7 thuốc trị gai cột sống tốt nhất, giảm đau hiệu quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Các thuốc trị gai cột sống chứa những hoạt chất có khả năng giảm đau từ nhẹ đến nặng, cải thiện tình trạng tê bì, cứng khớp, giảm co thắt cơ, xoa dịu dây thần kinh tổn thương và kiểm soát bệnh, giảm nguy cơ tiến triển gai xương.

Thuốc trị gai cột sống
Thông tin cơ bản về các thuốc trị gai cột sống, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định và các lưu ý trước khi dùng

Các thuốc trị gai cột sống hiệu quả được dùng phổ biến

Gai cột sống là thuật ngữ thể hiện cho sự hình thành và phát triển của các gai xương trên cột sống. Bệnh xảy khi cột sống có dấu hiệu tổn thương và mài mòn, kích thích sự phát triển quá mức của tế bào xương. Từ đó khiến một hoặc nhiều gai xương hình thành, lắp vào khoảng trống (vị trí bị mài mòn) theo cơ chế tự nhiên của cơ thể.

Các gai xương có xu hướng gia tăng kích thước theo thời gian khiến ống sống bị thu hẹp, dây thần kinh bên trong bị chèn ép. Từ đó phát sinh những cơn đau nhức nghiêm trọng kèm theo tình trạng tê bì, co cứng và khó vận động.

Ở trường hợp nặng, tủy sống có thể bị chèn ép, tăng nguy cơ tê yếu, bại liệt, đau kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược và mất ngủ. Tùy thuộc vào vị trí tổn thương, bệnh nhân có thể bị gai cột sống cổ hoặc gai cột sống thắt lưng (thường gặp gồm gai cột sống L4 L5).

Sử dụng thuốc kết hợp chế độ ăn uống, luyện tập thể dục và sinh hoạt khoa học là phương pháp điều trị chính đối với bệnh nhân bị gai xương. Dựa vào tình trạng, mức độ chèn ép thần kinh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, người bệnh có thể được yêu cầu sử dụng các thuốc trị gai cột sống được liệt kê dưới đây:

1. Paracetamol – Thuốc giảm đau không kê đơn

Nhóm thuốc điều trị gai cột sống đầu tiên được sử dụng thường là thuốc giảm đau không kê đơn. Trong đó Paracetamol được chỉ định cho hầu hết các trường hợp. Nhóm thuốc này được sử dụng trong thời gian đầu với mục đích kiểm soát cơn đau nhẹ.

Paracetamol có khả năng ức chế quá trình tổng hợp các chất gồm cyclooxygenased và prostaglandin xảy ra ở hệ thần kinh trung ương. Từ đó giúp giảm đau, hạ sốt nhanh, người bệnh dễ dàng hơn trong các hoạt động.

Chỉ định

Paracetamol được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Gai cột sống mới phát, có cơn đau nhẹ.
  • Đau nhức dẫn đến mệt mỏi, có kèm theo sốt hoặc không.

Chống chỉ định

  • Dị ứng với Paracetamol
  • Bệnh nhân có vấn đề ở tim và phổ
  • Những người có tiền sử thiếu máu nhiều lần
  • Người bị suy gan hoặc suy thận nặng
  • Cơ thể thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.

Thận trọng

Hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng Paracetamol cho phụ nữ mang thai và những người có tiền sử nghiện rượu.

Liều dùng thuốc Paracetamol cho bệnh nhân gai cột sống

Paracetamol được bào chế dưới dạng viên nén 500mg. Thuốc này được sử dụng bằng cách uống với một ly nước đầy, uống thuốc sau bữa ăn.

Liều dùng Paracetamol trong điều trị gai cột sống

  • Liều khuyến cáo: Uống 1 viên Paracetamol 500mg/ lần, cách 4 đến 6 giờ 1 lần.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ của Paracetamol thường nhẹ và chỉ thoáng qua. Cụ thể:

  • Buồn ngủ
  • Đau dày dạ
  • Buồn nôn
  • Chán ăn
  • Nước tiểu đậm màu, phân có màu đất sét
  • Vàng mắt, vàng da khi dùng dài ngày.

Giá bán tham khảo

Thuốc Paracetamol đang được bán trên thị trường với giá 32.000 VNĐ/ hộp 5 vỉ x 10 viên Paracetamol 500mg.

Paracetamol - Thuốc giảm đau không kê đơn
Paracetamol là thuốc giảm đau không kê đơn được dùng phổ biến trong thời gian đầu điều trị gai cột sống

2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Loại thuốc điều trị gai cột sống này được sử dụng cho những bệnh nhân có cơn đau từ nhẹ đến trung bình, có viêm hoặc không. Ngoài ra nhóm thuốc này còn được dùng để thay thế Paracetamol ở những trường hợp không có đáp ứng tốt hoặc dị ứng.

Thuốc chống viêm không steroid có tác dụng giảm đau (mạnh hơn Paracetamol). Ngoài ra thuốc còn có tác dụng ức chế tổng hợp prostaglandin (một chất trung gian thường gặp trong các phản ứng viêm). Từ đó giúp chống và giảm viêm hiệu quả.

NSAID được phân thành nhiều loại. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bệnh nhân có thể được dùng một trong các thuốc sau:

  • NSAID thông thường: Ibuprofen, Diclofenac, Aspirin, Naproxen…
  • NSAID ức chế chọn lọc COX-2: Piroxicam, Celecoxib, Meloxicam…

Chỉ định

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Gai cột sống gây đau ở mức độ từ nhẹ đến nặng
  • Đau kèm theo viêm hoặc có nguy cơ
  • Dị ứng hoặc không có đáp ứng tốt với Paracetamol.

Chống chỉ định

Chống chỉ định NSAID cho những bệnh nhân có các vấn đề sau:

  • Quá mẫn cảm hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc
  • Viêm loét dạ dày tiến triển
  • Có tiền sử hoặc đang bị xuất huyết tiêu hóa
  • Suy gan nặng
  • Suy thận nặng
  • Rối loạn đông máu
  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ em dưới 12 tuổi.

Cách sử dụng và liều dùng NSAID

Thuốc chống viêm không steroid được uống sau mỗi bữa ăn, uống với một ly nước đầy để tránh gây kích ứng đường tiêu hóa.

Liều dùng thuốc chống viêm không steroid trong điều trị gai cột sống (Ibuprofen, Celecoxib)

  • Thuốc Ibuprofen (Liều khuyến cáo): Uống 200 – 400mg/ lần, dùng 2 lần/ ngày.
  • Thuốc Celecoxib (Liều khuyến cáo): Uống 100 – 200mg/ lần, dùng 2 lần/ ngày.

Tác dụng phụ

Trong thời gian sử dụng NSAID điều trị gai cột sống, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ dưới đây:

  • Rối loạn hệ tiêu hóa: Tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn…
  • Loét dạ dày
  • Tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày
  • Chóng mặt
  • Buồn ngủ
  • Phản ứng dị ứng
  • Đau đầu…

Giá bán tham khảo

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) đang được bán trên thị trường với giá như sau:

  • Ibuprofen: Giá 88.000 VNĐ/ hộp 5 vỉ x 10 viên Ibuprofen 400mg.
  • Celecoxib: Giá 57.000 VNĐ/ hộp 3 vỉ x 10 viên Ibuprofen 200mg.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Thuốc chống viêm không steroid được dùng cho những bệnh nhân bị gai cột sống có cơn đau từ nhẹ đến trung bình

3. Thuốc giảm đau gây nghiện (Opioids)

Nhóm thuốc trị gai cột sống này được chỉ định khi bệnh nhân không có đáp ứng tốt với Paracetamol hoặc NSAID; gai cột sống chèn ép thần kinh dẫn đến đau từ trung bình đến nặng. Nhóm thuốc này có khả năng kết hợp Opioids tại đường tiêu hóa, hệ thần kinh ngoại biên và trung ương giúp ức chế phản ứng đau và hạn chế truyền tín hiệu đau về não bộ. Từ đó giảm đau rõ rệt.

Tuy nhiên khi dùng nhóm thuốc giảm đau gây nghiện trong điều trị gai cột sống, người bệnh nên dùng thuốc đúng liều, đúng cách, duy trì trong thời gian ngắn để tránh lệ thuộc thuốc. Tùy thuộc vào tình trạng, người bệnh có thể được dùng thuốc có hoạt tính nhẹ (như Tramadol), Opioids (Tramadol) kết hợp Paracetamol hoặc dùng nhóm thuốc có hoạt tính mạnh (như Morphin, Pethidin).

Chỉ định

Thuốc giảm đau gây nghiện thường được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Bệnh gai cột sống gây đau từ trung bình đến nặng
  • Không có đáp ứng tốt với Paracetamol hoặc NSAID.

Chống chỉ định

  • Người có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
  • Bệnh nhân bị suy hô hấp, suy gan nặng, ngộ độc rượu cấp tính, động kinh chưa được kiểm soát
  • Bệnh nhân có tiền sử ngộ độc với thuốc hướng tâm thần hoặc thuốc ngủ
  • Trẻ em dưới 15 tuổi
  • Bệnh nhân dùng thuốc ức chế MAO.

Cách sử dụng

Thuốc Opioids trị gai cột sống được dùng bằng đường miệng. Liều dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ

Hầu hết các trường hợp dùng thuốc Opioids dài ngày hoặc liều cao điều có tác dụng phụ. Vì thế người bệnh cần thận trọng khi dùng.

Tác dụng phụ thường gặp

  • Buồn nôn, nôn ói
  • Chán ăn
  • Táo bón
  • Ngứa da
  • Khó tiểu
  • Buồn ngủ
  • Thở chậm
  • Chóng mặt
  • Thay đổi nhịp tim

Tác dụng phụ ít gặp

  • Đau bụng
  • Đầy hơi
  • Trào ngược dạ dày
  • Táo bón mãn tính
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Khô miệng
  • Giảm cân…
Tramadol kết hợp Paracetamol
Dùng Tramadol kết hợp Paracetamol (Tramadol/ Paracetamol) trong điều trị gai cột sống giúp nâng cao tác dụng giảm đau

4. Thuốc giãn cơ

Thuốc được chỉ định điều trị cho những bệnh nhân bị gai cột sống kèm đau thắt cơ dẫn đến tê bì và đau nghiêm trọng. Nhóm thuốc này có tác dụng thư giãn cơ quanh cột sống tổn thương, giảm co thắt, làm dịu cảm giác khó chịu và đau nhức lưng. Đồng thời tăng sức cơ và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.

Tùy thuộc vào tình trạng, người bệnh có thể dùng hai loại thuốc sau:

  • Thuốc chống co thắt (SMRs – thuốc giãn cơ tác động trung ương): Chlorzoxazone, Cyclobenzaprin, Carisoprodol, Metaxalone…
  • Thuốc chống co cứng: Baclofen, Diazepam, Dantrolene…

Chỉ định

Thuốc giãn cơ được sử dụng cho những trường hợp bị gai cột sống kèm đau thắt cơ dẫn đến các đợt đau lưng nghiêm trọng.

Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc giãn cơ cho những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị suy thận, suy tim
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Người già
  • Có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Liều dùng thuốc giãn cơ cho bệnh nhân gai cột sống

Thuốc giãn cơ được dùng bằng đường miệng. Người bệnh uống thuốc với nhiều nước để tăng hiệu quả điều trị. Liều dùng thuốc cần được điều chỉ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ

Sử dụng thuốc giãn cơ trong thời gian điều trị gai cột sống có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, gồm:

  • Buồn ngủ
  • Chóng mặt
  • Choáng váng
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Đau bụng
  • Mất ngủ
  • Phát ban ở trường hợp dị ứng…
Thuốc giãn cơ
Thuốc giãn cơ được dùng cho những bệnh nhân bị gai cột sống kèm đau thắt cơ dẫn đến tê bì và đau nhức nghiêm trọng

5. Thuốc giảm đau dây thần kinh

Nhóm thuốc trị gai cột sống này được sử dụng trong trường hợp gai xương tăng kích thước gây hẹp ống sống và chèn ép vào rễ thần kinh để cải thiện tình trạng. Thuốc có tác dụng làm dịu dây thần kinh bị chèn ép, giảm đau, cải thiện tình trạng tê bì khó chịu. Một số thuốc giảm đau thần kinh thần kinh còn có tác dụng điều trị hội chứng chân không yên, ổn định tâm trạng và kiểm soát động kinh.

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc giảm đau dây thần kinh với loại, liều lượng và cách dùng khác nhau. Thông thường Gabapentin sẽ được chỉ định cho những bệnh nhân có gai xương chèn ép vào dây thần kinh.

Chỉ định

Thuốc giảm đau dây thần kinh được chỉ định cho những trường hợp có gai xương lớn chèn ép vào dây thần kinh cột sống dẫn đến đau nhức nghiêm trọng.

Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc giảm đau dây thần kinh khi bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với thành phần của thuốc.

Thận trọng

Thận trọng khi dùng các thuốc giảm đau thần kinh cho những trường hợp sau:

  • Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú
  • Bệnh nhân bị động kinh vắng ý thức
  • Những người đang trong quá trình điều trị với Morphine.

Cách sử dụng và liều dùng thuốc giảm đau dây thần kinh (Gabapentin)

Người bệnh nên uống Gabapentin 1 lần/ ngày, uống sau bữa ăn và với một ly nước đầy.

Liều dùng thuốc Gabapentin trong điều trị gai cột sống chèn ép dây thần kinh

  • Liều khởi đầu: Uống 100 – 300mg/ lần/ ngày. Điều chỉ liều dùng thuốc sau 3 – 7 ngày sử dụng.
  • Liều điều chỉnh: Uống 600 – 1200mg/ lần x 3 lần/ ngày.

Tác dụng phụ

Trong thời gian sử dụng thuốc giảm đau thần kinh điều trị gai cột sống, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ dưới đây:

  • Buồn ngủ, mệt mỏi
  • Suy giảm trí nhớ
  • Chóng mặt
  • Giảm thị lực
  • Phát ban
  • Tăng cân
  • Khô miệng
  • Lú lẫn
  • Vàng da
  • Rối loạn vận động
  • Rối loạn tư duy
  • Tăng huyết áp…

Giá bán tham khảo

Trên thị trường, thuốc Neurontin (Gabapentin) đang được bán với giá 1.178.000 VNĐ/ hộp, mỗi hộp 10 vỉ x 10 viên Gabapentin 300mg.

Thuốc giảm đau dây thần kinh
Thuốc giảm đau dây thần kinh được dùng khi gai xương tăng kích thước gây hẹp ống sống và chèn ép vào rễ thần kinh

6. Tiêm Steroid

Tiêm Steroid ngoài màng cứng được cân nhắc và sử dụng cho những bệnh nhân bị gai cột sống có cơn đau nặng, đau nhiều ngày không thuyên giảm, không có đáp ứng với với các loại thuốc khác. Thuốc này có tác dụng làm dịu cơn đau, giảm viêm ở dây thần kinh và tủy sống. Steroid thường được tiêm đồng thời với thuốc gây tê để tăng hiệu quả điều trị.

Thông thường thuốc Steroid sẽ được sử dụng với lượng vừa đủ. Bệnh nhân được tiêm Steroid vào rễ dây thần kinh dựa trên hướng dẫn của tia X. Sau tiêm 30 phút, người bệnh có thể nhận thấy cơn đau thuyên giảm rõ rệt. Tuy nhiên việc sử dụng Steroid cần được thận trọng bởi nguy cơ gây tác dụng phụ của thuốc tương đối cao.

Chỉ định

Tiêm Steroid được xem xét và chỉ định điều trị cho những trường hợp sau:

  • Gai xương chèn ép vào dây thần kinh tủy sống dẫn đến đau nhức nghiêm trọng
  • Viêm ở dây thần kinh và tủy sống
  • Không có đáp ứng tốt với các loại thuốc khác.

Chống chỉ định

Không dùng Steroid cho các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn cảm hoặc bị dị ứng với Steroid
  • Nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn tiến triển
  • Bệnh nhân bị loãng xương, viêm gan A, viêm gan B

Thận trọng

Những trường hợp dưới đây cần thận trọng khi sử dụng Steroid:

  • Trẻ em
  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Phụ nữ mang thai
  • Bệnh nhân bị đái tháo đường, tăng huyết áp
  • Có tiền sử hoặc đang bị viêm loét dạ dày, suy thận, suy gan
  • Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch do bệnh lý hoặc thiếu dinh dưỡng.

Cách sử dụng và liều dùng Steroid

Tiêm Steroid vào rễ dây thần kinh dựa trên hướng dẫn của tia X. Liều dùng Steroid cho bệnh nhân gai cột sống dựa trên tình trạng và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ

Việc thêm Steroid vào quá trình điều trị gai cột sống có thể gây một số tác dụng phụ nghiêm trọng sau:

  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Rụng tóc
  • Vú to ở nam giới
  • Tăng cân
  • Tăng đường huyết
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương
  • Yếu cơ
  • Ảnh hưởng đến thị lực
  • Vết thương khó lành…
Tiêm Steroid
Tiêm Steroid được sử dụng cho những trường hợp bị đau nặng, cơn đau kéo dài nhiều ngày không thuyên giảm

7. Thuốc chống trầm cảm

Trong điều trị gai cột sống, thuốc chống trầm cảm sẽ được định khi cơn đau làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm trạng người bệnh. Ngoài ra thuốc còn được sử dụng cho những bệnh nhân thường xuyên căng thẳng, lo lắng quá mức làm kích hoạt cơn đau và cản trở quá trình điều trị bệnh.

Thuốc chống trầm cảm có tác dụng làm giảm cảm giác đau nhức, an thần, chống mệt mỏi và cải thiện giấc. Tuy nhiên thuốc này cần được sử dụng đúng liều và đúng cách để tránh sai lệch trong điều trị. Ngoài ra thuốc chống trầm cảm chỉ được dùng trong thời gian ngắn.

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể (tình trạng, mục đích điều trị), bác sĩ có thể chỉ định một trong các thuốc dưới đây:

  • Nhóm MAOI: Phenelzine, tranylcypromine, isocarboxazid…
  • Nhóm Atypical antidepressants: Mirtazapin, bupropion, trazodone…
  • Nhóm TCA: Desipramine, amitriptyline, imipramine, doxepin…
  • Nhóm SNRI: Duloxetine, desvenlafaxine, venlafaxine…
  • Nhóm SSRI: Fluoxetine, citalopram, sertraline, paroxetine…

Chỉ định

Chỉ định thuốc chống trầm cảm cho những trường hợp có cơn đau làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm trạng.

Chống chỉ định

  • Bệnh nhân bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với thành phần của thuốc
  • Trẻ em
  • Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Cách sử dụng và liều dùng

Dùng thuốc chống trầm cảm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc chống trầm cảm gồm:

  • Chóng mặt
  • Hạ huyết áp
  • Táo bón
  • Khô miệng
  • Rối loạn chức năng tình dục
  • Bí tiểu
  • Nhịp tim nhanh
  • Đổ mồ hôi
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy…
Thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm có thể được sử để cải thiện cơn đau, kiểm soát tâm trạng, hạn chế đau làm ảnh hưởng đến giấc ngủ

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc trị gai cột sống

Khi dùng thuốc điều trị gai cột sống, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Các thuốc trị gai cột sống cần được sử dụng theo tư vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, đặc biệt là các thuốc kê đơn.
  • Các thuốc dùng trong điều trị gai cột sống cần được sử dụng đúng cách và đúng liều. Bệnh nhân không tự ý tăng hoặc giảm liều dùng để tránh gây ngộ độc, ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh.
  • Tuyệt đối không tự ý thay đổi đơn thuốc, thêm hoặc bớt các thuốc điều trị.
  • Không lạm dụng thuốc để tránh lệ thuộc và ngộ độc.
  • Một số thuốc trị gai cột sống chỉ nên được sử dụng trong thời gian ngắn.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về cách xử lý nếu có tác dụng phụ xuất hiện.
  • Cân nhắc đổi thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu nhóm thuốc đang dùng không mang hiệu quả cao.
  • Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và mục chống chỉ định trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
  • Trước khi dùng thuốc trị gai cột sống, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về bệnh sử, thuốc dị ứng và các thuốc đang dùng để được thiết lập đơn thuốc điều trị thích hợp.
  • Nên uống với với một ly nước đầy, đồng thời uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn để hạn chế tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa.
  • Không uống rượu trong thời gian dùng thuốc chữa gai cột sống để tránh gây ngộ độc.

Thuốc trị gai cột sống chứa những hoạt chất có khả năng chống viêm, giảm đau từ nhẹ đến nặng, hạn chế cứng khớp, tê bì, tăng khả năng vận động. Tuy nhiên các loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì thế người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc. Nên tuân thủ liều dùng, cách sử dụng và thời gian điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua