Bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối và thông tin cần biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Vũ Phương Ngọc
Theo dõi IHR trên goole news

Lupus ban đỏ là bệnh lý có tiến triển phức tạp, giai đoạn cuối của bệnh tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Thậm chí có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng bất cứ lúc nào. Cần có biện pháp kiểm soát kịp thời để kéo dài tiên lượng sống.

lupus ban đỏ giai đoạn cuối
Cần đặc biệt cẩn trọng với bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối

Tổng quan về bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối

Lupus ban đỏ là căn bệnh tự miễn mãn tính xảy ra khi hệ thống miễn dịch tự sản xuất kháng thể tấn công vào các mô khỏe mạnh trong cơ thể. Nguyên nhân gây bệnh hiện vẫn chữa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên cơ chế bệnh sinh có thể liên quan tới yếu tố di truyền, nội tiết tố và những tác động từ môi trường.

Bệnh lupus ban đỏ có thể ảnh hưởng đến nhiêu cơ quan khác nhau bao gồm da, khớp, tim, phổi, thận, hệ thần kinh và mạch máu. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là gây phát ban da, đau khớp như ở bệnh viêm khớp dạng thấp, mệt mỏi.

Số liệu thống kê cho thấy, bệnh lupus ban đỏ chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ. Cụ thể có 90% người bệnh là nữ giới trong độ tuổi từ 15 cho tới 50. Bệnh lý này có tiến triển phức tạp và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thực tế cho thấy, bệnh lupus ban đỏ nếu không được kiểm soát tốt có thể tiến triển sang giai đoạn cuối. Nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Sử dụng thuốc không đúng liệu trình
  • Suy nhược cơ thể
  • Có bệnh lý nền
  • Sức đề kháng kém
  • Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không lành mạnh

Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn cuối, tổn thương ở các mô và cơ quan trong cơ thể thường trở nên nghiêm trọng. Lúc này không chỉ gây khó khăn cho việc kiểm soát mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Thậm chí tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào.

Bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối có nguy hiểm không?

Cần đặc biệt cẩn trọng khi bệnh lupus ban đỏ tiến triển sang giai đoạn cuối. Bởi lúc này, nhiều biến chứng nguy hiểm có nguy cơ phát sinh. Ngoài gây phá hủy các cơ quan trong cơ thể thì còn có thể gây tử vong.

Tìm hiểu một số biến chứng dưới đây để hình dung rõ hơn mức độ nguy hiểm của bệnh lupus ban đỏ tiến triển nặng:

1. Thận

Số liệu thống kê cho thấy, có tới 40% những người bị lupus ban đỏ phát triển các biến chứng tại thận cần được điều trị. Vấn đề này xảy ra khi tình trạng viêm ngăn cản thận lọc bỏ chất thải và chất độc ra khỏi máu một cách hiệu quả.

Các biến chứng thận do lupus có thể bao gồm:

  • Bệnh thận mãn tính
  • Viêm thận lupus
lupus ban đỏ giai đoạn cuối nguy hiểm không
Rất nhiều bệnh nhân lupus ban đỏ giai đoạn cuối phát triển biến chứng tại thận

2. Phổi

Cách phổ biến nhất mà bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối ảnh hưởng tới phổi là gây viêm niêm mạc trong khoang ngực. Tình trạng này có thể gây ra cơn đau ngực đột ngột và dữ dội, nhất là khi bạn thở. Ngoài ra nó cũng có thể là nguyên nhân gây khó thở.

Biến chứng tại phổi do bệnh lupus có thể bao gồm:

  • Viêm màng phổi
  • Tăng huyết áp động mạch phổi
  • Viêm phổi lupus ban đỏ hệ thống
  • Thuyên tắc phổi
  • Hội chứng thu hẹp động mạch phổi
  • Hội chứng xuất huyết phế nang lan tỏa

3. Hệ thống thần kinh trung ương

Ở một số người bệnh, lupus ban đỏ giai đoạn cuối có thể ảnh hưởng rất nhiều tới não và dây thần kinh. Tình trạng này gây đau đớn, lú lẫn, chóng mặt, thay đổi tâm trạng và các vấn đề về thị lực. Ngoài ra nó còn có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn, như động kinh hay đột quỵ.

Các biến chứng có thể gặp bao gồm:

  • Rối loạn tâm trạng và lo âu
  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên
  • Tai biến mạch máu não
  • Huyết khối xoang
  • Động kinh
  • Viêm mạch thần kinh trung ương
  • Nhiễm trùng thần kinh
  • Huyết khối động mạch cột sống
  • Viêm tủy ngang

4. Biến chứng trên da

Có tới 2/3 số bệnh nhân lupus ban đỏ giai đoạn cuối phát triển các vấn đề về da. Điều này có thể bao gồm phát ban trên mặt, ngực, cổ, cánh tay hay chân. Các biến chứng sẽ nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Các vấn đề về da thường gặp ở bệnh lupus ban đỏ bao gồm:

  • Phát ban khắp cơ thể
  • Lở miệng và mũi
  • Viêm mạch hệ thống
  • Nhiễm trùng da

5. Tim

Bệnh tim được xác định là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người bị bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối. Lupus có thể làm viêm túi xung quanh tim và gây ra những cơn đau nhói ở ngực. Theo thời gian, tình trạng viêm còn gây cản trở khả năng bơm máu của tim.

biến chứng lupus ban đỏ giai đoạn cuối
Biến chứng tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đâu ở bệnh nhân lupus ban đỏ giai đoạn cuối

Một số vấn đề ở tim có liên quan đến bệnh lupus bao gồm:

  • Viêm ngoài màng tim
  • Viêm tim bất thường
  • Viêm nội tâm mạc lupus ban đỏ

6. Máu và mạch máu

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể làm giảm số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Bệnh càng về giai đoạn cuối thì mức độ ảnh hưởng sẽ càng lớn. Nó có thể dẫn tới thiếu máu, tăng chảy máu hay hình thành huyết khối, cản trở máu lưu thông.

Ngoài ra, những người bị lupus ban đỏ cũng có nguy cơ bị xơ vữa động mạch cao hơn. Tình trạng này xảy ra khi các chất trong máu bị tích tụ trong thành mạch và tạo thành mảng bám. Nó khiến cho mạch máu bị thu hẹp, hạn chế lưu thông máu. Từ đó làm tăng nguy cơ bị đau tim.

7. Xương khớp

Biến chứng xương khớp ở bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối gây ra nhiều nguy hại. Nó khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi vận động, đi lại hay thực hiện các hoạt động trong sinh hoạt thường ngày.

Dưới đây là một số biến chứng thường gặp:

8. Tiêu hóa

Tình trạng viêm trong cơ thể sẽ càng nghiêm trọng khi bệnh lupus ban đỏ tiến triển nghiêm trọng. Nó có thể tấn công các cơ quan nội tạng khác, điển hình như gan và tuyến tụy.

Ngoài ra, bệnh còn khiến cho ruột bị rò rỉ protein dẫn đến tiêu chảy và giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất. Hơn nữa, các biến chứng tiêu hóa của bệnh lupus ban đỏ còn đến từ chính các tác dụng phụ của thuốc điều trị.

Bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Trước đây khi chưa có các phương pháp điều trị lupus, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của người bệnh chỉ đạt dưới 50%. Nhưng đến nay, số lượng người mắc bệnh lupus ban đỏ sống 10 năm hoặc hơn đã đạt trên 90%.

Tuy nhiên khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối thì tiên lượng sống của người bệnh sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Bởi lúc này có rất nhiều biến chứng đe dọa. Tính mạng người bệnh có thể bị lấy đi bất cứ lúc nào.

Sẽ không thể đưa ra con số chính xác cho vấn đề bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối sống được bao lâu? Chăm sóc y tế phù hợp cộng với lối sống lành mạnh có thể giúp người bệnh kéo dài thời gian sống.

Cách kiểm soát bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối

Điều trị bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do lúc này tổn thương ảnh hưởng rộng và ở mức độ nghiêm trọng. Hơn nữa các biến chứng nguy hiểm vẫn luôn rình rập khiến tinh thần của người bệnh sa sút.

1. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc vẫn là giải pháp điều trị chính cho hầu hết các trường hợp bị lupus ban đỏ giai đoạn cuối. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại thuốc sau:

điều trị lupus ban đỏ giai đoạn cuối
Bác sĩ có thể kê toa thuốc để kiểm soát bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối

– Thuốc chống viêm, giảm đau không steroid:

Các thuốc này mang lại hiệu quả tốt trong việc khắc phục các triệu chứng ở cơ và khớp. Tuy nhiên thuốc tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là dễ gây viêm loét dạ dày tá tràng. Bác sĩ thường yêu cầu người bệnh uống sau khi ăn no.

– Thuốc corticosteroid:

Loại thuốc này có tác dụng chống viêm rất mạnh mẽ nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Thuốc chỉ được dùng khi có tổn thương nội tạng, uống 1 lần/ ngày vào sau bữa sáng. Các tác dụng phụ có thể gặp bao gồm ức chế tuyến thượng thận, tăng đường huyết, tăng nguy cơ nhiễm trùng, loãng xương, rạn da, viêm loét dạ dày tá tràng…

– Thuốc chống sốt rét:

Các thuốc chống sốt rét có thể được chỉ định để khắc phục các tổn thương ở da và khớp.

– Thuốc ức chế miễn dịch:

Thường được dùng trong hầu hết các trường hợp bệnh ở giai đoạn cuối. Tuy nhiên chỉ được chỉ định khi người bệnh không đáp ứng với corticosteroid đơn thuần. Bởi thuốc ức chế miễn dịch có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

– Thuốc trị tăng huyết áp:

Có thể được bác sĩ yêu cầu sử dụng trong trường hợp việc thay đổi lối sống không mang lại hiệu quả.

Việc sử dụng thuốc chữa bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối cần nghiêm túc tuân thủ chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không được ngưng thuốc hay thay đổi kế hoạch điều trị nếu chưa được bác sĩ cho phép.

Đặc biệt với các thuốc corticosteroid tuyệt đối không được dừng một cách đột ngột. Bởi điều này có thể là nguyên nhân gây ra các đợt cấp của bệnh.

2. Biện pháp hỗ trợ

Ngoài việc điều trị bằng thuốc thì người bệnh cần chú ý thực hiện tốt các biện pháp hỗ trợ tại nhà. Điều này giúp kiểm soát tốt hơn, ngăn ngừa biến chứng và nâng cao tiên lượng sống.

điều trị lupus ban đỏ
Người bệnh cần tuyệt đối tránh việc hút thuốc lá khi mắc bệnh lupus ban đỏ

Các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối bao gồm:

  • Bỏ hút thuốc lá: Giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và đau tim. Đồng thời còn làm giảm nguy cơ viêm phổi, bệnh động mạch vành hay viêm phế quản.
  • Tập thể dục thường xuyên: Có khả năng làm giảm cứng cơ, giảm căng thẳng, bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa loãng xương.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Điều này giúp làm giảm mệt mỏi, stress hiệu quả. Đồng thời ngăn chặn nguy cơ bùng phát hoặc hạn chế độ nhạy cảm của cơ thể với các tín hiệu đau.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng huỳnh quang và ánh sáng mặt trời: Giúp bảo vệ da và chống lại sự nhạy cảm với các tia UV.
  • Thường xuyên rửa tay: Có tác dụng phòng ngừa nhiễm trùng ở những người có cơ địa nhạy cảm và sức đề kháng yếu.
  • Kiểm soát cơn đau: Có thể áp dụng các giải pháp tắm nước ấm, châm cứu, tập yoga hay thái cực quyền. Ngoài ra, trị liệu thần kinh cột sống cũng có thể hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
  • Quản lý sức khỏe tâm thần: Nên tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia sức khỏe tâm thần để có thể chống chọi với các triệu chứng trầm cảm.

Cần đặc biệt cẩn trọng với bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối. Ngoài việc nghiêm tục điều trị theo phác đồ từ bác sĩ thì cần thực hiện tốt các biện pháp hỗ trợ tại nhà. Đây là cách tốt nhất để kéo dài tiên lượng sống.

Tham khảo thêm: Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không? Bằng cách nào?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua