7 Cách Chữa Rách Sụn Chêm Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả Nhất

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Phan Đình Long | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Chữa rách sụn chêm bằng thuốc nam là một trong những phương pháp phổ biến, hỗ trợ giảm đau, chống viêm và phục hồi chức năng khớp gối. Điều quan trọng là hỏi ý kiến của thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn và có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

Chữa rách sụn chêm bằng thuốc nam có hiệu quả không?

Các bài thuốc chữa rách sụn chêm bằng thuốc nam có thể giúp giảm bớt các triệu chứng liên quan, chẳng hạn như đau đầu gối, viêm hoặc hạn chế khả năng chuyển động linh hoạt. Bên cạnh đó, một số loại thuốc nam cũng có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp, phục hồi chấn thương và ngăn ngừa các rủi ro phát sinh trong tương lai.

rách sụn chêm nên uống thuốc gì
Chữa rách sụn chêm bằng thuốc nam mang lại hiệu quả cao, an toàn và tiết kiệm chi phí

Đối với sụn chêm bị rách, điều quan trọng là phải tìm kiếm lời khuyên y tế từ bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền có chuyên môn. Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác và đề xuất các lựa chọn điều trị thích hợp, bao gồm dành thời gian nghỉ ngơi, vật lý trị liệu, xoa bóp, massage, châm cứu hoặc sử dụng các bài thuốc nam.

Mặc dù y học cổ truyền có thể bổ sung cho phương pháp điều trị thông thường nhưng điều cần thiết là phải tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe để xây dựng kế hoạch điều trị tổng hợp và toàn diện phù hợp với nhu cầu cá nhân của bạn. Bác sĩ có thể cung cấp hướng dẫn về cách kết hợp các bài thuốc nam một cách an toàn, hiệu quả nhất đối với từng trường hợp.

Gợi ý 7 cách chữa rách sụn chêm bằng thuốc nam hiệu quả

Theo Y học cổ truyền, có nhiều bài thuốc nam cung cấp nhiều biện pháp khác nhau để điều trị rách sụn chêm, nhưng điều cần lưu ý là những biện pháp này nên được sử dụng kết hợp với tư vấn và điều trị y tế thông thường. Dưới đây là một số cách chữa rách sụn chêm bằng thuốc nam phổ biến, người bệnh có thể tham khảo:

1. Nghệ

Nghệ là một loại thảo dược phổ biến, được sử dụng trong nhiều bài thuốc Y học cổ truyền, bao gồm các bài thuốc điều trị đau khớp gối, rách sụn chêm. Nghệ có đặc tính chống viêm, hỗ trợ giảm đau và góp phần phục hồi các tổn thương.

Để sử dụng nghệ điều trị rách sụn chêm, người bệnh có thể tham khảo một số cách như sau:

  • Dùng 2 thìa bột nghệ, 1 lòng đỏ trứng gà, 2 thìa cà phê dầu dừa, cho vào máy xay, xay nhuyễn, dùng uống trực tiếp. Người bệnh nên thực hiện bài thuốc mỗi ngày một lần, liên tục trong 2 tuần để kiểm soát cơn đau đầu gối, hỗ trợ chống viêm và phục hồi tổn thương ở khớp gối.
  • Thêm bột nghệ vào công thức nấu ăn, các món hầm, súp hoặc trộn vào sinh tố để hỗ trợ điều trị các tổn thương từ bên trong. Tuy nhiên hoạt chất cucurmin tương đối khó hấp thụ, do đó người bệnh nên kết hợp với hạt tiêu đen hoặc các nguồn chất béo lành mạnh như dầu dừa hoặc dầu ô liu để nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Sử dụng 1 lượng bột nghệ vừa đủ, kết hợp với dầu dừa để tạo thành hỗn hợp sền sệt, thoa trực tiếp lên đầu gối bị ảnh hưởng, để giúp giảm viêm và đau đớn. Nên để bột nghệ lưu lại trên da trong 15 – 20 phút trước khi rửa sạch với nước.

2. Gừng

Gừng là dược liệu có tính ấm, thường được sử dụng để cải thiện tình trạng căng cơ, thư giãn xương khớp và phục hồi các tổn thương do rách sụn chêm. Gừng cũng giúp tăng cường lưu thông máu, làm ấm cơ thể và hỗ trợ kiểm soát một số bệnh lý cơ xương khớp.

Bên cạnh đó, gừng có chứa zingibain và prostaglandin, có tác dụng chống viêm, kiểm soát các triệu chứng rách sụn chêm và hỗ trợ phục hồi các tổn thương.

thuốc nam chữa rách sụn chêm
Gừng giúp tăng cường lưu thông máu, làm ấm các khớp và ngăn ngừa các tổn thương phát sinh

Cách chữa rách sụn chêm bằng thuốc nam với gừng như sau:

  • Sử dụng một nhánh gừng vừa đủ, rửa sạch, thái thành các lát mỏng, giã nát
  • Cho gừng vào lọ có nắp đậy, thêm một lượng rượu vừa đủ, sao cho rượu ngập mặt gừng, đậy kín, ủ ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, để yên trong 1 tháng
  • Khi dùng thì lấy một lượng rượu vừa đủ thoa lên vùng đầu gối bị tổn thương, kết hợp massage nhẹ nhàng trong 10 phút, 2 lần mỗi ngày để kiểm soát các triệu chứng

Ngoài ra, có một số cách sử dụng gừng khác để kiểm soát các triệu chứng rách sụn chêm, chẳng hạn như:

  • Trà gừng: Sử dụng một lượng gừng tươi vừa đủ, rửa sạch, giã nhuyễn, ngâm vào nước sôi trong 15 – 20 phút để chiết xuất trà gừng. Thêm mật ong, dùng uống vài lần trong ngày để giảm viêm và đau đớn.
  • Gừng đắp: Giã nát một lượng gừng tươi trộn với một lượng nhỏ nước tạo thành hỗn hợp sệt, đắp trực tiếp lên vùng bị ảnh hưởng và dùng vải mềm hoặc băng lại rồi để yên trong khoảng 15 – 20 phút. Điều này có thể giúp giảm đau và viêm cục bộ.

3. Lá lốt

Lá lốt là một trong những cách chữa rách sụn chêm bằng thuốc nam phổ biến và hiệu quả. Theo các bác sĩ, lá lốt có chứa các thành phần chống viêm, giảm đau, làm chậm quá trình thoái hóa tự nhiên và góp phần bảo vệ các mô sụn cũng như phục hồi các tổn thương do rách sụn chêm.

Để sử dụng lá lốt điều trị rách sụn chêm, người bệnh thực hiện như sau:

  • Sử dụng một lượng lá lốt vừa đủ, cắt thành các đoạn nhỏ, cho vào lọ có nắp đậy
  • Cho thêm một rượu vừa đủ, sao cho rượu ngập lá lốt, đậy kín, đặt ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, ủ trong 30 ngày
  • Khi dùng thì lấy một lượng rượu lá lốt vừa đủ, thoa lên đầu gối cần điều trị kết hợp xoa bóp, massage nhẹ nhàng để kiểm soát cơn đau đớn, viêm khớp
  • Thực hiện biện pháp này 2 lần mỗi ngày, liên tục trong 20 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất

4. Ngải cứu

Ngải cứu là loại dược liệu phổ biến, có tác dụng giảm đau, chống viêm và phục hồi các tổn thương liên quan đến rách sụn chêm đầu gối hiệu quả. Một số nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng ngải cứu có thể hỗ trợ phục hồi khả năng vận động linh hoạt và ngăn ngừa các chấn thương phát sinh trong tương lai.

Bên cạnh đó, ngải cứu cũng chứa các hoạt chất chống viêm và ngăn ngừa viêm khớp, thoái hóa khớp.

Cách sử dụng ngải cứu điều trị rách sụn chêm đầu gối như sau:

  • Sử dụng một nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch, để ráo nước, giã nát, thu lấy phần nước cốt
  • Chia hỗn hợp nước lá ngải cứu thành hai phần bằng nhau, khuấy với mật ong, dùng uống

Ngoài ra, người bệnh có thể sao nóng lá ngải cứu và một lượng muối vừa đủ, sau đó bọc muối ngải cứu vào vải mềm, chườm lên đầu gối bị ảnh hưởng đến kiểm soát cơn đau nhức.

Ngải cứu cũng có thể thêm vào công thức nấu ăn, hỗ trợ chống viêm, giảm đau và phục hồi các tổn thương từ bên trong.

5. Bài thuốc từ dây đau xương

Dây đau xương là dược liệu có tính mát, vị đắng, quy vào kinh can, thường được sử dụng để trừ thấp, làm mạnh gân cốt, thư cân, hoạt lạc, kiểm soát các triệu chứng đau nhức xương khớp, phong tê thấp, đau đầu gối do tổn thương hoặc rách sụn chêm.

Dây đau xương thường được kết hợp với nhiều vị thuốc khác nhau để nâng cao hiệu quả điều trị cũng như hỗ trợ phục hồi các tổn thương phát sinh.

Chữa rách sụn chêm bằng thuốc nam
Dây đau xương thương được sử dụng để giảm đau, chống viêm và phục hồi chức năng vận động linh hoạt

Các bài thuốc chữa rách sụn chêm bằng dây đau xương bao gồm:

  • Dùng dây đau xương, rễ lá lốt, rễ cỏ xước, đơn gối hạc, cam thảo nam, cốt khí củ, rễ tầm xoọng, mỗi vị đều 20 gram, mang đi rửa sạch, cho vào ấm, sắc thành thuốc, dùng uống mỗi ngày một thang.
  • Dùng dây đau xương kết hợp với thỏ ty tử, củ mài, rễ cỏ xước, mỗi vị đều 12 gra, cốt toái bổ, đỗ trọng, tỳ giải, mỗi vị đều 16 gram, sắc thành thuốc, chia thành 3 lần, dùng uống trong ngày. Ngoài ra, người bệnh có thể ngâm các vị thuốc thành rượu dùng xoa bóp kiểm soát cơn đau nhức ở đầu gối.
  • Dung dây đau xương, tang ký sinh 16 gram sắc cùng tế tân, cam thảo, mỗi vị 6 gram, quế, xuyên khung, mỗi vị 8 gram, rễ cỏ xước tẩm rượu, sao vàng 20 gram, tục đoạn, độc hoạt, tần giao, đảng sâm, đương quy, thục địa, bạch thược, mỗi vị đều 12 gram, sắc thành thuốc, chia thành 3 lần, mỗi ngày uống 1 thang.

6. Bài thuốc từ kê huyết đằng

Kê huyết đằng là một trong những cách chữa rách sụn chêm bằng thuốc nam mang lại hiệu quả cao và an toàn. Vị thuốc có tác dụng bồi bổ khí huyết, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, kiểm soát tình trạng đau đầu gối do rách sụn chêm và phục hồi các tổn thương liên quan.

Theo Y học cổ truyền, kê huyết đằng có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng bồi bổ khí huyết, làm mạnh xương, gân cốt, thường được sử dụng để điều trị phong tê thấp, ứ huyết, đau nhức mỏi gối do rách sụn chêm hoặc các tổn thương đầu gối khác.

Để dùng kê huyết đằng kiểm soát cơn đau đầu gối, người bệnh thực hiện như sau:

  • Dùng kê huyết đắng, rễ cây gối hạc, cây mua núi, mỗi vị đều 12 gram, rễ phòng kỷ, dây đau xương, vỏ cây ngũ gia bì, mỗi vị đều 10 gram, mang đi cắt nhỏ, phơi khô, cho vào hũ có nắp đậy, cho thêm 1 lít rượu trắng ngâm dùng uống. Mỗi ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần 25 ml.
  • Dùng kê huyết đằng, tang chi, uy linh tiên, mỗi vị đều 12 gram và ngũ gia bì hương, độc hoạt, mỗi vị đều 10 gram, sắc thành thuốc, dùng uống trong ngày.
  • Dùng kê huyết đằng 16 gram, cẩu tích, dây đau xương, xuyên khung, tục đoạn, mỗi vị đều 12 gram, sắc thành thuốc, chia thành 2 – 3 lần, dùng uống trong ngày. Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc, liên tục trong 7 – 10 ngày để kiểm soát các triệu chứng.

7. Bài thuốc từ thiên niên kiện

Thiên niên kiện là vị thuốc nam điều trị phong thấp, giúp làm mạnh gân cốt, điều trị các chứng đau mỏi gối do chấn thương, rách sụn chêm gây ra. Vị thuốc cũng có được sử dụng để kiểm soát các chứng gân mạch khó co duỗi, phong thấp đau lưng đùi, loại phong thấp đau nhức khớp xương.

Để sử dụng thiên niên kiện điều trị rách sụn chêm, người bệnh thực hiện như sau:

  • Dùng 4.5 – 9 gram thiên niên kiện ngâm với rượu trong 20 – 30 ngày, dùng để xoa bóp chỗ đau nhức.
  • Sử dụng thân rễ dược liệu tươi, rửa sạch, để ráo nước, giã nát, dùng đắp trực tiếp lên đầu gối bị tổn thương.
  • Dùng thiên niên kiện, thổ phục linh, cỏ xước, ngưu tất, mỗi vị đều 12 gram, độc lực, cam thảo 6 gram, thương truật 10 gram, sắc thành thuốc, chia thành 3 lần, dùng uống trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng rách sụn chêm bằng thuốc nam

Có nhiều cách chữa rách sụn chêm bằng thuốc nam, tuy nhiên để phương pháp này đạt hiệu quả tốt nhất, an toàn và tránh các rủi ro phát sinh, người bệnh cần lưu ý:

  • Hỏi ý kiến của thầy thuốc hoặc chuyên gia về thuốc nam để xác định các thành phần, cách sử dụng, liều lượng, tác dụng phụ cũng như các tương tác thuốc (nếu có). Điều này giúp người bệnh xác định được các rủi ro và có kế hoạch phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.
  • Sử dụng dược liệu chất lượng, có nguồn gốc đáng tin cậy và tuân thủ các nguyên tắc về chất lượng. Sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc có thể dẫn đến các tác dụng phụ, rủi ro cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
  • Sử dụng thuốc nam đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc. Không vượt quá liều lượng khuyến cáo và không sử dụng lâu dài hơn thời gian được đề nghị.
  • Các bài thuốc nam cũng có thể gây tác dụng phụ hoặc phản ứng dị ứng. Nếu gặp các triệu chứng không bình thường sau khi sử dụng thuốc nam, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến ​​của thầy thuốc.
  • Không tự điều trị và luôn luôn tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ Y học cổ truyền trước khi sử dụng thuốc nam. Không tự ý điều chỉnh liều lượng hoặc sử dụng thuốc nam thay thế cho các phương pháp điều trị y tế khác.
  • Cần lưu ý rằng cách chữa rách sụn chêm bằng thuốc nam không phải lúc nào cũng an toàn hoặc hiệu quả. Một số nguồn thuốc nam có thể chứa các thành phần có thể gây hại cho sức khỏe. Luôn luôn hỏi ý kiến ​​của thầy thuốc trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc nam.

Chữa rách sụn chêm bằng thuốc nam là phương pháp đơn giản, tiết kiệm chi phí và có thể sử dụng lâu dài mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên điều quan trọng là hỏi ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn và có kế hoạch điều trị, phục hồi hiệu quả.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua