Uống Nước Chanh Hạ Axit Uric Hiệu Quả Và Lưu Ý Khi Dùng

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Sử dụng nước chanh hạ axit uric là một phương pháp phổ biến và được nhiều người bệnh áp dụng. Tuy nhiên phương pháp này có hiệu quả không, sử dụng như thế nào để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe? Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Nước chanh hạ axit uric
Sử dụng nước chanh hạ axit uric mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng, đơn giản và rất dễ thực hiện

Dùng nước chanh hạ axit uric có hiệu quả không?

Bệnh gút là một loại viêm khớp gây đau, cứng khớp và giảm khả năng vận động linh hoạt. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do có quá nhiều acid uric trong máu. Acid uric tạo ra các tinh thể sắc nhọn, tích tụ ở ngón chân cái và các khớp khác, dẫn đến sưng, viêm khớp và đau đớn.

Điều quan trọng là có kế hoạch điều trị hiệu quả, kịp lúc để cải thiện các triệu chứng cũng như ngăn ngừa các tổn thương liên quan đến bệnh gút. Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc, thay đổi lối sống và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để làm giảm nồng độ acid uric trong máu.

Bên cạnh đó, một trong những cách phổ biến và hiệu quả để giảm nồng độ acid uric là sử dụng nước chanh. Nước chanh đã được chứng minh là có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Các nghiên cứu gần đây cho thấy nước ép chanh cũng có thể giúp giảm nồng độ acid uric trong máu và cải thiện các triệu chứng bệnh gút.

Chanh là một loại trái cây có múi màu xanh hoặc vàng tươi, có vị chua đặc biệt và hương vị độc đáo, điều này giúp chanh trở thành một trong những món đồ uống phổ biến, được nhiều người yêu thích. Hầu như tất cả các bộ phận của quả chanh đều có thể được sử dụng trong nấu ăn, pha đồ uống và tẩy rửa, vệ sinh.

Nước chanh có nhiều công dụng, từ ẩm thực đến dược phẩm. Nồng độ acid citric cao trong chanh đã được chứng minh là có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu, từ đó hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh gút. Bên cạnh đó, chanh cũng là một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, góp phần chống viêm, giảm đau, phục hồi chức năng xương khớp và ổn định phạm vi hoạt động.

Mặc dù các nghiên cứu không rõ ràng, tuy nhiên việc dùng nước chanh hạ axit uric là một phương pháp an toàn và hiệu quả cao. Người bệnh có thể uống nước chanh mỗi ngày, điều này góp phần cải thiện các triệu chứng gút và ổn định sức khỏe tổng thể.

Tác dụng của nước chanh đối nồng độ axit uric

Theo một số nghiên cứu, nước chanh và chiết xuất chanh có thể giảm nồng độ acid uric trong máu. Người lớn có nồng độ axit uric cao uống nước chanh tươi mỗi ngày trong sáu tuần có thể điều chỉnh nồng độ acid uric về mức bình thường.

Nước chanh có thể giúp cân bằng nồng độ axit uric vì chanh có tính kiềm. Khi độ pH trong cơ thể quá cao, đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có tính axit. Điều này có thể gây rối loạn tiêu hóa, tăng mức huyết áp và ảnh hưởng đến một số hoạt động trao đổi chất bình thường. Nước chanh có thể giúp trung hòa axit, bao gồm axit uric, góp phần làm tăng nhẹ độ pH của máu và các chất lỏng khác, làm nước tiểu có tính kiềm hơn.

Nước chanh hạ axit uric hiệu quả
Nước chanh có thể giúp cân bằng nồng độ acid uric trong cơ thể, từ đó hỗ trợ cải thiện các triệu chứng gout

Uống nước chanh cũng giúp cơ thể giải phóng nhiều canxi cacbonat hơn. Khoáng chất canxi này liên kết với các acid uric và phân hủy acid uric thành nước và một số hợp chất khác, sau đó thải qua nước tiểu. Điều này này làm cho máu ít axit hơn và làm giảm nồng độ axit uric trong cơ thể.

Chanh cũng chứa nhiều vitamin C, có tác dụng uricosuric làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Ngoài ra, vitamin C mang lại hiệu quả cao trong việc chống viêm, chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào khỏi hư hại, từ đó nâng cao sức khỏe tổng thể.

Các lợi ích khác của nước chanh:

  • Giảm cân: Chanh có chứa chất xơ pectin, có thể chống lại cảm giác thèm ăn. Chất xơ này cũng giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, chống nhiễm trùng và cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa.
  • Giàu khoáng chất: Một số khoáng chất trong chanh chẳng hạn như canxi, kali, magie và phốt pho, góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể, phòng ngừa bệnh tật, viêm khớp.
  • Chống nhiễm trùng đường hô hấp: Chanh góp phần điều trị một số bệnh viêm đường hô hấp, chẳng hạn như viêm họng, viêm amidan.
  • Giải nhiệt cơ thể: Nước chanh có tính mát, góp phần thanh nhiệt là làm mát cơ thể. Ngoài ra, nước chanh cũng giúp loại bỏ các độc tố trong cơ thể và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Sử dụng nước chanh hạ axit uric là một phương pháp phổ biến, hiệu quả và rất dễ thực hiện. Chanh cũng dễ dàng tìm thấy ở chợ, siêu thị với chi phí thấp. Do đó, nếu được chẩn đoán nồng độ acid uric cao hoặc bệnh gút, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng chanh để cải thiện các triệu chứng.

Gợi ý 5 cách sử dụng nước chanh hạ axit uric hiệu quả nhất

Có một số cách sử dụng nước chanh hạ axit uric mang lại hiệu quả cao, người bệnh có thể tham khảo, chẳng hạn như:

1. Uống nước chanh nguyên chất

Nước chanh có thể sử dụng độc lập mà không cần kết hợp với các loại trái cây khác. Người bệnh có thể vắt nước cốt của 1 – 2 quả chanh vào một cốc nước, khuấy đều và dùng dùng uống khi vừa ngủ dậy, khi bụng đói. Thực hiện biện pháp này mỗi ngày để tăng cường hiệu quả điều trị.

Trước khi cắt chanh, có thể lăn quả chanh trên mặt bàn trong một vài phút để chiết suất hết phần nước cốt chanh.

2. Nước chanh kết hợp với mật ong

Chanh và mật ong có thể tạo ra môi trường kiềm trong cơ thể, giúp loại bỏ acid uric trong cơ thể. Ngoài ra, loại đồ uống này cũng giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể và có hương vị thơm ngon.

Bệnh gút có uống được nước chanh không
Nước chanh mật ong có hương vị thơm, ngon và góp phần cải thiện các triệu chứng tăng acid uric máu

Cách làm nước chanh mật ong hạ axit uric như sau:

  • Rửa sạch quả chanh bằng cách chà với muối và ngâm trong nước muối 10 phút.
  • Lau khô, cắt lát chanh, loại bỏ hạt
  • Cho các lát chanh và 20 gram mật ong vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp, cho vào tủ lạnh bảo quản trong ít nhất 3 ngày

Khi dùng, lấy các lát chanh từ dưới lọ thủy tinh cho vào cốc, thêm 1 thìa mật ong, khuấy đều, dùng uống. Có thể sử dụng ấm hoặc lạnh tùy thích. Ngoài ra, có thể thêm một túi trà xanh, gừng hoặc bạc hà để cải thiện hương vị.

3. Nước chanh táo giảm acid uric

Nước chanh táo là một thức uống nhẹ nhàng, sảng khoái và hỗ trợ giảm nồng độ acid uric trong máu. Cùng với chanh, táo là một loại trái cây giúp thải acid uric nhanh chóng và hiệu quả cao.

Cách làm nước ép táo và chanh hạ axit uric như sau:

  • Chọn 6 quả táo cỡ vừa, bỏ lõi, hạt và thái lát
  • Sử dụng một quả chanh lớn, gọt bỏ vỏ xanh bên ngoài, để phần vỏ trắng và cắt thành từng miếng vuông
  • Sử dụng máy ép chậm tốc độ thấp, ép xen kẽ một lát táo và một miếng chanh
  • Khuấy đều và dùng uống ngay lập tức

Ngoài ra, có thể sản xuất nước chanh hạ axit uric cùng với táo và quế để nâng cao hiệu quả. Cắt quả chanh (cả vỏ) thành 4 phần, nấu với một lượng nước vừa đủ, sau đó thêm nửa thanh quế và đun sôi nhỏ lửa trong 20 phút. Lọc hỗn hợp và dùng dần để kích thích tiêu hóa, góp phần đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.

4. Nước chanh và dâu tây

Chanh và dâu tây là một công thức sử dụng nước chanh hạ axit uric thơm ngon, hiệu quả. Đồ uống này giúp giảm nồng độ acid uric, điều trị bệnh gút và cải thiện một số triệu chứng viêm khớp khác.

Ngoài ra, đồ uống này cũng giúp thanh lọc cơ thể, làm sạch khớp, giảm đau, đào thanh nhanh acid uric cũng các loại muối khác, góp phần ổn định sức khỏe xương khớp.

Công thức chế biến nước chanh và dâu tây làm giảm nồng độ acid uric như sau:

  • Sử dụng 10 hoặc 8 quả dâu tây lớn, xay nhỏ với 2 muỗng cà phê đường và đá nhỏ đến khi thu được hỗn hợp mịn
  • Cho sinh tố dâu vào một bình lớn, cho thêm nước vắt của một quả chanh vào, khuấy đều đến khi thu được hỗn hợp đồng nhất
  • Dùng uống ngay sau khi chế biến

5. Kết hợp chanh và baking soda

Để phương pháp sử dụng nước chanh hạ axit uric đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh có thể kết hợp với baking soda và nước lọc để tạo ra một công thức cân bằng độ pH hiệu quả. Hỗn hợp này làm thay đổi nồng độ pH nhanh chóng, tuy nhiên biện pháp này được sử dụng ngay khi cơn gút cấp xuất hiện và không được sử dụng duy trì, thường xuyên. Khi các triệu chứng đã được cải thiện, người bệnh cần sử dụng loại đồ uống này.

Uống nước lá gì để giảm axit uric
Uống nước chanh và baking soda có thể góp phần ổn định nồng độ acid uric trong cơ thể

Hướng dẫn công thức thực hiện nước chanh và baking soda:

  • Sử dụng một ly nước khoảng 220 ml, thêm hai thìa nước cốt chanh và ½ thìa baking soda
  • Khuấy đều
  • Khi pha hỗn hợp sẽ nhận thấy sự sủi bọt, tuy nhiên cần đợi bọt tan hoàn toàn trước khi sử dụng

Lưu ý và thận trọng: Ngừng sử dụng nước chanh và baking soda sau khi các triệu chứng đã được cải thiện.

Lưu ý khi sử dụng nước chanh hạ axit uric

Sử dụng nước chanh hạ axit uric được chứng minh là mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng. Tuy nhiên sử dụng quá nhiều nước chanh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chẳng hạn như:

  • Tăng nguy cơ trào ngược dạ dày
  • Làm hỏng men răng
  • Gây đau nửa đầu
  • Kích thích cảm giác buồn nôn

Do đó, người bệnh cần áp dụng phương pháp với liều lượng phù hợp, tránh lạm dụng hoặc tăng cường liều lượng mà không hỏi ý kiến của bác sĩ. Theo khuyến cáo, người bệnh gút có thể sử dụng khoảng 30 ml nước chanh nguyên chất mỗi ngày. Đây là nước ép của khoảng 1 quả chanh tươi.

Khi chọn chanh, cần chọn những quả có vỏ tươi. Có thể sử dụng tay ấn nhẹ vào quả chanh để xác định độ mềm – cứng, chanh mềm là đã chín và nhiều nước. Ngoài ra, người bệnh được khuyến cáo tránh sử dụng các sản phẩm chanh đóng hộp hoặc các loại nước uống chứa chanh. Trong các sản phẩm này thường có chứa các hóa chất nhân tạo, chất bảo quản và có thể gây ảnh hưởng đến nồng độ axit uric trong cơ thể.

Sử dụng nước chanh hạ axit uric mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên cần thực hiện đúng biện pháp để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, người bệnh cần thông báo với bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng bệnh gút, chẳng hạn như đau khớp hoặc cứng khớp.

Điều trị y tế kịp lúc là cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng. Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thay đổi lối sống và chế độ ăn uống góp phần nâng cao sức khỏe xương khớp cũng như ngăn ngừa các cơn gút cấp. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua