Giải Pháp Châm Cứu Chữa Đau Lưng Hiệu Quả Theo Đông Y

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Châm cứu chữa đau lưng là phương pháp dựa trên nền tảng y học cổ truyền, giúp kiểm soát các cơn đau hiệu quả mà không cần sử dụng thuốc. Việc tác động thêm các huyệt vị thông qua châm cứu cũng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường quá trình trao đổi chất và bảo vệ hệ xương khớp khỏi các chấn thương.

Châm cứu chữa đau lưng
Châm cứu chữa đau lưng là phương pháp an toàn, hiệu quả cao và chi phí thấp

Đau lưng có nên châm cứu không?

Đau lưng là một triệu chứng phổ biến, có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi người tại một thời điểm nhất định trong đời. Theo Y học cổ truyền, đau lưng còn được gọi là Thống yêu, thường xảy ra do thận hư, nhiệt thấp, thay đổi thời tiết, vận động quá sức, huyết ứ, đàm tích hoặc do va đập, chấn thương.

Một trong những phương pháp điều trị đau lưng phổ biến và hiệu quả nhất theo Y học cổ truyền là châm cứu. Châm cứu sử dụng một kim mỏng, rắn, châm xuyên qua da tại một số huyệt vị nhất định để kiểm soát cơn đau, hỗ trợ chống viêm và phục hồi chức năng vận động linh hoạt.

Châm cứu chữa đau lưng là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhờ vào việc tăng cường lưu lượng máu đến các vị trí bị tổn thương, từ đó kích thích quá trình tự chữa lành của cơ thể, từ đó kiểm soát cơn đau lưng. Cụ thể, châm cứu mang đến một số công dụng và lợi ích như:

  • Kích thích quá trình giải phóng các endorphin tự nhiên, từ đó kiểm soát cơn đau hiệu quả
  • Hỗ trợ quá trình giải phóng các opioid tự nhiên, giúp kiểm soát các cơn đau từ trung bình đến nghiêm trọng
  • Góp phần thay đổi các chất hóa học của não bằng cách thay đổi quá trình giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh và hormone thần kinh

Bên cạnh đó, châm cứu cũng có tác dụng kích thích các phản xạ toàn thân, giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể và ức chế các tế bào gây đau nhức, viêm nhiễm. Ngoài ra, châm cứu cũng đưa các chất dinh dưỡng đến cột sống, các cơ và mô mềm ở lưng, từ đó kiểm soát cơn đau lưng, đau thần kinh tọa hoặc do các bệnh cột sống hiệu quả. Điều quan trọng là đến cơ sở y tế được cấp phép khi thực hiện châm cứu để tránh các rủi ro và biến chứng phát sinh.

Các kỹ thuật châm cứu chữa đau lưng hiệu quả, phổ biến nhất

Châm cứu là tên gọi kết hợp của hai phương pháp Châm và Cứu, ngày nay thường được sử dụng để chỉ phương pháp sử dụng một chiees kim dài mỏng để tác động lên các huyệt vị trên cơ thể. Hiện nay, phương pháp châm cứu chữa đau lưng phát triển rất mạnh và chìa thành nhiều kỹ thuật khác nhau, chẳng hạn như:

1. Châm cứu truyền thống

Châm cứu truyền thông là phương pháp kết hợp Châm và Cứu, tác động lên một số huyệt vị cụ thể, từ đó kiểm soát cơn đau, chống viêm, giảm căng thẳng và cải thiện các triệu chứng đau lưng khác.

Châm cứu bao gồm:

  • Châm: Sử dụng một kim dài mỏng, đâm sâu vào các huyệt vị, nhằm kích thích lưu thông máu, tái tạo các tế bào và kiểm soát các triệu chứng bệnh.
  • Cứu: Sử dụng điếu ngải (thường được làm từ ngải cứu) đốt nóng và hơ vào các huyệt vị, điều này có thể giúp đả thông kinh mạch, tạo cảm giác thoải mái, thư giãn.

Sau khi thực hiện kỹ thuật châm cứu chữa đau lưng, người bệnh sẽ cảm thấy thư giãn, giảm đau, tràn đầy năng lượng, sinh khí và hoạt động linh hoạt. Tuy nhiên, châm cứu có thể không phù hợp với một số người. Do đó, nếu các triệu chứng đau lưng không được cải thiện sau vài ngày hoặc vài tuần, người bệnh nên hỏi ý kiến của thầy thuốc và có kế hoạch điều trị hợp lý.

2. Điện châm điều trị đau lưng

Điện châm là phương pháp kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Theo đó, thầy thuốc sẽ sử dụng dòng điện một chiều với cường độ nhất định, nhằm tác động lên các huyệt vị trên cơ thể. Dòng điện sẽ được tác động lên các kim châm hoặc thông qua các điện cực nhỏ trên da, từ đó kiểm soát cơn đau và các triệu chứng bệnh khác.

điện châm điều trị đau lưng
Điện châm đưa dòng điện với cường độ nhất định vào các huyệt vị, từ đó giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả

Để điện châm đạt hiệu quả tốt nhất, thầy thuốc cần nắm rõ các lý thuyết về kinh lạc, lý luận Đông y, cũng như có hiểu biết đầy đủ về nguyên lý dòng điện khi tác động lên cơ thể.

Thế mạnh của phương pháp điện châm cứu chữa đau lưng là rung kim kết hợp với dòng điện nhỏ, do đó sẽ không gây đau như khi vê kim bằng tay. Đồng thời, điện châm cũng tạo nên một cảm giác thoải mái, dễ chịu và dẫn khí tốt hơn so với châm cứu truyền thống.

3. Thủy châm điều trị đau lưng

Thủy châm điều trị đau lưng là phương pháp kết hợp giữa Y học hiện đại và Y học cổ truyền, để truyền một lượng thuốc nhất định lên các huyệt vị để giảm đau, chống viêm. Phương pháp được chỉ định cho người bệnh ở mọi lứa tuổi, mang lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát các cơn đau cấp và mãn tính.

Thủy châm mang lại hiệu quả cao, cách thực hiện nhanh chóng, an toàn và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, thủy châm có thể không phù hợp với một số trường hợp, chẳng hạn như cấp cứu ngoại khoa, người bệnh sốt kéo dài, mất nước, mất máu. Điều quan trọng khi thực hiện thủy châm là trao đổi với thầy thuốc và thực hiện phương pháp tại cơ sở uy tín.

4. Cấy chỉ trị đau lưng

Cấy chỉ chữa đau lưng là phương pháp châm cứu đặc biệt, sử dụng chỉ tự tiêu để cấy vào các huyệt vị truyền thống. Chỉ tự tiêu sẽ tồn tại trong có thể từ 10 – 15 ngày, từ đó duy trì kích thích tại huyệt vị, giúp tăng cường lưu thông máu, mang các chất dinh dưỡng đến các huyệt vị và nâng cao khả năng điều trị tình trạng đau lưng.

Cấy chỉ được thực hiện tại cơ sở y tế được cấp phép, trong môi trường vô trùng và vật tư y tế chất lượng. Do đó, điều quan trọng là trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn, tư vấn phù hợp nhất.

Các huyệt châm cứu đau lưng theo các thể bệnh

Để phương pháp châm cứu chữa đau lưng đạt hiệu quả tốt nhất, thầy thuốc sẽ tiến hành xác định các nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và đưa ra phác đồ phù hợp. Dưới đây là một số huyệt vị và kế hoạch châm cứu phổ biến nhất:

1. Đau lưng cấp tính

Cấp lưng cấp tính là một vấn đề y tế phổ biến, xuất hiện trong vòng chưa đầy 4 – 6 tuần. Các nguyên nhân và yếu tố rủi ro dẫn đến đau lưng cấp tính có thể bao gồm lao động quá sức, tập thể dục cường độ cao, té ngã, va chạm hoặc thay đổi tư thế quá đột ngột.

Để kiểm soát cơn đau lưng cấp tính, thầy thuốc sẽ thực hiện châm cứu lên các huyệt:

  • Huyệt Thận du
  • Huyệt Hoàn khiêu
  • Huyệt Trật biên

Liệu trình châm cứu có thể kéo dài từ 5 – 7 ngày, mỗi lần khoảng 5 – 10 phút để kiểm soát cơn đau lưng.

2. Đau lưng do huyết ứ

Chứng huyết ứ là tình trạng chỉ huyết không lưu thông, đình trệ, ngưng đọng hoặc khí huyết thoát ra ngoài kinh mạch, tích tụ trong cơ thể và gây ảnh hưởng đến sự vận hành bình thường của khí huyết. Đau lưng do huyết ứ thường phổ biến ở người có lối sống ít vận động, người cao tuổi hoặc người có vấn đề về tuần hoàn, trao đổi chất. Triệu chứng phổ biến của tình trạng này là đau lưng kéo dài từng cơn, gây khó chịu kèm theo cảm giác co cứng, khó cử động ở vùng lưng.

các huyệt châm cứu đau lưng
Châm cứu giúp tăng cường khí huyết lưu thông, từ đó kích thích quá trình chữa lành và giảm đau lưng hiệu quả

Để châm cứu chữa đau lưng thể huyết ứ, thầy thuốc tác động lên các huyệt:

  • Huyệt Thận du
  • Huyệt Cách du
  • Huyệt Tả A thị
  • Huyệt Bình âm trái
  • Huyệt Đại trường du

Liệu trình châm cứu kéo dài từ 5 – 7 ngày, mỗi lần khoảng 10 – 15 phút. Châm cứu sẽ giúp đả thông kinh mạch, thông huyết ứ, ổn định tuần hoàn đến vùng lưng đau nhức và kiểm soát các cơn đau lưng hiệu quả.

3. Đau lưng do thấp nhiệt

Đau lưng thể thấp nhiệt thường phát sinh vào mùa hạ, mùa thu, dẫn đến tình trạng lưng vai nặng, tê bì chân tay, nếu thấp nhiệt dồn xuống chân có thể dẫn đến chân phù nề, sưng tấy. Nguyên nhân dẫn đến thấp nhiệt là do tuổi cao, cảm nhiễm tà khí hoặc do tỳ vị yếu, thấp nhiệt xâm nhập vào cơ thể mà gây bệnh.

Người bệnh đau lưng thể thấp nhiệt thường có các triệu chứng như đau đớn kèm cảm giác nóng rát vùng lưng, chân, toàn thân khó chịu, đổ nhiều mồ hôi, khát nước, tiểu ít, lưỡi rêu vàng hoặc mạch hoạt sác.

Để châm cứu trị đau lưng thể thấp nhiệt, thầy thuốc tác động lên các huyệt vị:

  • Huyệt Nội đình
  • Huyệt Đại trường du
  • Huyệt Ủy trung
  • Huyệt Hợp cốc
  • Bình bổ tả bình

Châm cứu sẽ được thực hiện khoảng 10 – 15 phút mỗi lần và trong vòng 7 ngày là một liệu trình. Ngoài ra, trong lý luận Đông y, các thể thấp nhiệt không hoàn toàn giống nhau, do đó người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị bệnh phù hợp.

4. Đau lưng lúc giao mùa

Thời tiết thay đổi thường xuyên có thể gây ra tình trạng đau lưng mãn tính, thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi, tuy nhiên đang có xu hướng trẻ hóa. Dấu hiệu chính của tình trạng này là đau nhức vùng lưng, buốt hoặc cơn đau di chuyển đến hông, chân kèm cảm giác tê bì, hạn chế khả năng vận động.

Việc thay đổi thời tiết đột ngột kết hợp với hệ thống miễn dịch yếu có thể khiến cơ thể suy nhược, nhiễm phong hàn. Tình trạng này có thể khiến cột sống đau nhức, co cứng, tê buốt và gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Để kiểm soát cơn đau lưng khi thay đổi thời tiết, thầy thuốc châm cứu vào các huyệt sau:

  • Dương lăng tuyền
  • Kiên tỉnh
  • Ủy trung
  • Yêu dương quan

Mỗi lần châm cứu kéo dài 15 phút, liệu trình khoảng 5 – 7 ngày để kiểm soát cơn đau.

5. Đau lưng do thận hư

Trong Đông y, thận hư xảy ra khi chức năng thận kém, không thể đào thải độc tố, giữ các dương chất, dẫn đến phù thũng, đau lưng, mỏi gối, thiếu máu, tăng bạch cầu và các vấn đề sức khỏe khác. Để kiểm soát tình trạng này cần đảm bảo lợi tiểu, trục thủy, chống viêm nhiễm, bổ nguyên khí, bổ thận và an thần.

Đặc trưng của tình trạng đau lưng do thận hư là đau đớn nghiêm trọng hơn khi di chuyển, cử động và thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Người bệnh cũng sẽ gặp các dấu hiệu như suy nhược cơ thể, mệt mỏi, sợ lạnh, lưỡi đỏ, tiểu nhiều.

Để châm cứu chữa đau lưng thể thận hư, thầy thuốc tác động lên các huyệt:

  • Cách du
  • Thận du
  • Dương lăng tuyền
  • Phong thị
  • Đại trường du
  • Ủy trung

Mỗi lần châm cứu kéo dài 10 – 15 phút và liệu trình kéo dài 5 – 7 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

6. Đau lưng khi hành kinh

Ở nữ giới, tình trạng đau lưng trong chu kỳ kinh nguyệt rất phổ biến, có thể gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Trong chu kỳ kinh nguyệt, sự co thắt của các niêm mạc tử cung để đẩy máu kinh ra khỏi cơ thể sẽ tác động lên các vùng cơ ở lưng, dẫn đến đau nhức, khó chịu.

đau lưng có nên châm cứu không
Châm cứu sẽ giúp đưa lượng máu giàu dinh dưỡng đến các vùng lưng bị tổn thương, từ đó cải thiện cơn đau

Châm cứu sẽ tác động đến các huyệt vị cụ thể, từ đó tăng cường tuần hoàn máu nuôi dưỡng các cơ, hỗ trợ thư giãn và kiểm soát cơn đau lưng nhanh chóng. Các huyệt vị được tác động bao gồm:

  • Tam âm giao
  • Quan nguyên
  • Âm giao
  • Quy lai

Mỗi lần châm cứu kéo dài 15 phút, liệu trình khoảng 5 – 7 ngày liên tục.

7. Đau lưng do vận động quá mức

Lao động nặng, thường xuyên tập thể dục thể thao quá sức hoặc lạm dụng cơ bắp, có thể gây tổn thương cơ lưng, gây đau đớn, ê ẩm và khó chịu kéo dài. Để cải thiện tình trạng này, bác sĩ chỉ định châm cứu vào các huyệt vị cụ thể để tăng cường tuần hoàn máu, thư giãn các nhóm cơ vùng lưng, từ đó kiểm soát cơn đau hiệu quả.

Các huyệt vị cần tác động bao gồm:

  • Thận du
  • Ủy trung
  • Trật biên xuyên Hoàn khiêu

Mỗi lần châm cứu kéo dài 15 phút liên tục trong 7 ngày để đạt hiệu quả kiểm soát cơn đau tốt nhất.

Lưu ý khi châm cứu chữa đau lưng

Châm cứu chữa đau lưng là phương pháp an toàn và hiệu quả cao, giúp kiểm soát các triệu chứng lâu dài mà không gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý các vấn đề như:

  • Tuân thủ liệu trình châm cứu theo chỉ định của thầy thuốc. Châm cứu tối đa là 1 lần mỗi ngày, mỗi lần 10 – 15 phút, kéo dài từ 7 – 15 ngày  mỗi liệu trình.
  • Khi thực hiện châm cứu, người bệnh cần giữ tâm lý thoải mái, tránh lo lắng hoặc căng thẳng quá mức.
  • Không châm cứu khi quá đói, quá no, sau khi uống rượu và sử dụng các chất kích thích.
  • Trong quá trình châm cứu, nếu cảm thấy đau đớn, khó chịu, hãy thông báo với thầy thuốc để được hướng dẫn và có kế hoạch xử lý, chăm sóc sức khỏe phù hợp.
  • Sau khi châm cứu chữa đau lưng, người bệnh nên dành thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh hoặc lao động quá sức.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau xanh và trái cây để giúp phục hồi năng lượng cũng như hỗ trợ quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể.
  • Không thực hiện châm cứu khi đang mang thai, cho con bú hoặc có các vấn đề động kinh, bế kinh, rối loạn đông máu hoặc các bệnh nội khoa khác.
  • Thực hiện châm cứu tại cơ sở y tế uy tín, bởi thầy thuốc có tay nghề để đảm bảo an toàn, hiệu quả. Tránh thực hiện châm cứu tại nhà hoặc các cơ sở không được cấp phép.
  • Nếu cần thiết, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của thầy thuốc về các phương pháp điều trị đau lưng bổ sung, chẳng hạn như xoa bóp, bấm huyệt hoặc các bài thuốc Đông y.

Phương pháp châm cứu chữa đau lưng mang lại hiệu quả cao, thời gian thực hiện nhanh và có chi phí phù hợp. Điều quan trọng là thực hiện châm cứu tại cơ sở uy tín và thầy thuốc có chuyển môn để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua