Bà bầu bị đau lưng 2-3 tháng đầu phải làm sao?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Bà bầu bị đau lưng 2-3 tháng đầu là tình trạng thường gặp, xảy ra ở hầu hết các trường hợp mang thai. Tình trạng này khởi phát do những nguyên nhân khác nhau và thường không nghiêm trọng, gồm tăng cân, tăng nội tiết tố, thay đổi tư thế và tính ổn định xương khớp… Tuy nhiên trong một số trường hợp, đau lưng đầu thai kỳ có thể là dấu hiệu động thai và nhiều vấn đề khác cần được điều trị y tế.

Bà bầu bị đau lưng 2-3 tháng đầu
Tìm hiểu nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng 2-3 tháng đầu, mức độ nghiêm trọng và hướng dẫn giảm đau hiệu quả

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng 2-3 tháng đầu

Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng 3 tháng đầu thai kỳ. Phần lớn các trường hợp xảy ra do những thay đổi tự nhiên của cơ thể và các yếu tố không đáng lo ngại như tăng cân, thay đổi tư thế. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khác, đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo động thai và những bệnh lý cột sống.

Theo nhận định của Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương (Giám đốc chuyên môn Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102), những nguyên nhân cụ thể gây đau lưng ở phụ nữ mang thai 2-3 tháng đầu gồm:

1. Dấu hiệu mang thai

Trong thời kỳ mang thai, có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ đau lưng ở phụ nữ. Trong đó đau lưng có thể là một trong những dấu hiệu nhận biết sớm của chu kỳ mang thai. Đối với trường hợp này, cơn đau có xu hướng kéo dài dai dẳng trong tam cá nguyệt đầu tiên.

2. Tăng nội tiết tố

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể nữ giới bị kích thích và tạo ra một loại hormone có tên relaxin. Hormone này có chức năng làm mềm và nới lỏng dây chằng cùng các khớp trong vùng xương chậu. Từ đó đảm bảo quá trình nuôi dưỡng thai nhi và sinh nở của sản phụ.

Tuy nhiên việc làm mềm, làm giãn dây chằng, cơ và nới lỏng khớp khiến cột sống không được nâng đỡ và hỗ trợ như bình thường. Lâu ngày trục cột sống có xu hướng lỏng lẻo và mất tính ổn định. Điều này làm phát sinh những cơn đau tại vùng thắt lưng và khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Thông thường đau lưng do tăng nội tiết tố ở thai phụ thường đi kèm với chứng đau vùng chậu hông. Tùy thuộc vào nồng độ relaxin được sản sinh, thai phụ có thể bị đau từ nhẹ đến nặng.

3. Căng thẳng

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng 2-3 tháng đầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thường xuyên lo âu, căng thẳng kéo dài sẽ làm mất tính ổn định khối cơ, vùng khung chậu dẫn đến căng cơ và tăng nguy cơ phát sinh cơn đau ở lưng. Điều này xảy ra phổ biến hơn ở những vùng yếu và chịu nhiều áp lực từ trọng lượng của cơ thể như vùng thắt lưng.

Ngoài ra căng thẳng, stress kéo dài còn là nguyên nhân khiến các cơ trong cơ thể chậm phục hồi và không có thời gian thư giãn. Từ đó làm phát sinh cơn đau. Ngoài phụ nữ mang thai, căng thẳng có thể gây đau lưng sau sinh, người lớn tuổi và nữ giới chưa sinh con.

Căng thẳng
Thường xuyên lo âu, căng thẳng kéo dài là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị đau lưng 2-3 tháng đầu

4. Tăng cân

Đột ngột tăng cân trong ba tháng đầu thai kỳ khiến cột sống lưng, cơ và các dây chằng vùng chậu chịu nhiều áp. Điều này gây căng thẳng và làm phát sinh cơn đau. Đau lưng do tăng cân có xu hướng kéo dài từ 3 tháng đầu của thai kỳ đến giai đoạn sau sinh.

5. Dịch chuyển trọng tâm

Bà bầu bị đau lưng 2-3 tháng đầu có thể do sự dịch chuyển trọng tâm trong thời kỳ mang thai. Khi thai nhi phát triển và bụng lớn hơn, trọng tâm của thai phụ sẽ hướng về phía trước. Điều này gây ra những thay đổi trong tư thế ngồi, đi, đứng, ngủ và sinh hoạt. Từ đó làm tăng áp lực lên cột sống và khung xương chậu. Cuối cùng gây đau nhức và khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Ngoài ra thường xuyên cúi gập người, đứng quá lâu và duy trì tư thế xấu cũng có thể gây đau lưng khi mang thai ba tháng đầu và khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

6. Yếu cơ bụng

Đau lưng sẽ xảy ra khi cơ bụng bị suy yếu. Bởi cơ bụng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định sức khỏe và chức năng vùng lưng, đồng thời nâng đỡ cột sống. Tuy nhiên trong thời kỳ mang thai, cơ bụng có xu hướng căng ra và yếu đi. Điều này làm tăng nguy cơ đau lưng khi mang thai, nhất là khi thai nhi phát triển, mẹ bầu tập thể dục và vận động.

6. Động thai

Phụ nữ bị đau lưng 3 tháng đầu thai kỳ có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng động thai. Đối với trường hợp này, thai phụ có xu hướng đau nhiều tại vùng lưng dưới kèm theo những triệu chứng nghiêm trọng dưới đây:

  • Đau âm ỉ từng cơn hoặc đau tức ở vùng bụng dưới. Mức độ đau tăng lên theo thời gian và thường không thuyên giảm khi nằm nghỉ
  • Tiết dịch âm đạo bất thường. Dịch tiết nhiều hơn bình thường và thay đổi màu sắc (màu đỏ sẫm, hồng nhạt, đen)
  • Có vài giọt máu chảy ra và lẫn với dịch nhầy
  • Ra máu âm đạo có màu đỏ tươi hoặc màu nâu
  • Mỏi ở thắt lưng.

Nếu bị đau lưng trong 2-3 tháng đầu thai kỳ kèm theo những biểu hiện nêu trên, thai phụ nên nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn xử lý với những biện pháp thích hợp.

Động thai
Đau lưng 3 tháng đầu thai kỳ kèm đau âm ỉ từng cơn hoặc đau tức ở vùng bụng dưới là dấu hiệu cảnh báo động thai

7. Bệnh lý cột sống

Bệnh lý cột sống có thể là nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng 2-3 tháng đầu. Trong đó đau thần kinh tọa là bệnh lý phổ biến nhất. Đau thần kinh tọa khiến thai phụ có cảm giác đau nhiều ở vùng thắt lưng. Cơn đau nhanh chóng dọc theo đường đi của thần kinh tọa xuống cẳng chân và ngón chân.

Đau do thần kinh tọa tổn thương thường kèm theo cảm giác tê bì, khó đi chuyển, Đau tăng lên khi ngồi nhiều, đi lại và vận động. Đau giảm nhẹ khi nghỉ ngơi. Thông thường những triệu chứng của đau thần kinh tọa chỉ xảy ra ở một bên chân.

XEM THÊM: [A-Z] ĐÁNH BAY đau nhức xương khớp, đau dây thần kinh với liệu trình thảo dược AN TOÀN, DỨT ĐIỂM tận gốc

Triệu chứng đau lưng khi mang thai

Tùy thuộc vào căn nguyên và mức độ nghiêm trọng, đau lưng khi mang thai 2-3 tháng đầu thai kỳ có những đặc điểm sau:

  • Cơn đau thoáng qua, không gây khó chịu hoặc đau nhức âm ỉ ở vùng thắt lưng. Đôi khi thai phụ có thể bị đau nhói ở lưng làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt và tâm lý.
  • Đau khu trú ở một vị trí
  • Đối với trường hợp nặng, đau lưng lan tỏa dẫn đến đau nhức liên tục và đau nhức nhiều tại vùng hông, vùng xương cùng
  • Cơn đau có thể làm ảnh hưởng vùng mông và xuống đùi

Nếu bà bầu bị đau lưng 3 tháng đầu do bệnh xương khớp hoặc dọa xảy thai, đau thường nặng hơn kèm theo một số triệu chứng nghiêm trọng khác, bao gồm:

  • Đau âm ỉ từng cơn hoặc đau tức ở vùng bụng dưới
  • Tiết dịch âm đạo bất thường, tiết nhiều hơn hoặc/ và thay đổi màu sắc
  • Có vài giọt máu chảy ra và lẫn với dịch nhầy
  • Xuất huyết âm đạo bất thường
  • Mỏi ở thắt lưng
  • Đau lưng kèm theo tê bì, khó vận động
  • Đau lan rộng từ thắt lưng xuống các ngón chân

Bà bầu bị đau lưng 2-3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp bị đau lưng trong 2-3 tháng đầu thai kỳ đều không nguy hiểm. Bởi cơn đau thường xảy ra do những thay đổi tự nhiên của cơ thể trong thời kỳ mang thai , điển hình như tăng cân, thay đổi nội tiết tố, dịch chuyển trọng tâm… Mặt khác cơn đau thường có xu hướng thuyên giảm sau khi sinh và sau khi áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà mà không cần dùng thuốc.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, đau thắt lưng trong thời kỳ đầu mang thai là dấu hiệu cảnh báo của một số tình trạng nguy hiểm cần được điều trị y tế ngay lập tức. Vì thế thai phụ cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe, mức độ chuyển biến của cơn đau. Đồng thời đến gặp bác sĩ ngay lập tức khi đau lưng nghiêm trọng hoặc kèm theo những biểu hiện bất thường khác. Điển hình như đau bụng và chảy máu âm đạo.

banner

Biện pháp giảm đau lưng khi mang thai 2-3 tháng đầu

Bà bầu bị đau lưng 2-3 tháng đầu có thể áp dụng những biện pháp dưới đây để cải thiện cơn đau:

1. Duy trì tư thế đúng

Để giảm nguy cơ và giảm đau lưng khi mang thai 2-3 tháng đầu, thai phụ cần lưu ý duy trì tư thế tốt, đặc biệt là khi ngồi, đứng và ngủ.

Tư thế đứng khi đứng

Đối với tư thế đứng, bạn cần đứng thẳng, thả lỏng vai và nâng cao ngực. Không nên đứng quá lâu hoặc đi lại quá nhiều. Nên nghỉ ngơi đầy đủ, đi lại nhẹ nhàng với những bước ngắn và thường xuyên xoay người.

Ngoài ra khi đứng và đi lại, thai phụ nên mang dép hoặc giày bệt, có miếng đệm mỏng và mềm dưới lòng bàn chân. Không nên đi chân đất và không mang giày cao gót để tránh tăng áp lực lên vùng thắt lưng.

Tư thế đứng khi ngồi

Đối với tư thế ngồi, bạn nên ngồi trên những chiếc ghế có phần lưng tựa, có thể cuộn một chiếc khăn mỏng, đặt giữa lưng ghế và thắt lưng. Điều này giúp giảm áp lực lên thắt lưng và giảm đau một cách hiệu quả.

Khi ngồi cần giữ thẳng lưng, cổ, đầu và hông. Ngoài ra thai phụ lưu ý, không nên ngồi quá lâu, nên thực hiện xen kẽ các động tác đơn giản như xoay nhẹ phần hông, cúi, ngửa người, xoay cổ.

Tư thế đúng khi ngủ

Đối với tư thế ngủ, thai phụ nên ưu tiên ngủ nghiêng, hai đầu gối hơi co lại. Không nằm ngửa. Ngoài ra để được hỗ trợ và giảm áp lực tại phần lưng, bụng và hông, đồng thời hạn chế đau lưng, thai phụ nên kê gối dưới bụng và giữa hai chân. Có thể dùng thêm một chiếc khăn nhỏ cuộn lại và kê dưới cổ để hỗ trợ và giảm đau phần đầu và cổ.

Duy trì tư thế đúng
Duy trì tư thế đúng trong sinh hoạt và trong khi ngủ giúp giảm nguy cơ và mức độ đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu

2. Nghỉ ngơi

Thai phụ được khuyên nghỉ ngơi đầy đủ để sớm thích nghi với những thay đổi trong cơ thể. Đồng thời giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và giảm bớt áp lực lên vùng lưng dưới. Ngoài ra việc nghỉ ngơi đầy đủ còn giúp bà bầu bị đau lưng thư giãn cột sống, thư giãn xương khớp và các mô mềm. Từ đó giảm và hạn chế tình trạng co thắt, cải thiện đau lưng hiệu quả.

3. Chườm nóng

Chườm nóng là biện pháp giảm đau an toàn và hiệu quả, phù hợp với bà bầu bị đau lưng 2-3 tháng đầu. Biện pháp này có tác dụng thư giãn cột sống, khối cơ, khớp xương và các mô mềm (dây chằng, dây thần kinh) quanh cột sống. Điều này giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn đau.

Ngoài ra chườm nóng còn có tác dụng thư giãn và làm bền thành mạch, kích thích khí huyết lưu thông. Để chườm ấm giảm đau và lưu thông khí huyết, thai phụ có thể nằm trên miếng đệm ấm hoặc dùng chai thủy tinh chứa nước ấm chườm và lăn đều tay trên vùng lưng bị đau, thực hiện 20 phút, 3 lần/ ngày. Lưu ý không chườm ấm vùng bụng (đặc biệt vùng bụng dưới) khi mang thai.

Ngoài chườm ấm, tắm với nước ấm cũng là biện pháp thư giãn cơ, xương, giảm co thắt cơ và giảm đau lưng hiệu quả.

4. Xoa bóp

Để giảm đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu, thai phụ có thể áp dụng biện pháp xoa bóp với tinh dầu trà hoặc dầu nóng. Biện pháp này có tác dụng làm ấm vùng lưng đau, tăng lưu thông máu, thư giãn cột sống, mô mềm và những khối cơ xung quanh. Từ đó giúp cải thiện tình trạng cứng khớp và đau lưng hiệu quả.

5. Châm cứu

Theo kết quả tổng hợp từ một số cuộc nghiên cứu, châm cứu đúng cách có thể giảm đau lưng và mang lại cảm giác dễ chịu khi mang thai. Biện pháp này sử dụng kim châm tác động và kích thích các huyệt đạo tương ứng. Từ đó giúp thư giãn, làm mềm khối cơ và giảm đau. Tuy nhiên châm cứu cần được thực hiện bởi những người có trình độ chuyên môn cao.

6. Vận động và tập thể dục

Bà bầu bị đau lưng 3 tháng đầu được khuyên nghỉ ngơi đầy đủ kết hợp vận động và tập thể dục đều đặn. Bởi thường xuyên tập thể dục giúp thai phụ tăng cường sự dẻo dai và tăng cường cơ bắp. Từ đó phòng ngừa tình trạng cứng khớp, giảm căng thẳng cho cột sống và giảm đau lưng.

Ngoài ra vận động và tập thể dục đều đặn còn giúp thư giãn đầu óc, kiểm soát căng thẳng, tăng cường sức khỏe tổng thể, ổn định cấu trúc và cải thiện chức năng của hệ xương khớp. Tuy nhiên thai phụ không nên thực hiện những bài tập có cường độ nặng, không luyện tập gắng sức để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Đạp xe cố định, bơi lội, đi bộ là những bài tập an toàn cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra để tăng cường sức cơ và giảm đau, thai phụ có thể thực hiện những bài tập tăng cường sức mạnh cho cơ lưng và bụng theo sự hướng dẫn của các chuyên gia vật lý trị liệu.

Bà bầu bị đau lưng 3 tháng đầu được khuyên nghỉ ngơi đầy đủ kết hợp vận động và tập thể dục đều đặn
Bà bầu bị đau lưng 3 tháng đầu nên nghỉ ngơi kết hợp vận động và tập thể dục đều đặn để giảm đau và ổn định xương khớp

7. Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh

Thai phụ nên áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh để phòng ngừa tăng cân quá mức khi mang thai. Điều này giúp giảm áp lực cho vùng cột sống thắt lưng, dây thần kinh và hạn chế đau lưng hiệu quả.

Ngoài ra ăn uống lành mạnh và đủ chất còn giúp thai phụ bổ sung đủ lượng vitamin và canxi cần thiết cho cơ thể. Từ đó phòng ngừa tình trạng thiếu hụt canxi nuôi dưỡng thai nhi, ổn định hệ thống xương khớp, phòng ngừa loãng xương, viêm cột sống và hạn chế đau lưng phát sinh do bệnh lý.

Theo các chuyên gia, bà bầu bị đau lưng 2-3 tháng đầu nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu canxi: Trứng, các loại đậu, cá, sữa, sữa chua, phô mai, rau lá xanh, hạnh nhân, các loại hạt…
  • Thực phẩm giàu vitamin D và C: Sữa, trứng cá muối, cá hồi, cá ngừ, hàu, tôm, cá trích, lòng đỏ trứng, nấm, cam, ớt chuông, cà chua, kiwi, dâu tây, việt quất, quả mâm xôi, bông cải xanh…
  • Thực phẩm giàu magie: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu phụ, chuối, cây họ đậu…
  • Thực phẩm giàu chất sắt: Rau bina, các loại đậu, thịt đỏ, gan, hạt bí ngô, gà tây, diêm mạch…

Bà bầu bị đau lưng 2-3 tháng đầu khi nào cần gặp bác sĩ?

Bà bầu bị đau lưng 2-3 tháng đầu cần gặp bác sĩ khi:

  • Đau nhiều ở lưng lan rộng lên vai, sang hông, xuống đùi và chân.
  • Đau nhức nghiêm trọng khiến khả năng vận động bị hạn chế.
  • Đau lưng kèm theo đau bụng và một số biểu hiện bất thường khác như chảy máu âm đạo bất thường, thay đổi số lượng và màu sắc dịch tiết âm đạo.
  • Đau lưng kéo dài trên 10 ngày.
  • Cơn đau không thuyên giảm sau 7 ngày áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị.

Nếu rơi vào một trong những trường hợp nêu trên, thai phụ nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra, đánh giá mức độ nghiêm trọng và xác định nguyên nhân gây đau. Từ đó có những phương pháp điều trị thích hợp, tránh phát sinh rủi ro không mong muốn.

Bà bầu bị đau lưng 2-3 tháng nên khám bác sĩ khi đau nhức nghiêm trọng
Bà bầu bị đau lưng 2-3 tháng đầu nên khám bác sĩ khi bị đau nghiêm trọng kèm đau bụng và một số biểu hiện bất thường khác

Trong trường hợp bà bầu bị đau lưng do các bệnh lý xương khớp, cần nhanh chóng lựa chọn giải pháp điều trị tận gốc. Khác với nhiều đối tượng khác, cơ thể bà bầu tương đối nhạy cảm nên cần chú ý sát sao trong quá trình dùng thuốc, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. 

Giải pháp đặc trị bệnh xương khớp kết hợp Đông – Tây y cung cấp bởi Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102 chính là sự lựa chọn phù hợp cho bà bầu. Phương pháp chủ trị tại đây là bài thuốc thảo dược CỐT VƯƠNG THẦN HIỆU THANG với 100% nam dược, đảm bảo an toàn khi sử dụng cho bà bầu trong thời gian kéo dài. 

Trong thực tế, bài thuốc này từng được sử dụng điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân xương khớp suốt 10 năm qua. Theo dõi phóng sự ngắn sau đây để nghe đánh giá khách quan của người bệnh về hiệu quả của bài thuốc:

[TỔNG HỢP PHẢN HỒI CỦA BỆNH NHÂN SAU KHI DÙNG CỐT VƯƠNG THẦN HIỆU THANG]

Bài thuốc AN TOÀN với 100% nam dược

“Nam dược trị nam nhân” – câu nói nổi tiếng từ xa xưa trong lĩnh vực y học cổ truyền. Cho đến nay, với vị thế là đơn vị y học cổ truyền hàng đầu Việt Nam, Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102 luôn chú trọng những giải pháp điều trị bằng thuốc nam.

Bài thuốc Cốt Vương thần hiệu thang chính là tinh hoa sau nhiều năm nghiên cứu của đội ngũ y bác sĩ Quân Dân 102. Không chỉ đảm bảo hiệu quả, bài thuốc còn chú trọng đến chất lượng và độ an toàn ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu. 100% thảo dược được thu hái trực tiếp từ chuỗi dược liệu đạt chuẩn GACP – WHO do Quân Dân 102 xây dựng.

XEM CHI TIẾT: [ĐỒNG HÀNH CÙNG CHUYÊN GIA] Nhận định về giải pháp xương khớp Quân Dân 102 (CHI TIẾT)

Toàn bộ thành phần bài thuốc đảm bảo đạt chuẩn GACP - WHO an toàn cho trẻ nhỏ
Toàn bộ thành phần bài thuốc đảm bảo đạt chuẩn GACP – WHO an toàn cho trẻ nhỏ

Mỗi đợt thảo dược thu hái xong đều được chuyển thẳng về Học viện Quân y để thực hiện khâu kiểm định, đánh giá chất lượng. Dựa theo tiêu chuẩn của Bộ y tế về thuốc và thảo dược, chỉ những loại thảo dược đạt chuẩn mới tiếp tục được đưa vào sản xuất. Bài thuốc thành phẩm cuối cùng đảm bảo AN TOÀN TUYỆT ĐỐI cho bệnh nhân, kể cả nhóm đối tượng như bà bầu, trẻ nhỏ, người già.

Bài thuốc HIỆU QUẢ nhờ điều trị theo phác đồ hoàn chỉnh

Dựa theo cơ chế đi sâu vào tận gốc, bài thuốc Cốt Vương thần hiệu thang đảm bảo chữa trị hiệu quả từ trong ra ngoài. Hơn 30 vị nam dược kết hợp với nhau theo nguyên tắc BỔ CHÍNH KHU TÀ. Toàn bộ hoạt chất đi sâu vào trong tạng can, thận điều lý tạng phủ, chữa lành thương tổn, viêm nhiễm tận gốc. Kết hợp bồi bổ khí huyết, khu phong trừ thấp đẩy lùi tà độc ra khỏi cơ thể, giảm đau nhức hiệu quả.

Bài thuốc Cốt Vương thần hiệu thang
Bài thuốc Cốt Vương thần hiệu thang

Trong suốt thời gian điều trị cho người bệnh, nhận thức được những hạn chế còn tồn tại, các bác sĩ Quân Dân 102 không ngừng cải tiến, nâng cao hiệu quả điều trị. Với phác đồ xương khớp 3 giai đoạn hiện nay, tình trạng đau lưng do bệnh lý xương khớp ở bà bầu sẽ nhanh chóng được giải quyết triệt để. Bác sĩ điều trị sẽ đồng hành cùng người bệnh xuyên suốt cả liệu trình.

Phác đồ điều trị xương khớp 3 giai đoạn Quân Dân 102 được xây dựng cụ thể như sau:

Liệu trình điều trị đau nhức xương khớp 3 giai đoạn
Liệu trình điều trị đau nhức xương khớp 3 giai đoạn

Ứng dụng Y HỌC HIỆN ĐẠI đảm bảo tính chính xác

Để nâng cao tính chính xác, đặc biệt với những bệnh lý như xương khớp, Quân Dân 102 kết hợp thăm khám Y HỌC HIỆN ĐẠI xuyên suốt quá trình. Trước khi điều trị, các bước thăm khám, chụp chiếu, siêu âm, xét nghiệm sinh hóa chính là bước đệm vững chắc để bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác. Kết hợp thêm quá trình thăm khám Đông y, phác đồ điều trị cuối cùng sẽ bám sát nhất với tình trạng của người bệnh.

Dựa vào kết quả thăm khám Tây y cho chẩn đoán chính xác
Dựa vào kết quả thăm khám Tây y cho chẩn đoán chính xác

Giải pháp điều trị này còn được gọi là Đông y có biện chứng (điều trị Đông y dựa trên cơ sở biện chứng khoa học của y học hiện đại). Nhiều trang tin, báo đài uy tín cũng lựa chọn giải pháp này giới thiệu đến độc giả theo dõi trong đó phải kể đến VTV2 Chất lượng cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết về liệu trình đau xương khớp Quân Dân 102, người bệnh có thể liên hệ ngay theo thông tin sau đây để được tư vấn HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ:

  • Hà Nội: Số 7 ngách 8/11 Lê Quang đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, HN. Hotline 0888 598 102 
  • Hồ Chí Minh: Số 179, đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM. Hotline 0888 698 102 
  • Fanpage: Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102
  • Website: benhvienxuongkhop102.org

GỌI NGAY – CHUYÊN GIA TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

CTA

Bài viết liên quan:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua