Người Bị Gai Đôi Cột Sống Có Phải Đi Nghĩa Vụ Không?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Gai đôi cột sống có phải đi nghĩa vụ không? Tham khảo một số chia sẻ trong bài viết bên dưới và có sự chuẩn bị, chăm sóc sức khỏe và phục hồi hiệu quả.

Gai đôi cột sống có phải đi nghĩa vụ không
Gai đôi cột sống có phải đi nghĩa vụ không phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe theo quy định của pháp luật

Gai đôi cột sống là gì?

Gai đôi cột sống còn được gọi là tật nứt đốt sống bẩm sinh, có tỷ lệ 1 – 2 trẻ trên 1000 trẻ được sinh ra. Gai đôi cột sống có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào dọc theo cột sống nếu ống thần kinh không đóng hoàn toàn. Điều này khiến xương sống bảo vệ tủy sống không hình thành và đóng lại như bình thường, dẫn đến tổn thương tủy sống và dây thần kinh.

Nứt đốt sống có thể dẫn đến các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng. Mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào:

  • Kích thước và vị trí các lỗ mở trong cột sống
  • Tình trạng tổn thương tủy sống và dây thần kinh

Có ba loại gai đôi cột sống:

  • Gai đôi cột sống ẩn (spina bifida occulta)
  • Gai đôi có nang (spina bifida cystica)
  • Thoát vị màng não

Hầu hết các trường hợp gai đôi cột sống ở người trưởng thành là ở thể ẩn, không có triệu chứng, không gây đau đớn và thường chỉ tình cờ phát hiện được qua chụp X-quang. Ở trẻ em, gai đôi cột sống nguy hiểm hơn, có nguy cơ thoát vị màng tủy, tủy màng tủy.

Theo các nghiên cứu, gai đôi cột sống không gây đau lưng. Tuy nhiên nếu có vấn đề về cột sống, chẳng hạn như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm hoặc chấn thương, va chạm, căng cơ, người có gai đôi cột sống thường có triệu chứng nghiêm trọng hơn. Trong một số trường hợp, tổn thương cột  sống có thể dẫn đến lồi tủy sống, màng nhện tủy sống, màng cứng, dịch não tủy, tạo thành một khối thoát vị ở sau lưng.

Tùy theo mức độ thoát vị, vị trí và mức độ nghiêm trọng, gai đôi cột sống có thể dẫn đến các dấu hiệu như:

  • Yếu chi, liệt chi, có các bất thường trong vận động và hoạt động thể chất
  • Bất thường về thần kinh, rối loạn cảm giác, rối loạn cơ tròn, dẫn đến đại tiểu tiện khó khăn hoặc mất kiểm soát
  • Cong vẹo cột sống, gãy xương, gù, trật khớp
  • Ảnh hưởng đến khả năng nghe, nhìn và sự phán đoán
  • Động kinh (trong một số trường hợp)

Gai đôi cột sống sẽ dẫn đến các triệu chứng và phản ứng khác nhau giữa các trường hợp. Do đó, điều quan trọng là hỏi ý kiến của bác sĩ và có kế hoạch điều trị, chăm sóc sức khỏe phù hợp. Trong trường hợp người bệnh thắc mắc gai đôi cột sống có phải đi nghĩa vụ không, nên trao đổi với bác sĩ và cơ quan chức năng để có kết luận chính xác nhất.

Gai đôi cột sống có phải đi nghĩa vụ không?

Gai đôi cột sống có phải đi nghĩa vụ không là thắc mắc phổ biến của người bệnh và người nhà trong việc hoàn thành nghĩa vụ quân sự của công dân. Để xác định vấn đề này, người bệnh cần tìm hiểu về quy định của pháp luật như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015
  • Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ
  • Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP Quy định việc Khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
Gai đôi cột sống có phải đi nghĩa vụ quân sự không
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra sức khỏe và xác định điều kiện nhập ngũ

Các quy định pháp luật về tiêu chuẩn sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự quy định trong Tiểu mục 4: Các bệnh về thần kinh, tâm thần tại Mục II Tiêu chuẩn phân loại theo bệnh tật trong Phục lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP có quy định như sau:

Thông thư 59, các trường hợp đau lưng do gai đôi cột sống thuộc mục 4 điểm.

Theo Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, căn cứ phân loại sức khỏe được tính điểm như sau:

  • a) Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;
  • b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;
  • c) Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;
  • d) Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;
  • đ) Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;
  • e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.

Như vậy, trường hợp gai đôi cột sống có sức khỏe loại 4.

Bên cạnh đó, tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn sức khỏe để tuyển quân như sau:

Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Theo các quy định của pháp luật nêu trên thì trường hợp gai đôi cột sống gây đau lưng, thể chất kém, tăng nguy cơ loãng xương, thoái hóa cột sống và các vấn đề sức khỏe khác thì không đảm bảo điều kiện sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên cần xét theo các điều kiện khác để đi đến kết luận chính xác nhất.

Về cơ bản, người bị gai đôi cột sống có thể không được gọi nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, tình trạng gai đôi cột sống có phải đi nghĩa vụ không cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, do đó tốt nhất người bệnh nên liên hệ với bác sĩ và cơ quan có thẩm quyền để được giải đáp chính xác nhất.

Sống cùng với các triệu chứng gai đôi cột sống

Gai đôi cột sống sẽ dẫn đến nhiều thay đổi về thể chất, tinh thần, tình cảm, xã hội ở thanh thiếu niên và người trưởng thành. Thanh thiếu niên có thể phát triển nhiều sở thích cá nhân, muốn trở nên độc lập, thậm chí là gia nhập nghĩa vụ quân sự. Do đó, nếu được chẩn đoán gai đôi cột sống, người bệnh cần có kế hoạch điều trị, chăm sóc và phục hồi phù hợp để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Để điều trị và kiểm soát các triệu chứng gai đôi cột sống, người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý như:

1. Tăng cường sức khỏe thể chất

Ở những người nứt đốt sống trưởng thành, người bệnh sẽ phải hoạt động nhiều hơn, chẳng hạn như tập thể dục, vận động thể chất, chơi thể thao, tham gia các hoạt động cộng đồng hoặc tham gia nghĩa vụ quân sự. Người bệnh có thể đặt hẹn với bác sĩ và lên kế hoạch điều trị, phục hồi phù hợp với từng cá nhân. Bác sĩ cũng có thể đánh giá tình trạng sức khỏe và đề nghị các dụng cụ hỗ trợ quá trình di chuyển nhanh chóng, thuận lợi.

Những người bị gai đôi cột sống ở vị trí cao (gần đầu) có thể bị liệt chân và cần phải ngồi xe lăn. Trong khi những người bị gai đôi cột sống ở phần dưới cột sống (gần hông) có thể cần sử dụng nạp, nẹp hoặc khung tập để để hỗ trợ quá trình chuyển động linh hoạt.

Bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu có thể lên kế hoạch và hướng dẫn người bệnh cách tập thể dục cho đôi chân, nhằm tăng cường sức mạnh, tính linh hoạt và khả năng vận động. Hoạt động thể chất thường xuyên rất quan trọng đối với người bị gai đôi cột sống. Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên hoạt động 60 phút mỗi ngày, chẳng hạn như:

  • Chơi đùa và hoạt động thể chất cùng bạn bè
  • Đi bộ trong công viên hoặc đi dạo xung quanh nhà
  • Tập tạ
  • Tham gia vào các hoạt động thể thao, chẳng hạn như bơi lội, cho người khuyết tật
  • Tham gia các hoạt động cộng đồng

Điều quan trọng là hoạt động an toàn, phù hợp, có kiểm soát và dưới sự đồng ý, hướng dẫn của bác sĩ.

2. Nâng cao sức khỏe tinh thần

Sức khỏe tinh thần và hạnh phúc nói chung là rất quan trọng đối với mọi người. Sức khỏe tinh thần là cách mọi người suy nghĩ, cảm nhận và hành động với cuộc sống. Cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe tinh thần là cảm thấy hài lòng và tôn trọng bản thân.

Thanh thiếu niên bị nứt đốt sống có thể cảm thấy bị cô lập với những người khác và có lòng tự trọng thấp. Điều này có thể dẫn đến chán nản, trầm cảm và nhiều rủi ro khác. Tập thể dục và duy trì kết nối là cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe tinh thần. Ngoài ra, hãy trao đổi về các loại thuốc hoặc trò chuyện với chuyên gia nếu cần thiết.

Đôi khi người bệnh có thể cảm thấy lo lắng, bồn chồn, buồn bã hoặc căng thẳng. Nếu những cảm xúc này không biến mất và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, hãy trò chuyện với người thân, bạn bè hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe tinh thần. Trầm cảm và các vấn đề sức khỏe tinh thần khác cần được điều trị phù hợp để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc lo lắng nào về các vấn đề tinh thần, hãy trao đổi với chuyên gia để được hướng dẫn cụ thể.

Gai đôi cột sống có phải đi nghĩa vụ không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ và cơ quan chức năng để được hướng dẫn phù hợp nhất. Bên cạnh đó, người bệnh nên có kế hoạch chăm sóc sức khỏe và kiểm soát các triệu chứng tại nhà để nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như ngăn ngừa các rủi ro phát sinh.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua