Mách Bạn 5 Món Ăn Chữa Đau Vai Gáy Hiệu Quả, Dễ Nấu

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Các món ăn chữa đau vai gáy góp phần ổn định khí huyết, hỗ trợ thông mạch, bổ can thận, từ đó cải thiện cơn đau nhanh chóng và hiệu quả. Việc ăn uống đầy đủ dưỡng chất cũng góp phần nâng cao sức khỏe và ngăn ngừa tình trạng đau vai gáy tái phát.

Món ăn chữa đau vai gáy
Món ăn chữa đau vai gáy giúp bồi bổ can, thận, nâng cao sức khỏe tổng thể, từ đó kiểm soát cơn đau

Chế độ ăn uống ảnh hưởng thế nào đến cơn đau vai gáy?

Đau vai gáy là tình trạng phổ biến, có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng vận động, tăng nguy cơ mất ổn định khớp và ảnh hưởng đến cấu trúc mô mềm của vai. Trong một số trường hợp, đau vai gáy có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe xương khớp khác, chẳng hạn như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, căng cơ, đau thần kinh. Nếu bị đau vai gáy, người bệnh được khuyến khích đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất.

Thông thường, tình trạng này sẽ được cải thiện bằng cách nghỉ ngơi, chườm nóng, chườm lạnh, thường xuyên tập thể dục hoặc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn. Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến khích người đau vai gáy nên có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các dưỡng chất để nâng cao hiệu quả điều trị. Trước khi sử dụng chế độ ăn kiêng và dinh dưỡng điều trị đau vai gáy, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ để xem xét các ưu điểm, nhược điểm và hạn chế của phương pháp này để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng có thể tác động đáng kể đến tình trạng đau vai gáy. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cơn đau vai có liên quan đến tổn thương cơ, chẳng hạn như rách một phần cơ vòng bít, có thể đáp ứng với một số thực phẩm chống viêm, chẳng hạn như gừng, trà xanh, tỏi. Đối với người đau vai gáy do thoái hóa khớp có thể bổ sung hành tây, măng tây, gạo lứt và các chất béo lành mạnh như bơ, dầu ô liu để kiểm soát cơn đau.

Bên cạnh đó, người bệnh đau vai gáy cũng được đề nghị tránh tiêu thụ các thực phẩm có chứa solanine, chẳng hạn như cà tím, khoai tây, ớt. Solanine có thể gây đau đớn, khó chịu ở một số người viêm khớp, đau vai gáy.

Ngoài ra, một số cơn đau vai gáy có thể liên quan đến các vấn đề nội tạng, chẳng hạn như rối loạn chức năng túi mật, bệnh gan, bệnh tim. Cơn đau cũng có thể liên quan đến tổn thương đốt sống cổ, dây thần kinh, dây chằng và các cơ. Do đó, nhiều nguyên nhân gây đau vai gáy, nên người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống và dinh dưỡng an toàn, hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể xem xét các tác dụng phụ và tương tác tiềm năng của các loại thuốc với các món ăn chữa đau vai gáy trước khi đề nghị thay đổi chế độ ăn uống.

Gợi ý 5 món ăn chữa đau vai gáy hiệu quả và dễ thực hiện

Theo Y học cổ truyền, các món ăn chữa đau vai gáy có thể giúp làm thông kinh mạch, ổn định khí huyết, giảm tắc nghẽn, từ đó kiểm soát cơn đau hiệu quả. Các món ăn này cũng giúp bồi bổ gan, thận và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Dưới đây là gợi ý về các món ăn chữa đau vai gáy đơn giản, dễ thực hiện, người bệnh có thể tham khảo:

1. Gà ác hầm táo tàu hạt sen

Gà ác chưng táo tàu hạt sen là món ăn vô cùng bổ dưỡng, góp phần nâng cao sức khỏe và cải thiện cơn đau vai gáy hiệu quả. Món ăn này cũng phù hợp với người đau vai gáy do thay đổi thời tiết, người cao tuổi hoặc phụ nữ sau dinh bị đau nhức xương khớp.

Đau mỏi vai gáy thiếu chất gì
Gà ác hầm táo tàu hạt sen hỗ trợ kiểm soát tình trạng đau vai gáy, đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết

Chuẩn bị:

  • 1 con gà ác tầm 1 kg
  • 200 gram hạt sen
  • 100 gram táo đỏ
  • 1 củ cà rốt
  • 200 gram nấm mỡ nâu
  • Hành lá, ngò, hành tím
  • Gia vị vừa đủ

Sơ chế:

  • Gà ác làm sạch với giấm và muối, sau đó rửa lại với nước, để ráo, cắt thành các miếng vừa ăn
  • Hạt sen và táo đỏ ngâm trong nước khoảng 15 phút, sau đó vớt ra để ráo nước
  • Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành các lát vừa ăn
  • Hành, ngò, hành tím, rửa sạch, thái nhỏ

Các thực hiện:

  • Ướp gà với 2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê hạt nệm, ⅓ muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê nước mắm, ½ muỗng tiêu xay, sau đó trộn đều, để trong 20 phút.
  • Làm nóng nồi, cho thêm 2 muỗng canh dầu ăn, khi dầu sôi thì cho hành tím vào đảo đến khi mềm và có mùi thơm.
  • Cho thịt gà vào đảo đều đến khi gà săn lại thì cho thêm 500 ml nước, bắt đầu hầm trong 20 phút với lửa vừa. Nên thường xuyên vớt bọt để món ăn trong hơn.
  • Sau 20 phút thì cho táo tàu, hạt sen, cà rốt nấm nâu vào hầm thêm 10 phút ở lửa vừa.
  • Nêm nếm lại vừa ăn, tắt bếp cho hành ngò vào là có thể sử dụng.

Món gà ác hầm hạt sen táo tàu rất bổ dưỡng, thơm và đậm vị, có thể ăn kèm cơm hoặc ăn như món phụ để nâng cao sức khỏe. Mỗi ngày sử dụng món ăn này 1 lần, liên tục trong 7 – 10 ngày để bổ thận, chữa đau nhức xương khớp và nâng cao sức khỏe.

2. Gà hầm đương quy

Gà hầm đương quy là món ăn chữa đau vai gáy phổ biến, hiệu quả cao và có cách chế biến đơn giản. Món ăn này rất tốt cho người đau vai gáy sau khi ốm dậy, đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết hoặc viêm xương khớp mãn tính. Bên cạnh đó, gà hầm đương quy cũng góp phần tăng cường chất lượng giấc ngủ, điều trị tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc ngủ gà vào ban ngày.

Chuẩn bị:

  • 100 gram thịt gà
  • 20 gram hoàng kỳ
  • 5 gram đương quy
  • 10 quả táo tàu
  • 20 gram đẳng sâm
  • Gừng thái lát
  • Hành giã nhuyễn
  • Gia vị vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Thịt gà làm sạch, cắt thành các đoạn vừa ăn, bóp qua với rượu trắng và gừng giã nát để khử mùi
  • Đương quy rửa sạch, thái thành các lát mỏng, phần thân và lá cắt thành các đoạn 2  -3 cm
  • Xếp thịt gà đã chặt vào đáy nồi đất, sau đó cho gừng, gia vị vừa ăn, gừng cắt sợi, hành giã nhuyễn vào nồi, ướp trong 20 phút
  • Sau đó cho tất cả dược liệu vào nồi, thêm nước ngập mặt gà, đun đến khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa, tiếp tục đun trong 2 – 3 tiếng để khi thịt gà đã chín mềm
  • Cho thêm hành ngò là có thể sử dụng

Gà hầm đương quy nên sử dụng 2 ngày 1 lần, liên tục 7 lần để chữa suy nhược cơ thể, bồi bổ khí huyết, điều trị cảm nhiễm phong hàn, cải thiện tình trạng đau vai gáy và nâng cao sức khỏe.

3. Chả lá lốt

Chả lá lốt là món ăn phổ biến, có mùi thơm, rất bổ dưỡng và hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, đau vai gáy hiệu quả. Theo Đông y, lá lốt có vị cay, tính ấm, hỗ trợ ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn, hạ khí, kháng viêm và chỉ thống. Khi kết hợp với các loại thịt, món ăn sẽ đi vào kinh tỳ, thận, vị, hỗ trợ tư âm, nhuận táo, bổ chính khù tà, nâng cao chính khí và điều trị bệnh tật.

Thực phẩm chức năng đau vai gáy
Chả lá lốt giúp ổn trung, tán hàn, điều trị đau nhức xương khớp do nhiễm lạnh, nhiễm gió

Chuẩn bị:

  • Lá lốt khoảng 20 – 30 lá
  • Thịt nạc vai lợn xay nhuyễn 300 gram
  • Thịt bò xay nhuyễn khoảng 50 – 100 gram
  • Hành, tiêu và gia vị vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Lá lốt rửa sạch, để ráo nước, thái chỉ một vài lá để trộn cùng với thịt
  • Cho thịt lợn, thịt bò, lá lốt thái chỉ cùng với hành, tiêu và gia vị vừa ăn, trộn đều, ướp trong 10 – 20 phút
  • Trải úp từng mặt lá lốt lên thớt, cho phần nhân thịt vào giữa, cuộn tròn lại, có thể cố định bằng xiên que
  • Làm nóng chảo, cho dầu vào, để lửa nhỏ, cho chả lá lốt vào chiên đến khi chín vàng thì xếp ra đĩa dùng ăn nóng với bún hoặc cơm đều được

Món chả lá lốt có thể dùng ăn hàng ngày để kiểm soát cơn đau vai gáy, tê bì chân tay, sưng viêm các khớp và hạn chế vận động do phong thấp, bệnh gút. Bên cạnh đó, món ăn này cũng giúp kiểm soát cơn đau lưng lan đến chân, chảy nước mũi kéo dài, đầy hơi, buồn nôn, cảm lạnh, hay đổ mồ hôi.

4. Thịt trâu xào lá lốt

Một trong những món ăn chữa đau vai gáy hiệu quả cao là thịt trâu xào lá lốt. Món ăn giúp kiểm soát cơn đau nhức xương khớp do nhiễm lạnh và đau vai gáy do thay đổi thời tiết. Bên cạnh đó, món ăn này cũng giúp kiểm soát các triệu chứng tê bì chân tay, đau khi gặp gió lạnh, suy nhược cơ thể, mất ngủ, mệt mỏi kéo dài hoặc ăn uống, vận động kém.

Chuẩn bị:

  • Thịt trâu khoảng 300 gram
  • Lá lốt khoảng 50 gram
  • 1 ly rượu nhỏ
  • Tỏi, gừng, hành, gia vị vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Thịt trâu rửa sạch, thái thành các lát mỏng, ướp với gừng, hành, rượu và gia vị vừa đủ
  • Lá lốt rửa sạch, thái thành các đoạn ngắn
  • Phi thơm tỏi, cho thịt trâu đã ướp gia vị vào đảo nhanh tay, sau đó cho thêm lá lốt xào tiếp trên lửa to, nêm nếm gia vị vừa đủ ăn
  • Món ăn có thể dùng với cơm nóng để cải thiện hương vị

5. Cháo cá trê đậu đen

Cháo cá trê đậu đen là món ăn bổ khí huyết, hỗ trợ điều kinh, làm làn da hồng hào, cải thiện các cơn đau lưng mỏi gối, đau cổ vai gáy, chóng mặt, di tinh. Bên cạnh đó, món ăn này góp phần cải thiện tình trạng hoa mắt, ù tai, chóng mặt, suy nhược cơ thể.

Chuẩn bị:

  • Cá trê 400 gram
  • Gạo nếp 200 gram
  • Đậu đen xanh lòng 200 gram
  • Ý dĩ 20 gram
  • Trần bì 1 miếng
  • Hành tím 4 – 5 củ
  • Gia vị vừa đủ

Sơ chế:

  • Đậu đen ngâm qua đêm đến khi nở mềm, rửa sạch để ráo nước
  • Cá trê làm sạch với nước, chanh, muối vài lần, để ráo nước
  • Trần bì ngâm nước 15 phút, rửa sạch
  • Gạo nếp và ý dĩ vo sạch
  • Hành tím nướng thơm, bóc vỏ

Cách thực hiện:

  • Cho gạo nếp, cá, đậu đen, trần bì, ý dĩ vào nổi, đổ nước vừa đủ để nấu cháo
  • Khi đậu và gạo chín nhừ thì cho thêm gia vị vừa đủ ăn và hành tím, nấu thêm 10 phút, nêm nếm vừa miệng là được
  • Trước khi sử dụng nên cho thêm tiêu xay, rau mùi ta cắt nhỏ

Lưu ý khi chế biến món ăn chữa đau vai  gáy

Các món ăn chữa đau vai gáy được đánh giá cao về hiệu quả giảm đau và kiểm soát các triệu chứng liên quan, chẳng hạn như mệt mỏi, khó chịu, suy nhược kéo dài. Việc thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng góp phần nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và bảo vệ cơ thể. Trước khi thay đổi chế độ ăn uống, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bên cạnh đó, để phòng ngừa các triệu chứng đau vai gáy tái phát, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như:

  • Thường xuyên tập thể dục, kéo giãn cổ vai gáy để nâng cao sức khỏe và phòng ngừa các rủi ro phát sinh
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, tránh thừa cân béo phì để giảm áp lực lên cột sống
  • Ngăn ngừa nguy cơ chấn thương khớp, sử dụng bảo hộ khi chơi thể thao hoặc khi thực hiện các hoạt động va chạm
  • Không hút lá và tránh khỏi người hút thuốc lá để phòng ngừa nguy cơ viêm khớp vai

Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thực hiện các món ăn chữa đau vai gáy. Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc không được cải thiện, hãy thông báo với  bác sĩ để được hướng dẫn và có kế hoạch điều trị hiệu quả.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua