Phác Đồ Điều Trị Viêm Khớp Gối (Tham Khảo Bộ Y Tế)

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Phác đồ điều trị viêm khớp gối được sử dụng để hướng dẫn nhân viên y tế cũng như bệnh nhân xác định các triệu chứng, nguyên nhân và có kế hoạch điều trị phù hợp. Ngoài ra, phác đồ của Bộ Y tế cũng nhằm hạn chế các rủi ro cũng như biến chứng có thể xảy ra trong quá trình điều trị và giúp người bệnh phục hồi chức năng khớp hiệu quả.

Phác đồ điều trị viêm khớp gối
Phác đồ điều trị viêm khớp gối được sử dụng để hướng dẫn kế hoạch điều trị hiệu quả nhất

Định nghĩa viêm khớp gối

Viêm khớp gối là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm ở khớp gối, bao gồm viêm xương khớp hoặc thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến và nhiều dạng viêm khác. Trong đó, thoái hóa khớp gối là nguyên nhân phổ biến nhất, thưởng ảnh hưởng đến người lớn tuổi, khi các sụn khớp đã bị lão hóa theo thời gian.

Viêm xương khớp gối xảy ra trong quá trình cơ học và sinh học gây mất cân bằng tổng hợp và hủy hoại xương, sụn. Tình trạng này có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như di truyền, chấn thương, chuyển hóa hoặc quá trình lão hóa tự nhiên trong cơ thể.

Viêm xương khớp có thể gây nhuyễn hóa, nứt loét, mất sụn khớp và xơ hóa dưới sụn. Đôi khi viêm có thể gây hình thành các gai xương và hốc xương dưới sụn, dẫn đến tê ngứa, nhức mỏi ở đầu gối.

Có hơn 80% các trường hợp viêm khớp gối ảnh hưởng đến nữ giới, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh. Tuy nhiên tình trạng này cũng ảnh hưởng đến nam giới cũng như những người trẻ tuổi.

Thuốc điều trị viêm khớp gối
Viêm khớp gối có thể gây hạn chế hoạt động bình thường nếu không được điều trị phù hợp

Viêm khớp gối bao gồm hai loại là nguyên phát và thứ phát:

  • Nguyên nhân nguyên phát: Bệnh lý xuất hiện do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, thường là ở người sau 60 tuổi. Các triệu chứng thường tiến triển chậm, ít đau đớn cũng như không có các triệu chứng kèm theo. Các yếu tố nguy cơ bao gồm di truyền, nội tiết tố, mãn kinh.
  • Nguyên nhân thứ phát: Bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường liên quan đến chấn thương hoặc tổn thương gây viêm khác, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, lao cột sống, viêm mủ, bệnh gout hoặc chảy máu trong khớp.

Nguyên tắc điều trị viêm khớp gối

Nguyên tắc của phác đồ điều trị viêm khớp gối phụ thuộc vào các đặc điểm bệnh lý, tình trạng sức khỏe của người bệnh và tác dụng của các nhóm thuốc sử dụng. Cụ thể khi điều trị viêm khớp gối cần lưu ý các nguyên tắc sau:

  • Giảm đau trong các đợt bùng phát cấp tính và tiến triển
  • Phục hồi khả năng vận động khớp, hạn chế và ngăn ngừa các biến dạng khớp gối
  • Hạn chế hoặc tránh các tác dụng phụ của thuốc
  • Cân nhắc về tương tác thuốc và điều chỉnh toa thuốc đối với người có nhiều bệnh lý, người cao tuổi và những người cần sử dụng thuốc trong thời gian dài
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh

Tuân thủ các nguyên tắc là điều cực kỳ quan trọng trong điều trị viêm khớp gối. Do đó, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Phác đồ điều trị viêm khớp gối trong giai đoạn nhẹ

Viêm khớp gối là tình trạng mãn tính, tiến triển và nghiêm trọng theo thời gian. Trong giai đoạn đầu, có triệu chứng thường nhẹ, không gây đau đớn hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên nếu không được điều trị, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn, chuyển sang giai đoạn nặng và khó điều trị hơn.

Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo ACR
Trong giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể thay đổi thói quen tập luyện và nghỉ ngơi phù hợp để cải thiện cơn đau

Trong giai đoạn đầu, bác sĩ thường hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc cũng như cải thiện các triệu chứng với các biện pháp tại nhà, chẳng hạn như:

  • Hoạt động thể chất phù hợp để tăng cường các cơ xung quanh đầu gối và tránh gây căng thẳng cho khớp.
  • Kéo giãn khớp gối thường xuyên để cải thiện phạm vi chuyển động, giảm căng cơ, hạn chế nguy cơ tổn thương cũng như chấn thương các mô mềm.
  • Giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh để giảm căng thẳng cũng như áp lực ở khớp gối. Điều này có thể cải thiện cơn đau, hạn chế tình trạng viêm và duy trì chức năng khớp gối ổn định.
  • Thực hiện chế độ ăn uống và viêm ở khớp gối. Người bệnh được khuyến khích bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các loại cá như cá ngừ và cá cơm để hỗ trợ điều trị viêm khớp gối.
  • Sử dụng thuốc không theo toa như acetaminophen,aspirin, ibuprofen và naproxen aspirin, ibuprofen và naproxen có thể kiểm soát cơn đau cũng như chống viêm liên quan đến khớp gối.
  • Bổ sung dầu cá hoặc viên uống axit béo omega 3 để giúp viêm và đau khắp cơ thể, bao gồm cả đầu gối.

Lưu ý khi điều trị viêm khớp gối trong giai đoạn đầu:

  • Tuân thủ phác đồ điều trị viêm khớp gối của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc hoặc tăng liều lượng
  • Không áp dụng các bài thuốc hoặc mẹo dẫn gian mà không trao đổi với bác sĩ chuyên môn
  • Đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể

Phác đồ điều trị viêm khớp gối nội khoa

Theo hướng dẫn điều trị các bệnh cơ xương khớp của Bộ Y tế, phác đồ điều trị viêm khớp gối hiệu quả như sau:

1. Vật lý trị liệu

Thực hiện các phương pháp như siêu âm, hồng ngoại, chườm nóng, chườm lạnh, xoa bóp, massage, liệu pháp suối khoáng hoặc bùn để cải thiện cơn đau.

2. Sử dụng thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm điều trị viêm khớp gối được chia thành 3 nhóm như sau:

– Thuốc ức chế COX2 có chọn lọc:

Nhóm thuốc COX2 có chọn lọc có thể sử dụng dài hạn, ít tác dụng phụ và hiếm khi tương tác với methotrexat, do đó thường được ưu tiên trong việc điều trị viêm khớp.

Liều lượng và chỉ định sử dụng thuốc như sau:

  • Meloxicam dose 15 mg: Sử dụng 1 lần / ngày, tốt nhất là vào buổi sáng, có thể sử dụng thông qua đường uống hoặc tiêm bắp.
  • Celecoxib dose 200 mg: Dùng 2 lần / ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn
  • Etoricoxib dose 60 – 90 mg: Sử dụng 1 lần / ngày
Thuốc kháng sinh điều trị viêm khớp
Các loại thuốc chống viêm có tác dụng giảm đau và ngăn ngừa các rủi ro liên quan đến viêm khớp gối

– Thuốc ức chế COX1 và COX2:

Nhóm thuốc này có thể gây tổn thương dạ dày. Do đó bệnh nhân có tiền sử đau dạ dày hoặc viêm loét dạ dày nên thận trọng khi sử dụng cũng như có sự điều chỉnh liều lượng phù hợp.

Chỉ định và liều lượng sử dụng như sau:

  • Diclofenac: 3 – 7 ngày đầu sử dụng với liều 75 mg / lần, 2 lần / ngày. Trong 4 – 6 tuần tiếp theo, sử dụng 50 mg / lần, 3 lần  /ngày.
  • Brexin: Liều dùng 20 g / ngày.

– Thuốc kháng viêm có cấu trúc steroid:

Nhóm thuốc này bao gồm Prednisolone, Prednisone và Methylprednisolone. Thuốc chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn hạn và nhiều đợt khác nhau khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Chỉ định và liều lượng sử dụng như sau:

  • Các triệu chứng ở mức trung bình: Sử dụng Methylprednisolone 16 – 32 mg / lần, sử dụng vào buổi sáng sau bữa ăn.
  • Các triệu chứng nghiêm trọng: Sử dụng Methylprednisolone dưới dạng dạng tiêm tĩnh mạch, với liều 40 mg / ngày.
  • Viêm khớp gối cấp tính tiến triển, có dấu hiệu nghiêm trọng: Dùng Methylprednisolone liên tục với liều 500 – 1000 mg / ngày trong 3 ngày đầu tiên. Liều lượng có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng và chỉ định của bác sĩ.

Viêm khớp thể mãn tính và các triệu chứng diễn tiến chậm: Sử dụng thuốc với liều 20 mg / ngày vào buổi sáng, sau khi ăn.

3. Sử dụng thuốc chống thấp khớp

Nhóm thuốc chống thấp khớp được chỉ định khi các triệu chứng đã được cải thiện. Nhóm thuốc này có thể sử dụng lâu dài, tuy nhiên cần theo dõi các triệu chứng viêm khớp gối để có sự điều chỉnh phù hợp.

– Khi các triệu chứng nhẹ:

  • Methotrexate: Liều bắt đầu từ 7.5 mg / tuần và có thể tăng lên 20 mg / tuần tùy theo đáp ứng của người bệnh và chỉ định của bác sĩ. Liều lượng phổ biến là 10 mg / tuần.
  • Sulfasalazin: Liều lượng khởi đầu là 500mg / ngày, sau mỗi tuần tăng thêm 500mg cho đến khi đạt 2000 mg / ngày (chia thành hai lần) và duy trì ở liều lượng này.

Sử dụng kết hợp Sulfasalazin và Methotrexate hoặc Methotrexate và Hydroxychloroquine nếu các biện pháp đơn lẻ không mang lại hiệu quả điều trị.

Phác đồ điều trị tràn dịch khớp gối
Methotrexate là loại thuốc phổ biến được sử dụng để cải thiện các cơn đau ở khớp gối

– Bệnh tiến triển nhanh và nặng:

Nếu tình trạng nghiêm trọng và không đáp ứng phác đồ điều trị viêm khớp gối sau 6 tháng, cần chuyển sang điều trị kết hợp DMARDs thông thường và DMARDs sinh học. Bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm liên quan đến chức năng gan, thận trước khi sử dụng thuốc để tránh phản ứng không mong muốn.

Loại thuốc và liều lượng sử dụng:

  • Methotrexate và Adalimumab: Methotrexate bắt đầu với liều 10 mg / tuần và có thể đạt tới 15 mg / tuần. Sử dụng kết hợp Adalimumab liều lượng 40 mg thông qua đường tiêm dưới da 1 lần / tuần.
  • Methotrexate và Tocilizumab: Methotrexate bắt đầu với liều 10 mg / tuần và tăng đến 15 mg / tuần. Kết hợp với Tocilizumab thông qua đường truyền tĩnh mạch với liều 200 – 400 mg /  lần, 1 lần / tháng.
  • Methotrexate và Rituximab: Methotrexate bắt đầu với liều 10 mg / tuần và tăng lên 15 mg / tuần. Sử dụng kết hợp Rituximab 500 – 1000 mg / lần thông qua đường truyền tĩnh mạch, 1 – 2 lần mỗi năm.

Theo dõi các triệu chứng trong 3 – 6 tháng và thay đổi nhóm thuốc khi cần thiết. Nếu các nhóm thuốc không mang lại hiệu quả điều trị, cần xem xét đổi phương pháp điều trị theo phác đồ điều trị viêm khớp gối của Bộ Y tế.

4. Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP)

Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP) là phương pháp lấy máu từ tĩnh mạch, chống đông và ly tâm để tách huyết tương. Huyết tương sẽ được tiêm vào khớp khớp gối với liệu 6 ml – 8 ml PRP để giảm đau, chống viêm và phục hồi chức năng khớp.

5. Ghép tế bào gốc (Stem cell transplantation)

Tế bào gốc được sử dụng điều trị viêm khớp gối bao gồm:

  • Được chiết xuất từ các mô mỡ tự thân (Adipose Derived Stem Cell – ADSCs)
  • Chiết xuất từ tủy xương tự thân

Phác đồ điều trị viêm khớp gối ngoại khoa

Nếu các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, cần cân nhắc phác đồ điều trị ngoại khoa để tránh các rủi ro có thể xảy ra.

– Nội soi khớp:

Trong thủ thuật này bao gồm các phương pháp như:

  • Cắt, bào, lọc và rửa khớp
  • Khoan khớp gối để kích thích tạo xương (microfracture)
  • Cấy ghép tế bào sụn
Methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp
Phẫu thuật được chỉ định cho các trường hợp nghiêm trọng và không đáp ứng các phác đồ nội khoa

– Thay khớp gối:

Trong các trường hợp nghiêm trọng, tiến triển nặng, không đáp ứng các phương pháp điều trị và có nguy cơ tổn thương cao, cần cân nhắc phẫu thuật thay khớp gối để phục hồi chức năng vận động.

  • Người người viêm khớp gối trên 60 tuổi có thể cân nhắc đề nghị phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo.
  • Thay khớp gối có thể là một phần hoặc toàn bộ khớp, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Điều trị kết hợp

Bên cạnh việc sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật theo phác đồ điều trị, người bệnh cần phối hợp nhiều biện pháp khác để tăng cường hiệu quả điều trị cũng như ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn. Các phương pháp điều trị phối hợp bao gồm:

vật lý trị liệu viêm khớp gối
Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện cơn đau và phục hồi chức năng khớp gối
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt là trong giai đoạn đầu để các khớp có thể gian phục hồi.
  • Tập thể dục đúng cách, chẳng hạn như đi bộ nhẹ nhàng, tập yoga hoặc bơi lội để tránh gây áp lực và tổn thương các khớp.
  • Vật lý trị liệu theo hướng dẫn để hỗ trợ phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật và tăng cường khả năng vận động.

Theo dõi sau điều trị

Viêm khớp gối là tình trạng mãn tính có thể nghiêm trọng theo thời gian và các phương pháp điều trị vô cùng phức tạp, do đó người bệnh cần có kế hoạch theo dõi để ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra. Một số vấn đề cần lưu ý bao gồm:

1. Theo dõi sức khỏe

Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống viêm, có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa. Do đó, người bệnh cần theo dõi các phản ứng của cơ thể để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Ngoài ra, các loại loại thuốc Corticosteroid và DMARDs có thể làm tăng nguy cơ thiếu vitamin D, canxi và làm tăng nguy cơ loãng xương cũng như gãy xương.

Trong quá trình điều trị viêm khớp gối, người bệnh cần thường xuyên theo dõi các phản ứng của cơ thể cũng như tiến hành đánh giá các triệu chứng thường xuyên. Bác sĩ có thể đề nghị chụp X – quang, MRI hoặc xét nghiệm máu để xác định các nguy cơ và có kế hoạch xử lý phù hợp.

2. Bổ sung các khoáng chất cần thiết

Trong phác đồ điều trị viêm khớp gối, người bệnh cần tăng cường các dưỡng chất cũng như khoáng chất cần thiết để ngăn ngừa các tác dụng phụ cũng như rủi ro có thể xảy ra.

Các chất bổ sung phổ biến bao gồm glucosamine, chondroitin và dầu cá omega 3. Các hoạt chất này có thể chống viêm, hỗ trợ tái tạo sụn khớp và phục hồi chức  năng khớp gối.

Khi áp dụng phác đồ điều trị viêm khớp gối của Bộ Y tế, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định cũng như không tự ý thay đổi phương pháp để đạt hiệu quả tốt nhất. Trong trường hợp các triệu chứng nghiêm trọng hoặc không đáp ứng các phương pháp điều trị, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua