có thể dẫn đến một số vấn đề về da khác, chẳng hạn như phát ban. Do đó, người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các biến chứng hoặc các dấu hiệu liên quan khác.

3. Biến chứng ảnh hưởng đến mắt

Viêm thượng củng mạc là biến chứng viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến mắt phổ biến nhất. Đây là tình trạng viêm lớp màng mỏng bao phủ lòng trắng của mắt, dẫn đến đỏ và đau mắt. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể dẫn đến mất thị lực.

Viêm khớp dạng thấp cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc Hội chứng Sjogren. Điều này xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các tuyến tạo ra nước mắt. Điều này khiến mắt trở nên khô và cộm. Người bệnh có thể cần sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc chất bôi trơn mắt để cải thiện tình trạng khô mắt. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể gây nhiễm trùng, để lại sẹo ở kết mạc và gây ảnh hưởng đến thị lực.

4. Đau cổ

Viêm khớp dạng thấp là nguyên nhân chính dẫn đến đau khớp ở ngón tay và cổ tay. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể khác, chẳng hạn như cổ. Cứng cổ và đau khi bị quay đầu đôi khi có thể là một trong các biến chứng của viêm khớp dạng thấp.

Tình trạng đau cổ có thể được cải thiện bằng các bài tập vật lý trị liệu hoặc các động tác xoay cổ. Tuy nhiên người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các biện pháp điều trị nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

5. Bệnh tim và mạch máu

Viêm màng ngoài tim  hoặc viêm màng bao quanh tim là một biến chứng viêm khớp dạng thấp, thường phát triển trong các đợt bùng phát nghiêm trọng. Nếu tình trạng viêm xảy ra thường xuyên hoặc không được điều trị, màng tim có thể trở nên dày hơn và căng hơn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim.

Viêm khớp dạng thấp có thể gây đột quỵ
Viêm khớp dạng thấp có thể gây viêm ngoài màng tim và đột quỵ

Bên cạnh đó, đôi khi các nốt thấp khớp cũng có thể hình thành trên cơ tim, được gọi là viêm cơ tim. Tình trạng này rất hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và cần được điều trị kịp lúc.

Viêm khớp dạng thấp cũng có thể khiến người bệnh dễ mắc các bệnh tim mạch và làm tăng nguy cơ đột quỵ. Bệnh tim đôi khi có thể xuất hiện một cách đột ngột. Do đó, người bệnh viêm khớp dạng thấp nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên, thay đổi lối sống và sử dụng thuốc theo hướng dẫn để tránh các rủi ro liên quan.

6. Biến chứng ảnh hưởng đến mạch máu

Viêm khớp dạng thấp và một số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp có thể làm giảm số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Tình trạng này dẫn đến thiếu máu. Các đặc trưng phổ biến bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều
  • Hụt hơi
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Mất sức mạnh
  • Chuột rút chân
  • Mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc

Tăng tiểu cầu là một biến chứng viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến máu khác. Điều này xảy ra khi tình trạng viêm trong cơ thể dẫn đến số lượng tiểu cầu trong máu cao. Tiểu cầu có nhiệm vụ đông máu để cầm máu khi bị thương, tuy nhiên quá nhiều tiểu cầu có thể gây đột quỵ, đau tim hoặc hình thành cục máu đông trong mạch máu.

Ngoài ra, viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến Hội chứng Felty. Đây là một biến chứng bất thường, xảy ra khi lá lạch mở rộng và số lượng bạch cầu thấp. Điều này có thể làm tăng nguy cơ ung thư hạch, một loại ung thư của các tuyến bạch huyết.

7. Biến chứng ảnh hưởng phổi

Viêm khớp dạng thấp có thể gây viêm phổi hoặc viêm màng phổi, điều này khiến việc thở trở nên khó chịu và đau đớn.

Các nốt dạng thấp cũng có thể hình thành bên trong phổi, nhưng thường không nguy hiểm. Tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể gặp một số vấn đề như xẹp phổi, ho ra máu, nhiễm trùng hoặc tràn dịch màng phổi (là tình trạng tích tụ dịch ở giữa niêm mạc phổi và khoang ngực).

Viêm khớp dạng thấp cũng có thể gây ra bệnh viêm phổi kẽ, liên quan đến các mô sẹo ở phổi và tăng áp phổi. Đây là một loại huyết áp cao làm tổn thương các động mạch ở phổi và tim, có thể là một trong các biến chứng viêm khớp dạng thấp.

Bên cạnh đó, thuốc methotrexate được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp cũng có thể dẫn đến các vấn đề ở phổi.

Các bệnh lý về phổi liên quan đến viêm khớp dạng thấp thường không gây ra triệu chứng. Do đó, đôi khi bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm chuyên môn trong các lần tái khám để kiểm soát các biến chứng.

8. Bệnh tiểu đường

Viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 50%. Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường làm tăng khoảng 20% nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, bao gồm viêm khớp dạng thấp và các vấn đề liên quan.

 Mối liên quan giữa viêm khớp dạng thấp và đái tháo đường
Viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường

Các bác sĩ không rõ mối liên hệ giữa viêm khớp và bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số yếu tố liên quan có thể bao gồm:

  • Đều là các bệnh tự miễn
  • Đều là các bệnh lý gây viêm trong cơ thể
  • Cứng khớp và đau đớn do viêm khớp dạng thấp có thể khiến người bệnh không hoạt động thể chất đầy đủ và làm tăng nguy cơ hình thành bệnh tiểu đường loại 2

Bên cạnh đó, một số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp cũng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Cụ thể steroid và statin có thể làm tăng lượng đường trong máu và khiến người bệnh dễ mắc bệnh tiểu đường.

9. Ảnh hưởng đến cảm xúc

Đau đớn mãn tính do viêm khớp dạng thấp có thể gây ảnh hưởng đến cảm xúc của người bệnh. Theo thống kê, có khoảng 11% các trường hợp viêm khớp dạng thấp có dấu hiệu trầm cảm. Viêm khớp dạng thấp càng nghiêm trọng, nguy cơ trầm cảm càng cao.

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Có cảm giác buồn sâu sắc, lo lắng, trống rộng, vô vọng, cảm thấy bản thân không có giá trị hoặc cảm thấy tội lỗi
  • Mất hứng thú với các hoạt động từng yêu thích
  • Mất ngủ
  • Khó tập trung hoặc khó đưa ra quyết định

Nếu bạn bị viêm khớp dạng thấp và cảm thấy lo lắng hoặc chán nản, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ điều trị. Bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị phù hợp và hướng dẫn người bệnh cách thư giãn, giảm căng thẳng.

Điều trị phù hợp và kịp lúc là cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng viêm khớp dạng thấp. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Biện pháp phòng tránh biến chứng viêm khớp dạng thấp

Điều quan trọng là phải điều trị viêm khớp dạng thấp càng sớm càng tốt. Điều trị và chăm sóc đúng cách có thể hạn chế các tổn thương và biến chứng viêm khớp dạng thấp liên quan. Ngoài ra, để hạn chế nguy cơ viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

phòng bệnh viêm khớp dạng thấp
Thường xuyên tập thể dục để hạn chế sự ảnh hưởng của các biến chứng viêm khớp dạng thấp
  • Chăm sóc sức khỏe tổng thể: Sử dụng thuộc theo hướng dẫn của bác sĩ là cách tốt nhất để hạn chế các nguy cơ liên quan. Ngoài ra, trao đổi với bác sĩ về các tác dụng phụ và rủi ro liên quan đến có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
  • Tập thể dục thường xuyên: Khi bị đau và cứng khớp, người bệnh nên dành thời gian vận động phù hợp để cải thiện các triệu chứng. Người bệnh có thể thực hiện các bài tập kéo giãn hoặc bài tập aerobic tác động thấp chẳng hạn như đi bộ, đi xe đạp hoặc bơi lội để hỗ trợ phòng ngừa các biến chứng viêm khớp dạng thấp.
  • Thực hiện chế độ ăn uống chống viêm: Mặc dù không có chế độ ăn uống dành riêng cho người viêm khớp dạng thấp, tuy nhiên áp dụng chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh có thể cải thiện các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Các loại cá như cá hồi, cá ngừ và cá mòi chứa nhiều axit béo omega – 3, có tác dụng chống viêm và làm dịu các cơn đau do viêm khớp.
  • Giữ cân nặng hợp lý: Có khoảng 50% hoặc nhiều hơn các trường hợp viêm khớp dạng thấp bị béo phì. Ngoài ra, cân nặng quá mức có thể khiến một số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp kém hiệu quả. Do đó, giữa cân nặng khỏe mạnh và phù hợp có thể ngăn ngừa các biến chứng liên quan.
  • Giảm căng thẳng: Trao đổi với bác sĩ nếu viêm khớp dạng thấp gây căng thẳng. Bác sĩ có thể tư vấn cho người bệnh các kỹ thuật thư giãn để ngăn ngừa các biến chứng liên quan.
  • Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu có thể hướng dẫn người bệnh cách hoạt động hợp lý, chẳng hạn như nâng đồ vật, đề bảo vệ khớp và tránh các chấn thương. Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh hoặc phục hồi chức năng để cải thiện phạm vị hoạt động.

Cách tốt nhất để phòng ngừa biến chứng viêm khớp dạng thấp là thực hiện các biện pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Ngoài ra, người bệnh nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để làm giảm mức độ tổn thương và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua