Người bị bệnh lupus ban đỏ có sinh con được không?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Vũ Phương Ngọc
Theo dõi IHR trên goole news

Bị bệnh lupus ban đỏ có sinh con được không là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Bởi lupus ban đỏ là một bệnh lý nghiêm trọng, gây tổn thương đa cơ quan và dễ phát sinh biến chứng. Ngoài ra bệnh lý này còn có khả năng di truyền, dễ bùng phát các đợt cấp và rất khó kiểm soát.

Người bị bệnh lupus ban đỏ có sinh con được không?
Tìm hiểu người bị bệnh lupus ban đỏ có sinh con được không? Các rủi ro và những lưu ý

Bị bệnh lupus ban đỏ có sinh con được không?

Bệnh lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn. Bệnh gây ra những tổn thương mãn tính, khó kiểm soát và dễ gây biến chứng. Lupus ban đỏ xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn do hoạt động quá mức. Đồng thời tạo ra các kháng thể tấn công vào mô và các cơ quan khỏe mạnh của cơ thể dẫn đến tổn thương lan rộng.

Không chỉ gây tổn thương trên da ở dạng hồng ban cánh bướm, bệnh lupus ban đỏ còn gây ra những tổn thương ở các khớp, tim, thận, gan, phổi và máu. Ngoài ra bệnh làm phát sinh các đợt bùng phát nghiêm trọng và tăng nguy biến chứng.

Mặc dù vậy, bệnh lupus ban đỏ không làm ảnh hưởng đến các cơ quan sinh sản của bệnh nhân và không tăng nguy cơ vô sinh so với người khỏe mạnh. Điều này có nghĩa nữ giới bị lupus ban đỏ hoàn toàn có khả năng mang thai và sinh con.

Tuy nhiên bệnh nhân cần thận trọng khi mang, nên thường xuyên theo dõi sức khỏe và áp dụng các biện pháp điều trị dự phòng khi cần thiết. Bởi bệnh lupus ban đỏ có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai kỳ.

Nữ giới bị lupus ban đỏ hoàn toàn có khả năng mang thai và sinh con
Nữ giới bị lupus ban đỏ có thể mang thai và sinh con nhưng cần thận trọng thường khám và xuyên theo dõi sức khỏe

Lupus ban đỏ ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Kết quả nghiên cứu cho thấy mang thai trong quá trình điều trị có thể làm nặng hơn các triệu chứng hoặc làm khởi phát các đợt cấp mới ở những bệnh nhân đã kiểm soát. Điều này gây ra những tổn thương nghiêm trọng ở các cơ quan. Trong đó máu, da, khớp và thận (tổn thương nghiêm trọng nhất) là những cơ quan chịu nhiều ảnh hưởng nhất.

Ngoài ra người bệnh có thể gặp một số vấn đề nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và sự phát triển của thai nhi, gồm:

Ảnh hưởng đến thai nhi

  • Thai nhi bị suy dinh dưỡng
  • Sinh non
  • Sảy thai
  • Thai chết lưu

Ảnh hưởng đến sản phụ

  • Tăng huyết áp
  • Tiền sản giật
  • Băng huyết sau khi sinh
  • Hội chứng HELLP. Hội chứng này được đặc trưng bởi tình trạng suy giảm tiểu cầu, tăng men gan và tán huyết

Đối với những trường hợp nặng, thai phụ có thể gặp một số tổn thương nghiêm trọng ở thận như suy thận, hội chứng thận hư, viêm cầu thận. Điều này làm tăng nguy cơ tử vong của người mẹ trong thai kỳ.

Tăng huyết áp
Người bị lupus ban đỏ mang thai có thể bị tăng huyết áp, tiền sản giật, sinh non, băng huyết sau khi sinh, hội chứng HELLP…

Lưu ý cho người bị lupus ban đỏ

Người bị bệnh lupus ban đỏ có thể mang thai và sinh con. Tuy nhiên thai kỳ và bệnh lupus ban đỏ tác động qua lại dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn. Đồng thời làm tăng nguy cơ tử vong ở cả mẹ bầu và thai nhi.

Chính vì thế, trước và trong thời kỳ mang thai, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề quan trọng kết hợp với biện pháp chăm sóc để có thai kỳ khỏe mạnh. Cụ thể:

1. Trước khi mang thai

Trước mang thai là thời điểm quan trọng để áp dụng các biện pháp kiểm soát và hạn chế rủi ro trong thời kỳ mang thai. Do đó ngay khi có ý định mang thai. bạn cần thực hiện một số điều dưới đây:

  • Thăm khám và thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị lupus ban đỏ và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Cân nhắc về lợi ích và những rủi ro khi mang thai.
  • Chỉ nên mang thai trong giai đoạn lui bệnh để hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh biến chứng.
  • Chăm sóc sức khỏe và áp dụng các phương pháp điều trị dự phòng khi cần thiết.
  • Không sử dụng chất kích thích.
  • Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng một số loại thuốc điều trị. Đặc biệt là thuốc kháng sinh, thuốc cao huyết áp, thuốc chống co giật, thuốc tránh thai… Vì những loại thuốc này có khả năng làm tăng nguy cơ bùng phát các đợt cấp của bệnh lupus ban đỏ.

2. Trong thời gian mang thai

Một số lưu ý trong thời gian mang thai cho người bị lupus ban đỏ:

  • Không sử dụng rượu bia và chất kích thích như thuốc lá…
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra thai nhi, diễn tiến của bệnh và hiệu quả từ các phương pháp đang dùng.
  • Áp dụng các phương pháp xử lý khi có bất thường (theo hướng dẫn của bác sĩ).
  • Dùng thuốc kiểm soát bệnh lupus ban đỏ (hầu hết các thuốc được dùng an toàn trong thời kỳ mang thai)
  • Đến bệnh viện và thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ để duy trì sức khỏe, chống mệt mỏi.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để hạn chế bùng phát các đợt cấp tính của bệnh.
  • Thư giãn đầu óc. Tránh căng thẳng, stress làm ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng và ăn uống đủ chất để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh, ổn định sức khỏe bản thân, giảm tổn thương do bệnh lupus và giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng trong thời kỳ mang thai.
  • Chuẩn bị tinh thần và nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về những rủi ro có thể xuất hiện trong thời gian chuyển dạ và sinh con.
Dùng thuốc kiểm soát bệnh lupus ban đỏ
Thư giãn, nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và dùng thuốc kiểm soát bệnh lupus ban đỏ trong thời gian mang thai

Bài viết là thông tin cơ bản giúp giải đáp “Người bị bệnh lupus ban đỏ có sinh con được không?”, các rủi ro và những lưu ý. Nhìn chung bệnh nhân bị lupus ban đỏ có thể mang thai và sinh con. Tuy nhiên trong thai kỳ, nữ giới có nguy cơ mắc các đợt cấp của bệnh và nhiều rủi ro nguy hiểm. Trường hợp nặng có thể gây tử vong. Vì thế, trước khi mang thai, người bệnh cần thăm khám và áp dụng các biện pháp phòng ngừa theo hướng dẫn của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua