Chuột rút bụng là gì? Dấu hiệu, cách chữa trị hiệu quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Vũ Phương Ngọc
Theo dõi IHR trên goole news

Chuột rút bụng là sự co thắt của cơ bụng hoặc dạ dày, ruột, dẫn đến đau đớn đột ngột, dữ dội ở vùng bụng. Đôi khi người bệnh có thể quan sát cơn cơ giật và sự chuyển động của cơ bụng.

Chuột rút bụng
Chuột rút bụng là cơn đau xảy ra đột ngột do cơ thắt các cơ bắp ở bụng

Chuột rút bụng là gì

Chuột rút bụng, còn gọi là co thắt dạ dày hoặc chứng cứng bụng, đây là hiện tượng các cơ ở vùng bụng co bóp mạnh và không chủ ý. Trong cơn co thắt, các cơ bụng ở thể trở nên căng cứng và gây áp lực lên các cơ quan bên trong khoang bụng.

Cơ bụng bao gồm các cơ ngang bụng, là lớp cơ sâu nhất, giúp ổn định cơ thể. Cơ bụng nằm ở giữa xương sườn và xương mu, hỗ trợ sự chuyển động của khung xương sườn và xương chậu. Ngoài ra các cơ ở bụng cũng được sử dụng cho các hoạt động vặn người và uốn cong khi gập bụng.

Tương tự như các cơ khác trên cơ thể, cơ bụng có thể bị co thắt do căng cơ khi sử dụng quá mức hoặc hoạt động quá mức. Bên cạnh đó, mệt mỏi, mất nước hoặc sử dụng ma túy và chất kích thích cũng có thể dẫn đến chuột rút cơ bụng.

Chuột rút bụng thường phổ biến ở những vận động và người thường xuyên hoạt động thể chất quá mức. Tuy nhiên bởi vì đại tràng và ruột non là những cơ quan chủ yếu bên trong khoang bụng và được bảo vệ bên dưới cơ bụng. Do đó, hầu hết các trường hợp chuột rút bụng liên quan đến rối loạn ruột cấp tính, chẳng hạn như tắc ruột, thủng ruột, hoặc viêm túi thừa. Các nguyên nhân nghiêm trọng khác có thể bắt nguồn từ các cơ quan trong ổ bụng bao gồm sỏi mật, thoát vị và vỡ phình động mạch chủ bụng.

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng chuột rút bụng không nghiêm trọng và thường vô hại. Tuy nhiên, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc gọi cho cấp cứu nếu tình trạng chuột rút nghiêm trọng, kéo dài hoặc đi kèm các triệu chứng chứng nôn, có máu trong phân hoặc nước tiểu, đau đớn dữ dội, đặc biệt là khu vực dưới rốn, tức ngực, lú lẫn, sốt cao hoặc thở gấp.

Dấu hiệu nhận biết chuột rút bụng

Chuột rút bụng có thể đi kèm với nhiều triệu chứng và dấu hiệu khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Cụ thể, các dấu hiệu liên quan đến tình trạng chuột rút ở bụng bao gồm:

1. Triệu chứng tiêu hóa

Chuột rút đôi khi có thể liên quan đến các bệnh lý và các vấn đề sức khỏe hệ tiêu hóa. Do đó, đôi khi tình trạng chuột rút có thể kèm theo một số dấu hiệu như:

chuột rút bụng dưới
Chuột rút bụng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề về sức khỏe đường tiêu hóa
  • Thay đổi nhu động ruột: Tình trạng này có thể liên quan đến táo bón hoặc tiêu chảy. Táo bón là tình trạng đi ngoài ra phân cứng bất thường, trong khi tiêu chảy là tình trạng phân loãng và khiến người bệnh có nhu cầu đi đại tiện thường xuyên. Chuột rút bụng có thể liên quan đến một trong hai tình trạng bất thường ở ruột này.
  • Ợ chua: Ợ chua dẫn đến cảm giác nóng ở vùng ngực, nhưng cũng có thể gây đau cổ họng, thậm chí là tổn thương vùng mặt. Tình trạng này xảy ra khi axit dạ dày trào lên thực quản. Các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi cúi người, ngồi, nằm xuống hoặc khi người bệnh tập thể dục.
  • Buồn nôn: Buồn nôn thường xảy ra như một triệu chứng chung của hầu hết các vấn đề ở hệ thống tiêu hóa.
  • Đau ngực: Đôi khi một số vấn đề ở hệ thống tiêu hóa có thể dẫn đến đau ngực, đau thượng vị hoặc căng tức ở ngực. Triệu chứng này có thể nghiêm trọng hơn người bệnh vận động.

2. Các triệu chứng liên quan đến tim và phổi

Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên đôi khi chuột rút cơ bụng có thể dẫn đến một số dấu hiệu liên quan đến hệ thống tim và phổi, chẳng hạn như:

  • Đau tức ngực, đau thượng vị;
  • Khó thở hoặc thở nhanh.

3. Các triệu chứng khác

Đôi khi tình trạng chuột rút bụng có thể đi kèm với một số triệu chứng liên quan đến các hệ thống cơ thể khác, chẳng hạn như:

  • Nước tiểu có máu hoặc ngả sang màu hồng;
  • Phình ở vùng bẹn hoặc bụng;
  • Ngất xỉu, thay đổi ý thức hoặc hôn mê;
  • Sốt;
  • Đổ mồ hôi.
dấu hiệu chuột rút ở bụng
Trong các trường hợp nghiêm trọng, chuột rút có thể đi kèm đau tức ngực hoặc khó thở

Ngoài ra, đôi khi tình trạng chuột rút cơ bụng có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân nghiêm trọng và dẫn đến một số dấu hiệu không phổ biến, chẳng hạn như sốt hoặc ngất xỉu. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Trong một số trường hợp, co thắt cơ bụng có thể là một triệu chứng của một tình trạng đe dọa tính mạng. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc gọi cho cấp cứu nếu nhận thấy một trong các triệu chứng như:

  • Đau ngực, tức ngực hoặc đánh trống ngực;
  • Đi lại khó khăn;
  • Cao sốt hơn 38 độ C;
  • Đau bụng dữ dội;
  • Khó thở hoặc thở nhanh.

Nguyên nhân dẫn đến chuột rút bụng

Tương tự như các cơ khác trong cơ thể, cơ bụng cũng có thể hoạt động quá mức, dẫn đến mệt mỏi, mất nước và dẫn đến chuột rút. Căng cơ bụng là chấn thương phổ biến ở vận động viên hoặc người thường xuyên vận động thể chất. Tuy nhiên, căng cơ bụng bất thường đôi khi cũng có thể liên quan đến một số rối loạn cấp tính bên trong ổ bụng, đặc biệt là hệ thống tiêu hóa.

1. Cơ bắp làm việc quá sức

Thực hiện các động tác thể dục không quen thuộc hoặc hoạt động quá sức thường xuyên có thể khiến cơ bụng bị cơ thắt. Tình trạng này xảy ra khi cơ bắp được sử dụng quá mức, khiến cơ bắp bị mất năng lượng. Điều này khiến cơ bắp co lại đột ngột, dẫn đến co cứng cơ, chuột rút bụng hoặc tê bì chân tay.

nguyên nhân chuột rút cơ bụng
Tập thể dục quá sức là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến chuột rút cơ bụng

Các đối tượng nguy cơ bị chuột rút thường là vận động viên, những người thường xuyên tập thể dục, người mới bắt đầu tập thể dục hoặc thực hiện một môn thể thao đòi hỏi vận động thể chất quá mức.

Các bài tập dễ gây co thắt cơ bụng nhất là gập bụng hoặc squat. Ngoài ra, đôi khi cơ bụng cũng có thể hoạt động quá mức thông qua một số hoạt động bình thường hàng ngày như cắt cỏ, trồng cây hoặc khuân vác đồ vật.

2. Mất nước

Nếu cơ thể mất nước và các chất điện giải, cơn co thắt có thể xảy ra. Điều này xảy ra khi protein trong cơ bắp cần một lượng nước nhất định, glucose, natri, kali, canxi và magie để hoạt động bình thường. Do đó khi thiếu các khoáng chất cần thiết, cơ bắp trở nên hoạt động bất thường và dẫn đến các cơn chuột rút.

Các dấu hiệu mất nước bao gồm:

  • Nước tiểu có màu đậm;
  • Chóng mặt;
  • Khát nước cực độ;
  • Đau đầu.

3. Táo bón

Chuột rút ở bụng và co thắt cơ bụng là triệu chứng phổ biến của chứng táo bón. Các triệu chứng kèm theo khác bao gồm:

  • Đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần;
  • Đi ngoài phân nhỏ hoặc cứng;
  • Chướng bụng;
  • Căng khi đi đại tiện.

4. Quá nhiều khí trong dạ dày

Có quá nhiều khí trong dạ dày có thể dẫn đến co thắt các cơ trong ruột, điều này có thể gây co thắt ở bụng để đẩy khí ra khỏi cơ thể. Các triệu chứng khác khi có quá nhiều khí trong dạ dày bao gồm:

  • Đầy hơi;
  • Đau dạ dày;
  • Bụng căng cứng.

5. Viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột là tình trạng viêm dạ dày và ruột do nhiễm trùng. Tình trạng này có thể dẫn đến một số các triệu chứng như:

  • Co thắt cơ bụng;
  • Đầy hơi;
  • Buồn nôn;
  • Đau bụng;
  • Nôn mửa;
  • Tiêu chảy.

6. Viêm đại tràng do nhiễm trùng

Viêm đại tràng là tình trạng nhiễm khuẩn ở đại tràng. Có nhiều viêm đại tràng khác nhau, nếu tình trạng viêm liên quan đến nhiễm trùng, được gọi là viêm đại tràng nhiễm trùng.

chuột rút bụng dưới là bệnh gì
Chuột rút bụng đôi khi có thể là dấu hiệu nhiễm trùng ở đại tràng

Chuột rút bụng và co thắt dạ dày là dấu hiệu phổ biến nhất của tình trạng viêm đại tràng nhiễm trùng. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Mất nước;
  • Bệnh tiêu chảy;
  • Có nhu cầu đi tiểu thường xuyên.

Viêm đại tràng nhiễm khuẩn có thể xảy ra khi người bệnh tiêu thụ thức ăn hoặc nước uống nhiễm khuẩn, chẳng hạn như E. coli, Salmonella hoặc Giardia.

7. Bệnh viêm ruột

Bệnh viêm ruột là thuật ngữ chỉ một nhóm các tình trạng mãn tính liên quan đến đường tiêu hóa. Các loại bệnh viêm ruột phổ biến nhất là bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Cả hai tình trạng này đều gây ra tình trạng chuột rút ở bụng các một số triệu chứng khác, chẳng hạn như:

  • Táo bón;
  • Bệnh tiêu chảy;
  • Mệt mỏi;
  • Sốt;
  • Thường xuyên có nhu cầu đi đại tiện;
  • Giảm cân không rõ lý do.

8. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là một dạng rối loạn tiêu hóa chức năng . Tình trạng này dường như không gây tổn thương cụ thể đến hệ thống tiêu hóa nhưng vẫn gây ra một số triệu chứng nhất định.

Hội chứng ruột kích thích gây ảnh hưởng từ 10 – 15% dân số thế giới. Do đó, tình trạng này trở thành hội chứng rối loạn tiêu hóa chức năng phổ biến nhất thế giới.

Các dấu hiệu phổ biến bao gồm:

  • Gây chuột rút bụng, co thắt dạ dày;
  • Đau bụng, đầy hơi;
  • Táo bón hoặc tiêu chảy;
  • Đầy bụng.

9. Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi người bệnh sử dụng thực phẩm bị nhiễm một số vi khuẩn nhất định. Tình trạng này dẫn đến chuột rút bụng, co thắt dạ dày và một số dấu hiệu khác, chẳng hạn như:

  • Khó chịu ở bụng;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Tiêu chảy;
  • Sốt.

Các triệu chứng có thể xuất hiện trong vài phút hoặc kéo dài đến vài ngày. Người lớn tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai và những người có hệ thống miễn dịch suy yếu thường dễ bị ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp, tình trạng này thường tự khỏi mà không cần điều trị y tế.

10. Dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm

Dị ứng thực phẩm xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại một số loại thực phẩm được tiêu thụ. Các loại thực phẩm dễ bị dị ứng bao gồm:

co thắt cơ bụng dưới
Dị ứng thực phẩm là một trong những nguyên nhân dẫn đến chuột rút bụng
  • Động vật có vỏ;
  • Quả hạch;
  • Một số loại cá;
  • Trứng;
  • Sữa;
  • Đậu phộng.

Bên cạnh việc dị ứng, một số loại thực phẩm có thể gây kích thích hệ thống tiêu hóa và khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc phân hủy các loại thực phẩm này. Lactose là một loại đường được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và là thành phần không dung nạp phổ biến nhất.

Nếu bị dị ứng thực phẩm, tốt nhất người bệnh nên tránh tiêu thụ các loại thực phẩm gây dị ứng. Trong trường hợp không dung nạp thực phẩm, người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng axit để cải thiện các triệu chứng như ợ chua hoặc đau bụng.

11. Thoát vị

Thoát vị là thuật ngữ chỉ tình trạng một cơ quan hoặc cấu trúc nhô qua một phần của mô hoặc cơ. Trong một số trường hợp cơ quan thoát vị có thể tạo thành một khối u hoặc khối phồng có thể nhìn thấy được trên da.

Thoát vị có thể không gây ra triệu chứng và có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể gây khó chịu, đau đớn, thậm chí là cần cấp cứu y tế trong một số trường hợp.

Khí thoát vị xảy ra ở bụng, dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất là chuột rút bụng hoặc có một khối phồng ở bụng. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể bị đau bụng dữ dội hoặc khó thở. Các dấu hiệu này có thể trở nên nghiêm trọng và cần được đánh giá bởi bác sĩ chuyên môn.

Các triệu chứng khác khi bị thoát vị bao gồm:

  • Có vị chua trong miệng;
  • Ợ hơi;
  • Khó nuốt;
  • Đau hoặc rát vùng thượng vị;
  • Ợ nóng;
  • Khó tiêu;
  • Buồn nôn và nôn mửa.

12. Các nguyên nhân khác

Đôi khi tình trạng chuột rút bụng cũng có thể liên quan đến một số tình trạng và điều kiện y tế khác, chẳng hạn như:

  • Lạm dụng rượu;
  • Viêm túi mật;
  • Sỏi thận.

13. Các nguyên nhân đe dọa đến tính mạng

Trong một số trường hợp, chuột rút bụng có thể là dấu hiệu của một số tình trạng nghiêm trọng hoặc đe dọa đến tính mạng cần được điều trị hoặc đánh giá y tế ngay lập tức.

Các nguyên nhân nghiêm trọng có thể bao gồm:

  • Chứng phình động mạch chủ bụng;
  • Lóc tách động mạch chủ;
  • Tắc ruột;
  • Thiếu máu cục bộ đường ruột (mất máu cung cấp cho ruột dẫn đến chết các mô ruột);
  • Thủng ruột.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, chuột rút bụng có thể là dấu hiệu của tình trạng suy giáp. Tuyến giáp hoạt động để điều hòa các hormone chuyển hóa. Suy giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém hoặc sản xuất không đủ lượng hormone cần thiết. Tình trạng này có thể dẫn đến co thắt cơ, mệt mỏi, táo bón, nhạy cảm với cái lạnh, da xanh xao, giọng nói khàn, táo bón, tăng cần, móng tay giòn và có dấu hiệu trầm cảm.

Chuột rút bụng khi mang thai

Chuột rút bụng có thể xảy ra khi mang thai khi cơ thể thay đổi để thích ứng với thai nhi. Hầu hết các trường hợp chuột rút khi mang thai không nghiêm trọng. Tuy nhiên, những phụ nữ thường xuyên bị co thắt hoặc đau khi chuột rút gây đau đớn dữ dội, nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

chuột rút bụng dưới khi mang thai
Chuột rút bụng khi mang thai thường không nguy hiểm

Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng chuột rút bụng ở phụ nữ bao gồm:

  • Co thắt chuyển dạ giả, là cơn co thắt thường xảy ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
  • Đầy bụng do nồng độ hormone progesterone trong cơ thể tăng lên khi mang thai. Hormone progesterone có thể khiến các cơ ruột giãn ra và làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn đến tích tụ khí trong cơ thể.
  • Căng cơ ở dày và tử cung để thích nghi khi em bé phát triển có thể dẫn đến co thắt cơ bụng.
  • Em bé có thể đạp hoặc di chuyển bên trong tử cung và dẫn đến chuột rút bụng. Tình trạng này thường xảy ra trong 3 tháng giữa của thai kỳ. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn và giống như những cú đạp của em bé vào thành bụng.

Chuột rút bụng có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp, chuột rút bụng không nghiêm trọng và thường xảy ra do tập thể dục quá mức. Tuy nhiên đôi khi các cơn co thắt này có thể liên quan đến một số bệnh lý nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, nếu tình trạng chuột rút xảy ra thường xuyên hoặc nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên đến bệnh viện nếu tình trạng chuột rút kết hợp với một số dấu hiệu khác, chẳng hạn như:

Có máu trong phân;

  • Tức ngực;
  • Khó thở;
  • Sốt;
  • Đau đớn dữ dội;
  • Nôn;
  • Giảm cân mà không rõ nguyên nhân.

Cách chữa trị chuột rút bụng hiệu quả

Các biện pháp điều trị tình trạng chuột rút bụng phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:

1. Biện pháp khắc phục tại nhà

Hầu hết các trường hợp chuột rút bụng có thể được cải thiện bằng các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên phụ nữ mang thai và một số đối tượng nguy cơ khác, chẳng hạn như người lớn tuổi và trẻ em, nên trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện các biện pháp tự chăm sóc.

cách chữa chuột rút bụng
Chườm nóng có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng chuột rút tại nhà

Một số biện pháp điều trị chuột rút tại nhà bao gồm:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Người bị co thắt cơ bụng nên dành thời gian nghỉ ngơi và tránh các bài tập tác động đến cơ bụng.
  • Chườm nóng: Sử dụng túi chườm nhiệt hoặc chai nước nóng chườm lên bụng có thể hỗ trợ làm giãn cơ và giảm co thắt cơ.
  • Xoa bóp: Người bệnh có thể nhẹ nhàng xoa bóp các cơ ở bụng có thể cải thiện lưu thông máu và cải thiện tình trạng chuột rút.
  • Uống nhiều nước: Uống đủ lượng nước cần thiết có thể tránh tình trạng mất nước và hỗ trợ cải thiện tình trạng chuột rút. Các loại đồ uống thể thao và nước uống bổ sung chất điện giải cũng có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, tuy nhiên cần sử dụng với số lượng phù hợp, bởi vì các loại đồ uống này chứa nhiều đường.

2. Thuốc giảm đau

Có một số loại thuốc không kê đơn và kê đơn có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng chuột rút. Thuốc được sử dụng phụ thuộc theo nguyên nhân cơ bản dẫn đến chuột rút bụng.

Các loại phổ biến được đề nghị bao gồm:

  • Aminosalicylat và corticosteroid, được sử dụng để điều trị bệnh viêm ruột;
  • Thuốc kháng axit hoặc thuốc ức chế bơm proton (PPI) được sử dụng để giảm nồng độ axit trong dạ dày, góp phần cải thiện các cơn co thắt ở dạ dày;
  • Thuốc kháng sinh có thể được kê đơn cho các trường hợp nhiễm vi khuẩn ở dạ dày và ruột;
  • Thuốc chống co thắt dạ dày có thể được chỉ định cho người bệnh viêm ruột;
  • Thuốc giảm đau như Ibuprofen hoặc acetaminophen để cải thiện cơn đau.

Phòng ngừa chuột rút bụng

Chuột rút bụng là tình trạng phổ biến nhưng thường không nghiêm trọng và có thể phòng ngừa với một số biện pháp như:

cách phòng ngừa chuột rút
Uống đủ nước, đặc biệt là khi tập thể dục là cách phòng ngừa chuột rút hiệu quả
  • Uống đủ nước: Mất nước dẫn đến co thắt dạ dày và chuột rút bắp chân, do đó điều quan trọng là người bệnh cần uống đủ lượng nước cần thiết. Người bệnh cần uống nhiều nước hơn nếu tập luyện thể dục thể thao cường độ cao hoặc khi thời tiết nắng nóng.
  • Thực hiện bài tập đúng kỹ thuật: Không luyện tập quá sức vì điều này dẫn đến tổn thương các cơ, dẫn đến chấn thương và gây chuột rút. Ngoài ra, cần thực hiện các kỹ thuật đúng khi luyện tập tại nhà, uống đủ nước và có kế hoạch nghỉ ngơi phù hợp cũng có thể phòng ngừa tình trạng chuột rút bụng.
  • Tránh các loại thực phẩm dị ứng: Người bị dị ứng hoặc không dung nạp một số loại thực phẩm nên có kế hoạch ăn uống phù hợp để tránh các vấn đề tiêu hóa gây co thắt cơ bắp. Ngoài ra, hạn chế tiêu thụ rượu, thức ăn cay và nhiều chất béo cũng có thể hỗ trợ phòng ngừa tình trạng chuột rút.
  • Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp: Những người bị viêm dạ dày, viêm đại tràng hoặc viêm ruột, nên thay đổi chế độ ăn uống phù hợp để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
  • Điều trị các điều kiện cơ bản: Chuột rút bụng có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các nguyên nhân nghiêm trọng cần được điều trị bằng thuốc hoặc các thủ thuật y tế khác. Do đó, nếu được chẩn đoán các bệnh lý liên quan, người bệnh nên có kế hoạch điều trị và phòng ngừa phù hợp.

Chuột rút bụng là tình trạng phổ biến, liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các nguyên nhân nghiêm trọng. Tiên lượng cho tình trạng này phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp, tình trạng này có thể được cải thiện tại nhà.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, nếu tình trạng chuột rút bụng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc đi kèm các triệu chứng như, có máu trong phân, sốt hoặc nôn mửa, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức.

 Tham khảo thêm: Đau nhức xương khớp ở người trẻ và thông tin cần biết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua