Đau Vai Gáy Chóng Mặt Buồn Nôn Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Đau vai gáy chóng mặt buồn nôn có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nhiễm trùng, các vấn đề về khớp, chấn thương hoặc các vấn đề cột sống nghiêm trọng. Một số người bệnh cũng có thể gặp vấn đề về thăng bằng, tập trung và khó khăn khi chuyển động đầu. Điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.

Đau vai gáy chóng mặt buồn nôn
Đau vai gáy chóng mặt buồn nôn có thể xảy ra do chấn thương, tai nạn hoặc các bệnh lý cột sống

Nguyên nhân nào gây đau vai gáy chóng mặt buồn nôn?

Cảm thấy đau vai gáy buồn nôn hoặc đứng không vững là triệu chứng mà hầu hết mọi người đều trải qua tại một thời điểm nhất định. Đối với một số người, đau cổ vai gáy kèm chóng mặt và buồn nôn có thể liên quan đến các tình trạng nghiêm trọng, cần điều trị y tế để tránh các rủi ro phát sinh. Điều quan trọng là xác định chính xác nguyên nhân và có kế hoạch điều trị kịp lúc.

1. Nguyên nhân bệnh lý

Một số bệnh lý và vấn đề sức khỏe tiềm ẩn có thể gây đau vai gáy chóng mặt và buồn nôn bao gồm:

  • Chấn thương cổ đột ngột: Chấn thương này thường xảy ra khi cổ bị quật nhanh qua lại, chẳng hạn như trong một vụ tai nạn ô tô từ phía sau hoặc các va chạm khác. Dấu hiệu phổ biến nhất của chấn thương này là đau cổ, tuy nhiên một số người bệnh có thể bị chóng mặt, buồn nôn và nhiều triệu chứng khác.
  • Thoái hóa đốt sống cổ: Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra do các hao mòn khác trên cột sống, xảy ra theo quá trình lão hóa tự nhiên. Khi các đĩa đệm và khớp bị phá vỡ, các rễ thần kinh và mạch máu có thể bị chèn ép, dẫn đến chóng mặt và buồn nôn trong một số trường hợp. Nếu thoái hóa xảy ra ở phần trên của cột sống cổ, tình trạng này có thể gây đau ở phía sau đầu, sau mắt hoặc hai bên đầu.
  • Thiểu năng tuần hoàn sống nền (Vertebrobasilar insufficiency – VBI): Tình trạng này xảy ra khi một hoặc nhiều động mạch chính dẫn đến não bị nén hoặc không thể cung cấp đủ máu, dẫn đến chóng mặt, đau vai gáy và buồn nôn.

2. Các yếu tố rủi ro

Trong một số trường hợp, tình trạng đau vai gáy chóng mặt buồn nôn có thể xảy ra độc lập hoặc không liên quan đến các vấn đề cột sống cổ. Các nguyên nhân khác chẳng hạn như:

đau đầu, chóng mặt, buồn nôn mệt mỏi là bệnh gì
Căng thẳng hoặc lo lắng quá mức có thể gây đau vai gáy, chóng mặt và buồn nôn
  • Căng thẳng và lo lắng: Đôi khi tình trạng đau vai gáy, khó chịu ở cổ, chóng mặt hoặc choáng váng có thể là dấu hiệu của chứng căng thẳng, lo lắng quá mức.
  • Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV): Tình trạng này là dạng chóng mặt phổ biến nhất, dẫn đến tình trạng hoa mặt, quay cuồng và mất thăng bằng. BPPV xảy ra khi các tinh thể canxi cacbonat phá vỡ các chất lỏng bên trong tai, dẫn đến việc gửi tín hiệu không chính xác đến não và gây khó chịu ở cổ vai gáy, choáng váng, buồn nôn. Trong hầu hết các trường hợp BPPV không nghiêm trọng và sẽ tự cải thiện nhanh chóng mà không cần điều trị.
  • Bệnh Meniere: Đây là bệnh lý rối loạn tai trong không rõ nguyên nhân, có thể bao gồm các triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như chóng mặt, suy giảm thính giác, ù tai, có áp lực trong tai, đau cổ vai gáy.

Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến tình trạng đau vai gáy chóng mặt, chẳng hạn như huyết áp thấp, xơ vữa động mạch, thoát vị đĩa đệm, chấn thương cơ bắp, trương lực cơ bất thường. Xác định nguyên nhân chính xác là cách tốt nhất để có kế hoạch điều trị hiệu quả và an toàn.

Các triệu chứng đau vai gáy chóng mặt buồn nôn

Các triệu chứng đau cổ vai gáy, buồn nôn, đứng không vững có thể xảy ra hàng tháng, hàng năm sau chấn thương. Các triệu chứng này rất đa dạng, chẳng hạn như:

  • Chóng mặt: Cảm thấy lâng lâng, nặng đầu, dễ ngất xỉu, choáng váng hoặc đứng không vững. Chóng mặt sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng, khiến người bệnh cảm thấy loạng choạng hoặc cảm giác đang lơ lửng.
  • Mất khả năng chuyển động phối hợp: Nếu đang cảm thấy chóng mặt, người bệnh có thể cảm thấy khó khăn trong các chuyển động phối hợp tứ chi hoặc mất khả năng vận động tay chân linh hoạt.
  • Thay đổi tư thế: Người bệnh có thể cảm thấy khó khăn do duy trì tư thế thẳng và đứng thẳng.
  • Tầm nhìn hạn chế: Có nhiều triệu chứng thị giác liên quan đến tình trạng chóng mặt đau vai gáy và buồn nôn, chẳng hạn như chuyển động mắt nhanh, không có khả năng duy trì ánh nhìn ổn định. Đôi khi người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc đọc hết một trang sách, báo.
  • Tư thế đi bộ: Tình trạng đau vai gáy có thể gây thay đổi dáng đi, tư thế của người bệnh.
  • Đau cổ và nhức đầu: Một số người bệnh cũng có thể cảm thấy bị chèn ép ở đầu, ép về phía trước hộp sọ. Đôi khi người bệnh cũng có thể bị chứng đau nửa đầu nghiêm trọng, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn.

Tình trạng đau vai gáy chóng mặt buồn nôn có thể xảy ra cùng với các triệu chứng rối loạn tiền đình, khiến người bệnh cảm thấy quay cuồng, mất thăng bằng, dễ té ngã. Một số người bệnh có thể cảm thấy trạng thái lâng lâng hoặc bồng bềnh, không cố định.

Chẩn đoán đau vai gáy chóng mặt buồn nôn như thế nào?

Bởi vì tình trạng đau vai gáy chóng mặt buồn nôn có thể xảy ra ở nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, do đó bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân nghiêm trọng. Để xác định tình trạng này, bác sĩ có thể đề nghị:

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Chụp mạch cộng hưởng từ (MRA)
  • Chụp X – quang cột sống
  • Siêu âm Doppler đốt sống
  • Chụp động mạch đốt sống
  • Thực hiện các bài kiểm tra chức năng, đo lường các đường di chuyển trong hệ thống thần kinh
  • Kiểm tra tiền đình để loại trừ các nguyên nhân tiền đình

Biện pháp điều trị tình trạng đau vai gáy chóng mặt buồn nôn

Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào các nguyên nhân cơ bản gây đau cổ vai gáy, chóng mặt và mất thăng bằng. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện và thực hiện kế hoạch điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Bác sĩ cũng có thể đề nghị vật lý trị liệu, sử dụng thuốc, kế hoạch phục hồi chức năng tiền đình hoặc phối hợp các biện pháp điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất.

1. Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng và phối hợp, từ đó ổn định khả năng chuyển động cổ vai gáy mà không gây đau. Chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn người bệnh các bài tập kéo giãn cột sống cổ để kiểm soát cơn đau và tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần thực hiện điều chỉnh cổ và cột sống bằng phương pháp nắn khớp xương để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Đau mỏi vai gáy hoa mắt, chóng mặt
Vật lý trị liệu có thể giúp cột sống cổ chuyển động linh hoạt, giảm đau và các triệu chứng khác

Các thao tác kéo dài và tập thể dục cổ có thể duy trì vận động, nâng đỡ đầu. Cột sống cổ khỏe và linh hoạt sẽ giúp ngăn ngừa cơn đau, giảm nguy cơ chóng mặt và buồn nôn liên quan. Một số thao tác kéo dài nhẹ nhàng có thể giúp giảm căng cơ và tăng phạm vi chuyển động, chẳng hạn như:

  • Uốn cong cổ và mở rộng: Nhẹ nhàng nghiêng đầu về phía trước với cằm hạ xuống hết mức có thể, sau đó ngửa đầu ra sau, nhìn lên trần nhà.
  • Gập cổ bên: Dần dần nghiêng đầu sang bên trái, đưa tai trái về phía vai trái, sau đó lặp lại động tác ở bên phải.
  • Xoay cổ: Từ từ xoay đầu sang trái, sau đó xoay sang phải để tăng tính linh hoạt ở cổ.

Vật lý trị liệu có thể cải thiện triệu chứng chóng mặt và buồn nôn liên quan đến đau vai gáy, tuy nhiên không thể loại bỏ tình trạng này hoàn toàn. Do đó, bác sĩ cũng có thể đề nghị người bệnh phục hồi chức năng tiền đình để đả, bảo chất lượng cuộc sống.

2. Phục hồi chức năng tiền đình

Phục hồi chức năng tiền đình có thể giúp kiểm soát tình trạng đau vai gáy chóng mặt buồn nôn và giúp người bệnh giữ thăng bằng tốt hơn. Các bài tập phục hồi chức năng  tiền đình được điều chỉnh thu nhu cầu và tình trạng sức khỏe của người bệnh, chẳng hạn như:

  • Chuyển động của mắt
  • Cử động cổ
  • Ổn định thăng bằng
  • Phục hồi khả năng chuyển động linh hoạt

Bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh cách thực hiện các phương pháp điều trị tình trạng đau cổ vai gáy, buồn nôn, mất thăng bằng ngay tại nhà. Tuy nhiên, điều quan trọng là tập luyện đúng kỹ thuật và đều đặn để đạt hiệu quả tốt nhất.

Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình mang đến nhiều số lợi ích như:

  • Giảm nguy cơ té ngã
  • Cải thiện khả năng cân bằng
  • Giảm triệu chứng chóng mặt
  • Cải thiện khả năng ổn định tầm nhìn
  • Tăng sức mạnh cơ thể

3. Sử dụng thuốc theo chỉ định

Có một số loại thuốc được chỉ định để kiểm soát cơn đau vai gáy chóng mặt buồn nôn. Các loại thuốc này có thể bao gồm:

  • Thuốc giảm đau để kiểm soát cơn đau vai gáy
  • Thuốc giãn cơ để giảm sự căng cứng ở cổ
  • Thuốc giảm chóng mặt để cải thiện sự khó chịu, ngăn ngừa nguy cơ té ngã
  • Thuốc được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh các rủi ro phát sinh.

Phòng ngừa đau vai gáy chóng mặt buồn nôn như thế nào?

Không phải lúc nào cũng có thể phòng ngừa tình trạng đau vai gáy chóng mặt buồn nôn, đặc biệt khi tình trạng này xảy ra do tai nạn, chấn thương thể thao hoặc các va chạm khác. Tuy nhiên, các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp cơ cổ luôn khỏe mạnh, tăng cường sức mạnh đĩa đệm và giảm nguy cơ áp lực gây chóng mặt, buồn nôn.

Đau vai gáy, chóng mặt và buồn nôn có thể bùng phát, trở nên trầm trọng hơn, gây khó khăn cho việc tập trung, đứng, đi lại. Để kiểm soát tình trạng này, người bệnh có thể tham khảo một số kế hoạch như:

  • Ngồi hoặc nằm xuống có thể giảm bớt sự khó chịu hoặc mất thăng bằng do chóng mặt, từ đó ngăn ngừa nguy cơ té ngã và các tai nạn nghiêm trọng khác.
  • Nhắm mắt nếu ngồi hoặc nằm không đủ để kiểm soát các triệu chứng.
  • Uống nước và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp tăng cường sức khỏe tinh thần và thể chất. Điều này giúp người bệnh ít chóng mặt và ngăn ngừa nguy cơ té ngã.
  • Ổn định các chuyển động trơn tru có thể giảm nguy cơ gây chóng mặt. Nếu một số chuyển động liên tục gây chóng mặt, chẳng hạn như đứng nhanh, nghiêng đầu sang một bên gây khó chịu, người bệnh nên hạn chế hoặc tránh các hoạt động này.
  • Các bài tập duỗi cổ nhẹ nhàng có thể giúp tăng cường sức mạnh và khả năng vận động ở cổ, điều này có thể làm giảm nguy cơ đau cổ, chóng mặt liên quan.
  • Cải thiện tư thế hoặc cơ chế sinh học có thể giảm áp lực lên các dây thần kinh, mạch máu và hỗ trợ kiểm soát tình trạng chóng mặt, đau đầu. Người bệnh cần giữ tư thế tốt, thiết lập không gian làm việc khoa học và thường xuyên đứng dậy, đi lại thay vì ngồi yên hàng giờ liền.
  • Giảm căng thẳng có thể góp phần cải thiện tình trạng đau vai gáy chóng mặt buồn nôn. Người bệnh nên ngủ đủ giấc, thường xuyên tập thể dục và học các kỹ thuật quản lý căng thẳng. Nếu được chẩn đoán trầm cảm, lo lắng hoặc đu mãn tính, bác sĩ có thể đề nghị kỹ thuật trị liệu hành vi nhận thức để quản lý căng thẳng.

Tình trạng đau vai gáy chóng mặt buồn nôn có thể trở thành mãn tính, tái phát thường xuyên và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện, xác định các nguyên nhân liên quan và có kế hoạch điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua