Đau khớp gối ở người trẻ tuổi – Đừng coi thường!

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Phương Mai | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đau khớp gối ở người trẻ tuổi thường phổ biến ở người thích chơi thể thao hoặc thường xuyên vận động thể chất. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể liên quan đến nhiều bệnh lý tiềm ẩn cần điều trị y tế để ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Đau khớp gối ở người trẻ tuổi
Đau khớp gối ở người trẻ tuổi thường phổ biến ở người thường xuyên vận động

Nguyên nhân gây đau đầu gối ở người trẻ tuổi

Đau đầu gối là vấn đề cơ xương khớp phổ biến, có thể gây ảnh hưởng đến người cao tuổi và cả những người trẻ tuổi. Đau đầu gối ở người trẻ tuổi có thể do sử dụng quá mức, gây áp lực lên xương bánh chè và dẫn đến đau. Xoay hông bất thường, phương pháp luyện tập không đúng hoặc cơ đùi không linh hoạt, đều có thể dẫn đến đau đầu gối ở người trẻ tuổi. Bên cạnh đó, đau đầu gối đôi khi có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý và điều kiện sức khỏe cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.

Cụ thể, các nguyên nhân dẫn đến đau đầu gối ở người trẻ tuổi thường bao gồm:

1. Giải phẫu cấu tạo đầu gối

Chức năng chính của đầu gối là để uốn cong, duỗi thẳng và chịu sức nặng của cơ thể. Đầu gối được cấu tạo từ nhiều bộ phận bao gồm xương, dây chằng, gân, sụn và các bao hoạt dịch.

Các chấn thương hoặc bệnh lý ở bất cứ bộ phận nào của đầu gối cũng có thể gây đau. Cụ thể các vấn đề cơ học có thể dẫn đến đau đầu gối bao gồm:

  • Mất sức mạnh cơ: Đôi khi các chấn thương, thoái hóa xương hoặc sụn có thể khiến cơ ở khớp gối không được hỗ trợ đầy đủ và dẫn đến các cơn đau.
  • Hội chứng dây thần kinh đệm: Tình trạng này xảy ra khi dải mô cứng kéo dài từ bên ngoài hông đến bên ngoài đầu gối bị căng cứng, dẫn đến ma sát với phần ngoài của xương đùi và gây đau đầu gối. Tình trạng này thường xảy ra ở người chạy cự ly và người thường xuyên đi xe đạp.
  • Trật xương bánh chè: Tình trạng này xảy ra khi xương bánh chè trượt khỏi vị trí ban đầu, thường là lệch ra bên ngoài đầu gối. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, trật xương bánh chè có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
  • Có vấn đề ở hông và chân: Nếu bị đau hông hoặc đau chân, có thể dẫn đến thay đổi cách đi bộ và gây đau đầu gối ở những người trẻ tuổi.

2. Ảnh hưởng của các loại viêm khớp

Có hơn 100 loại viêm khớp khác nhau. Trong đó, các loại phổ biến có thể dẫn đến đau khớp gối ở người trẻ tuổi bao gồm:

Nhức khớp gối ở người trẻ tuổi
Có nhiều loại viêm khớp có thể dẫn đến đau khớp gối ở người trẻ tuổi
  • Thoái hóa khớp gối: Thoái hóa khớp gối hay viêm xương khớp gối là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến đau đầu gối ở người già và người trẻ tuổi. Đây là loại viêm khớp phổ biến, xảy ra khi sụn đầu gối bị thoái hóa do tuổi tác hoặc lạm dụng quá mức.
  • Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp là tình trạng tự miễn, có thể gây ảnh hưởng đến hầu hết các khớp trong cơ thể, bao gồm khớp gối. Dạng viêm khớp này thường có xu hướng gây ảnh hưởng đối xứng ở hai bên cơ thể và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị phù hợp.
  • Bệnh gout: Bệnh gout xảy ra khi các tinh thể axit uric tích tụ trong khớp. Bệnh thường gây ảnh hưởng đến ngón chân cái, tuy nhiên đôi khi gout có thể gây tổn thương đầu gối và gây đau.
  • Viêm khớp nhiễm trùng: Đôi khi khớp gối có thể bị nhiễm trùng, dẫn đến sưng, tấy đỏ và đau đớn. Các triệu chứng kèm theo bao gồm sốt và có thể gây tổn thương khớp gối một cách nhanh chóng. Do đó, nếu nhận thấy đau đầu gối hoặc nghi ngờ nhiễm trùng, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức.

3. Các nguyên khác

Bệnh cạnh bệnh lý và các vấn đề cơ học, một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến đau khớp gối ở người trẻ tuổi bao gồm:

  • Viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch là một túi chứa chất lỏng, nằm ở bên dưới khớp nhằm hạn chế ma sát khi khớp chuyển động. Lạm dụng khớp, té ngã, thường xuyên quỳ hoặc khuỵu gối có thể dẫn đến kích ứng và viêm bao hoạt dịch. Các triệu chứng bao gồm đau đớn, sưng tấy và hạn chế hoạt động ở đầu gối.
  • Rách sụn chêm: Đôi khi chấn thương đầu gối có thể dẫn đến rách hoặc tổn thương sụn chêm, gây sưng và đau khớp gối.
  • Viêm lồi củ trước xương chày (bệnh Osgood – Schlatter): Tình trạng này thường xảy ra ở thanh thiếu niên, khi xương và các bộ phận khác ở đầu gối bắt đầu thay đổi. Bệnh có thể dẫn đến sưng đầu gối, ở vị trí gân xương bánh chè kết nối với xương ống chân. Hoạt động đầu gối, tập thể dục hoặc kích thích một điểm nhất định dưới đầu gối (củ chày) có thể dẫn đến đau đầu gối. Viêm củ lồi xương chày là nguyên nhân phổ biến gây đau khớp gối ở người trẻ tuổi, đặc biệt là ở thiếu niên thường xuyên hoạt động thể chất, và thường được cải thiện theo thời gian khi khớp gối đã phát triển toàn diện.
  • Viêm gân gót chân: Đây là tình trạng viêm gân kết nối xương bánh chè với xương ống chân. Gân là những dải mô cứng kết nối cơ với xương. Khi tập thể dục quá mức, gân có thể bị viêm và dẫn đến đau đớn. Thường xuyên nhảy cao hoặc tác động đến đầu gối liên tục là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này.
  • Hội chứng đau xương khớp: Tình trạng này xảy ra khi cơ ở đầu gối bị mất cân bằng hoặc căng quá mức. Các triệu chứng bao gồm đau đầu gối hoặc mất khả năng chịu trọng lượng một cách đột ngột.

4. Các yếu tố rủi ro

Bên cạnh các nguyên nhân cơ bản, có một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ đau khớp gối ở người trẻ tuổi bao gồm:

Mỏi khớp gối
Thường xuyên chơi các môn thể thao tác động đến đầu gối có thể gây đau khớp gối
  • Béo phì: Cân nặng quá mức có thể gây căng thẳng và gây đau khớp gối, ngay cả ở các hoạt động bình thường như đi bộ hoặc lên xuống cầu thang. Béo phì cũng làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối do thúc đẩy quá trình phân hủy sụn khớp.
  • Chơi một số môn thể thao: Một số môn thể thao có thể gây áp lực và dẫn đến đau khớp gối ở người trẻ tuổi, chẳng hạn như trượt tuyết, bóng rổ, chạy bộ hoặc các hoạt động thường xuyên tác động đến đầu gối, như nhảy cao, nhảy xa.
  • Chấn thương trong quá khứ: Bị chấn thương ở đầu gối có thể khiến người bệnh có nhiều khả năng tái phát trong tương lai và gây đau khớp gối.

Triệu chứng khi đau khớp gối ở người trẻ tuổi

Bên cạnh đau đớn, đau khớp gối ở người trẻ tuổi có thể đi kèm nhiều triệu chứng, tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Cụ thể, các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Đau khi cố gắng uốn cong hoặc duỗi thẳng đầu gối, kể cả lên hoặc xuống cầu thang
  • Sưng đầu gối
  • Đầu gối gặp khó khăn khi chịu trọng lượng của cơ thể
  • Hạn chế chuyển động của khớp gối

Nếu có các triệu chứng này, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp. Bác sĩ có thể đề nghị chụp X – quang hoặc MRI ở để chẩn đoán xác định các vấn đề liên quan.

Đau khớp gối ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không?

Đau khớp gối ở người trẻ tuổi thường do vận động quá mức hoặc chấn thương gây ra. Các chấn thương phổ biến chẳng hạn như bong gân dây chằng, rách sụn chêm hoặc viêm gân thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Tuy nhiên các nguyên nhân khác, chẳng hạn như bệnh lý viêm khớp, thoái hóa khớp có thể dẫn đến tàn tật nếu không được điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, các chấn thương trong quá khứ cũng có thể dẫn đến các chấn thương tái phát trong tương lai.

Do đó, để hạn chế các rủi ro liên quan và phòng ngừa biến chứng, người bệnh nên đến bệnh viện nếu bị đau khớp gối kéo dài hơn 2 ngày.

Chẩn đoán đau khớp gối ở người trẻ tuổi

Để xác định nguyên nhân dẫn đến đau khớp gối, bác sĩ có thể đề nghị khám sức khỏe tổng thể. Cụ thể, bác sĩ có thể kiểm tra các vấn đề như:

  • Dấu hiệu sưng, đau, ấm hoặc bầm tím ở đầu gối
  • Kiểm tra khả năng di chuyển cẳng chân của người bệnh và phạm vi chuyển động của khớp gối
  • Đẩy hoặc kéo khớp gối để đánh giá cấu trúc khớp và tính toàn vẹn của đầu gối
bệnh đau khớp gối và cách chữa trị
Bác sĩ có thể kiểm tra các dấu hiệu ở đầu gối để xác định nguyên nhân gây đau

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm hình ảnh để đảm bảo tính chính xác của chẩn đoán. Các xét nghiệm bao gồm:

  • Chụp X – quang: Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh chụp X – quang để xác định tình trạng gãy xương hoặc bệnh thoái hóa khớp.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Máy quét CT sử dụng kết hợp các tia X ở nhiều góc độ khác nhau để tạo ra hình ảnh cắt ngang bên trong khớp gối. Chụp CT có thể xác định các vấn đề về xương hoặc gãy xương. Ngoài ra, CT có thể xác định tình trạng bệnh gout, ngay cả khi khớp gối không bị viêm.
  • Siêu âm: Siêu âm sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh cấu trúc bên trong các mô mềm xung quanh đầu gối.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI sử dụng sóng vô tuyến và từ trường để tạo ra hình ảnh bên trong đầu gối. Xét nghiệm này có thể được sử dụng để xác định các chấn thương ở mô mềm, chẳng hạn như dây chằng, gân, sụn và cơ.

Ngoài ra, nếu nghi ngờ nhiễm trùng hoặc viêm khớp dạng thấp, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu hoặc chọc dò khớp để kiểm tra ở phòng thí nghiệm.

Điều trị đau khớp gối ở người trẻ tuổi

Các biện pháp điều trị đau khớp gối phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp điều trị như:

1. Tự chăm sóc tại nhà

Kế hoạch chăm sóc tại nhà được áp dụng cho các trường hợp đau khớp gối do lạm dụng hoặc chấn thương từ nhẹ đến trung bình. Các biện pháp phổ biến có thể bao gồm:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Phương pháp điều trị đầu tiên đối với hầu hết các tình trạng gây đau đầu gối là nghỉ ngơi để khớp có thời gian hồi phục. Người bệnh nên nghỉ ngơi trong một vài ngày và tránh các hoạt động có cường độ cao để hỗ trợ cải thiện cơn đau khớp gối.
  • Chườm đá: Chườm đá trong 15 đến 20 phút sau mỗi 3 – 4 lần có thể giảm đau và sưng. Tiếp tục chườm đá trong 2 – 3 ngày cho đến khi các cơn đau biến mất.
  • Băng đầu gối: Sử dụng băng thun, dây đai để quấn xung quanh khớp gối có thể hỗ trợ giảm sưng hiệu quả.
  • Kê cao đầu gối: Sử dụng một chiếc gối lót bên dưới khớp gối khi nằm và bên dưới gót chân khi ngồi có thể hỗ trợ giảm sưng hiệu quả.
  • Sử dụng thuốc chống viêm: Các loại thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen hoặc naproxen có thể giúp giảm đau và sưng ở đầu gối. Tuy nhiên các loại thuốc này có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, do đó người bệnh nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

2. Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu có thể tăng cường các cơ xung quanh đầu gối và giúp khớp gối ổn định hơn. Bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu có thể xây dựng các bài tập phù hợp với nhiều cường độ khác nhau để cải thiện cơn đau khớp gối ở người trẻ tuổi.

Khắc phục chứng đau mỏi khớp gối
Chuyên gia vật lý trị liệu thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau khớp gối

Nếu người bệnh luyện tập thể chất hoặc thường xuyên tập một môn thể thao, người bệnh có thể cần điều chỉnh các bài tập hoặc kiểu chuyển động để tránh gây tổn thương cho đầu gối. Ngoài ra, các bài tập để cải thiện tính linh hoạt ở đầu gối và giữ thăng bằng cũng có thể hỗ trợ cải thiện cơn đau hiệu quả.

Ngoài ra, đôi khi bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để hạn chế áp lực lên đầu gối. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để được hướng dẫn cụ thể.

3. Tiêm thuốc

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị tiêm thuốc hoặc các hóa chất khác vào khớp gối để cải thiện các cơn đau. Cụ thể, các loại thuốc tiêm bao gồm:

  • Corticosteroid: Tiêm corticosteroid vào khớp gối có thể cải thiện các triệu chứng viêm khớp và hỗ trợ giảm đau kéo dài trong nhiều tháng. Tuy nhiên, tiêm corticosteroid có thể không hiệu quả ở một số trường hợp.
  • Chất nhờn: Tiêm chất nhờn (Axit hyaluronic) có thể được tiêm vào đầu gối để cải thiện khả năng vận động và giảm đau. Một mũi tiêm chất nhờn có thể cải thiện cơn đau đầu gối trong 6 tháng.
  • Huyết tương giàu tiểu cầu: Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu có tác dụng giảm viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành viêm khớp. Phương pháp này thường mang lại hiệu quả tốt hơn ở người bị đau khớp gối do rách gân, bong gân hoặc chấn thương.

4. Phẫu thuật

Phẫu thuật thường không được chỉ định để cải thiện tình trạng đau khớp gối ở người trẻ tuổi. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể được chỉ định cho các trường hợp nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Chấn thường dây chằng
  • Trật khớp gối
  • Gãy xương đầu gối
  • Nhiễm trùng hoặc cần phẫu thuật dẫn lưu
  • Thoái hóa khớp gối tiến triển không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn

Không còn sưng đau khớp gối, vận động linh hoạt trở lại nhờ bài thuốc thảo dược từ Y học cổ truyền Quốc dược Phục cốt khang

Nhằm đem đến cho người bệnh cả nước giải pháp điều trị xương khớp an toàn, hiệu quả, đội ngũ bác sĩ của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, đứng đầu là Thầy thuốc, Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn đã tiến hành đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia: “Ứng dụng thảo dược Đông y vào điều trị bệnh xương khớp”. Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang là thành quả của công trình nghiên cứu, kế thừa và phát triển từ phương thuốc chữa đau xương của người Tày ở Bắc Kạn – Đây là bài thuốc “giấu” của đồng bào được giới chuyên môn đánh là là “Quốc bảo” cần gìn giữ. Kết hợp hàng chục bài thuốc cổ phương khác cùng y pháp Hải Thượng Lãn Ông, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang vì thế mà mang trong mình giá trị tinh hoa tinh túy nhất của Y học cổ truyền trong điều trị bệnh xương khớp.

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được nghiên cứu bài bản

Bài thuốc đi sâu vào giải quyết nguyên nhân gây bệnh nhờ hiệu quả điều trị chuyên sâu với từng nhóm bệnh: Thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, viêm đa khớp, thoái hóa khớp, vôi hóa cột sống,… Mỗi bệnh nhân khi đến Trung tâm, sẽ được bác sĩ thăm khám, xác định chính xác vị trí tổn thương, bệnh lý gặp phải và kê đơn đơn thuốc phù hợp, có sự gia giảm linh hoạt các vị thuốc.

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang sở hữu công thức ĐỘC ĐÁO với sự kết hợp cùng lúc 3 nhóm thuốc nhỏ tạo tác động đa chiều, thực hiện 3 nhiệm vụ: Điều trị nguyên nhân – Kiểm soát triệu chứng – Tái tạo sụn khớp, ngăn ngừa tái phát. Cụ thể:

QUỐC DƯỢC PHỤC CỐT HOÀN: Tác dụng thông huyết mạnh, tiêu dịch, tiêu phong, trừ thấp, tiêu viêm, phù thũng, giải độc, thanh nhiệt, đẩy độc tố ra ngoài qua tuyến mồ hôi và nước tiểu. Nhóm thuốc giảm sưng – nóng – đỏ – đau, tránh biến dạng khớp, tăng khả năng tái tạo dịch nhầy và sụn khớp, phục hồi vận động.

QUỐC DƯỢC GIẢI ĐỘC HOÀN: Là kháng sinh của Y học cổ truyền mát gan, giải độc, tiêu viêm, thông kinh hoạt lạc, khắc phục đau nhức và các triệu chứng viêm khớp gối, duy trì hiệu quả trong thời gian dài.

QUỐC DƯỢC BỔ THẬN HOÀN: Bổ thận, dưỡng huyết, hoạt huyết, bổ nguyên khí, giảm các triệu chứng đau nhức, tê bì xương khớp, tăng cường sức khỏe cơ xương khớp, mạnh gân cốt.

Xem ngay: Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và sự khác biệt về thành phần, công thức

Bảng thành phần NỔI BẬT với sự hòa quyện của hơn 50 vị thảo dược sạch, có dược tính mạnh được phối chế theo quy luật Y học cổ truyền. Trong đó, nhiều vị thuốc là bí dược núi rừng Tây Bắc lần đầu được nghiên cứu, ứng dụng tại Việt Nam như: Cây Lịn tưa, Cẩu tích, Huyết giác, Na rừng, Kha khếp, Chân rết, Mạy vang… Bên cạnh đó, nhiều vị thuốc tốt bậc nhất của Y học cổ truyền như: Bồ công anh, kim ngân cành, hồng hoa, vỏ gạo, bạc sau, tang ký sinh, ngưu tất, tơ hồng vàng, dây đau xương, đỗ trọng, hầu vĩ tóc, hy thiêm, gối hạc… được kết hợp bài bản. Toàn bộ thảo dược sạch được thu hái tại vườn chuyên canh dược liệu đạt chuẩn GACP-WHO của Trung tâm Thuốc dân tộc, đảm bảo an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ.

Xem ngay: Báo VTVC đưa tin về chất lượng dược liệu sạch của Trung tâm Thuốc dân tộc

Nhờ những ưu điểm vượt trội, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được VTV2 Chất lượng cuộc sống lựa chọn đưa tin đến đông đảo khán giả truyền hình. Trong chương trình, nghệ sĩ Phú Thăng chia sẻ đã điều trị thành công bệnh thoát vị đĩa đệm sau 3 tháng sử dụng bài thuốc.

Hàng ngàn người bệnh tin tưởng sử dụng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang hiệu quả và gửi phản hồi về cho Trung tâm.

Xem ngay: Chuyên gia, người bệnh phản hồi hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang ĐẶC TRỊ bệnh xương khớp

Bệnh nhân khắp cả nước thoát đau nhức xương khớp nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc

Để biết thêm thông tin chi tiết về bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị đau khớp gối tại Trung tâm Thuốc dân tộc, bệnh nhân vui lòng liên hệ theo những cách dưới đây:

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

Phòng ngừa đau khớp gối ở người trẻ tuổi

Mặc dù bạn không thể ngăn ngừa tất cả các chấn thương và nguyên nhân gây đau khớp gối ở người trẻ tuổi, tuy nhiên người bệnh có thể giảm nguy cơ bằng cách thực hiện một số lưu ý, chẳng hạn như:

Cách trị đau đầu gối tại nhà
Thường xuyên tập thể dục để phòng ngừa nguy cơ đau khớp gối ở người trẻ
  • Giảm cân và uy trì cân nặng hợp lý là một trong nhưng cách tốt nhất có thể ngăn ngừa các chấn thương ở đầu gối và làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
  • Sử dụng kỹ thuật chính xác có thể ngăn ngừa các chấn thương gây đau đầu gối ở người trẻ tuổi. Trao đổi với huấn luyện viện để được hướng dẫn các kỹ thuật và tư thế chính xác khi chơi các môn thể thao.
  • Ngừng các hoạt động gây đau đầu gối, thả lỏng và dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp.
  • Sử dụng miếng đệm đầu gối để ngăn ngừa viêm bao hoạt dịch, đặc biệt là người bệnh phải quỳ nhiều.
  • Mang giày vừa vặn và phù hợp với các hoạt động để hỗ trợ đầu gối.
  • Giữ cho cơ đùi khỏe mạnh bằng cách kéo căng thường xuyên.
  • Tham gia các bài tập aerobic tác động thấp để tăng cường cơ bắp đồng thời giảm bớt căng thẳng cho đầu gối, như bơi lội hoặc đạp xe.

Đau khớp gối ở người trẻ tuổi có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và điều kiện y tế khác nhau. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần được chẩn đoán nguyên nhân cụ thể để có kế hoạch điều trị phù hợp. Nếu không được điều trị phù hợp, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng, thậm chí là dẫn đến tàn phế.

Tham khảo thêm: Các thuốc trị viêm khớp gối – Giảm đau viêm tốt nhất

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua