Gai cột sống L4 L5 là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Gai cột sống L4 L5 là tình trạng hao mòn xương khớp tại đốt sống L4 L5 khiến gai xương hình thành tại vị trí này. Sau một thời gian tiến triển, gai xương khiến dây chằng, mạch máu cùng dây thành kinh xung quanh bị chèn ép. Từ đó dẫn đến tổn thương mô mềm kèm theo cảm giác đau nhức và tê bì. Ở trường hợp nặng bệnh nhân có thể bị hạn chế khả năng vận động.

Nên đọc: Bài thuốc Nam bí truyền đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh

Gai cột sống L4 L5
Gai cột sống L4 L5 là tình trạng hao mòn xương khớp tại đốt sống L4 L5 khiến gai xương hình thành

Gai cột sống L4 L5 là gì?

Theo cấu tạo tự nhiên, cột sống người gồm 33 đốt sống gồm 7 đốt sống cổ (ký hiệu C1 -> C7), 12 đốt sống ngực (ký hiệu T1 -> T12) và 5 đốt sống thắt lưng (ký hiệu L1 -> L5), 5 đốt sống cùng (ký hiệu S1 -> S5) và đoạn xương cụt gồm 3 đốt sống hợp lại. Các ký hiện được liệt kê theo thứ tự từ trên xuống. Trong đó L4 L5 là hai đốt sống cuối cải thắt lưng, nối với đốt sống cùng S1 (đốt sống cùng đầu tiên).

Vì đốt sống L4 và L5 phải chịu nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể và các yếu tố tác động xung quanh nên vị trí này dễ bị tổn thương và sinh bệnh. Trong đó có gai cột sống.

Gai cột sống L4 L5 là tình trạng xương khớp tại đốt sống L4 L5 bị hao mòn khiến các tế bào xương phát triển quá mức và hình thành gai xương. Đây là cơ chế tự nhiên của cơ thể nhằm bù đắp vào khu vực bị hao mòn.

Tuy nhiên sự phát triển của gai xương khiến dây chằng, mạch máu cùng các dây thần kinh quanh cột sống bị chèn ép dẫn đến tổn thương, bệnh nhân bị đau nhức nghiêm trọng kèm theo cảm giác tê bì. Đôi khi hạn chế khả năng vận động, chèn ép tủy sống và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác có thể xảy ra trong trường hợp nặng.

Gai xương có xu hướng hình thành trên thân sốt sống, lấn sang hai bên của cột sống và nhô ra phía ngoài. Ngoài ra chúng còn có xu hướng hình thành ở đĩa sụn và dây chằng quanh khớp.

Theo kết quả thống kê, gai cột sống L4 L5 phổ biến hơn ở nam giới, đặc biệt là những người có tiền sử chấn thương và có các bệnh lý về cột sống. Ngoài ra khả năng mắc bệnh sẽ tăng dần theo độ tuổi.

Dấu hiệu nhận biết gai cột sống L4 L5

Gai cột sống L4 L5 nói riêng và gai cột sống nói chung không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Bởi lúc này gai xương có kích thước nhỏ và sự cọ xát chưa xảy ra. Tuy nhiên sau thời gian tiến triển, gai xương tăng kích thước, bệnh gai cột sống L4 L5 sẽ gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng sau:

Triệu chứng đặc trưng

Đau thắt lưng chính là triệu chứng đặc trưng của bệnh gai cột sống L4 L5

  • Mô mềm quanh cột sống (mạch máu, dây chằng, dây thần kinh) bị chèn ép khiến người bệnh đau nhức âm ỉ ở vùng thắt lưng, đau với mức độ từ trung bình đến nặng và thường kéo dài
  • Đau lan rộng xuống mông và hai bên chân
  • Đau nhức nhiều hơn khi vận động, đau thuyên giảm khi nghỉ ngơi
  • Khó hoặc không thể đứng thẳng
  • Bệnh nhân có xu hướng thay đổi dáng đi, đứng/ ngồi vẹo hoặc khòm lưng để giảm đau. Lâu ngày dẫn đến cong vẹo cột sống
  • Đau kèm theo cảm giác khó chịu. Đôi khi bệnh nhân có thể bị mất cảm giác ở vùng thắt lưng
Bệnh gai cột sống L4 L5 khiến bệnh nhân đau nhức âm ỉ tại vùng thắt lưng
Bệnh gai cột sống L4 L5 khiến bệnh nhân đau nhức âm ỉ tại vùng thắt lưng, đau lan rộng xuống mông và hai bên chân

Các triệu chứng nghiêm trọng, có chèn ép rễ thần kinh

  • Khả năng vận động vị hạn chế hoặc mất đi
  • Bệnh nhân khó thực hiện động tác xoay hông hoặc cúi người
  • Tê bì, yếu cơ, nhất là ở chi dưới
  • Mất cảm giác ở chi hoặc tê cứng. Tê cứng thường kèm theo tình trạng rối loạn tiểu tiện, hạ huyết áp, đổ nhiều mồ hôi
  • Khả năng phối hợp giữa các chi bị ảnh hưởng, mất thăng bằng, bệnh nhân đi loạng choạng hoặc khập khiễng
  • Đi lại khó khăn
  • Mất kiểm soát bàng quang và ruột do đường ống tủy bị thu hẹp
  • Đau dây thần kinh hông. Tình trạng này xảy ra trong giai đoạn tiến triển khi dây thần kinh hông bị chèn ép
  • Xuất hiện tiếng kêu lộp cộp khi thực hiện những động tác liên quan đến cột sống.

Triệu chứng toàn thân

  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ
  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi
  • Chán ăn, ăn uống không ngon miệng
  • Gầy yếu, sụt cân
  • Căng thẳng, mất tập trung
  • Rối loạn thần kinh thực vật gây ra các triệu chứng gồm tăng tiết mồ hôi, suy giảm hô hấp, tăng huyết áp, rối loạn phản xạ tự động…

Bệnh gai cột sống L4 L5 xảy ra do đâu?

Bệnh gai cột sống L4 L5 xảy ra do những nguyên nhân sau:

  • Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể: Bệnh gai cột sống L4 L5 là một dạng của thoái hóa cột sống. Chính vì thế quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể là một trong những nguyên nhân chín của bệnh. Cụ thể sự thoái hóa khiến cột sống suy yếu, dễ bị hao mòn. Từ đó kích thích sự phát triển mất kiểm soát của những tế bào xương.
  • Chấn thương cột sống L4 L5: Chấn thương cột sống L4 L5 khiến các khớp hoặc/ và xương bị ảnh hưởng, dễ hư hại và tăng nguy cơ thoái hóa. Lúc này gai xương sẽ có xu hướng hình thành và tiến triển nhanh, bao gồm cả những người trẻ tuổi.
  • Phản ứng viêm: Phản ứng viêm làm tăng nguy cơ lắng đọng canxi ở đốt sóng và hình thành gai xương.
  • Lắng đọng canxi: Canxi dư thừa có xu hướng lắng đọng vào các đốt sống (bao gồm cả đốt sống L4 L5) hoặc các mô mềm xung quanh (gân, dây chằng) dưới dạng calcipyrophosphat.
  • Bệnh mãn tính ở cột sống thắt lưng: Bệnh gai cột sống L4 L5 thường tiến triển sau các bệnh mãn tính ở cột sống thắt lưng, đặc biệt là viêm cột sống mãn tính. Bệnh lý này khiến cột sống hao mòn, hai đầu xương tiếp xúc với nhau dẫn đến rối loạn xương và sụn. Lúc này gai xương có xu hướng phát triển theo nhu cầu của cơ thể để bù đắp vào các điểm bị hao mòn.
Bệnh gai cột sống L4 L5 chủ yếu xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể
Bệnh gai cột sống L4 L5 chủ yếu xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể khiến xương cột sống bị hao mòn

Đối tượng nguy cơ của gai cột sống L4 L5

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh gai cột sống L4 L5. Tuy nhiên bệnh thường phổ biến hơn ở những nhóm đối tượng sau:

  • Giới tính: Tỉ lệ mắc bệnh gai cột sống ở nam giới cao hơn rất nhiều so với phụ nữ.
  • Độ tuổi: Bệnh thường xuất hiện ở những người có độ tuổi từ trung niên trở lên.
  • Thừa cân béo phì: Gai cột sống L4 L5 dễ xảy ra ở những người thừa cân béo phì. Bởi đốt sống lưng L4 L5 chịu phần lớn trọng lượng từ phần trên cơ thế. Điều này khiến các đốt sống dễ bị tổn thương, tăng nguy cơ thoái hóa và hình thành gai xương, đặc biệt là khi có cân nặng dư thừa.
  • Sinh hoạt thiếu khoa học: Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ mắc bệnh gai cột sống sẽ tăng cao ở những người làm việc hoặc sinh hoạt sai tư thế, lao động gắng sức, thường xuyên hút thuốc lá, ngủ không đủ giấc, mang vác vật nặng…
  • Khiếm khuyết bẩm sinh: Những người có khiếm khuyết bẩm sinh như cong vẹo cột sống, gù cột sống… thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh.

Bệnh gai cột sống L4 L5 có nguy hiểm không?

Bệnh gai cột sống L4 L5 gây đau nhức nghiêm trọng ở vùng thắt lưng. Lâu ngày dẫn đến tê cứng, yếu chi, bệnh nhân bị hạn chế khả năng vận động. Trong trường hợp không sớm điều trị, người bệnh sẽ có nguy cơ gặp một hoặc nhiều biến chứng được liệt kê dưới đây:

  • Vẹo cột sống: Cơn đau khiến bệnh nhân khó đứng thẳng. Ngoài ra người bệnh thường có xu hướng uốn cong lưng, xoay lưng sang một bên để làm dịu bớt cơn đau. Tuy nhiên việc xảy ra lâu ngày sẽ khiến bệnh nhân bị cong vẹo cột sống.
  • Thay đổi dáng đi: Những người bị gai cột sống thắt lưng có xu hướng thay đổi dáng đi ngay từ giai đoạn đầu tiến triển.
  • Hẹp ống sống: Gai xương gia tăng kích thước khiến ống sống bị thu hẹp (nơi chứa và dẫn truyền các dây thần kinh tủy sống). Tình trạng này khiến dây thần kinh và tủy sống bị chèn ép, tạo cảm giác tê bì, yếu cơ và tăng nguy cơ liệt chi.
  • Mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang: Mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang xảy ra khi tủy sống bị chèn ép lâu ngày không được giải nén. Ngoài ra tủy sống bị chèn ép còn khiến bệnh nhân khó vận động và đi lại. Trường hợp nhẹ có thể mất thăng bằng, trường hợp nặng có thể liệt.
  • Liệt chi: Liệt chi dưới là biến chứng nguy hiểm nhất của những bệnh nhân bị gai cột sống thắt lưng.

Chẩn đoán gai cột sống L4 L5

Trong quá trình chẩn đoán gai cột sống L4 L5, người bệnh sẽ được kiểm tra lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán phân biệt và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.

1. Kiểm tra lâm sàng

  • Kiểm tra và đánh giá mức độ nghiêm trọng của cơn đau bằng cách sờ, nắn hoặc yêu cầu bệnh nhân thực hiện các động tác liên quan
  • Xác định vị trí đau
  • Kiểm tra dáng đi và khả năng vận động của người bệnh (bao gồm tự chủ và không tự chủ)
  • Kiểm tra các triệu chứng đi kèm như tê bì, co cứng, yếu cơ…
  • Kiểm tra và đánh giá triệu chứng toàn thân
  • Kiểm tra tình trạng cong vẹo cột sống và mức độ cong vẹo
  • Kiểm tra bệnh sử, bao gồm cả chấn thương, bệnh lý mãn tính, dị tật bẩm sinh…

2. Kiểm tra cận lâm sàng

Một số kỹ thuật sẽ được thực hiện với mục đích kiểm tra tổn thương thực thể, đánh giá chính xác bệnh lý và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cụ thể:

  • Chụp X-quang: Chụp X-quang là kỹ thuật đầu tiên được chỉ định trong quá trình chẩn đoán cận lâm sàng. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ nhìn rõ sự phát triển của gai xương trong cột sống. Đồng thời đánh giá kích thước và xác định chính xác vị trí của gai xương. Ngoài ra X-quang còn có tác dụng phân biệt đau gai cột sống với gãy đốt sống và các bệnh lý tương tự.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp cộng hưởng từ (MRI) tạo ra hình ảnh chi tiết, rõ nét và nhiều hướng hơn so với X-quang. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ kiểm tra số lượng mô mềm (dây chằng, dây thần kinh…) bị chèn ép, sự thay đổi của sụn hoặc xương khớp, các điểm khiếm khuyết và mức độ mài mòn. Đồng thời xác định đĩa đệm bị hư tổn, ống sống có bị thu hẹp hoặc có tổn thương tủy sống hay không.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Những trường hợp chống chỉ định MRI sẽ dược yêu cầu chụp cắt lớp vi tính để kiểm tra các tình trạng tương tự như MRI. Ngoài ra CT còn giúp bác sĩ tìm kiếm các khối u giúp chẩn đoán phân biệt, kiểm tra sự thay đổi của cấu trúc xương sống, đánh giá chính xác mức độ nghiêm trọng và hướng điều trị.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được chỉ định với mục đích kiểm tra một số nguyên nhân khác có khả năng gây đau cột sống như viêm khớp tự miễn, bệnh gút
  • Xét nghiệm điện học: Nếu có nghi ngờ gai cột sống, người bệnh sẽ được yêu cầu xét nghiệm điện học. Phương pháp này có khả năng kiểm tra hoạt động của các bộ phận trong cơ thể, tốc độ và khả năng truyền tính hiệu điện về não từ thần kinh. Từ đó xác định và loại trừ yếu tố nguy cơ, đánh giá mức độ tổn thương và khả năng chèn ép dây thần kinh cột sống.
Chụp X-quang được chỉ định với mục đích phát hiện gai xương trong cột sống
Hình ảnh X-quang cho phép bác sĩ kiểm tra, phát hiện gai xương trong cột sống và đánh giá mức độ nghiêm trọng

3. Chẩn đoán phân biệt

Bệnh gai cột sống L4 L5 được chẩn đoán phân biệt với nhiều tình trạng và bệnh lý dưới đây:

Phương pháp điều trị gai cột sống L4 L5

Bệnh gai cột sống L4 L5 được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tùy theo mức độ nghiêm trọng, người bệnh sẽ được điều trị nội khoa hoặc điều trị ngoại khoa. Tuy nhiên phẫu thuật thường ít được chỉ định.

1. Biện pháp chăm sóc và giảm đau tại nhà

Một số biện pháp chăm sóc tại nhà có thể giúp bạn cải thiện tình trạng đau nhức, tê bì do gai cột sống L4 L5 gồm:

  • Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là biện pháp cải thiện cơn đau hiệu quả. Bởi việc nằm nghỉ có thể giúp bạn giảm áp lực lên cột sống thắt lưng, thư giãn dây thần kinh chèn áp và giảm mức độ nhạy cảm của khu vực tổn thương. Vì thế nếu đau nhức nghiêm trọng, bạn nên nằm nghỉ trong vài giờ để cải thiện cơn đau, tránh vận động quá sức.
  • Chườm nóng: Hãy sử dụng chai thủy tinh chứa nước ấm hoặc túi chườm áp lên khu vực bị có gai xương ngay khi cơn đau xuất hiện. Nhiệt độ cao có thể giúp bạn thư giãn mô mềm và dây thần kinh bị chèn ép, kích thích lưu thông máu tăng khả năng phục hồi xương khớp hư tổn. Đồng thời giảm đau, cải thiện viêm, sưng và tăng khả năng vận động cho người bệnh.
  • Sử dụng ghế hỗ trợ: Những người bị gai cột sống L4 L5 nên ngồi trên ghế có đệm hỗ trợ lưng khi làm việc hoặc thư giãn để làm giảm áp lực và mức độ nghiêm trọng của cơn đau.
  • Xoa bóp: Để giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau, người bệnh có thể nhẹ nhàng xoa bóp lên khu vực bị tổn thương. Lực tác động từ bàn tay có thể giúp bạn kích thích lưu thông máu, giảm đau, thư giãn và hỗ trợ giải nén dây thần kinh bị chèn ép, giảm cứng khớp và tăng khả năng thực hiện các động tác liên quan đến cột sống. Ngoài ra để tăng hiệu quả giảm đau, người bệnh có thể thoa đều dầu nóng lên khu vực bị tổn thương trước khi xoa bóp.
  • Tắm với nước ấm: Người bệnh nên tắm với nước ấm mỗi ngày để thư giãn xương cột sống, cơ, dây thần kinh bao quanh. Đồng thời giảm đau và cải thiện tình trạng co cứng.
  • Duy trì hoạt động thể chất: Không nên nằm quá lâu trên giường hoặc ngồi yên một chỗ. Vi điều này có thể kích hoạt một cơn đau cấp, đồng thời tăng nguy cơ cứng khớp, bệnh nhân khó vận động. Vì thế người bệnh nên luyện tập mỗi ngày để giảm đau, tăng cường các cơ quanh cột sống, tăng sự linh hoạt khớp xương và duy trì sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên cần lựa chọn những bài tập có cường độ thích hợp, chỉ tập từ 30 – 45 phút mỗi ngày. Không nên luyện tập gắng sức vì điều này có thể gây phản tác dụng, làm nặng hơn mức độ tổn thương và đau nhức. Tập dưỡng sinh, bơi lội, đi bộ trên mặt phẳng, yoga… là những bộ môn phù hợp với người bị gai cột sống.
  • Loại bỏ thói quen sinh hoạt xấu: Người bệnh cần ngừng hút thuốc lá, nên ngủ đúng giờ, đủ giấc, không mang vác vật nặng, không lao động hoặc chơi thể thao gắng sức. Vì những thói quen này có thể làm tăng mức độ thoái hóa cột sống và tăng kích thước gai xương.
  • Bổ sung dinh dưỡng cần thiết: Bệnh nhân bị gai cột sống L4 L5 nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, chất chống oxy hóa, axit béo omega-3 như thịt, trứng, cá, sữa chua, trái cây tươi, rau củ quả… để hỗ trợ giảm đau, giảm viêm, tránh gai xương tiến triển và giảm khả năng thoái hóa cột sống.
Xoa bóp giảm đau
Để kích thích lưu thông máu và giảm đau do gai cột sống, người bệnh có thể nhẹ nhàng xoa bóp lên khu vực bị tổn thương

2. Sử dụng thuốc

Nếu đau nhức kéo dài hoặc đau nghiêm trọng, người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện tình trạng. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị gai cột sống L4 L5 gồm:

  • Paracetamol: Paracetamol được dùng cho những trường hợp có cơn đau nhẹ. Đau là thuốc giảm đau, hạ sốt không kê đơn. Khi sử dụng, các hoạt chất trong loại thuốc có thể làm dịu cảm giác đau nhức, giúp người bệnh dễ ngủ, tăng khả năng hoạt động thể chất.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được dùng cho trường hợp có cơn đau từ nhẹ đến trung bình, dị ứng hoặc không có đáp ứng với Paracetamol. Thuốc này có tác dụng chống viêm và giảm đau, hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng của bệnh gai cột sống. Trong đó Ibuprofen là thuốc được dùng phổ biến.
  • Thuốc giảm đau theo toa: Thuốc giảm đau theo toa được chỉ định cho những trường hợp có cơn đau từ trung bình đến nặng. Cụ thể như thuốc ức chế COX-2, Naproxen, Codein… Đây đều là những loại thuốc có khả năng giảm đau mạnh. Tuy nhiên người bệnh cần thận trọng khi dùng, tuân thủ đúng liều lượng và cách sử dụng để hạn chế tác dụng phụ.
  • Thuốc giảm đau dây thần kinh: Nếu gai xương chèn ép vào dây thần kinh và gây đau nhức nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được yêu cầu điều trị với thuốc giảm đau dây thần kinh để cải thiện tình trạng. Thuốc này có thể giúp xoa dịu cơn đau sau 1 – 2 lần sử dụng.
  • Thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ được sử dụng với mục đích giảm co thắt cơ (nguyên nhân gây đau nặng ở bệnh nhân bị gai cột sống). Từ đó giảm đau và tăng khả năng vận động cho người bệnh.
  • Tiêm Steroid: Tiêm Steroid được chỉ định cho những trường hợp không có đáp ứng tốt với các loại thuốc nêu trên: Nhóm thuốc này có khả năng giảm đau và chống viêm mạnh. Tiêm Steroid thường được chỉ định đồng thời với thuốc gây tê. Ngoài ra thuốc này sẽ được tiêm trực tiếp vào rễ thần kinh qua hình ảnh thu được từ tia X. Tuy nhiên Steroid có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì thế người bệnh cần thận trọng và hỏi rõ ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Người bệnh được chỉ định dùng thuốc với mục đích kiểm soát các triệu chứng của bệnh gai cột sống L4 L5

Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng các loại thuốc Tây giảm đau, đa số người bệnh lựa chọn các bài thuốc Y học cổ truyền có nguồn gốc từ thảo dược. Với ưu thế điều trị hiệu quả bệnh xương khớp từ căn nguyên, duy trì hiệu quả lâu dài, an toàn không tác dụng phụ, thuốc Y học cổ truyền trở thành xu hướng trị bệnh thế kỷ 21.

3. Quốc dược Phục cốt khang – Bài thuốc Y học cổ truyền thế hệ mới ĐIỀU TRỊ gai cột sống TỪ GỐC được VTV2 giới thiệu

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc chữa gai cột sống nổi danh được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ bác sĩ, chuyên gia Y học cổ truyền đầu ngành của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Quốc dược Phục cốt khang đã được VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin là giải pháp “vàng” điều trị các bệnh lý về xương khớp, trong đó có gai cột sống an toàn, hiệu quả nhất hiện nay nhờ những ưu điểm sau: 

Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị gai cột sống đầu tiên và duy nhất được nghiên cứu bài bản

Quốc dược Phục cốt khang là thành quả từ công trình nghiên cứu “Ứng dụng tinh hoa Y học cổ truyền vào điều trị bệnh xương khớp”. Bài thuốc kế thừa và phát triển từ cốt thuốc chữa đau xương khớp của đồng bào dân tộc Tày – Tây Bắc và y pháp đỉnh cao của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông cùng hàng chục bài thuốc khác.

Vận dụng kinh nghiệm tích luỹ qua hàng chục năm của và sự hỗ trợ đắc lực của khoa học hiện đại, các chuyên gia Trung tâm Thuốc dân tộc đã đưa bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang vào nghiên cứu, thử nghiệm và hoàn thiện bài bản để phát huy khả năng điều trị mạnh mẽ nhất với thể bệnh, thể trạng của người Việt hiện đại.

Quốc dược Phục cốt khang được nghiên cứu chuyên sâu, bài bản

Công thức thuốc đột phá với sức mạnh “kiềng 3 chân” điều trị hiệu quả gai cột sống

Quốc dược Phục cốt khang kết hợp 3 nhóm thuốc tạo thành phác đồ “kiềng 3 chân” vững chắc vừa loại bỏ căn nguyên gây bệnh, chấm dứt viêm đau vừa thúc đẩy tái tạo xương khớp, phục hồi vận động đồng thời ngăn bệnh tái phát toàn diện. Trong đó:

  • Quốc dược Phục cốt hoàn đặc trị gai cột sống: Tập trung tấn công trúng đích và loại bỏ mọi căn nguyên gây bệnh, đánh tan cặn canxi lắng đọng hình thành gai xương, giải phóng sự chèn ép trên các dây thần kinh, dây chằng, đồng thời cung cấp các dưỡng chất thiết yếu phục hồi sụn khớp, gân cơ bị tổn thương, tăng tái tạo mô sụn và liên kết khớp xương, lấy lại chức năng vận động cho cuộc sống.
  • Quốc dược Bổ thận hoàn: Tập trung cung cấp dưỡng chất bồi bổ can thận, dưỡng âm, kiện tỳ, sơ thông kinh lạc, bồi bổ khí huyết, nâng cao chính khí, ngăn chặn ngoại tà xâm nhập khiến bệnh tái phát.
  • Quốc dược Giải độc hoàn: Được ví như liều thuốc kháng sinh tự nhiên trong YHCT có tác dụng tiêu viêm, giải độc, thanh lọc cơ thể, giải quyết triệt để các triệu chứng đau nhức, sưng viêm, ê buốt, tạo điều kiện tốt giúp cơ thể dễ dàng hấp thu dưỡng chất.

Quốc dược Phục cốt khang hoà quyện hơn 50 thảo dược quý hiếm, an toàn lành tính

Quốc dược hòa quyện hơn 50 vị thuốc quý, tốt bậc nhất cho xương khớp, trong đó có nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu bài bản và ứng dụng tại Việt Nam như: Thau pú lùa (kê huyết đằng), các loại tầm gửi đặc biệt có tên tiếng Tày (Phác kháo cài, phác mạy liến, phác mạy nghiến…), rễ cây tào đông, thau pinh… Cùng với đó là hàng chục vị thuốc xương khớp kinh điển: Vương cốt đằng, thiên niên kiện, dây đau xương, hầu vĩ tóc, hy thiêm, gối hạc, bạch truật, hoàng kỳ…

70% dược liệu chuẩn sạch GACP-WHO được cung ứng từ đơn vị trực thuộc Trung tâm Dược liệu Quốc gia Vietfarm. 30% các vị thuốc hiếm được lấy trực tiếp từ rừng tự nhiên trong dự án hợp tác phát triển cây thuốc Nam với người dân bản địa và nhập khẩu chính ngạch từ nước ngoài. Nhờ vậy, bài thuốc an toàn, không tác dụng phụ.

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được Trung tâm Thuốc dân tộc hỗ trợ sắc sẵn ở dạng cao tinh chất, cao viên hoàn tiện lợi.

Hiệu quả được kiểm chứng, đông đảo bệnh nhân cả nước tin tưởng lựa chọn

Theo kết quả khảo sát, 95% bệnh nhân chấm dứt cơn đau nhức, ê buốt cột sống, tê bì chân tay chỉ sau 2 – 5 tháng điều trị. Đông đảo bệnh nhân khắp cả nước tin tưởng lựa chọn Quốc dược Phục cốt khang và đã khỏi dứt điểm gai cột sống.

Xem chi tiết: Phản hồi của người bệnh về hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Bạn đọc xem thêm thông tin bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang qua video sau:

Quốc dược Phục cốt khang được kê đơn duy nhất bới bác sĩ Thuốc dân tộc. Vì vậy, người bệnh gai cột sống cần liên hệ trực tiếp với đơn vị để được đội ngũ bác sĩ đầu ngành tư vấn chi tiết.

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

  • Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân. SĐT, Zalo: (024) 7109 6699098 717 3258
  • Tp. Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận. SĐT, Zalo: (028) 7109 66990961 825 886
  • Website: thuocdantoc.org | Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

4. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu được áp dụng trong thời gian dùng thuốc điều trị gai cột sống L4 L5. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, người bệnh sẽ được hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu, điện quang, kích thích điện hoặc dùng nhiệt để phục hồi chức năng, tăng cường khả năng vận động. Phương pháp này có tác dụng giảm đau, thư giãn cơ và dây chằng quanh cột sống, tăng độ linh hoạt khớp xương, kích thích lưu thông máu.

Ngoài ra vật lý trị liệu còn có tác dụng cải thiện tình trạng tê cứng xương khớp, phục hồi phạm vi chuyển động, tăng cường sức khỏe tổng thể, phòng ngừa tê yếu và liệt cơ. Trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn điều trị với các bài tập kéo dãn. Những bài tập này có tác dụng thư giãn xương cột sống, kéo giãn cơ, giúp giảm đau và khôi phục khả năng vận động.

5. Phẫu thuật

Phẫu thuật thường không được chỉ định cho những bệnh nhân bị gai cột sống L4 L5. Tuy nhiên bác sĩ có thể yêu cầu bạn phẫu thuật khi:

  • Gai cột sống có kích thước lớn, bệnh nhân đau nhức nghiêm trọng và không có đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị nội khoa
  • Mất kiểm soát bàng quang và ruột do phát sinh hội chứng chùm đuôi ngựa
  • Tê yếu nghiêm trọng và có khả năng bại liệt do dây thần kinh và tủy sống bị chèn ép nghiêm trọng
  • Khả năng cao bị bại liệt hoặc nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.

Phương pháp điều trị này có thể giúp người bệnh giải nén dây thần kinh và tủy sống, giảm áp lực lên các đốt sống tổn thương. Từ đó giúp giảm đau và kiểm soát nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác.

Ngoài ra phẫu thuật còn được thực hiện với mục đích kiểm soát các chuyển động bất thường của cột sống, loại bỏ gai xương, giảm nguy cơ tiến triển các biến chứng nguy hiểm, điển hình như liệt chi.

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, người bệnh sẽ được phẫu thuật giải nén (gai xương làm hẹp ống sống, chèn ép thần kinh và tủy sống) hoặc phẫu thuật kết hợp (có sự bất ổn định hoặc sai lệch cột sống).

Phẫu thuật được chỉ định khi gai cột sống có kích thước lớn
Phẫu thuật được chỉ định khi gai cột sống có kích thước lớn, đau nhiều và không có đáp ứng tốt với điều trị nội khoa

Biện pháp phòng ngừa gai cột sống L4 L5

Để giảm nguy cơ mắc bệnh gai cột sống L4 L5, người bệnh có thể áp dụng những biện pháp đơn giản dưới đây:

  • Thường xuyên bổ sung các nhóm thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe xương khớp và giảm tiến độ thoái hóa cột sống. Cụ thể như thực phẩm giàu vitamin D (trứng, sữa, phô mai, sữa chua…), thực phẩm giàu canxi (rau lá xanh, hạnh nhân, cá mòi, các loại hạt, tôm, cua…), thực phẩm giàu axit béo omega-3 (cá trích, cá ngừ, cá hồi, dầu gan cá tuyết, trứng cá muối…), thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (rau xanh, các loại quả mọng, cà chua…)
  • Duy trì thói quen luyện tập và vận động để tăng cường sức khỏe, độ bền và sự linh hoạt của xương khớp. Nên luyện tập từ 30 – 45 phút mỗi ngày với các bài tập thích hợp như yoga, bơi lội, tập dưỡng sinh, đi bộ…
  • Tránh lao động, chơi thể thao hoặc vận động quá sức. Nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để duy trì sức khỏe xương khớp.
  • Không mang vác vật nặng.
  • Lao động và sinh hoạt đúng tư thế. Đồng thời tránh đứng lâu và ngồi lâu một chỗ.
  • Duy trì cân nặng ở mức an toàn, tránh thừa cân béo phì.
  • Không hút thuốc lá vì đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống.
  • Thận trọng khi chơi thể thao, lao động và sinh hoạt. Điều trị kịp thời và đúng cách nếu có chấn thương.

Bệnh gai cột sống L4 L5 có thể được kiểm soát và không gây nguy hiểm nếu sớm phát hiện và điều trị đúng cách. Ở những trường hợp chủ quan, cơn đau có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt của người bệnh. Đồng thời tăng nguy cơ chèn ép tủy sống, hẹp ống sống, liệt chi… Vì thế nếu đau nhiều ở vùng thắt lưng nhưng không rõ nguyên nhân, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bài đọc thêm: Bài thuốc xương khớp nổi danh VTV2 đưa tin, nghệ sĩ Phú Thăng và nhiều người bệnh tin dùng

Bình luận

  1. Hiệp Huỳnh says: Trả lời


    Tôi bị gai cột sống do thoái hóa, đã đi chụp chiếu và bác sĩ kết luận như vậy, uống thuốc chống viêm, giảm đau cả năm nay mà cơn đau lúc đỡ lúc không nhưng đa phần là đau nhiều

    1. Tuấn Việt says: Trả lời


      Siêng chườm nóng và vận động nhẹ nhàng theo các bài tập phù hợp cũng giúp giảm phần nào các cơn đau đó

    2. Thanh Khang says: Trả lời


      Tình trạng của tôi còn mệt hơn, trước uống các loại thuốc kháng sinh thì đỡ đau rõ, không cảm giác đau nhức gì mấy nhưng lâu dần thuốc lờn đi thì không còn tác dụng nữa, cơn đau dữ dội hơn, giờ không biết uống thuốc nào để bớt đau luôn ak

      1. Anh Tú says: Trả lời


        Nếu tin tôi thì uống bài thuốc quốc dược phục cốt khang ấy. Tôi cũng hiểu cảm giác bị đau khó chịu do bệnh gai cột sống này gây ra do có 1 thời gian tôi cũng bị bệnh này, đau nhiều thắt lưng, đau lan mông chân, trời rét là tê cứng cả người luôn, toàn uống kháng sinh giảm đau mới đi làm nổi. Nhưng thuốc kháng sinh lợi thì lợi nhưng hại cũng không kém, chưa kể nó nhờn thuốc thật nên phải tìm thuốc khác uống. Tìm hiểu, hỏi thăm mấy tháng mới biết đến quốc dược phục cốt khang, mới đầu nghe đông y cũng không thích lắm nhưng có nhiều người khuyên nên cũng thử và đúng là tốt thật, thuốc này hiệu quả thật. Sau hơn 1 tháng uống đủ 3 loại thuốc trong bài quốc dược là thuốc đặc trị gai cột sống, quốc dược bổ thận hoàn, giải độc hoàn thì cơn đau của tôi giảm đi hơn 4 phần, dần dần hết tháng thứ 2 tôi đã không còn đau nhiều nữa, đi lại vững hơn, ít tê bì chân tay. Cứ vậy điều trị thêm 1 tháng nữa là bệnh lui luôn đến giờ nên ai mà than đau gai cột sống tôi đều chia sẻ kinh nghiệm này, hi vọng mọi người cũng vượt qua được cơn đau, ai thật sự tin tưởng thì hãy tìm hiểu thêm nhé https://thuocdantoc.vn/benh/quoc-duoc-phuc-cot-khang-chua-benh-xuong-khop

      2. Bảo Tiến Phan says: Trả lời


        Bài thuốc quốc dược phục cốt khang này lên cả kênh vtv2 đó, đáng tin lắm chứ không phải thuốc trôi nổi đâu, tôi coi kênh vtv2 mới mua thuốc này đây, hiện đang uống thuốc thấy bệnh cũng đã đỡ hơn trước, uống thuốc không tác dụng phụ

      3. Đình Hải says: Trả lời


        Bây giờ có nhiều loại thuốc đông y chữa bệnh xương khớp lắm, tôi cũng tìm hiểu mấy chỗ nhưng thực sự cũng chữa có tìm được chỗ nào uy tín cả. Để tôi xem thêm về bên thuốc dân tộc này xem, lên vtv2 thì chắc là uy tín

  2. Bryan says: Trả lời


    Thôi rồi đọc triệu chứng sao thấy giống cơn đau của tôi quá, đau âm ỉ quanh thắt lưng, đôi khi còn lan xuống phần mông, cảm giác hơi ê, lẽ nào bị gai cột sống l4,l5 này rồi

    1. nhân đoàn says: Trả lời


      đi chụp x quang là biết thôi, giờ chưa rõ phải gai cột sống l4,l5 không nhưng chắc chắn xương khớp bác cũng gặp chút vấn đề rồi

    2. Phạm Công Danh says: Trả lời


      Khám sớm đi anh ơi, em cũng hay đau thế nhưng nghĩ do vận động nhiều đôi khi chấn thương nhẹ, ai ngờ tới lúc đau quá đi chụp mri mưới biết gai cột sống l4,l5, uống thuốc cả năm trời không hết

    3. Cường_Phạm says: Trả lời


      Tôi uống đủ thuốc từ chống viêm, giảm đau, giãn cơ mà cơn đau ngày càng tịnh tiến chứ không giảm được chút nào, chả lẽ bệnh này không chữa được

    4. Thanh Sơn says: Trả lời


      Ngoài uống thuốc thì bạn phải tránh làm việc, vận động nặng, tích cực chơi thể thao nhưng chỉ chơi những bài phù hợp như bơi, đi bộ nhẹ nhàng…nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý nữa thì sẽ cải thiện nhiều, có điều kiện mua thêm ghế mát xa càng tốt

  3. Thế Dự says: Trả lời


    Được biết thuốc quốc dược phục cốt khang của trung tâm thuốc dân tộc chữa bệnh liên quan đến xương khớp rất tốt nhưng tôi vừa đau khớp vừa loét dạ dày có nên uống không nhỉ. Uống thuốc có ảnh hưởng gì đến dạ dày hay không

    1. Đỗ Văn Diện says: Trả lời


      Bị đau dạ dày uống thuốc này càng tốt chứ sao, nó rất lành tính và không tác dụng phụ, cũng sẽ giúp giảm đau dạ dày và chó chịu chút đó

    2. Ngô Trí says: Trả lời


      Tôi uống thuốc kháng sinh giảm đau làm dạ dày cứ đau âm ỉ suốt mà sang uống thuốc quốc dược lại khỏe hơn nhiều, không đau gì cả nhẹ, không biết thành phần thảo dược có loại nào tốt cho dạ dày không mà tự dưng dạo này dạ dày cũng ít đau hẳn đi

      1. Phước Lộc says: Trả lời


        Thời gian uống thuốc quốc dược phục cốt khang này có cần phải kiêng ăn uống, sinh hoạt gì không vậy

      2. Phú Hòa says: Trả lời


        Bất kể khi nào uống thuốc cũng cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý kèm theo thì thuốc mới phát huy tác dụng tốt, điều trị hiệu quả được. Lúc đi khám bác sĩ sẽ tư vấn cho, chủ yếu cũng bổ sung nhiều vitamin các loại, nhất là D và canxi, axit béo, thịt trứng sữa, hạn chế tối đa chất đường, đồ ngọt, chất kích thích.

  4. Quang Huy says: Trả lời


    Mình bị đau thắt lưng do gai cột sống l4,l5 nên đi cứ bị lệch lệch, khéo để lâu thì vẹo cột sống thật nhưng đau quá không đi thẳng nổi thì làm thế nào

    1. Trần Văn Sang says: Trả lời


      Anh đã uống thuốc nào chưa, hiện em đang theo điều trị gai cột sống theo liệu trình bác sĩ kê, có thuốc coden giảm đau, ibunofen chống viêm và một số loại thuốc đi kèm khác. Em uống gần 1 tháng và giảm đau khá ổn

    2. Sơn Bùi says: Trả lời


      Giai đoạn đầu của thời gian bị bệnh tôi cũng uống toa thuốc khá giống bạn trên nhưng lâu dần thì toa thuốc nặng lên nhiều khiến tôi mệt trong người, ngủ không ngon do thận và gan yếu hẳn đi, tôi muốn uống sang thuốc đông y vì nghe thuốc này lành tính hơn

    3. Tấn Oscar says: Trả lời


      Uống đông y thì lành hơn với cả thường mấy bệnh gai cột sống, xương khớp này nó mãn tính rồi nên chỉ uống thuốc tây dạng cấp thời không hết bệnh được. Bởi vậy sau thời gian vật vã với thuốc tây nhà tôi cũng uống sang đông y quốc dược phục cốt khang và rõ ràng có chuyển biến tốt hơn nhiều, thuốc này nói chung được nhiều phản hồi ok https://vietmecgroup.com/bai-thuoc-quoc-duoc-phuc-cot-khang-dac-tri-benh-xuong-khop.html

    4. thân thành đạt says: Trả lời


      mà thuốc quốc dược này điều trị 1 liệu trình 2 -5 tháng lâu quá nhỉ, thuốc mà uống liên tù tì cả nửa năm cũng ngán

    5. Hùng LD says: Trả lời


      Thực tế đa phần chỉ chữa khoảng 2-3 tháng là dứt điểm bệnh rồi, chỉ một phần nhỏ bệnh lý nặng, còn kèm theo nhiều bệnh nền thì cần điều trị bệnh nền trước rồi mới chữa xương khớp nên thời gian mới kéo dài vậy thôi

  5. Hải Quế says: Trả lời


    Có mẹo nào giúp bớt đau thắt lưng do vôi gai cột sống không, đau đến nằm không ổn, ngồi không yên, cơ thể suy nhược,mất ngủ luôn

    1. Thích Đủ Thứ says: Trả lời


      Biện pháp tạm thời là chườm nóng, mát xa nhẹ nhàng quanh vùng bị đau, đau nhiều thì lấy cây xương rồng giã với muối đắp qua đêm sẽ đỡ

    2. Thuận Thiên says: Trả lời


      Đau nhiều vậy thì uống thuốc với vật lý trị liệu sẽ khá lên nhé, tôi có đợt còn đau vật vã hơn bác, đi không nổi luôn vì đau lan cả xuống mông chân, tê bì. Nhưng nhờ có người giới thiệu sang bệnh trung tâm thuốc dân tộc uống 3 tháng thuốc + 2 liệu trình trị liệu châm cứu, xoa bóp thì đỡ nhiều, đến nay nửa năm không đau lại. Làm theo phương pháp này tôi thấy tác dụng rất tốt

  6. Trần Đức Việt says: Trả lời


    Đa phần người già mới đau xương khớp mà tôi mới 25 đã mắc phải bệnh gai cột sống này rồi, không đến mức không đi được nhưng đau nhiều lắm

    1. Gia Nguyễn says: Trả lời


      Đọc phần nguyên nhân cũng biết mà, có thể do vận động mạnh, ngồi lệch sai tư thế, béo phì…. giờ bệnh tật trẻ hóa nhiều lắm, do bản thân không chăm sóc sức khỏe thôi

    2. Hoài Lương says: Trả lời


      Cột sống tôi bị vẹo do đi làm suốt ngày ngồi chân lên ghế, rồi ăn uống thiếu chất, lâu dần ảnh hưởng cột sống, rồi mắc phải bệnh gai cột sống l4,5 lúc nào không hay, giờ muốn chữa không biết chữa sao

      1. Ngọc Sáng says: Trả lời


        Mình còn trẻ chữa cũng dễ hơn người lớn tuổi, xương khớp còn dẻo dai với sụn vẫn còn độ đàn hồi, chất nhầy. Mọi người chịu khó mua thuốc đông y quốc dược phục cốt khang uống khoảng 2-3 tháng gì đấy sẽ cải thiện nhiều đấy. Mình uống 1 liệu trình bên đó giờ hết đau cột sống rồi, nếu mà bị vẹo nhẹ thì sang bên đấy họ trị liệu vật lý luôn

      2. Hạnh Dung says: Trả lời


        Mấy nay tham khảo cũng có người nói về thuốc quốc dược phục cốt này, bảo uống tốt cho xương khớp với sức khỏe mà không thấy ai nói giá bao nhiêu

      3. Như Ý says: Trả lời


        Giá thuốc tùy vào tình trạng bệnh để phân thành các liều điều trị khác nhau, khoảng chi tầm 2-3 triệu/tháng

  7. Ngọc Linh says: Trả lời


    Thường xuyên bị tê bì, yếu chi dưới, thắt lưng đau thì khỏi nói rồi, mới đi chụp chiếu, cắt lớp, kiểm tra máu kết quả gai cột sống l4,l5 mà có dấu hiệu nặng do chèn rễ thần kinh, giờ đang phân vân là uống thuốc bác sĩ kê hay mua thuốc quốc dược phục cốt khang theo lời ông đồng nghiệp

    1. Thúy Vân Triều says: Trả lời


      Mang kết quả chụp chiếu đó đến trung tâm thuốc dân tộc để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán thêm lần nữa. Muốn mua thuốc quốc dược cũng phải khám chứ có phải mua là người ta bán liền đâu, đến đó khám xem tình hình thế nào bác sĩ tư vấn cho, bên đấy thấy ai chữa xương khớp cũng khỏi đấy

    2. Minh Vũ says: Trả lời


      Đang covy thế này mà bảo đến khám cũng hơi chua ấy, chắc phải nào hết dịch mới đi được, thôi ráng nhịn đau cho rồi

    3. xuân hiên says: Trả lời


      không đi được thì khám onl, dịch vụ onl tư vấn 24/7 đó,chụp hết kết quả khám trước đó gửi cho bên trung tâm qua fb của họ, có triệu chứng gì cũng kê rõ ràng luôn để bác sĩ dễ chẩn đoán, kê thuốc cho phù hợp https://www.facebook.com/trungtamnghiencuuvaungdungthuocdantoc

  8. Trương Sỹ Dần says: Trả lời


    Hiện tôi ngoài bị đau, mất cảm giác thắt lưng thì còn tê bì và đi yếu, đang trị liệu vật lý nhưng cải thiện chậm, có nên uống thêm thuốc không

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua