Đau lưng sau sinh (thường và mổ) phải làm sao

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Đau lưng sau sinh là tình trạng phổ biến, có thể xảy ra ở cả những người sinh thường và sinh mổ. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân. Tùy nhiên đa số nguyên nhân gây đau đều là những nguyên nhân tiềm tàng trong thời kỳ mang thai. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, cơn đau có thể được kiểm soát bằng thuốc và thay đổi lối sống.

Đau lưng sau sinh (thường và mổ)
Tìm hiểu nguyên nhân gây đau lưng sau sinh (thường và mổ), mức độ nguy hiểm và biện pháp khắc phục

Đau lưng sau sinh là gì?

Đau lưng sau sinh là tình trạng phổ biến, đặc biệt là những người sau khi sinh mổ. Tùy thuộc vào nguyên nhân, nữ giúp cơ thể bị đau âm ỉ tại vùng thắt lưng, đau nhiều ngày và có xu hướng thuyên giảm khi nghỉ ngơi và áp dụng các biện pháp điều trị không dùng thuốc.

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khác, nữ giới có cảm giác đau nhói liên tục tại vùng thắt lưng. Đau tăng lên theo thời gian và thường đau nhiều hơn khi vận động. Đối với trường hợp này, người giới cần dùng thuốc kết hợp các biện pháp khác để cải thiện tình trạng.

Nguyên nhân gây đau lưng sau sinh

Đau lưng sau sinh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể:

1. Gây tê vùng cột sống

Gây tê vùng cột sống là nguyên nhân phổ biến gây đau vùng thắt lưng ở nữ giới sau sinh nở. Gây tê vùng cột sống có hai dạng, gồm: Gây tê ngoài màng cứng đối với sinh thường và gây tê tủy sống đối với sinh mổ để ức chế quá trình dẫn truyền cảm giác đau vào não bộ từ tủy sống. Từ đó giảm đau hiệu quả.

Sau sinh nữ giới sẽ có cảm giác đau lưng tại vị trí chọc kim. Tuy nhiên cơn đau sẽ khỏi hoàn toàn sau khi vết kim được liền sẹo. Đau lưng do gây tê vùng cột sống thường kèm theo đau đầu do dây chằng giữa hai đốt sống bị tổn thương do mũi kim. Ngoài ra nữ giới có thể bị hạ huyết áp, run và ngứa trong vào ngày.

2. Tăng cân

Tăng cân là nguyên nhân gây đau lưng sau sinh phổ biến. Bởi sự thay đổi lớn về trọng lượng và sinh lý trong thai có thể tạo áp lực lên vùng thắt lưng dẫn đến mất cân bằng hệ thống cơ, dây chằng và xương cột sống. Đồng thời làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và vận chuyển chất dinh dưỡng. Điều này khiến cơn đau thường xuyên khởi phát, tăng nguy cơ loãng xương vi thể, căng và giảm độ bền của cơ bụng.

3. Hormone thay đổi

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể có xu hướng sản sinh và tổng hợp relaxin. Đây là một loại hormone giúp các khớp và dây chằng vùng xương chậu được thư giãn và dễ dàng giãn nở để phục vụ cho quá trình mang thai và sinh con ở nữ giới.

Tuy nhiên việc nới lỏng dây chằng trong thời gian dài khiến trục cột sống lỏng lẻo và mất tính ổn định. Từ đó gây đau lưng sau sinh, tăng nguy cơ viêm dây chằng và viêm khớp. Theo sinh lý tự nhiên, nồng độ hormone relaxin vẫn ở mức cao sau sinh từ 3 – 4 tháng. Điều này khiến cơn đau kéo dài dai dẳng và chỉ giảm khi nồng độ hormone này giảm.

3. Thay đổi tư thế

Sự phát triển của thai nhi khiến trọng tâm cơ thể thay đổi, nữ giới có xu hướng điều chỉnh tư thế sinh hoạt và cách di chuyển để phù hợp hơn với kích thước của bụng. Điều này xảy ra lâu ngày khiến trục cột sống mất tính ổn định, căng các khối cơ ở lưng và dẫn đến đau nhức.

4. Thiếu canxi và loãng xương vi thể

Trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần bổ sung đủ canxi qua thực phẩm và sản phẩm bổ sung để đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng và phát triển thai nhi. Trong trường hợp ăn uống nghèo nàn, thiếu chất và không đủ canxi nuôi dưỡng, lượng canxi trong cơ thể mẹ sẽ được vận chuyển đến thai nhi.

Sự bù đắp canxi cho thai nhi dẫn đến sụt giảm mật độ xương của mẹ, khiến xương khớp suy yếu và tăng nguy cơ loãng xương. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây đau lưng sau sinh thường gặp.

Thiếu canxi và loãng xương vi thể
Thiếu canxi trong thai kỳ và loãng xương vi thể là một trong những nguyên nhân gây đau lưng sau sinh thường gặp

5. Căng thẳng

Căng thẳng là một trong những yếu tố làm kích hoạt cơn đau. Bởi tình trạng mất kiểm soát kéo dài có thể khiến cơ ở lưng căng cứng và mất tính đàn hồi. Đồng thời kích thích cơ thể sản sinh những hormone gây đau.

6. Giãn cơ thẳng bụng

Đau lưng sau sinh có thể xảy ra do hai khối cơ từ lòng ngực xuống xương mu tách ra và mất tính hỗ trợ khi tử cung mở rộng.

7. Giãn dây chằng sinh lý

Những thay đổi nội tiết tố xảy ra trong thời kỳ mang thai khiến dây chằng nối cột sống và xương chậu cùng các khớp lỏng lẻo, mất tính ổn định và gây đau. Đau lưng do giãn dây chằng sinh lý thường kéo dài đến vài tháng đầu sau sinh.Cơ đau chỉ thuyên giảm khi các khớp, dây chằng và cơ bắp đã được phục hồi.

8. Lười vận động hoặc làm việc gắng sức

Đau lưng sau sinh (thường và mổ) có thể xảy ra khi bạn lười vận động, nằm yên một chỗ cả ngày hoặc làm việc gắng sức. Việc nằm bất động trên giường trong thời gian dài sẽ khiến khí huyết kém lưu thông và tích tụ tại vùng chậu. Điều này làm phát sinh cơn đau lưng và khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên làm việc gắng sức, đi lại nhiều sau khi sinh là điều không nên. Bởi lúc này sức khỏe chưa hoàn toàn phục hồi, dây chằng và trục cột sống còn mất tính ổn định và dễ phát sinh cơn đau. Tốt nhất, phụ nữ sau sinh nên đi lại và vận động nhẹ nhàng kết hợp nghỉ ngơi và ăn uống phù hợp.

9. Ngồi/ hoạt động không đúng tư thế

Ngồi không cho con bú không đúng tư thế hoặc có bất thường khi đi lại và vận động có thể tạo áp lực cho vùng cổ, cơ bắp và cột sống lưng. Từ đó gây ra tình trạng căng mỏi và đau lưng ở phụ nữ sang sinh.

Ngồi/ hoạt động không đúng tư thế
Ngồi cho con bú hoặc hoạt động không đúng tư thế có thể tạo áp lực cho vùng cổ, cơ bắp, cột sống và gây đau lưng sau sinh

10. Nhiễm lạnh

Nếu không giữ ấm cơ thể, nữ giới sẽ dễ bị gió lạnh tấn công, dễ cảm lạnh và tổn thương khí huyết sau khi sinh. Điều này khiến độ ẩm trong cơ thể dư thừa dẫn đến đau lưng và đau nhức xương khớp.

11. Viêm nhiễm

Tình trạng lỏng lẻo khớp và dây chằng quanh vùng khung chậu và cột sống sau sinh có thể kích hoạt các đợt viêm cấp của cơ thể. Từ đó gây đau và khiến cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn.

Đau lưng sau sinh có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp đau lưng sau sinh đều không nguy hiểm. Cơn đau phát sinh do những nguyên nhân đơn giản và có thể dễ dàng kiểm soát bằng những biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đau lưng xảy ra do viêm, bệnh xương khớp hoặc một số vấn đề nghiêm trọng cần được điều trị y tế.

Vì thế nếu nhận thấy đau lưng nghiêm trọng, đau kéo dài không thể kiểm soát hoặc đau kèm theo các biểu hiện bất thường, nữ giới nên đến bệnh viện để được hướng dẫn kiểm tra và xử lý cơn đau.

Phương pháp điều trị đau lưng sau sinh

Tùy thuộc vào nguyên nhân, đau lưng sau sinh có thể tự thuyên giảm mà không cần phải áp dụng các phương pháp điều trị. Điển hình như đau lưng do gây tê vùng cột sống, căng giãn dây chằng có hồi phục…

Tuy nhiên cơn đau có thể nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến khả năng vận động và tâm lý của phụ nữ. Đặc biệt là khi cơn đau phát sinh từ những nguyên nhân tiềm tàng trong thời kỳ mang thai.

Để sớm khắc phục đau lưng sau sinh và hạn chế tái phát, nữ giới có thể áp dụng những phương pháp sau:

1. Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi là biện pháp giảm đau lưng sau sinh và hạn chế đau tái phát phát hiệu quả. Việc nghỉ ngơi trên giường có thể làm giảm áp lực lên cột sống, cơ, mạch máu và dây chằng bao quanh. Đồng thời giảm co thắt và giảm đau hiệu quả, đặc biệt là những người sinh mổ.

Để tăng hiệu quả giảm đau, nữ giới nên nằm nghỉ đúng tư thế. Tốt nhất nên nằm nghiêng sang bên lưng không bị đau, đầu gối hơi co và kẹp gối giữa hai chân. Nên đi lại và vận động nhẹ nhàng sau 2 giờ/ lần. Không nên nằm bất động trên giường trong thời gian dài và không làm việc gắng sức hay đi lại nhiều.

Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi giúp giảm áp lực lên cột sống, cơ, mạch máu và dây chằng bao quanh, giảm co thắt và giảm đau hiệu quả

2. Ngồi và sinh hoạt đúng tư thế

Ngồi và sinh hoạt đúng tư thế cũng là một trong những biện pháp giảm đau hiệu quả, phù hợp với những người bị đau lưng khi cho con bú hoặc căng dây chằng khi ngồi lâu/ hoạt động sai tư thế.

Để giảm đau hiệu quả, bạn cần ngồi với tư thế thẳng lưng, có miếng đệm lót hỗ trợ phía sau, không cúi người quá lâu và không gập người. Ngoài ra bạn nên thường xuyên cử động nhẹ vùng thắt lưng bằng cách xoay, cúi, ngửa,lắc cổ và vặn nhẹ phần thắt lưng.

3. Xoa bóp

Phụ nữ sau sinh có thể áp dụng liệu pháp xoa bóp để giảm cảm giác đau mỏi tại vùng thắt lưng. Bởi lực tác động từ bàn tay có thể giúp dây chằng, khớp và các khối cơ thư giãn. Đồng thời tăng lưu thông máu, giảm huyết ứ tại vùng khung chậu và giảm đau lưng.

Để tăng hiệu quả giảm đau, thư giãn khớp và làm ấm mô mềm quanh cột sống, nữ giới nên thoa thêm dầu nóng hoặc tinh dầu tràm trà trước khi xoa bóp.

4. Sử dụng nhiệt

Tắm với nước ấm và chườm ấm là liệu pháp giảm đau hiệu quả, an toàn và được áp dụng phổ biến. Khi nằm trên miếng đệm ấm hoặc áp túi chườm ấm lên vùng lưng đau, các khối cơ lưng, mạch máu và dây chằng quanh cột sống sẽ được thư giãn, giảm co thắt và tăng độ đàn hồi. Từ đó đảm bảo quá trình lưu thông khí huyết và giảm đau hiệu quả.

Tương tự chườm ấm, tắm với nước ấm có thể giúp nữ giới thư giãn các khối cơ lưng, mạch máu và dây chằng quanh cột sống, tăng lưu thông máu. Đồng thời giúp thư giãn đầu óc, cải thiện tâm trạng, làm ấm cơ thể và giảm đau (bao gồm cả đau lưng và đau nhức xương khớp).

5. Giữ tâm lý thoải mái, kiểm soát căng thẳng

Giữ tâm lý thoải mái, kiểm soát căng thẳng là cách giảm đau hiệu quả cho những người bị đau lưng do căng thẳng đầu óc. Ngoài ra biện pháp này còn có tác dụng phòng ngừa rối loạn nội tiết tố, phòng ngừa đau và viêm tiến triển do những nguyên nhân khác.

Giữ tâm lý thoải mái, kiểm soát căng thẳng
Giữ tâm lý thoải mái, kiểm soát căng thẳng góp phần cải thiện tình trạng, phòng ngừa đau lưng sau sinh và viêm tiến triển

5. Giảm cân

Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý có thể giúp bạn giảm áp lực lên cột sống và các mô mềm xung quanh, cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ ứ huyết tại vùng xương chậu. Ngoài ra việc duy trì cân nặng hợp lý còn giúp bạn cân bằng hệ thống cơ, dây chằng và xương cột sống. Từ đó giúp phòng ngừa và giảm đau lưng hiệu quả.

6. Duy trì thói quen vận động và luyện tập thể dục

Để giảm đau và hạn chế đau lưng tiến triển sau khi sinh, nữ giới cần nghỉ ngơi phù hợp kết hợp vận động và luyện tập thể dục nhẹ nhàng. Bởi việc vận động và luyện tập thể dục nhẹ nhàng, đúng cách có thể giúp thư giãn các khớp xương, dây chằng, mạch máu và các khối cơ lưng. Điều này giúp tăng độ bền, độ linh hoạt, hạn chế co cứng và giảm đau hiệu quả.

Ngoài ra vận động xen kẽ nghỉ ngơi hợp lý còn giúp phụ nữ sau sinh tăng lưu thông khí huyết, phòng ngừa các bệnh xương khớp, nâng cao sức đề kháng và sức khỏe tổng thể. Vì thế bạn nên luyện tập từ 20 – 30 phút mỗi ngày để cải thiện tình trạng. Yoga, đi bộ được xác định là những bộ môn phù hợp và có lợi cho phụ nữ sau sinh.

7. Thiết lập chế độ ăn uống khoa học

Nữ giới cần thiết lập và duy trì chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai và sau sinh nở. Điều này giúp giảm đau lưng và hạn chế các bệnh xương khớp. Đồng thời kịp thời bù đắp lượng canxi và các khoáng chất mất đi trong khi sinh.

Để thiết lập và thiết lập chế độ ăn uống khoa học, nữ giới có thể tham khảo chế độ ăn uống dưới đây:

 Thực phẩm nên ăn

  • Thực phẩm giàu canxi: Sữa, phô mai, các loại hạt, sữa chua, rau lá xanh, hạnh nhân, các loại đậu, cá mòi, cá hồi…
  • Thực phẩm giàu vitamin D: Sữa, dầu gan cá tuyết, tôm, lòng đỏ trứng, cá ngừ, hàu, cá hồi, cá trích, cá mòi, nấm…
  • Thực phẩm giàu kali: Mận khô, nho khô, cam, dưa lê, dưa lưới, quả bơ, bưởi, dưa hấu, mơ, rau lá xanh, măng tây, rau bina, bông cải xanh, chà là…
  • Thực phẩm giàu chất sắt: Trứng, gan, thịt, tôm, cua, cá thu, hàu, cá cơm, cá mòi…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Khoai tây, ớt chuông, quả kiwi, cam, súp lơ trắng, cà chua, dâu tây, dưa lưới vàng, bông cải xanh…
  • Rau xanh, củ quả
  • Trái cây tươi

Thực phẩm kiêng ăn

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo
  • Thực phẩm cay nóng
  • Thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp
  • Thực phẩm quá mặn, nhiều muối

Ngoài ra nữ giới nên uống nhiều nước để giảm đau. Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Tốt nhất nên uống nước đun sôi, nước ép trái cây và sữa.

Thiết lập chế độ ăn uống khoa học
Thiết lập chế độ ăn uống khoa học giúp bù đắp canxi và khoáng chất, giảm đau lưng và hạn chế các bệnh về xương khớp

8. Sử dụng thảo dược thiên nhiên

Một số loại thảo dược thiên nhiên như ngải cứu và lá lốt có thể giúp bạn cải thiện đau lưng sau sinh và hạn chế cơn đau tái phát.

  • Dùng lá ngải cứu giảm đau lưng 

Lá ngải cứu có tính ấm, có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm huyết ứ vùng chậu, tăng lưu thông máu và giảm đau hiệu quả. Ngoài ra loại thảo dược này còn có tác dụng thư giãn khớp xương và mô mềm, giảm căng cứng, giảm viêm và kháng khuẩn.

Để dùng lá ngải cứu giảm đau lưng, bạn cần rửa sạch lá ngải cứu và rang nóng với muối hạt. Sau đó đựng hỗn hợp lên khăn mỏng và đặt lên vị trí đau, Khi hỗn hợp nguội thì rang lại và chườm đắp tương tự.

  • Giảm đau lưng bằng lá lốt

Lá lốt có tính ấm và chứa các hoạt chất có tác dụng giảm viêm, giảm đau, tăng cường lưu thông máu, cải thiện những vấn đề liên quan đến vùng thắt lưng và xương khớp.

Để giảm đau lưng bằng lá lốt, bạn cần rửa sạch rễ lá lốt và ngâm với rượu trắng trong 30 ngày. Mỗi lần lấy một ít rượu thuốc thoa lên lưng, sau đó thực hiện massage nhẹ nhàng để giảm đau.

Đau lưng sau sinh – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đối với chứng đau lưng sau sinh, nữ giới cần thăm khám và trao đổi phương pháp điều trị cùng với bác sĩ chuyên khoa khi rơi vào một trong những trường hợp sau:

  • Đau lưng sau sinh kéo dài nhiều tháng và lan rộng sang nhiều vị trí khác
  • Đột ngột đau lưng
  • Đau nhức nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe tổng thể và khả năng vận động
  • Cơn đau không thuyên giảm hoặc tăng mức độ nghiêm trọng sau 10 ngày áp dụng những biện pháp nêu trên
  • Đau lưng sau sinh xuất hiện đồng thời với các triệu chứng bất thường khác, bao gồm:
    • Sốt và đau lưng âm ỉ
    • Tê bì và ngứa ran ở lưng và các chi
    • Chảy máu âm đạo
    • Dịch tiết bất thường ở bộ phận sinh dục
    • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
    • Đau bụng dưới
    • Chóng mặt
    • Đau đầu
    • Rối loạn tiêu hóa…

Biện pháp phòng ngừa đau lưng sau sinh

Đau lưng sau sinh không được ngăn ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên nguy cơ phát sinh cơn đau và mức độ đau có thể giảm đáng kể khi bạn áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp luyện tập phòng ngừa cân nặng tăng cao trong thời kỳ mang thai và sau sinh.
  • Kiểm soát căng thẳng, tránh lo âu, buồn phiền và mệt mỏi kéo dài để tránh rối loạn nội tiết tố và tăng nguy cơ đau nhức lưng.
  • Duy trì tư thế đúng trong sinh hoạt, đặc biệt là khi cho con bú.
  • Không nên nằm bất động trên giường trong thời gian dài.
  • Không nên làm việc gắng sức và không đi lại quá nhiều sau khi sinh.
  • Tăng cường bổ sung vitamin, canxi và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể (trong quá trình mang thai và sau sinh) để duy trì mật độ xương, ổn định cột sống, tăng độ bền cho cơ và dây chằng. Từ đó phòng ngừa và giảm đau lưng, hạn chế các bệnh xương khớp tiến triển.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể như thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, thực phẩm cay nóng, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm quá mặn, nhiều muối…
  • Thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên tắm nước ấm, uống nước ấm và xoa bóp lưng để các cơ, xương để thư giãn.
  • Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để thanh nhiệt cơ thể, tăng giải độc và đảm bảo hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
  • Duy trì thói quen luyện tập và vận động nhẹ nhàng với các bài tập yoga, ngồi thiền, đi bộ… Biện pháp này giúp ổn định chức năng xương khớp, duy trì sức khỏe tổng thể, tăng cường lưu thông máu, thư giãn cơ, phòng ngừa và giảm đau lưng sau sinh.
  • Khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra sức khỏe tổng thể, sớm phát hiện bất thường và hạn chế phát sinh rủi ro sau sinh.
Duy trì thói quen luyện tập và vận động nhẹ nhàng
Duy trì thói quen luyện tập và vận động nhẹ nhàng giúp ổn định xương khớp, duy trì sức khỏe tổng thể và hạn chế đau lưng

Mặc dù xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng đau lưng sau sinh (thường và mổ) thường không quá nghiêm trọng và có thể dễ dàng kiểm soát bằng những biện pháp đơn giản, không dùng thuốc. Tuy nhiên nếu bị đau nhiều, đau không thuyên giảm hoặc kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường khác. Người bệnh nên thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ về những phương pháp giảm đau thích hợp hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua