Bệnh Xương Khớp

Cố vấn chuyên môn

Bệnh xương khớp là gì?

Cơ thể con người có cấu tạo khung xương được hình thành bởi nhiều loại xương, khớp chịu trách nhiệm nâng đỡ và vận động. Khớp động (tay chân), khớp bán động (cột sống), khớp bất động (hộp sọ) là 3 thế khớp trong cơ thể. Quá trình vận động, di chuyển, lao động khiến khớp động và bán động dễ lõa hóa và suy yếu mà gây ra các cơn đau nhức xương khớp.

Bệnh xương khớp là thuật ngữ chỉ các tình trạng tổn thương xương khớp, suy yếu các chức năng của xương sống, khớp, cơ, dây chằng, sụn, gân… Tình trạng này gây ra các triệu chứng đau nhức, giảm khả năng vận động, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Các tổn thương xương khớp thường để lại các di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh xương khớp ngày càng nay có xu hướng phổ biến và trẻ hóa về độ tuổi. Bệnh không chỉ xảy ra ở người già khi cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa mà nhiều người trẻ cũng gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp.

Bệnh xương khớp có nguy hiểm không?

Bệnh xương khớp không chỉ gây ra những cơn đau nhức ảnh hưởng đến công sinh hoạt, cản trở di chuyển hàng ngày mà còn để lại những di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, mất khả năng vận động. Một số di chứng, biến chứng nguy hiểm mà người bệnh xương khớp phải đối mặt gồm:

  • Người bệnh phải chịu đựng các cơn đau nhức xương khớp, suy giảm sức khỏe
  • Khó chịu, hạn chế vận động, giảm hiệu quả công việc, giảm chất lượng cuộc sống
  • Tăng nguy bị cơ teo cơ, biến dạng khớp, dính khớp, khó khăn trong vận động
  • Khoảng 89% người bệnh bị cứng khớp, khó vận động sau 10 năm phát bệnh
  • 30% bệnh nhân xương khớp gặp các biến chứng tim mạch, tăng nguy cơ tử vong
  • Bệnh xương khớp là một trong những nguyên nhân giảm tuổi thọ của người bệnh
  • Bệnh xương khớp mạn tính, đau dai dẳng ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh
  • Lạm dụng thuốc điều trị bệnh xương khớp kéo dài có thể gây nhiều tác dụng phụ

Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh xương khớp, người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị sớm khi bệnh chưa nghiêm trọng. Việc lựa chọn các phương pháp điều trị đúng bệnh, đúng nguyên nhân gây bệnh cũng rất quan trọng để hạn chế những biến chứng gặp phải.

Triệu chứng nhận biết bệnh xương khớp

Tùy vào từng bệnh lý xương khớp mà người bệnh gặp phải các triệu chứng khác nhau. Người bệnh có thể gặp tình trạng đau ở một hoặc nhiều vị trí. Một số dấu hiệu chung có thể nhận biết sớm các bệnh lý xương khớp gồm:

Cơn đau nhức xương khớp nhẹ và không thường xuyên ở giai đoạn khởi phát.
Cơn đau xương khớp cấp nghiêm trọng hơn vào chiều tối, ban đêm hoặc gần sáng.
Cảm nhận cơn đau rõ hơn khi vận động, lao động và giảm đau khi được nghỉ ngơi.
Tê bì tay chân, nhức mỏi người, đau mỏi khi đứng lâu, cứng khớp khi ngủ dậy.
Đau nhức xương khớp đột ngột, đau dữ dội trong vài giờ hoặc đau âm ỉ vài ngày.
Đau dữ dội khi làm việc quá sức, bê vác nặng, sưng đỏ, nóng buốt tại các khớp.
Hạn chế vận động tại các khớp, giảm chức năng của khớp, cứng khớp, đau khớp.
Biến dạng khớp, mất dần chiều cao, khom lưng, đau xương khi nghỉ ngơi.
Nghe thấy tiếng lạo xạo, lục cục khi cử động các khớp, chênh lệch chiều dài chân.
Mệt mỏi, sốt và các triệu chứng toàn thân khác…

Nguyên nhân gây bệnh xương khớp

Theo y học cổ truyền, bệnh xương khớp có căn nguyên khi tà khí xâm nhập, tấn công kinh lạc, chiếu đến các khớp cơ. Điều này khiến khí huyết bị tắc nghẽn, sức đề kháng suy giảm gây đau nhức, thoái hóa, viêm khớp.

Y học hiện đại xác định nguyên nhân gây bệnh xương khớp từ mật độ xương, dịch khớp giảm theo tuổi tác, các chấn thương xương khớp. Một số nguyên nhân có thể kể đến gồm:

  • Bệnh xương khớp xảy ra do quá trình thoái hóa, lão hóa sụn khớp của cơ thể. Tuổi càng cao thì khả năng tổng hợp tế bào trong xương, đĩa đệm, sụn, màng hoạt dịch càng giảm.
  • Chấn thương gây tổn thương đến xương khớp, sụn khớp là nguyên nhân gây ra các bệnh lý xương khớp.
  • Di truyền từ người thân trong gia đình làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp.
  • Nhiễm khuẩn gây đau nhức xương khớp, các bệnh lý viêm khớp, thấp khớp, viêm khớp phản ứng.
  • Bệnh lý về hệ miễn dịch nhầm lẫn tấn công các mô tế bài khỏe mạnh gây đau nhức, sưng, cứng khớp.
  • Rối loạn chuyển hóa gây lắng đọng canxi, tích tụ urate dẫn đến đau nhức các ổ khớp, sưng đỏ (bệnh gút).
  • Thừa cân, béo phì gây áp lực lên hệ xương khớp, lười vận động làm tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp.
  • Thiếu chất, dinh dưỡng không hợp lý, hút thuốc, làm việc quá nặng nhọc, hoặc ngồi, nằm sai tư thế…

Ngoài ra, các yếu tố môi trường, giới tính cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp.

Giải pháp điều trị bệnh xương khớp

Hiện có rất nhiều các phương pháp điều trị bệnh xương khớp khác nhau. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng, người bệnh nên chủ động thăm khám để được tư vấn điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số giải pháp điều trị bệnh xương khớp được áp dụng:

Giảm đau bằng thuốc Tây

Đối với các tình trạng đau nhức xương cơ khớp, người bệnh sẽ được kê đơn một số nhóm thuốc kháng viêm, giảm đau như paracetamol, steroids, corticosteroid, opioid... Khi các cơn đau nặng hơn, bác sĩ có thế sử dụng các dạng thuốc tiêm giảm đau.  Dựa vào mức độ đau, người bệnh sẽ được hướng dẫn và tư vấn sử dụng các nhóm thuốc phù hợp.

Ưu điểm

Có thể giúp giảm các cơn đau cơ xương khớp từ nhẹ đến trung bình. Nhanh chóng, tiện lợi, dễ sử dụng. Hiệu quả tốt hơn với các cơn đau cấp.

Nhược điểm

Tiềm ẩn một số tác dụng phụ Chỉ giúp giảm đau, giảm nhẹ các triệu chứng Không ưu tiên điều trị căn nguyên gây bệnh

Áp dụng các mẹo dân gian tại nhà

Khi có dấu hiệu bệnh xương khớp, người bệnh tìm đến các cách hỗ trợ điều trị tại nhà. Các bài thuốc dân gian chữa bệnh xương khớp phổ biến như:

Cây trinh nữ: Thân và rễ cây trinh nữ rửa sạch, thái nhỏ, tẩm với rượu và sao vàng. Sắc 20-30g cây trinh nữ với nước và lấy khoảng 100ml chia 2 lần uống trong ngày để giảm đau nhức, tê bì do viêm khớp.

Cây lá lốt: Dùng là lốt phơi khô, sắc lấy nước uống tron ngày để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp.

Cây ngải cứu: Xay nhuyễn ngải cứu thêm mật ong khuấy đều, uống liên tục 1-2 tuần để cải thiện tình trạng đau nhức.

Ưu điểm

Dễ kiếm, tiết kiệm chi phí, an toàn, không có tác dụng phụ, cải thiện 1 số triệu chứng đau do bệnh xương khớp.

Nhược điểm

Chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thay thế được thuốc và các phương pháp điều trị bài bản, có thể khiến bệnh nặng hơn nếu áp dụng sai cách.

Điều trị bệnh xương khớp bằng y học cổ truyền

Y học cổ truyền sử dụng các bài thuốc có nguồn gốc thảo dược, kết hợp cùng lúc nhiều vị thuốc để tăng hiệu quả điều trị. Một số các bài thuốc chữa bệnh xương khớp có thể kể đến như:

Quyên tí thang: Hiệu quả với các chứng thoái hóa xương khớp, thoái hóa cột sống.

Độc họat tang ký sinh: Ứng dụng trong điều trị tình trạng đau xương cơ khớp từ thắt lưng xuống chân như đau thần kinh tọa, thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối…

Thân thống trục ứ thang: Có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, thông kinh hoạt lạc, bổ can thận, điều trị thoát vị đĩa đệm, cải thiện các cơn đau cấp.

Bên cạnh thuốc, y học cổ truyền ứng dụng các liệu pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, cấy chỉ, thủy châm, cứu ngải... để tăng tác dụng giảm đau nhau, cải thiện các triệu chứng bệnh, nâng cao hiệu quả điều trị.

Ưu điểm

Điều trị bệnh xương khớp hiệu quả từ căn nguyên gây bệnh Chấm dứt được các triệu chứng đau nhức Bồi bổ tạng phủ, cơ thể và tái tạo xương khớp, sụn khớp một cách toàn diện Sử dụng hoàn toàn thảo dược an toàn, không tác dụng phụ. Gia giảm linh hoạt, phù hợp với mọi thể bệnh và mức độ bệnh xương khớp. Hạn chế được khả năng tái phát bệnh xương khớp, tăng cường sức khỏe cơ thể.

Nhược điểm

Người bệnh cần kiên trì điều trị vì hiệu quả của thuốc y học cổ truyền sẽ đến từ từ, giải quyết căn nguyên gây bệnh trước khi điều trị triệu chứng bệnh.

Giải pháp điều trị bệnh xương khớp tại IHR

Với bề dày hơn 10 năm trong khám chữa bệnh xương khớp bằng y học cổ truyền, quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm, Trung tâm xương khớp IHR trở thành địa chỉ tin cậy của người bệnh xương khớp. IHR cung cấp giải pháp điều trị bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh từ tinh hoa y học cổ truyền. Giải pháp bao gồm: Chẩn đoán chính xác bệnh xương khớp gặp phải; sử dụng thuốc y học cổ truyền điều trị căn nguyên gây bệnh xương khớp; vật lý trị liệu châm cứu, bấm huyệt, cấy chỉ... giảm nhanh các cơn đau cấp; Vật lý trị liệu phục hồi chức năng khắc phục các di chứng của bệnh xương khớp nặng.

Cơ chế điều trị:

  • Tập trung ĐIỀU TRỊ CĂN NGUYÊN gây bệnh xương khớp từ bên trong.
  • Chú trọng ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG, chấm dứt tình trạng đau nhức xương khớp.
  • Đề cao TÁI TẠO và PHỤC HỒI hệ xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa
  • Tăng cường BỒI BỔ cơ thể và hệ xương khớp, nâng cao chức năng tạng phủ.
  • Cải thiện khả năng vận động, CHỐNG TÁI PHÁT đau, duy trì hiệu quả điều trị lâu dài.

Vì sao nên điều trị bệnh xương khớp tại IHR

IHR đã có hơn 13 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh xương khớp, tìm kiếm các giải pháp điều trị và chăm sóc sức khỏe xương khớp người Việt.
Người bệnh được đội ngũ bác sĩ xương khớp giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, tư vấn, kê đơn, bốc thuốc, đồng hành trong điều trị.
Giải pháp điều trị bệnh xương khớp kết hợp toàn diện, hiệu quả cao, xử lý bệnh xương khớp từ căn nguyên bên trong, chấm dứt các triệu chứng đau nhức.
Giải pháp điều trị bệnh xương khớp cá nhân hóa, linh hoạt cho từng người bệnh, hiệu quả và phù hợp với mọi thể bệnh, mọi mức độ bệnh xương khớp gặp phải.
Chủ động nguồn dược liệu sạch, IHR mang đến người bệnh những thang thuốc có hàm lượng dược tính cao, hiệu quả trong điều trị, an toàn với sức khỏe.
IHR đầu tư cơ sở vật chất khang trang, dụng cụ và trang thiết bị y tế đạt chuẩn, không gian khám chữa bệnh sạch sẽ, thoải mái, tiện nghi cho người bệnh.
Dịch vụ y tế chất lượng cao, đăng ký khám chữa bệnh nhanh chóng, dễ dàng, không phải chờ đợi, đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp, chu đáo, tận tình.
Trong nhiều năm qua, Trung tâm khám chữa bệnh xương khớp IHR đã tiếp nhận và điều trị thành công cho đông đảo người bệnh xương khớp từ nhẹ đến nặng.
Hơn 1 thập kỷ nỗ lực chăm sóc sức khỏe xương khớp người Việt, Trung tâm được vinh danh bằng nhiều giải thưởng danh giá, phản hồi tốt từ người bệnh.
Trung tâm được VTV2 hợp tác trong nhiều chương trình sức khỏe, được báo chí đưa tin là đơn vị uy tín trong điều trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Kinh nghiệm người bệnh xương khớp

Nghệ sĩ ưu tú Phú Thăng bị thoát vị đĩa đệm L4L5 10 năm và đã được điều trị thành công, không còn đau nhức, phục hồi khả năng vận động với giải pháp kết hợp từ IHR.

Bác Trịnh Thị Xánh (65 tuổi, Mỹ Đức – Hà Nội) khỏi hẳn tình trạng đau nhức do thoái hóa khớp gối, đi lại và lao động bình thường nhờ giải pháp Y học cổ truyền tại IHR.

Bác Trình Thị Thúy (65 tuổi, Ứng Hòa – Hà Nội) bị viêm khớp cổ chân có tràn dịch không đi lại được. Sau khi được điều trị tại IHR, bác Thúy đã khỏi bệnh và đi lại bình thường.

Anh Nguyễn Đắc Quyền (46 tuổi) bị thoái hóa cột sống lưng đau nhức, khó khom cúi. Sau khi điều trị tại IHR, anh Quyền đã thoát khỏi tình trạng đau nhức, vận động và làm việc trở lại.

Lời khuyên từ bác sĩ xương khớp

Theo các bác sĩ xương khớp tại IHR, song song với việc phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp, người bệnh cần thực hiện một số lời khuyên về chế độ sinh hoạt, luyện tập và dinh dưỡng như sau:

Bài tập cho người bệnh xương khớp

Các bài tập đúng và phù hợp có thể giúp người bệnh cải thiện một số triệu chứng đau nhức xương khớp.

Bài tập đứng tay đơn kéo chân (giảm đau khớp gối):

  • Đứng chân rộng bằng vai, gập chân phải theo hướng phía sau, bàn chân hướng về phía mông (càng gàn mông càng tốt), cố định chân bằng tay phải.
  • Giữ tư thế này trong 30 giây, thả lỏng và lặp lại với chân kia.
  • Thực hiện 3 lần mỗi ngày.

Bài tập gập lưng (thư giãn cột sống, giảm đay cổ, vai, lưng):

  • Ngồi thẳng, 2 chân duỗi thẳng
  • Đưa 2 tay về phía trước rồi gập người từ từ sát xuống sàn, giữ 15 giây
  • Thả lỏng người và lặp lại động tác 10 lần.

Bài tập xà đơn cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

  • Nắm lấy thanh xà, 2 tay rộng bằng vai
  • Đu mình lên xà, nhấc cao cơ thể đầu quá thanh xà
  • Hít xà theo sức của mình (thường là 3-5 lần)
  • Thư giãn và thả lỏng người sau khi thực hiện.

Theo dõi bài tập xà đơn đúng kỹ thuật qua video sau:

Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện các bài tập thể dục vận động cơ thể nhẹ nhàng, các bài tập đi bộ, chạy bộ cũng rất tốt trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh xương cơ khớp.

Người bệnh xương khớp nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Người bệnh xương khớp nên có chế độ cân bằng dinh dưỡng, bổ sung các chất chống oxy hóa, các khoáng chất và các chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp. Một số thực phần nên ăn gồm:

  • Trái cây và rau xanh
  • Thực phẩm chứa axit béo Omega-3
  • Sữa
  • Ngũ cốc
  • Nấm
  • Gừng, hạt tiêu, nghệ
  • Trà xanh
  • Giá đỗ...

Thực phầm cần kiêng

  • Thực phẩm nhiều phốt pho như đồ ăn chế biến sẵn, gan động vật
  • Các loại thịt đỏ
  • Đường và thực phẩm nhiều đường
  • Chất béo bão hòa trong đồ ăn nhanh...

Trên đây là thông tin chi tiết về bệnh xương khớp, các triệu chứng nhận biết và giải pháp điều trị bệnh hiệu quả. Để được tư vấn và điều trị bệnh xương khớp hiệu quả, người bệnh liên hệ với Trung tâm Khám chữa bệnh Xương khớp IHR ngay hôm nay. Đội ngũ bác sĩ xương khớp đầu ngành của chúng tôi luôn sẵn lòng tư vấn và hỗ trợ điều trị bệnh tận tình.

Xem thêm

Chia sẻ tình trạng bệnh xương khớp gặp phải - bác sĩ đầu ngành tư vấn miễn phí

Hotline

098 717 3258

Đặt lịch

Chat với bác sĩ Đặt hẹn