Bị đau lưng khi nằm ngửa: Nguyên nhân, cách khắc phục

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Bị đau lưng khi nằm ngửa có thể khiến người bệnh khó ngủ ngon và có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, người bệnh nên xác định nguyên nhân có bản và có kế hoạch điều trị phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.

NÊN ĐỌC: Bài thuốc bí truyền đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh

Bị đau lưng khi nằm ngửa
Bị đau lưng khi nằm ngửa có thể do căng cơ hoặc do các chấn thương ở lưng

Nguyên nhân gây đau lưng khi nằm ngửa

Đau lưng khi nằm ngửa có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như giường nằm không phù hợp, căng cơ quá mức, chấn thương hoặc là dấu hiệu của một số bệnh lý, chẳng hạn như viêm khớp hoặc thoát vị đĩa đệm.

Bị đau lưng khi nằm ngửa không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là khi cơn đau xảy ra không thường xuyên hoặc tồn tại trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu cơn đau xuất hiện thường xuyên và gây khó chịu, người bệnh có thể nên đến bệnh viện để kiểm tra. Một số nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến chứng đau lưng khi nằm bao gồm:

1. Căng cơ

Căng cơ xảy ra khi cơ bị căng quá mức hoặc bị rách. Điều này thường xảy ra do mệt mỏi, hoạt động quá mức hoặc sử dụng cơ không đúng cách. Căng thẳng cso thể xảy ra ở bất cứ cơ nào, nhưng thường phổ biến ở lưng dưới, cổ, vai, gân kheo và cơ ở phía sau đùi.

Căng cơ cơ thể gây đau khi thực hiện các chuyển động đến các cơ bị ảnh hưởng. Cơn đau có thể tự nhẹ đến trung bình và có thường được cải thiện bằng các phương pháp chăm sóc tại nhà, chẳng hạn như chườm đá, chườm nóng hoặc sử dụng thuốc chống viêm. Tuy nhiên, các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần được điều trị y tế.

Căng cơ là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh đau thắt lưng và khiến người bệnh bị đau lưng khi nằm ngửa hoặc khi thực hiện một số hoạt động nhất định. Các triệu chứng căng cơ phổ biến bao gồm:

  • Dẫn đến các cơn đau lưng đột ngột;
  • Đau nhức khắp lưng;
  • Hạn chế phạm vi di chuyển;
  • Bầm tím hoặc đổi màu da ở khu vực bị ảnh hưởng;
  • Sưng tấy;
  • Co thắt cơ bắp;
  • Cứng lưng.

Hầu hết các trường hợp căng cơ không nghiêm trọng và có thể được điều trị tại nhà. Các phương pháp phổ biến bao gồm dành thời gian nghỉ ngơi, chườm đá, băng nén lưng hoặc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

2. Viêm cột sống dính khớp

Bị đau lưng khi nằm ngửa là một dấu hiệu phổ biến của tình trạng viêm cột sống dính khớp nghiêm trọng. Cơn đau thường ảnh hưởng đến khu vực thắt lưng và xương chậu. Thông thường, cơn đau do viêm cột sống dính khớp thường nghiêm trọng vào ban đêm, khi người bệnh ít hoạt động.

đau lưng khi nằm ngửa
Đau lưng khi nằm là dấu hiệu phổ biến của tình trạng viêm cột sống dính khớp

Các triệu chứng của bệnh viêm cột sống dính khớp rất đa dạng, chẳng hạn như:

  • Cứng khớp vào buổi sáng;
  • Tư thế xấu, thường khom vai;
  • Sốt nhẹ;
  • Giảm cân;
  • Mệt mỏi thường xuyên;
  • Thiếu máu;
  • Suy giảm chức năng phổi.

Hiện tại không có cách điều trị tình trạng viêm cột sống dính khớp. Tuy nhiên người bệnh có thể kiểm soát các cơn đau và ngăn ngừa nguy cơ tàn tật bằng nhiều biện pháp khác nhau. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để hướng dẫn các biện pháp phù hợp.

3. Thoái hóa đĩa đệm

Thoái hóa đĩa đệm là một tình trạng tiến triển theo thời gian, liên quan đến quá trình lão hóa tự nhiên hoặc do chấn thương. Bệnh xảy ra khi một hoặc nhiều đĩa đệm bị mất chức năng, dẫn đến ma sát ở cột sống và hạn chế các hoạt động bình thường của người bệnh.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thoái hóa đĩa đệm bao gồm:

  • Gây đau lưng dưới, cơn đau có thể kéo dài đến mông và chân;
  • Cơn đau thường trở nên nghiêm trọng hơn khi thực hiện một số hoạt động, chẳng hạn như nằm hoặc uốn cong cơ thể.
  • Cơn đau có thể xuất hiện và được cải thiện trong vòng vài tháng.

Thoái hóa đĩa đệm có thể được điều trị bằng một số lựa chọn như chườm lạnh, sử dụng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật cho các trường hợp nghiêm trọng.

THAM KHẢO: Bài thuốc BÍ TRUYỀN điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả, bảo tồn cột sống

4. Thoái hóa khớp cột sống

Thoái hóa khớp cột sống xảy ra khi có sự thoái hóa các đĩa đệm giữa các đốt sống. Khi đĩa đệm hao mòn hoặc mất chức năng, điều này khiến các đốt sống ma sát vào nhau và dẫn đến thoái hóa. Tình trạng này có thể dẫn đến một số dấu hiệu như:

Bị đau thắt lưng khi nằm ngửa
Thoái hóa khớp cột sống xảy ra khi các đĩa đệm bị hao mòn và dẫn đến đau lưng, kể cả khi nằm
  • Đau lưng hoặc đau cột sống kể cả khi nằm hoặc nghỉ ngơi;
  • Cứng cột sống;
  • Mất tính linh hoạt ở cột sống.

Có một số nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống, chẳng hạn như:

  • Chấn thương cột sống lặp lại thường xuyên do chấn thương thể thao, tai nạn hoặc các hoạt động lặp lại thường xuyên;
  • Lão hóa cấu trúc cột sống, thường bắt đầu ở độ tuổi 30;
  • Thừa cân, béo phì có thể gây áp lực lên các đốt sống và dẫn đến thoái hóa;
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh viêm khớp, đặc biệt là viêm cột sống;
  • Có các bệnh lý khác, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, bệnh gout hoặc nhiễm trùng.

Bị đau lưng khi nằm ngửa có thể là hệ quả của tình trạng thoái hóa cột sống. Do đó, người bệnh nên có kế hoạch điều trị và phòng ngừa phù hợp.

5. Đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể, được hình thành từ các đoạn dưới của cột sống. Dây thần kinh tọa đi ra khỏi phần dưới của tủy sống, đi vào khớp háng và chạy xuống mặt sau của đùi.

Dây thần kinh tọa thực hiện hai chức năng cơ bản bao gồm nhận tín hiệu từ não và thu nhận cảm giác từ chân để chuyển đến não. Các tình trạng đau thần kinh tọa gây ảnh hưởng đến chức năng bình thường của dây thần kinh này và dẫn đến một số triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Đau nhói từ hông đến các chi dưới;
  • Có cảm giác tê và ngứa ran dọc theo dây thần kinh tọa;
  • Yếu cơ.

Ngoài ra, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi thực hiện các động tác như ngồi xổm hoặc ho. Các đốt sống ở thắt lưng dưới có thể gây kích thích dây thần kinh tọa ở một số tư thế ngủ nhất định. Điều này có thể khiến người bệnh bị đau lưng khi nằm ngửa và dẫn đến đau lan tỏa ở phần dưới cơ thể.

Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Tình trạng này khiến đĩa đệm cột sống cổ bị nhô ra, chèn ép lên các dây thần kinh, dẫn đến đau, yếu và tê. Các tình trạng khác bao gồm hẹp ống sống, giãn đốt sống, trượt đốt sống, cũng có thể kích thích các dây thần kinh và dẫn đến tình trạng đau thần kinh tọa.

Tình trạng đau thần kinh tọa cần được điều trị phù hợp để giảm đau và giảm viêm. Tuy theo các trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh dành thời gian nghỉ ngơi, sử dụng thuốc hoặc tiêm steroid để cải thiện các triệu chứng.

Khi cơn đau được cải thiện, người bệnh có thể được đề nghị tập vật lý trị liệu để tăng cường chức năng và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

6. Khối u cột sống

Mặc dù không phổ biến, tùy nhiên tình trạng bị đau lưng khi nằm ngửa có thể liên quan đến các khối u phát triển ở cột sống hoặc khu vực lưng. Khi nằm, áp lực có thể tác động lên khối u và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nằm ngửa bị tức lưng trên
Bị đau thắt lưng khi nằm ngửa có thể là dấu hiệu của các khối u cột sống, bao gồm cả ung thư

Có hai loại khối u cột sống có thể dẫn đến đau lưng khi nằm, bao gồm:

  • Khối u cột sống nguyên phát: Đây là khối u phát triển từ cột sống, chằng hạn như phát triển trong xương, đĩa đệm, dây thần kinh hoặc các cấu trúc khác của cột sống. Các khối u nguyên phát thường không phải ung thư và phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, u xương và đa u tủy là các khối u cột sống nguyên phát nghiêm trọng và cần được điều trị để tránh các rủi ro không mong muốn.
  • Khối u cột sống thứ cấp: Đây là các khối u di căn đến cột sống từ các cấu trúc khác của cơ thể. Khối u này thường di căn từ ung thư phổi, vú, tuyến tiền liệt đến cột sống và gây đau.

Theo ước tính, có hơn 90% các khối u cột sống là khối u di căn từ các vị trí khác trong cơ thể.

Các khối u ở cột sống cần điều trị phù hợp để tránh các rủi ro nghiêm trọng. Dô đó, điều quan trọng là người bệnh nên đến bệnh viện để chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.

7. Các nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khác có thể khiến người bệnh bị đau lưng dưới khi nằm ngửa bao gồm các tình trạng như:

  • Cong vẹo cột sống;
  • Hẹp ống sống;
  • Sỏi thận.

Bị đau lưng khi nằm ngửa đôi khi cũng có thể là triệu chứng sỏi thận, lạc nội mạc tử cung, một số loại ung thư, mang thai hoặc các dạng viêm khớp.

Bị đau lưng khi nằm ngửa có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp đau lưng khi nằm ngửa thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể là dấu hiệu của các khối u cột sống, bao gồm ung thư. Do đó, nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

bị đau lưng đột ngột khi nằm có nguy hiểm không
Đau lưng khi nằm có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân nghiêm trọng, bao gồm viêm tủy xương

Đau lưng khi nằm cũng là triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng xương cột sống (viêm tủy xương) hoặc một tình trạng nghiêm trọng khác. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Đau lưng lan xuống một hoặc hai chân;
  • Yếu, tê hoặc ngứa ran ở chân;
  • Có vấn đề trong việc kiểm soát ruột và bàng quang;
  • Đau nhói ở bụng;
  • Sốt;
  • Giảm cân không rõ lý do;
  • Có điểm ấm ở lưng khi chạm vào.

Các triệu chứng này có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân nghiêm trọng, đặc biệt là ở người bệnh có tiền sử ung thư. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.

Chẩn đoán tình trạng bị đau lưng khi nằm ngửa

Để xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng khi nằm ngửa, bác sĩ có thể đề nghị khám sức khỏe và kiểm tra tiền sử bệnh lý của người bệnh để xác định các nguyên nhân liên quan. Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh mô tả các chi tiết về cơn đau, các hoạt động khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn hoặc các triệu chứng bổ sung khác.

Ngoài các kiểm tra cơ bản, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm chẩn đoán khác, chẳng hạn như:

  • Xét nghiệm thần kinh hoặc kiểm tra chuyển động để đo sức mạnh cơ và các tổn thương thần kinh liên quan.
  • Xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp MRI hoặc CT để loại trừ các nguyên nhân gây đau lưng khi nằm cụ thể, chẳng hạn như khối u, nhiễm trùng hoặc gãy xương.
  • Kiểm tra ở phòng thí nghiệm, chẳng hạn như xét nghiệm công thức máu, thường được đề nghị khi người bệnh bị sốt, nghi ngờ nhiễm trùng hoặc sụt cân không rõ lý do.

Cách khắc phục tình trạng đau lưng khi nằm ngửa

Các biện pháp điều trị tình trạng đau lưng khi nằm ngửa phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp điều trị, chẳng hạn như:

1. Thay đổi tư thế ngủ

Người bị đau lưng khi nằm ngửa có thể cải thiện cơn đau bằng cách thay đổi tư thế nằm tránh gây áp lực lên cột sống và khu vực đau. Cụ thể, các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh nên thực hiện các tư thế nằm như:

Ngủ nghiêng với một chiếc gối ở giữa hai đầu gối:

Khi bị đau lưng khi nằm ngửa, người bệnh có thể xoay người sang một bên và ngủ nghiêng:

  • Để vai phải hoặc trái tiếp xúc với nệm cùng với phần còn lại của cơ thể;
  • Đặt một chiếc gối ở giữa hai đầu gối;
  • Nếu giữa thắt lưng và giường có khoảng cách, người bệnh có thể đặt một chiếc gối nhỏ bên dưới để hỗ trợ.
tư thế ngủ khi bị đau lưng
Thay đổi tư thế ngủ có thể hạn chế áp lực lên cột sống và giảm đau lưng

Ngủ với tư thế bào thai:

  • Tư thế ngủ này phù hợp với người bệnh thoát vị đĩa đệm để giảm áp lực lên cột sống và hạn chế các cơn đau.
  • Người bệnh nằm nghiêng, co đầu gối về phía ngực và nhẹ nhàng cong thân về phía đầu gối;
  • Thỉnh thoảng cần đổi bên để tránh gây mất cân bằng.

Nằm sấp với gối kê dưới bụng:

Nằm sấp khi ngủ có thể gây áp lực lên cổ và dẫn đến đau vai gáy. Tuy nhiên đối với người bị đau lưng khi nằm ngửa, người bệnh có thể nằm sấp như sau:

  • Đặt một chiếc gối ở bên dưới xương chậu và bụng dưới để giảm áp lực lên cột sống;
  • Tùy thuộc vào cảm giác, người bệnh có thể kê gối bên dưới đầu để hỗ trợ.

Thực hiện tư thế nằm đúng có thể hỗ trợ cải thiện các cơn đau, giúp cột sống có thời gian phục hồi. Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

2. Tăng cường chất lượng giấc ngủ

Ngủ đủ giấc và có chất lượng giấc ngủ tốt có thể hỗ trợ kích thích các hormone cần thiết để tái tạo tế bào phục hồi tổn thương ở lưng. Do đó, người bị đau lưng cần có giấc ngủ đủ, lành mạnh để hỗ trợ điều trị các vấn đề ở lưng.

Để tăng cường chất lượng giấc ngủ, người bệnh có thể:

  • Thay nệm mới: Cơn đau lưng có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh sử dụng nệm cũ và mất độ đàn hồi. Ngoài ra, nệm quá cứng hoặc quá mềm cũng có thể dẫn đến đau lưng khi nằm. Do đó, người bệnh nên cân nhắc sử dụng một tấm nệm thoải mái và có thể nâng đỡ cơ thể để cải thiện các cơn đau lưng.
  • Thả lỏng lưng trước khi đi ngủ: Người bệnh có thể thực hiện kéo giãn vùng bị đau để căng cơ và tránh cơn đau khi nằm. Người bệnh có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh trước khi nằm để làm dịu cột sống và tăng cường chất lượng giấc ngủ.
  • Áp dụng các kỹ thuật thư giãn: Các kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như thiền định, được chứng minh là có thể giảm đau và giúp người bệnh đi vào giấc ngủ tốt hơn. Trước khi ngủ người bệnh có thể tập trung hít thở sâu để hạn chế cơn đau lưng và tạo ra môi trường ngủ thoải mái hơn.

Ngủ sâu là một cách điều trị và phục hồi tình trạng đau lưng khi nằm hiệu quả. Mặc dù không thể chữa khỏi nguyên nhân gây đau lưng, tuy nhiên phương pháp này có thể góp phần tăng cường sức khỏe tổng thể và tránh các vấn đề đau lưng trong tương lai.

3. Sử dụng thuốc giảm đau

Nếu cơn đau lưng nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để cải thiện cơn đau. Các loại thuốc giảm đau bao gồm chất chống viêm không steroid (NSAID) , chẳng hạn như aspirin, ibuprofen, naproxen và các chất ức chế COX – 2. Các loại thuốc này có thể cải thiện cơn đau hiệu quả và giúp người bệnh đi vào giấc ngủ tốt hơn.

thuốc trị đau lưng
Nếu cơn đau nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng thuốc để cải thiện cơn đau

Nếu các cơn đau thắt lưng nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc giảm đau theo toa. Thuốc giảm đau theo toa được sử dụng bao gồm giãn cơ, thuốc chống trầm cảm và thuốc chống co giật. Đôi khi, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc giảm đau thần kinh hoặc thuốc giảm đau gây nghiện để điều trị các cơn đau nghiêm trọng.

Nếu cơn đau gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, bác sĩ có thể kê thuốc ngủ hoặc thuốc chống trầm cảm để tăng cường chất lượng giấc ngủ.

CHẤM DỨT đau lưng do các bệnh xương khớp với bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang 

Kết tinh hơn 50 vị thuốc quý, được phát triển và hoàn thiện dựa trên nguyên bản cốt thuốc giấu của đồng bào dân tộc Tày, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang mang đến bước ĐỘT PHÁ trong việc điều trị các bệnh xương khớp. VTV2 Chất lượng cuộc sống cũng đưa tin và đánh giá cao bài thuốc của Trung tâm Thuốc dân tộc là giải pháp đặc trị các bệnh xương khớp HOÀN CHỈNH NHẤT hiện nay nhờ những ưu điểm vượt trội sau:

Xem trực tiếp phóng sự trong video:

Quốc dược Phục cốt khang được kế thừa và phát triển từ phương thuốc bí truyền của dân tộc Tày và y pháp huyền thoại của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông. Công thức “3 trong 1” giải quyết tận gốc căn nguyên gây đau lưng cơ học và đau lưng do bệnh lý, phục hồi vận động toàn diện.

Bài thuốc kết hợp nhiều bí dược của đại ngàn Tây Bắc có giá trị cao nhất trong nuôi dưỡng và tái tạo xương khớp như: Kê huyết đằng – cây thuốc lâu năm đứng đầu bảng bổ máu; VUA các loại tầm gửi (phác mạy nghiến, phác mạy liến, phác kháo cài) – “hồn cốt” của bài thuốc, giúp tiêu viêm, chỉ thống, mạnh gân cốt; Rễ tào đông – vị thuốc trị đau nhức xương khớp bản địa… Nguồn dược liệu đều sạch chuẩn GACP-WHO, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người dùng.

XEM NGAY: Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh

Kết hợp trị liệu YHCT như: xoa bóp cồn thảo dược, châm cứu, bấm huyệt… cùng chế độ dinh dưỡng và bài tập khoa học giúp bệnh nhân đau lưng phục hồi TOÀN DIỆN, không tái phát sau nhiều năm. Hàng ngàn bệnh nhân đã tin tưởng sử dụng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và gửi về Trung tâm những phản hồi tích cực. 

XEM NGAY: Phản hồi của người bệnh về hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Bệnh nhân khắp cả nước thoát đau nhức xương khớp nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được kê đơn DUY NHẤT bởi bác sĩ đầu ngành Trung tâm Thuốc dân tộc. Người bệnh cần liên hệ với đơn vị để được tư vấn chi tiết.

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Bị đau lưng khi nằm ngửa khi nào cần đến bệnh viện?

Bị đau lưng khi nằm ngửa đôi khi có thể khiến người bệnh không ngủ được hoặc gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Đây có thể là dấu hiệu nghiêm trọng và cần được điều trị y tế và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Ngoài ra, người bệnh nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt nếu:

  • Đau lưng sau một chấn thương cụ thể;
  • Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn và kéo dài trong vài ngày;
  • Cơn đau lan đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như hông và chân;
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như sốt, nóng rát, sưng hoặc đỏ da;
  • Yếu, tê hoặc ngứa ở phần dưới của cơ thể.
  • Bác sĩ có thể thực hiện các kiểm tra chuyên sâu và đề nghị kế hoạch điều trị phù hợp.

Tất cả các cơn đau thắt lưng, bao gồm bị đau lưng khi nằm ngửa cần được kiểm tra bởi bác sĩ chuyên môn càng sớm càng tốt để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Tham khảo thêm:

Bình luận

  1. Vũ Phan Bảo Hân says: Trả lời


    Em cũng hay bị đau lưng khi nằm ngửa, tối muốn ngủ thì cứ phải nằm nghiêng cơ, mà đau nên lại khó ngủ cứ trằn trọc quay bên này bên kia mãi. Đi khám cũng không thấy bất thường gì ở xương cả, các bác sĩ bảo em mới 23 tuổi mà đã không chú ý sức khỏe rồi, do công việc của em là nhân viên văn phòng nên lười vận động, các cơ khớp nó căng nên mới gây đau, sau này mà không cải thiện lối sống là ảnh hưởng đến cột sống nữa. Mà em đi khám cũng chỉ mấy viên giảm đau đó thôi, em uống hết rồi mà không thấy đỡ, em mà chuyển sang đông y chữa thì có đỡ không nhỉ

    1. Quỳnh Quỳnh says: Trả lời


      Chuyển qua đông y chữa là hợp lý rồi, chứ bệnh cơ khớp như này dùng tây y là chủ yếu giảm đau thôi chứ khó dứt điểm mà uống nhiều và thường xuyên là ảnh hưởng đến dạ dày lắm

    2. Phương Nguyễn says: Trả lời


      Đỡ nhiều bạn à, mình chữa ở đây được 2 tháng rồi, nay đi khám lấy tháng thuốc cuối đây. Nói chung người trẻ như bọn mình là phải chữa luôn khi nó mới bị, để lâu nặng như mấy ông mấy bà có khi còn khó chữa hơn. Xương khớp đang khỏe nên nó đau là phải chữa luôn. Mình đến trung tâm thuốc dân tộc khám và kê thuốc quóc dược phục cốt khang. Mà thuốc lấy về cũng dễ dùng nữa chứ, được đóng thành các viên tễ viên cao cả nên không tốn thời gian trong việc dùng thuốc, lại còn dễ uống. Nhất là cái rượu xoa bóp, mùi nó thanh chứ không nồng như mấy cái mà bố mẹ mình dùng ngày xưa, bôi xong xoa một lúc là giảm đau luôn. Lần này mình sẽ theo hết liệu trình đây luôn

      1. Vạn Xuân Thu says: Trả lời


        Tưởng đông y là phải thuốc sắc chứ nhỉ, nếu không phải sắc thì tiện quá, nó uống như thuốc viên hay sao, mà uống thế có tác dụng như uống thuốc sắc không, nó tiện mà tác dụng không bằng thuốc thang sắc thì cũng uổng nhỉ, được cái này mất cái kia

      2. Phạm Huyền says: Trả lời


        No chi thay doi hinh dang thoi chu co thay doi thanh phan thuoc dau ma lai giam tac dung, bac si da nghien cuu roi moi cho ra dang bao che san day chu, nhieu nguoi dung cho ket qua tot thi bac si moi cho no dung rong rai duoc chu, nhieu nguoi danh gia tot lam do, ban doc day nay https://www.tapchidongy.org/quoc-duoc-phuc-cot-khang-bai-thuoc-dieu-tri-benh-xuong-khop-hieu-qua.html

    3. Vũ Phan Bảo Hân says: Trả lời


      Uống thuốc này xong rồi thì sau này liệu có bị lại nữa không nhỉ, em đi làm ngồi một tí nó đã đau rồi, làm việc không suôn se gì

      1. Giang Hồng says: Trả lời


        Khả năng bị lại sẽ không cao nhưng dành cho bạn lời khuyên này nhé đó chính là cứ khoảng 45 phút đến 1 tiếng bạn dậy vận động nhẹ nhàng tầm 5 phút nhé, như thế không chỉ tốt cho xương khớp mà tốt toàn diện cho sức khỏe luôn

  2. Lê Thị Nụ says: Trả lời


    Cái thuốc quốc dược phục cốt khang kia nó có gây tăng men gan rồi đau dạ dày dùng có vấn đề gì không, chứ tôi dùng thuốc tây đi khám cứ thấy men gan tăng vù vù, dạ dày thì xung huyết sẵn rồi, uống vào mà nó có gì nó xuất huyết ra thì chạy không kịp

    1. bùi_như89 says: Trả lời


      thuốc đông y của trung tâm thuốc dân tộc là tốt nhất rồi cô ạ, dùng không có chuyện gây ảnh hưởng đến gan hay dạ dày đâu cô, vì thuốc được bào chế từ các thảo dược tự nhiên hết, không có hóa chất hay trộn tân dược nên không có tác dụng phụ đâu ạ. mẹ cháu cũng đang dùng mà thấy mẹ khen thuốc tốt mà uống vào thấy khỏe người chứ không mệt mệt như thuốc tây

    2. Nguyễn Thu Hường says: Trả lời


      Mẹ chị chỉ điều trị bằng quốc dược phục cốt khang thôi hả chị, em cũng muốn mua về điều trị cho bố em, mà bố đang dùng mấy lọ glucosamin mà không biết có nên dùng kết hợp không chị

      1. Liên Cenalo says: Trả lời


        Glucosamin nó như tpcn ấy mà, uống với không uống cũng không được gì mấy, có thì dùng cũng không vấn đề gì cả

      2. Hiều Vũ says: Trả lời


        Thường thì đã dùng thuốc thì sẽ không cần dùng thêm thực phẩm chức năng đâu, có thể là sau khi điều trị khoit rồi thì có thể dùng thêm thực phẩm chức nắng. Chỉ cần một cuộc gọi đến bác sĩ trung tâm thuốc dân tộc thôi, bạn cứ gọi điện đi là mọi thắc mắc rồi sẽ được giải đáp hết

  3. Nguyễn Thị Quỳnh Trang says: Trả lời


    Đau lưng đơn thuần kiểu do vấn đề xương khớp là hay phải đi làm kiểu châm cứu rồi bấm huyệt phải không, chứ dùng thuốc thì tôi không thích lắm, làm tác động bên ngoài mà nó khỏi thì hay hơn

    1. Hạ Trắng says: Trả lời


      Tác động bên ngoài nó cũng chỉ giảm đau được thôi, điều trị dùng thuốc thì nó hết bệnh nhanh hơn chứ

    2. Ba Lam Doan says: Trả lời


      Thuc ra thi co truong hop can phai lam them ca cham cuu bam huyet nhung co nhung truong op thi khong, chu yeu la uong thuoc de dieu tri sau ben trong ay. Nhu cua minh chi can uong thuoc, khong can cham cuu bam huyet van khoi

    3. Khánh Hằng says: Trả lời


      Thế dùng thuốc không thì hết bao nhiêu thế các bác, 1 lần lấy thuốc thì dùng được trong thời gian bao lâu

    4. Đỗ Hào Sương says: Trả lời


      Mỗi người một đơn nên chi phí nó khác nhau, tôi dùng 3 tháng mà mỗi tháng một đơn khác nhau nữa huống hồ là người khác, bạn mà muốn biết tình trạng của mình mà điều trị thuốc hết bao nhiêu thì cứ gọi điện vào số 0987173258 người ta tư vấn trước cho, thấy ổn thì đi khám rồi mua không thì thôi, mất mát gì

    5. Linh Bling says: Trả lời


      Trung bình khoảng hơn 2tr thôi ạ, cháu chia theo như thuốc bố mẹ cháu mua là như thế ạ. Cháu thấy bố mẹ cháu bảo giá thuốc như vậy là hợp lý rồi, tại chỗ khác giá cao lắm mà tác dụng không ra làm sao cả, thuốc ở đây giá này mà chữa được bệnh thì là quá rẻ rồi

  4. Nông Hiên says: Trả lời


    Đau lưng khi về già xương cốt không còn khỏe nữa thì nằm sấp nằm ngửa gì cũng đau hết, mà thay đổi tư thế hay chỗ ngủ thì nó cũng như nhau thôi, không giải quyết được gì

    1. Vũ Mai says: Trả lời


      Tôi thấy kê gối dưới lưng khi ngủ cũng đỡ đau nhiều đấy, thử đi rồi biết, tôi bị thoái hóa, trên giường lúc nào cũng phải có 3 cái gối, 1 gối đầu, 1 gối để kê lưng với 1 gối để ôm, cách này là tôi được bác sĩ chỉ cho, cũng khá hiệu quả

    2. Ng Kim Cúc says: Trả lời


      Em cũng hay ngủ kiểu này, nhưng dạo gần đây thì đau lên nhiều, có kê kiểu gì thì cũng vẫn đau. Em có đi khám nhiều chỗ rồi mà không có cách giải quyết, người ta bảo xương khớp thoái hóa nên không có cách chữa triệt để, mà cũng chỉ cho mấy liều giảm đau, em thì bị dạ dày sẵn rồi nên không dám uống. Em đang tính đi qua chữa trị bằng y học cổ truyền, em mà chữa ở quân dân thì có khỏi được không

  5. Đoàn Trung Kiên says: Trả lời


    Ông tôi bị viêm khớp dạng thấp, mỗi lần đau là đau toàn thân chứ không chỉ ở mỗi lưng, khớp tay khớp chân thì sưng viêm lên, đau lắm, nhà tôi cũng đưa ông đi các viện lớn khám rồi, mà cũng do ông yếu sẵn rồi nên dùng thuốc gì cũng khiến ông mệt hơn, phẫu thuật thì không khả quan vì sức khỏe ông không đảm bảo. Tôi muốn cho ông đến khám ở trung tâm thuốc dân tộc để các bác sĩ tư vấn hướng điều trị đông y cho ông, nhưng nhà tôi lại khá xa, ông lại không tiện để đi xa như thế, làm sao có thể đưa ông đến khám, cảm ơn nhiều

    1. Hoàng Hải says: Trả lời


      trung tâm thuốc dân tộc có dịch vụ khám từ xa đấy, bạn liên hệ hotline bệnh viện hỏi rồi sắp xếp lịch khám cho ông là được, 0987173258 số này tôi hay gọi để nhận tư vấn, bạn thử gọi xem nhé

    2. Kim Hoàn says: Trả lời


      Sợ khó chữa đó, tôi cũng bị vkdt đây mà chưa dám đến khám, nhiều băn khoăn lắm, không đi chữa thì không được mà bệnh này đi chữa rồi cũng như chưa chữa vậy

      1. Nguyễn Hồng Bích Ngọc says: Trả lời


        Viêm khớp dạng thấp thì không khỏi được đâu, bệnh này bệnh tự miễn mà khỏi sao được, nhưng dùng thuốc sẽ cải thiện được triệu chứng nhiều, mình cũng đã dùng quốc dược phục cốt khang rồi, sau khi dùng thuốc thì mình thấy triệu chứng giảm hẳn, các chu kỳ tái phát thưa hơn hẳn, cũng không còn đau nhức nhối như trước, vấn đề cứng khớp vào mỗi buổi sáng cũng không còn nghiêm trọng nữa

  6. Thúy Đào says: Trả lời


    Chắc tôi cũng phải về đổi cái đệm giường thôi, 2 năm trước mua về nằm thấy cũng ok, mà mấy tháng nay nó xuống cấp quá, nằm nhiều lõm đau cả lưng không được cái gì hết, mới đầu cứ nghĩ do bệnh về xương mà đi chụp không bị làm sao cả

  7. Long Phụng says: Trả lời


    Chồng tôi cũng thường xuyên bị đau lưng khi nằm ngửa, cứ thỉnh thoảng phải uống thuốc giảm đau vì đau không tài nào mà ngủ được ấy, mà uống thuốc giảm đau mãi cũng không được. Mà tôi đang tìm chỗ nào nó uy tín để cho chồng chữa bằng đông y nhưng mà giờ chả biết chỗ nào uy tín cả ấy

    1. Đoàn Ngọc says: Trả lời


      Chị đưa anh nhà đến trung tâm thuốc dân tộc đi, vtv2 đưa bài giới thiệu về phương pháp chữa ở đây rồi nên độ uy tín thì không nơi nào hơn được đâu, chị vào đây mà tham khảo thêm https://ihr.org.vn/bai-thuoc-thao-duoc-dac-tri-benh-xuong-khop-duoc-vtv2-dua-tin-nghe-si-phu-thang-tin-dung-19152.html

    2. Hoài An Nguyễn says: Trả lời


      Tôi thấy ở đây có ghi là đông tây y kết hợp, nghĩ là điều trị theo cả đông y lẫn tây y hả bạn

    3. Lam Thanh says: Trả lời


      Ứng dụng đông tây y trong khâu chẩn đoán, kiểm tra, đánh giá hiệu quả điều trị đấy bạn, còn điều trị thì vẫn sẽ dùng thuốc đông y thôi. Bệnh viện được trang bị các máy mọc hiện đại, bệnh nhân đến được khám rồi làm các xét nghiệm cận lâm sàng như đi các viện tây y, nhờ vậy mà bệnh nhân cũng tự hiểu rõ được mức độ bệnh mình đến đâu, bác sĩ chẩn đoán rồi đưa ra phác đồ điều trị thì bệnh nhân cũng nắm rõ đấy

    4. Hoàng Thủy Tiên says: Trả lời


      Liệu ở viện này có châm cứu bấm huyệt thêm k, như làm vltl ý, mẹ m muốn chỗ nào mà có làm thêm mấy cái này để đi chữa luôn này, chứ bt mẹ m thích làm mấy cái này lắm

      1. Phũng Phĩnh Phờ says: Trả lời


        Có cả mà, bệnh viện có chỗ làm tất cả, mà vật lý trị liệu hay thuốc gì thì cũng phải thông qua bác sĩ chỉ định thì mới nên làm, không phải lúc nào ưng làm là làm đâu, cái nào không cần thiết thì thôi, làm nhiều cũng không tốt

  8. Trần Văn Sự says: Trả lời


    Em cũng hay bị đau lưng, nằm đau rút xương, ngồi cũng đau rút xương, mỗi lần đau vậy là tính tình em khó chịu hay cáu gắt lắm, em thay đổi tư thế các kiểu mà vẫn đau lắm, có cách nào đỡ không ạ

    1. Long Phan says: Trả lời


      Đi khám xem như thế nào chứ cứ mà để đau như vậy thì chả biết là bị mấy cái bệnh xương khớp thì sao, rồi lại xàng khó chữa hơn ấy chứ, đau quá đừng cố mà chịu đựng

    2. Phương Gia Thịnh says: Trả lời


      Đi khám đi chứ chịu đựng làm méo gì cơ chứ, không thấy được rằng trên bài có rất rất nhiều bệnh xương khớp ah. Đau kiểu như thế thì dễ bị xương khớp, đi khám chữa sớm

  9. Trân Ly Lí says: Trả lời


    Thuốc của trung tâm thuốc dân tộc hịn mà tốt thật sự. Tháng mẹ mình có đến trung tâm này khám. họ có phòng khám đa khoa có thể chụp chiếu xong thì bác sĩ chẩn đoán mẹ bị thoái hóa cột sống nên mới gây đau lưng, thấy mẹ cầm thuốc rồi tự uống tại nhà, lúc nào xoa bóp thì mới bảo mình thôi. Mẹ uống có 1 tháng mà bệnh giảm đau rỗ rệt luôn, thấy mẹ đi lại vận động không còn đau nhức mình cũng yên tâm

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua