Thiếu canxi gây ra bệnh gì? Những hệ lụy nguy hiểm

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Vũ Phương Ngọc
Theo dõi IHR trên goole news

Thiếu canxi trong thời gian dài có thể gây loãng xương, khiến xương trở nên giòn theo thời gian và dễ gãy. Ngoài ra, sự thiếu hụt này cũng dẫn đến các vấn đề về răng miệng, đục thủy tinh thể, thay đổi hoạt động của não bộ và thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

Thiếu canxi gây ra bệnh nguy hiểm gì
Tìm hiểu thông tin thiếu canxi gây ra bệnh gì để có kế hoạch xử lý phù hợp

Bệnh thiếu canxi là gì?

Canxi là khoáng chất quan trọng. Cơ thể sử dụng canxi để xây dựng xương, răng và đảm bảo một số chức năng cơ bản. Canxi cũng cần thiết cho hoạt động của tim và các cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, thiếu hụt canxi thường dẫn đến tình trạng loãng xương hoặc hạ canxi máu.

Trẻ em nếu không nhận đủ lượng canxi cần thiết có thể không phát triển chiều cao đầy đủ khi trưởng thành.

Thiếu canxi là tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở một số nhóm đối tượng, chẳng hạn như:

  • Phụ nữ sau mãn kinh;
  • Người bị vô kinh, không có chu kỳ kinh nguyệt;
  • Những người không dung nạp lactose;
  • Người có chế độ ăn thuần chay hoặc thường xuyên ăn chay.

Trong giai đoạn đầu, thiếu canxi thường không dẫn đến các dấu hiệu cụ thể. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:

  • Nhầm lẫn hoặc mất trí nhớ;
  • Co thắt cơ bắp;
  • Tê và ngứa ran ở bàn tay, bàn chân hoặc mặt;
  • Phiền muộn;
  • Xuất hiện ảo giác;
  • Chuột rút cơ bắp;
  • Móng tay yếu và dễ gãy;
  • Dễ gãy xương.

Tình trạng thiếu canxi có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, bao gồm hoạt động của hệ thống thần kinh và cơ. Do đó, đôi khi người bệnh có thể bị co giật hoặc động kinh.

Thiếu canxi có thể dẫn đến nhiều bệnh lý và rủi ro sức khỏe tiềm ẩn. Do đó, người bệnh có dấu hiệu thiếu canxi nên đến bệnh viện để được hướng dẫn và điều trị phù hợp.

Thiếu canxi gây ra bệnh nguy hiểm gì?

Thiếu canxi có thể gây ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em theo nhiều mức độ khác nhau. Ở trẻ em và trẻ vị thành niên, canxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ. Trong khi đó, thiếu canxi ở người lớn có thể gây thiếu mật độ xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.

Cụ thể, những hệ lụy nguy hiểm liên quan đến tình trạng thiếu canxi bao gồm:

1.  Còi xương

Còi xương là tình trạng xương mềm và yếu ở trẻ em, thường là do thiếu hụt vitamin D quá mức trong thời gian dài. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và phốt pho từ thức ăn. Do đó, không đủ lượng vitamin D cần thiết có thể gây thiếu canxi và phốt pho trong xương, tình trạng này dẫn đến còi xương.

Tác hại của thiếu canxi
Thiếu canxi dẫn đến còi xương ở trẻ em với biểu hiện chân vòng kiềng

Nếu không được điều trị phù hợp, còi xương có thể dẫn đến  một số vấn đề nghiêm trọng như:

  • Hạn chế khả năng phát triển của trẻ;
  • Cột sống cong bất thường;
  • Dị tật xương;
  • Khiếm khuyết răng hoặc răng yếu, dễ gãy;
  • Co giật hoặc động kinh.

Thêm vitamin D và bổ sung canxi vào chế độ ăn uống có thể khắc phục các vấn đề về xương ở trẻ bị còi xương. Tuy nhiên, còi xương có thể dẫn đến các vấn đề y tế tiềm ẩn khác. Do đó, trẻ có thể cần sử dụng thêm thuốc hoặc các biện pháp điều trị bổ sung khác. Một số biến dạng xương do còi xương có thể cần phẫu thuật điều chỉnh.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D để phòng ngừa các nguy cơ còi xương ở trẻ sơ sinh.

2. Suy dinh dưỡng

Theo các nghiên cứu, canxi có liên kết với nhiều enzym trong cơ thể và tham gia vào việc phân giải một số loại thực phẩm. Do đó, thiếu hụt canxi có thể khiến cơ thể không hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến suy dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng có thể thiếu vitamin, khoáng chất và các chất thiết yếu khác mà cơ thể cần để hoạt động bình thường. Nếu không được điều trị, suy dinh dưỡng có thể dẫn đến một số vấn đề, chẳng hạn như có nguy cơ nhiễm trùng cao, khó tập trung hoặc khó hồi phục cơ thể sau bệnh tật.

Suy dinh dưỡng thường được cải thiện bằng cách tăng cường các loại thực phẩm lành mạnh và hoạt động thể chất phù hợp. Người bệnh có thể thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ carbs, protein, chất béo, vitamin, khoáng chất và nước để phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng. Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp can thiệp y tế để điều trị tình trạng suy dinh dưỡng.

3. Rối loạn hệ thống thần kinh

Khi nồng độ canxi trong máu thấp có thể dẫn đến mất cân bằng các chất điện giải. Điều này có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng rối loạn hệ thống thần kinh trung ương.

nguyên nhân thiếu canxi ở trẻ
Nồng độ canxi thấp gây rối loạn hệ thống thần kinh, khiến trẻ có biểu hiện tăng động

Hệ thống thần kinh trung ương bao gồm não, tủy sống và các dây thần kinh ngoại vi kiểm soát các chức năng tế bào và chuyển động của cơ thể. Canxi đóng vai trò như một chất dẫn truyền thần kinh. Vì vậy tình trạng thiếu canxi có thể dẫn đến tình trạng ức chế các xung động thần kinh, dẫn đến hưng phấn, tăng động hoặc căng thẳng quá mức, đặc biệt là ở trẻ em.

Khi cơ thể bị chấn thương, hệ thống thần kinh trung ương có thể thải ra các tế bào canxi để tránh các chấn thương nghiêm trọng hơn. Canxi cũng hỗ trợ tìm kiếm các tế bào đã chế và ngăn cơ thể lãng phí nguồn lực trong việc sửa chữa các tế bào không thể phục hồi. Thiếu canxi có thể khiến vết thương mất nhiều thời gian để hồi phục và cơ thể cảm thấy mệt mỏi.

Ngoài ra, nồng độ canxi thấp có thể gây suy nhược thần kinh, dẫn đến tình trạng co giật hoặc co thắt không chủ ý của các cơ và dây thần kinh.

4. Rối loạn giấc ngủ

Thiếu canxi dẫn đến xung động thần kinh không ổn định, khiến vỏ não luôn trong trạng thái hưng phần. Điều này khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc và thường xuyên thức giấc vào ban đêm.

Canxi cũng được chứng minh là có tác động trực tiếp đến chu kỳ giấc ngủ. Theo các nhà nghiên cứu, bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết có thể giúp người bệnh ngủ ở mức độ sâu nhất của chu kỳ giấc ngủ. Canxi cũng giúp não sử dụng axit amin tryptophan để sản xuất melatonin chất gây buồn ngủ.

Thiếu canxi và magiê có thể dẫn đến mất ngủ mãn tính. Do đó, nếu thường xuyên bị mất ngủ, người bệnh có thể tăng cường canxi và magiê trong chế độ ăn uống hoặc sản phẩm bổ sung.

5. Nhuyễn xương

Nhuyễn xương là thuật ngữ chỉ tình trạng xương mềm đi một cách rõ rệt, thường là do thiếu vitamin D và canxi (tương tự như bệnh còi xương). Nhuyễn xương ở trẻ em và thanh thiếu niên có thể dẫn đến biến dạng xương, chẳng hạn như, chân vòng kiềng trong quá trình tăng trưởng. Ở người lớn, nhuyễn xương dẫn đến gãy xương, gù và các dạng tổn thương hệ thống xương khác.

Chứng nhuyễn xương xảy ra khi cơ thể thiếu các khoáng chất cần thiết, chẳng hạn như canxi và photphat để giúp xương chắc khỏe. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị nhuyễn xương nếu không nhận đủ lượng vitamin D cần thiết, rối loạn thận hoặc gan, bệnh celiac, sử dụng một số loại thuốc và trải qua phẫu thuật hệ thống tiêu hóa.

Nhuyễn xương có thể được điều trị bằng cách bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc và sản phẩm bổ sung để cải thiện các triệu chứng.

6. Loãng xương

Canxi là khoáng chất tốt cho xương và 99% lượng canxi được lưu trữ trong xương và răng. Xương liên tục được làm mới mỗi ngày để canxi di chuyển vào và ra khỏi xương.

Ở trẻ em và thanh thiếu niên, việc bổ sung đầy đủ canxi có thể xây dựng khối lượng xương. Đến 30 tuổi, quá trình hình thành xương tương đối hoàn thành và khối lượng xương được đào thải nhanh hơn xương được tạo ra. Ở người lớn tuổi, đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh, xương bị phá vỡ với tốc độ nhanh khối lượng xương được hình thành. Do đó, nếu lượng canxi quá thấp có thể dẫn đến loãng xương.

thiếu canxi gây loãng xương
Loãng xương là biến chứng phổ biến nhất của tình trạng thiếu canxi

Do đó, bổ sung canxi và vitamin D cần thiết là cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng loãng xương. Bên cạnh đó, người bệnh có thể cải thiện tình trạng loãng xương bằng cách:

  • Thường xuyên tập thể dục, đặc biệt là môn chịu sức nặng, chẳng hạn như chạy bộ;
  • Không hút thuốc lá;
  • Sử dụng rượu và caffeine với số lượng phù hợp.

7. Hạ canxi máu

Hạ canxi máu là tình trạng xảy ra khi nồng độ canxi trong máu quá thấp. Tình trạng này có thể dẫn đến một số triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Mất trí nhớ hoặc lú lẫn;
  • Tê bì chân tay hoặc mặt;
  • Gặp ảo giác;
  • Chuột rút;
  • Co thắt cơ bắp.

Hạ canxi máu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Ở trẻ sơ sinh, hầu hết các trường hợp hạ canxi máu thường xảy ra trong hai ngày đầu sau kinh sinh. Điều này có thể khiến trẻ ngưng thở, hít thở chậm hoặc có nhịp tim nhanh hơn bình thường.

Hạ canxi máu có thể được điều trị bằng cách tăng cường các loại thực phẩm chứa canxi. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc bổ sung canxi mà không có sự chỉ định của bác sĩ, điều này có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng, chẳng hạn sỏi thận.

8. Viêm loét đường tiêu hóa

Tình trạng thiếu canxi có thể kích thích dạ dày tăng tiết acid một cách bất thường. Nồng độ acid dạ dày quá cao có thể gây tổn thương niêm mạc ruột, đường tiêu hóa dẫn đến đau đớn và viêm loét. Trong trường hợp người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản, acid dạ dày có thể gây tổn thương thực quản.

Mặc dù tình trạng này thường không phổ biến, tuy nhiên người bệnh nên bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết để tránh các rủi ro liên quan đến hệ thống tiêu hóa.

9. Hội chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng

Nồng độ canxi thấp có thể dẫn đến Hội chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Các nghiên cứu cho biết, việc tiêu thụ 500 miligam (mg) canxi mỗi ngày trong 2 tháng và uống đủ lượng nước cần thiết có thể cải thiện các triệu chứng của Hội chứng tiền kinh nguyệt.

thiếu canxi có biểu hiện gì
Nồng độ canxi thấp có thể dẫn đến Hội chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng

10. Các vấn đề nha khoa

Khi cơ thể thiếu canxi, cơ thể sẽ lấy canxi từ các nguồn khác, chẳng hạn như răng. Điều này có thể dẫn đến một số vấn đề về răng miệng, bao gồm:

  • Sâu răng;
  • Răng giòn, dễ gãy;
  • Nướu bị kích thích;
  • Chân răng yếu.

Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt canxi ở trẻ sơ sinh có thể làm giảm sự phát triển của răng hoặc khiến trẻ phát triển răng không đồng đều.

11. Trầm cảm

Có một số bằng chứng cho thấy việc thiếu hụt canxi trong chế độ ăn uống có thể làm tăng nguy cơ phiền muộn, lo lắng và trầm cảm. Mặc dù tình trạng này không phổ biến, tuy nhiên nếu người bệnh nghi ngờ thiếu hụt canxi dẫn đến các triệu chứng của bệnh trầm cảm, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Thiếu canxi có thể dẫn đến tử vong?

Bên cạnh việc tìm hiểu thiếu canxi gây ra bệnh gì, một số bệnh nhân cũng thắc mắc, thiếu canxi có thể dẫn đến tử vong hay không. Các bác sĩ cho biết, thiếu canxi nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn, bao gồm cả nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó, người có biểu hiện thiếu canxi hoặc nghi ngờ thiếu canxi, nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Phòng ngừa tình trạng thiếu canxi

Cách tốt nhất để phòng ngừa tình trạng thiếu canxi là bổ sung các loại thực phẩm chứa canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, nhận đủ lượng vitamin D cần thiết mỗi ngày từ thực phẩm như sữa tăng cường hoặc từ ánh sáng mặt trời tự nhiên là điều quan trọng để giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng canxi từ thực phẩm.

Thực phẩm bổ sung canxi cho người lớn
Tiêu thụ thực phẩm giàu canxi là cách tốt nhất để phòng ngừa tình trạng thiếu canxi trong cơ thể

Cụ thể, người bệnh có thể tăng cường sử dụng một số loại thực phẩm giàu canxi, chẳng hạn như:

  • Các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như các loại sữa, sữa chua và phô mai, có hàm lượng canxi cao. Trong một cốc sữa (230 ml) có chứa khoảng 300 mg canxi.
  • Các loại rau có lá màu xanh đậm, chẳng hạn như bông cải xanh, cải xoăn và cải thìa, đều chứa nhiều canxi, đặc biệt là khi ăn sống hoặc hấp chín. Luộc rau có thể làm mất các khoáng chất cần thiết có trong rau xanh.
  • Một lon cá hồi hoặc cá mòi đóng hộp (bao gồm xương) có khoảng 200 mg canxi.
  • Ngũ cốc, mì ống, bánh mì và các thực phẩm khác làm từ ngũ cốc có thể bổ sung thêm canxi vào chế độ ăn uống. Ngoài ra, một số loại ngũ cốc tăng cường cũng chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Nước trái cây, đồ uống từ đậu nành, gạo và đậu phụ, cũng chứa nhiều canxi.

Thông thường, canxi được hấp thụ tốt nhất thông qua thực phẩm chúng ta ăn và đồ uống.tuy nhiên, đối với các trường hợp nghiêm trọng hoặc khi người bệnh không nhận đủ canxi từ thực phẩm và đồ uống mỗi ngày, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng sản phẩm bổ sung canxi.

Ngoài ra, những người có vấn đề về hấp thu do bệnh đường tiêu hóa, người có chế độ ăn uống thuần chay hoặc không dung nạp lactose, có thể không hấp thụ đủ canxi. Các trường hợp này cũng được khuyến nghị bổ sung canxi từ thực phẩm chức năng.

Thiếu canxi có thể dẫn đến nhiều rủi ro và biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, người bệnh nên bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết để cơ thể khỏe mạnh và hoạt động bình thường.

Cách tốt nhất là bổ sung thêm canxi là thông qua chế độ ăn uống. Đôi khi, bác sĩ có thể đề nghị bổ sung canxi dưới dạng viên uống hoặc tiêm cho các trường hợp cần thiết.

Hầu hết các trường hợp thiếu canxi có thể được cải thiện trong vài tuần. Trao đổi với bác sĩ nếu cần được hướng dẫn thêm về vấn đề thiếu canxi gây ra bệnh gì để có kế hoạch xử lý phù hợp.

 Tham khảo thêm: Thiếu canxi nên ăn gì? TOP thực phẩm giàu canxi nhất

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua