Bệnh Gout Ở Phụ Nữ: Biểu Hiện Và Các Giải Pháp Chữa Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Bệnh gout ở phụ nữ thường ảnh hưởng đến phụ nữ mãn kinh và gây ảnh hưởng nghiêm trọng để chất lượng cuộc sống. Việc xác định các triệu chứng, nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp, kịp lúc là cách tốt nhất để kiểm soát các triệu chứng cũng như ngăn ngừa các biến chứng liên quan.

Bệnh gout ở phụ nữ
Bệnh gout ở phụ nữ có thể gây đau đớn dữ dội và ảnh hưởng khả năng sử dụng các khớp bị ảnh hưởng

Phụ nữ có bị gout không?

Bệnh gout ở phụ nữ ảnh hưởng đến 5% phụ nữ trước mãn kinh và 50% phụ nữ sau 60 tuổi, dẫn đến đau đớn, cứng khớp và gây khó khăn đến khả năng vận động. Ở phụ nữ 80 tuổi, số lượng bệnh nhân mắc bệnh gout cao hơn so với nam giới. Có thể thấy, nguy cơ mắc bệnh gút liên quan nhiều đến tuổi tác. Vậy tại sao tuổi tác liên quan đến bệnh gout ở phụ nữ?

Ở nữ giới, nội tiết tố nữ estrogen giúp thận chuyển hóa acid uric ra khỏi dòng máu, đi vào nước tiểu và đi ra cơ thể một cách hiệu quả. Ngoài ra, phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn nam giới, bởi vì khi đó có thể bắt đầu sản xuất ít estrogen hơn.

Khác với nam giới, bệnh gout ở phụ nữ có xu hướng ảnh hưởng đến ngón tay, bàn tay và cổ tay. Trong khi đó nam giới có xu hướng bị gút ở ngón chân, bàn chân và mắt cá chân. Ngoài ra, bên cạnh bệnh gout, nữ giới lớn tuổi cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh thấp khớp, viêm xương khớp và các tình trạng khớp khác cao hơn nam giới.

Sự khác biệt giữa bệnh gout ở phụ nữ và nam giới

Theo thống kê, ở phụ nữ, dường như không có mối liên hệ giữa việc uống rượu và sự phát triển của bệnh gút. Ước tính chỉ có khoảng 9% nữ giới sau mãn kinh mắc bệnh gút, trong khi đó có đến 45% nam giới mắc bệnh gout liên quan đến việc sử dụng rượu quá mức hoặc nghiện rượu trong thời gian dài.

phụ nữ có bị gout không
Ợ phụ nữ bệnh gút thường ảnh hưởng đến các khớp ngón tay tỏng khi ở nam giới bệnh phổ biến ở chân

Cân nặng quá mức và béo phì là một yếu tố nguy cơ phổ biến dẫn đến bệnh gút. Tuy nhiên, ở nữ giới tỷ lệ béo phì phì gây bệnh gút thương thấp hơn nhiều so với nam giới. Phụ nữ bị bệnh gút bị béo phì ít hơn 10% khi so với nam giới.

Đối với nam giới, các cơn gút thường chỉ xuất hiện ở một khớp tại một thời điểm. Trong khi đó, ở phụ nữ cơn gút thường xuyên hiện ở nhiều khớp cùng một lúc, dẫn đến đau đớn dữ dội và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, khi xuất hiện cơn gút cấp đầu tiên, nữ giới cũng có nguy cơ bùng phát bệnh gút thường xuyên hơn khi so với nam giới.

Ngoài ra, bệnh gout ở nữ giới thường có xu hướng bắt đầu nổi hạt tophi sớm hơn trong giai đoạn tiến triển của bệnh. Vì vậy nếu nhận thấy các dấu hiệu gút, người bệnh cần có kế hoạch khắc phục, điều trị càng sớm càng tốt.

Biểu hiện và triệu chứng bệnh gút ở phụ nữ

Bệnh gout là một loại viêm khớp, xảy ra khi có quá nhiều acid uric trong máu, dẫn đến hình thành các tinh thể urat sắc nhọn ở các khớp. Đa số nữ giới bị bệnh gout ảnh hưởng đến bàn tay, cổ tay và khuỷu tay, tuy nhiên bệnh cũng xuất hiện ở đầu gối, mắt cá chân hoặc các ngón chân. Các đợt bùng phát của bệnh gout xuất hiện đột ngột, có thể kéo dài đến 10 ngày. Cơn đau thường nghiêm trọng nhất trong 36 giờ đầu tiên.

Một số dấu hiệu bệnh gout phổ biến nhất bao gồm:

  • Đau đớn dữ dội, thường xuất hiện vào nửa đêm hoặc sáng sớm
  • Mềm và ấm ở các khớp, đôi khi khớp có thể chuyển sang màu đỏ hoặc tím
  • Cứng khớp và mất khả năng vận động
  • Sưng tấy

Nếu không được điều trị, các tinh thể urat có thể dẫn đến việc hình thành các cục u dưới da xung quanh khớp. Cục u này được gọi là hạt tophi, có thể gây đau đớn và hạn chế cử động linh hoạt của khớp. Ngoài ra, các tinh thể urat có thể tích tụ ở đường tiết niệu, dẫn đến sỏi thận.

Nếu xuất hiện các cơn gút cấp, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Ngoài ra, người bệnh có thể chườm đá, kê cao khớp bị ảnh hưởng, uống nhiều nước và sử dụng thuốc chống viêm như Naproxen và  Ibuprofen để giảm đau. Bên cạnh đó, nếu bị bệnh gout, người bệnh cần tránh sử dụng rượu và đồ ngọt để ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân gây bệnh gút ở phụ nữ

Tỷ lệ mắc bệnh gút ở nữ giới lớn tuổi thường cao hơn nam giới và các triệu chứng thường có xu hướng nghiêm trọng hơn. Điều này có thể liên quan đến một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như:

1. Gen di truyền

Tỷ lệ mắc bệnh gút do di truyền ở nam giới thấp hơn so với nữ giới. Điều này có thể liên quan đến cấu trúc di truyền của các chất vận chuyển urat ở thận. Ở nữ giới, khả năng kiểm soát cách đào thải axit uric qua thận tương đối phức tạp và liên quan đến nhiều yếu tố di truyền khi so với nam giới.

bệnh gút ở phụ nữ
Di truyền là một trong những nguyên nhân gây bệnh gút ở nữ giới

Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh gout liên quan đến di truyền ở phụ nữ tiền mãn kinh cao hơn nhiều so với phụ nữ sau mãn kinh. Cụ thể có 59% phụ nữ tiền mãn kinh và 34% nữ giới sau khi mãn kinh có tiền sử gia đình mắc bệnh gút.

2. Bệnh tiểu đường

Phụ nữ sau mãn kinh có tỷ lệ kháng insulin và bệnh gút cao chơn. Mức độ kháng insulin thấp đến trung bình được phát hiện là làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút, trong khi đó mức độ kháng insulin cao hơn sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, người bệnh tiểu đường tuýp 2 có nồng độ acid uric trong máu cao hơn. Điều này làm tăng nguy cơ tích tụ các tinh thể urat và dẫn đến bệnh gút ở nữ giới.

3. Thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút ở cả nam và nữ giới. Tuy nhiên theo nghiên cứu, nữ giới sử dụng thuốc lợi tiểu có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn so với nam giới. Theo thống kê, có khoảng 75% nữ giới sử dụng thuốc lợi tiểu bị bệnh gút trong khi chỉ có 15% nam giới mắc bệnh gút sử dụng thuốc lợi tiểu.

4. Chức năng thận suy giảm

Các nghiên cứu cho thấy 50 – 80% các trường hợp bệnh gout ở phụ nữ có tiền sử suy thận. Và một số nghiên cứu cũng cho thấy, nữ giới sau mãn kinh có nguy cơ suy thận và bệnh gút cao hơn khi so với nam giới. Suy thận có nghĩa là thận hoạt động không tốt. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng đào thải acid uric qua nước tiểu của thận, từ đó làm tăng nguy cơ tích tụ tinh thể urat và dẫn đến bệnh thận.

5. Thay đổi nồng độ estrogen

Nồng độ axit uric cao trong máu là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gút. Tình trạng này đến từ một trong hai nguồn, sản xuất dư thừa axit uric hoặc khả năng loại bỏ axit uric bị ảnh hưởng. Ở nữ giới, có hơn 90% các trường hợp nồng độ acid uric cao là do cơ thể không thể loại bỏ toàn bộ nồng độ acid trong trong máu.

Triệu chứng gout ở nữ
Suy giảm estrogen có thể gây ảnh hưởng đến khả năng đào thải acid uric và gây bệnh gút

Đối với phụ nữ tiền mãn kinh, estrogen giúp thận đào thải nhiều axit uric hơn. Estrogen làm tăng lượng axit uric được đào thải qua nước tiểu. Điều này giữ cho nồng độ axit uric trong máu thấp hơn và làm giảm nguy cơ bị bệnh gút. Do đó, ở phụ nữ sau mãn kinh, nồng độ estrogen suy giảm, dẫn đến dư thừa acid uric trong máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.

6. Liệu pháp thay thế hormone

Một số nghiên cứu cho thấy những phụ nữ sử dụng liệu pháp thay thế hormone (HRT) ngăn ngừa một số dấu hiệu tuổi tác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Điều này liên quan đến cả hormone estrogen cũng như sự kết hợp của estrogen và progesterone.

7. Thay đổi liên quan đến mãn kinh

Những thay đổi liên quan đến thời kỳ mãn kinh dường như làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút ở nữ giới. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Sự giảm bài tiết axit uric do giảm estrogen
  • Tăng cân
  • Tỷ lệ không dung nạp glucose tăng lên
  • Nguy cơ suy thận tăng lên

Sự kết hợp của tất cả các yếu tố nguy cơ này sẽ khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao và dẫn đến cơn gút cấp. Ngoài ra, đối với những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh gút hoặc các bệnh khớp khác, đặc biệt là thoái hóa khớp, thì nguy cơ mắc bệnh gút cũng cao hơn so với các đối tượng khác.

Điều trị bệnh gout ở phụ nữ như thế nào?

Bệnh gout ở phụ nữ không có biện pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên các triệu chứng gút có thể kiểm soát bằng thuốc, các biện pháp giảm đau tại nhà và nghỉ ngơi phù hợp. Điều quan trọng là người bệnh cần đến bệnh viện, trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị hiệu quả nhất.

1. Thuốc điều trị cơn gout cấp tính

Thuốc giảm đau là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị bệnh gout ở phụ nữ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau, các loại thuốc bao gồm:

Dấu hiệu bệnh gút ở tay
Sử dụng thuốc điều trị gút theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Ở liều thấp, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau. Ở liều cao hơn, thuốc sẽ giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và ngăn ngừa các tổn thương khớp. Tuy nhiên người bệnh thận không nên sử dụng thuốc này để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Paracetamol (Acetaminophen): Paracetamol là thuốc giảm đau không kê đơn mang lại hiệu quả cao đối với cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên đối với các cơn đau nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc giảm đau theo toa.
  • Corticoid: Thuốc này giúp tạo ra tác dụng tương tự như cortisone, một hoạt chất giảm đau tự nhiên trong cơ thể. Thuốc có thể được sử dụng bằng đường uống hoặc tiêm để mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng.
  • Colchicin: Colchicin là thuốc điều trị bệnh gout cấp, được sử dụng theo toa để cải thiện cơn đau và ngăn ngừa các đợt gout bùng phát.

2. Thuốc hạ acid uric

Ngoài thuốc điều trị các cơn gout cấp, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc làm giảm nồng độ axit uric bằng cách giảm sản xuất hoặc tăng đào thải qua thận. Các loại thuốc phổ biến nhất bao gồm:

  • Allopurinol thuộc nhóm thuốc ức chế xanthine oxidase (XOIs). Thuốc được sử dụng hàng ngày nhằm làm giảm quá trình sản xuất acid uric trong cơ thể.
  • Febuxostat được chỉ định cho người bệnh không dung nạp hoặc dị ứng với Allopurinol. Thuốc được sử dụng hàng ngày để làm giảm khả năng sản xuất acid uric. Tuy nhiên Febuxostat có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn Allopurinol, do đó cần thận trọng khi sử dụng.
  • Pegloticase được nghiên cứu và sản xuất dành riêng cho những người mắc bệnh gút không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Thuốc được sử dụng bằng cách truyền tĩnh mạch, hoạt động bằng cách chuyển axit uric thành allantoin, một hợp chất hóa học dễ dàng được cơ thể loại bỏ.
  • Anakinra và Canakinumab thuộc nhóm chất ức chế interleukin-1 (IL-1), được nghiên cứu cho những bệnh nhân bệnh gút không đáp ứng các phương pháp điều trị khác. Thuốc được sử dụng bằng đường tiêm.

3. Chế độ ăn uống lành mạnh

Đối với người bệnh gút, thực hiện chế độ ăn uống phù hợp là điều cần thiết và quan trọng nhất để kiểm soát các triệu chứng. Trên thực tế, một số phụ nữ mắc bệnh gout có thể kiểm soát bệnh chỉ thông qua chế độ ăn uống.

Axit uric được tạo ra khi cơ thể phân hủy purin, một chất hóa học tự nhiên trong cơ thể và một số loại thực phẩm. Tránh thực phẩm chứa nhiều purin, chẳng hạn như thịt đỏ, nội tạng, hải sản và một số loại rượu, bia, có thể giúp giảm nồng độ acid uric trong máu, từ đó hạn chế nguy cơ mắc bệnh gút.

Cách giảm đau gout nhanh nhất
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh là một trong những cách điều trị gút hiệu quả nhất

Thực phẩm tốt cho người bệnh gout:

  • Trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt
  • Protein từ thực vật, sữa ít chất béo, đậu và đậu lăng và tránh protein từ thịt động vật
  • Thịt nạc và thịt gia cầm
  • Cà phê
  • Quả anh đào và nước ép anh đào

Các loại thực phẩm cần tránh:

  • Thực phẩm và đồ uống có chứa xi-rô ngô hoặc hàm lượng đường cao
  • Thịt mỡ và các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao
  • Thịt nội tạng, có hàm lượng purin cao
  • Động vật có vỏ (như hàu và hến), cá cơm, cá mòi
  • Đồ uống có cồn, đặc biệt là bia

4. Duy trì hoạt động thể chất

Hoạt động thể chất thường xuyên, đặc biệt là giữa các cơn gút, là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị bệnh gout ở phụ nữ. Nghiên cứu cho thấy, thường xuyên tập thể dục với cường độ thấp đến trung bình có thể hỗ trợ có thể làm giảm nồng độ axit uric.

Hoạt động thể chất thường xuyên cũng giúp giảm cân và giữ cân nặng ở mức khỏe mạnh. Điều này sẽ ít gây căng thẳng đến các khớp bị đau, góp phần phục hồi chức năng vận động lành mạnh.

Ngoài ra, thường xuyên tập thể dục có thể giữ cho các khớp vận động và đảm bảo phạm vi chuyển động bình thường. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tập thể dục.

5. Thực hiện kỹ thuật giảm đau

Bệnh gout ở phụ nữ có thể dẫn đến các cơn đau dữ dội tại nhiều khớp cùng lúc. Ngoài việc sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể thực hiện các kỹ thuật giảm đau tại nhà, chẳng hạn như:

Bệnh gout ở người trẻ
Chườm lạnh tại khớp bị ảnh hưởng có thể giúp giảm viêm và đau đớn hiệu quả
  • Chườm đá: Chườm một túi đá lên khớp bị ảnh hưởng có thể giúp giảm đau và giảm viêm.
  • Sử dụng các thiết bị hỗ trợ: Nếu các triệu chứng bệnh gút gây ảnh hưởng đến các công việc hàng ngày, người bệnh có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ, chẳng hạn như gậy hoặc đai để hoạt động dễ dàng hơn.
  • Giảm áp lực lên các khớp: Các khớp bị ảnh hưởng có thể đau đớn và nhạy cảm quá mức. Do đó, người bệnh được khuyến khích trách tác động lên khớp bị đau để ngăn ngừa cảm giác khó chịu.
  • Nâng cao khớp bị ảnh hưởng: Điều này có thể giúp giảm áp lực lên khớp, giảm đau và hạn chế các tổn thương liên quan.

6. Nâng cao chất lượng cuộc sống

Sống chung với các triệu chứng bệnh gout ở phụ nữ có thể gây suy nhược về thể chất lẫn tinh thần. Do đó, điều quan trọng là phải thực hành chăm sóc sức khỏe tốt nhất, ngay cả khi đang ở một cơn gout cấp.

  • Thư giãn: Có một số biện pháp và kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như hít thở sâu, để giảm bớt căng thẳng. Người bệnh cũng có thể nghe nhạc êm dịu, xem phim vui nhộn hoặc tận hưởng các sở thích cá nhân là một trong những cách thư giãn hiệu quả.
  • Trò chuyện với bạn bè: Chia sẻ và sự gần gũi về thể chất là một cách giảm đau hiệu quả và đơn giản. Hãy trò chuyện về cơn đau, các triệu chứng cũng như khó khăn trong các hoạt động hàng ngày, điều này có thể góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Nghỉ ngơi: Các cơn gút cấp có thể gây mệt mỏi về thể chất, suy nhược cơ thể. Do đó, người bệnh được khuyến cáo điều chỉnh hoạt động và dành thời gian nghỉ ngơi nếu nhận thấy các cơn đau.
  • Bảo vệ khớp: Chấn thương và va chạm sẽ khiến cơn gút trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên chọn các hoạt động có tác động thấp như đi bộ hoặc bơi lội, để không gây căng thẳng quá mức cho khớp.

7. Phẫu thuật

Các triệu chứng bệnh gout ở phụ nữ có thể trở nên nghiêm trọng và không đáp ứng các biện pháp điều trị bảo tồn. Trong trường hợp này, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các phương pháp phẫu thuật, tiểu phẫu để kiểm soát các tổn thương do gout.

Một số thủ thuật can thiệp liên quan đến bệnh gout bao gồm:

  • Loại bỏ hạt tophi: Tophi là những nốt sần được tạo thành từ các tinh thể axit uric có thể hình thành trên các cấu trúc xung quanh khớp. Tophi có thể dẫn đến viêm mãn tính, vỡ ra và gây nhiễm trùng. Phẫu thuật loại bỏ các hạt tophi có thể được đề nghị để giảm nguy cơ biến chứng.
  • Loại bỏ tinh thể axit uric thông qua phẫu thuật nội soi khớp: Nếu các tinh thể urat gây đau đớn dữ dội và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, bác sĩ có thể đề nghị loại bỏ tinh thể urat để giảm đau.
  • Hợp nhất khớp: Nếu tình trạng viêm khớp kéo dài dẫn đến tổn thương các khớp nhỏ ở bàn tay, khiến việc di chuyển trở nên đau đớn, khó khăn, bác sĩ có thể đề nghị thủ thuật hợp nhất khớp. Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ sụn khớp bị tổn thương, hư hỏng và sử dụng các tấm đinh, vít để cố định xương đến khi các xương hợp nhất thành một khối. Mặc dù phẫu thuật này hạn chế chuyển động, nhưng mang lại  hiệu quả cao trong việc giảm đau.
  • Thay khớp: Khi các khớp bị tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật loại bỏ khớp và thay khớp nhân tạo, nhằm giảm đau và cải thiện khả năng vận động.

Bệnh gout ở phụ nữ cần được điều trị và kiểm soát phù hợp để tránh gây biến dạng, mất khớp. Thay đổi lối sống, sử dụng thuốc theo chỉ định và duy trì vận động là cách tốt nhất để kiểm soát các triệu chứng gút. Trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng, yếu tố nguy cơ và thói quen sống để xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua