Viêm khớp vùng chậu sau sinh: Nguyên nhân và cách chữa trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Viêm khớp vùng chậu sau sinh là tình trạng phổ biến, có thể gây đau đớn, khó chịu cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mẹ. Do đó, điều quan trọng là xác định các dấu hiệu bất thường, mức độ nghiêm trọng của bệnh và điều trị theo chỉ định của bác sĩ để nâng cao chất lượng cuộc sống của mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh nằm rõ hơn về nguyên nhân, các triệu chứng cũng như phương pháp điều trị viêm khớp vùng hiệu quả.

Viêm khớp vùng chậu sau sinh
Viêm khớp vùng chậu sau sinh là một trong những nguyên nhân chính gây đau thắt lưng, hông và mông

Viêm khớp vùng chậu sau sinh là gì?

Viêm khớp vùng chậu sau sinh là tình trạng rất phổ biến, xảy ra khi thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, dẫn đến những thay đổi cơ sinh học, làm tăng khả năng vận động của khớp xương chậu. Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến đau lưng, đau gần mông, hông, đùi ở phụ nữ mang thai và sau sinh.

Tương tự như tình trạng viêm khớp vùng chậu thông thường, viêm khớp cùng chậu ở phụ nữ sau sinh có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bên xương chậu. Các khớp này nằm ở mỗi bên của cơ thể và nối phần dưới cột sống với xương hông. Có nhiều tình trạng và vấn đề sức khỏe khác nhau có thể dẫn đến viêm khớp cùng chậu sau sinh, chẳng hạn như viêm khớp, chấn thương hoặc nhiễm trùng trong quá trình sinh nở.

Viêm khớp vùng chậu là tình trạng phổ biến, nhưng thường không nghiêm trọng và đáp ứng tốt các biện pháp điều trị bảo tồn. Điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Dấu hiệu nhận biết viêm khớp vùng chậu sau sinh

Triệu chứng chính của viêm khớp vùng chậu là cảm giác đau nhói hoặc đau nhức ở lưng dưới, hông và mông. Mức độ nghiêm trọng của cơ đau phụ thuộc vào mức độ viêm hoặc tổn thương khớp. Ngoài ra, đôi khi cơn đau có thể ảnh hưởng đến toàn bộ chi dưới, từ vùng háng đến bàn chân và các ngón chân.

Cơn đau liên quan đến viêm khớp vùng chậu có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm hoặc sáng sớm. Cơn đau cũng trầm trọng hơn đúng, lên xuống cầu thang, đi bộ với sải chân rộng hoặc thực hiện các hoạt động chịu sức nặng khác, gây áp lực lên vùng chậu.

Viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi được không
Viêm khớp vùng chậu sau sinh có thể gây đau đớn lan từ hông đến mông, háng và các chi dưới

Ngoài ra, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác, chẳng hạn như:

  • Cơn đau lan đến hông, mông và háng. Cơn đau thường chỉ ảnh hưởng đến một bên cơ thể, tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể bị đau ở cả hai bên.
  • Các triệu chứng tương tự như đau thần kinh tọa, chẳng hạn như khu vực mông và mặt sau của đùi có cảm giác nóng rát, buốt, tương tự như dao đâm. Đôi khi người bệnh có thể cảm thấy ngứa rát và tê. Các triệu chứng này ít gây kéo dài đến khu vực bên dưới đầu gối.
  • Cứng và giảm phạm vi chuyển động ở lưng dưới, hông, xương chậu và háng, có thể gây ảnh hưởng đến khả năng chuyển động, đi lên xuống cầu thang hoặc uốn cong ở thắt lưng.
  • Mất ổn định khớp ở xương chậu hoặc lưng dưới, đặc biệt là khi chạy, đi, leo cầu thang, nằm hoặc dồn trọng lượng sang một bên cơ thể. Ngoài ra, đôi khi người bệnh có thể cảm thấy xương chậu như bị oằn xuống, đặc biệt là khi thay đổi tư tư thế đứng sang tư thế ngồi.

Ngoài ra, đôi khi tình trạng viêm khớp vùng chậu sau sinh có thể dẫn đến co thắt các cơ hình chóp nằm ở mặt sâu hơn so với mông. Các cơ này chịu rất nhiều áp lực khi mang thai và dễ bị tổn thương hơn ở người viêm khớp vùng chậu.

Các triệu chứng viêm khớp vùng chậu có thể trầm trọng theo thời gian. Do đó, điều quan trọng là chú ý đến các triệu chứng và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Nguyên nhân nào gây viêm khớp vùng chậu sau sinh?

Nhiệm vụ chính của các khớp vùng chậu là hỗ trợ chuyển động và chuyển trọng lượng dư thừa của cơ thể, vì vậy chức năng chính của các khớp này không phải là chuyển động. Tuy nhiên, ở phụ nữ mang thai và sau sinh sẽ có một loạt các thay đổi trong cơ thể có thể khiến các khớp vùng chậu chuyển động, dẫn đến viêm, đau và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Cụ thể các nguyên nhân và yếu tố rủi ro dẫn đến viêm khớp vùng chậu sau sinh bao gồm:

  • Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, nồng độ hormone relaxin sẽ tăng lên một cách tự nhiên, điều này có thể khiến khớp vùng chậu di chuyển và dẫn đến viêm khớp sau sinh.
  • Biến dạng cột sống: Bất cứ biến dạng cột sống nào khi mang thai hoặc trong quá trình sinh nở, chẳng hạn như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến hoặc các bệnh thấp khớp khác, chẳng hạn như Lupus ban đỏ, đều có thể dẫn đến viêm khớp vùng chậu.
  • Trọng lượng của em bé: Thai nhi sẽ lớn dần thời gian, điều này có thể gây áp lực tích tụ ở khớp vùng chậu và dẫn đến viêm khớp sau sinh.
  • Chấn thương khi sinh con: Các phương pháp sinh con, chẳng hạn như sinh thường, khiến các khớp ở vùng chậu bị xô lệch, chèn ép để mở rộng không gian, nhằm giúp em bé đi qua dễ dàng hơn. Điều này có thể gây chấn thương khớp vùng chậu và dẫn đến viêm khớp sau sinh.
  • Nhiễm trùng: Mặc dù tình trạng này hiếm khi xảy ra, tuy nhiên vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng các khớp vùng chậu khi sinh con. Ngoài ra, các tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai, có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp vùng chậu sau sinh.

Bên cạnh đó, cân nặng quá mức của mẹ khi mang thai, việc thay đổi dáng đi và tình trạng giữ nước trong suốt thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ khởi phát viêm khớp vùng chậu. Nếu nhận thấy các cơn đau ở vùng chậu hoặc khó chịu và cứng khớp, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch thăm khám, điều trị hợp lý.

Điều trị viêm khớp vùng chậu sau sinh như thế nào?

Các biện pháp điều trị viêm khớp vùng chậu sau sinh thường là điều trị bảo tồn thông qua vật lý trị liệu, giảm đau tại nhà hoặc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Phụ nữ sau sinh, đặc biệt là phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ, cần tránh sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Điều trị viêm khớp cùng chậu thường tập trung vào việc giảm đau và khôi phục chuyển động bình thường ở khớp. Hầu hết các trường hợp đều được kiểm soát với các biện pháp như:

1. Cải thiện các triệu chứng ban đầu

Thông thường, cơn đau do viêm khớp vùng chậu sẽ được kiểm soát bằng vật lý trị liệu và thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Các phương pháp điều trị ban đầu có thể bao gồm:

Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp cùng chậu
Dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn để cải thiện các triệu chứng viêm khớp vùng chậu
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Phụ nữ sau sinh có thể được đề nghị nghỉ ngơi, hạn chế vận động và làm việc nhà trong 1 – 2 ngày để kiểm soát các triệu chứng do viêm khớp vùng chậu. Tuy nhiên không nên nghỉ ngơi nhiều hơn vài ngày, điều này có thể khiến tình trạng viêm khớp cùng chậu trở nên nghiêm trọng hơn, đau đớn và mất khả năng ổn định, tự phục hồi.
  • Chườm đá hoặc chườm ấm: Chườm đá lạnh vào khu vực thắt lưng và xương chậu có thể giúp giảm viêm, giảm đau và khó chịu. Bên cạnh đó, chườm nóng xung quanh khớp có thể giúp giảm căng và co thắt cơ, từ đó cải thiện cơn đau nhanh chóng, hiệu quả.
  • Xoa bóp, massage: Các thao tác xoa bóp, massage được thực hiện bởi bác sĩ hoặc kỹ thuật viên có chuyên môn, có thể giúp giảm đau khớp vùng chậu ở phụ nữ sau sinh. Liệu pháp này cũng góp phần phục hồi phạm vi chuyển động bình thường cũng như nâng cao sức khỏe xương khớp ở phụ nữ sau sinh.
  • Dùng đai khớp cùng chậu: Nếu khớp cùng chậu mất ổn định nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định các loại đau, nẹp, quấn quanh xương chậu và eo, điều này giúp phục hồi vị trí ban đầu của khớp cùng chậu, từ đó cải thiện các triệu chứng. Thông thường các đai khớp vùng chậu chỉ có kích thước bằng một chiếc thắt lưng to bản, tuy nhiên mang lại hiệu quả cao trong việc giảm viêm và đau.
  • Sử dụng thuốc: Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc để điều trị tình trạng viêm khớp vùng chậu sau sinh. Các loại thuốc này bao gồm Paracetamol hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như Ibuprofen. Ngoài ra, các loại thuốc khác, chẳng hạn như thuốc giãn cơ hoặc thuốc giảm đau theo toa cũng có thể được chỉ định để kiểm soát các triệu chứng nghiêm trọng. Phụ nữ sau sinh nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các rủi ro phát sinh.

Không có biện pháp điều trị duy nhất đối với tình trạng viêm khớp vùng chậu. Người bệnh thường cần phải kết hợp nhiều biện pháp với nhau để nâng cao hiệu quả. Nếu các triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh vui lòng liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

2. Vật lý trị liệu viêm khớp vùng chậu

Vật lý trị liệu là một trong những cách điều trị viêm khớp vùng chậu sau sinh hiệu quả cao, an toàn và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ hoặc em bé. Việc tập luyện cũng giúp phục hồi sự linh hoạt, phạm vi chuyển động và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Vật lý trị liệu điều trị viêm khớp vùng chậu bao gồm:

  • Các bài tập kéo dài giúp giảm tình trạng căng cơ và cơ thắt cơ ở lưng dưới, hông, xương chậu và các cơ như cơ piriformis, gluteus maximus và cơ gân kheo. Việc căng ở các cơ này liên quan đến viêm khớp có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thực hiện các bài tập hỗ trợ xương chậu, lưng dưới, có thể giúp tăng sức mạnh cơ bụng, cơ thân bên và cơ lưng dưới. Điều này sẽ giúp các khớp vùng chậu ổn định, ngăn ngừa nguy cơ tổn thương thêm.
  • Tập thể dục nhịp điệu tác động thấp có thể nâng cao lưu lượng máu, mang chất dinh dưỡng và oxy đến các mô bị tổn thương, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chữa lành các tổn thương khớp vùng chậu. Các bài tập thể dục nhịp điệu tác động thấp mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau khớp vùng chậu bao gồm đạp xe cố định, chạy trên máy tập thể dục nhịp điệu hoặc máy hình elip hoặc các bài tập dưới nước.

Các bài tập rối loạn chức năng khớp cùng chậu được thiết kế nhẹ nhàng, đưa các khớp về vị trí ban đầu, từ đó phục hồi chức năng và khả năng vận động bình thường, từ đó giúp giảm đau cũng như các triệu chứng viêm khớp khác. Các bài tập này có thể cá nhân hóa để phù hợp với từng đối tượng bệnh cụ thể. Do đó, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

3. Phẫu thuật viêm khớp vùng chậu

Thông thường, phẫu thuật điều trị viêm khớp vùng chậu sau sinh không cần thiết. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc không đáp ứng các phương pháp điều trị thông thường, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.

Phẫu thuật phổ biến nhất là hợp nhất khớp vùng chậu. Phẫu thuật này mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau, chống viêm và ngăn ngừa nguy cơ tàn tật. Tuy nhiên phẫu thuật đôi khi sẽ không thành công cũng như tăng nguy cơ gây tổn thương cột sống, dẫn đến đau đớn, áp lực ở lưng dưới mãn tính.

Trước khi phẫu thuật, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về lợi ích và rủi ro phát sinh để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe hiệu quả nhất.

Điều trị viêm khớp vùng chậu sau sinh bao gồm việc sử dụng thuốc, vật lý trị liệu hoặc các phương pháp điều trị tại nhà như chườm nóng, chườm lạnh. Ngoài ra, việc nẹp vùng chậu có thể được áp dụng để ổn định xương chậu và hạn chế các chuyển động không cần thiết. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị phẫu thuật nếu các triệu chứng kéo dài hơn 3 – 6 tháng.

Biện pháp phòng ngừa viêm khớp vùng chậu sau sinh

Viêm khớp vùng chậu là tình trạng phổ biến, nhưng không phải lúc nào cũng có thể ngăn chặn được. Tuy nhiên, việc kết hợp một số lời khuyên sau đây có thể giúp giảm rủi ro, chẳng hạn như:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp, hạn chế các hoạt động yêu cầu đứng hoặc đi lại nhiều
  • Ăn nhiều chất xơ, điều này có thể giúp ngăn ngừa táo bón thai kỳ, giảm áp lực lên vùng chậu và hạn chế nguy cơ viêm khớp
  • Tập thể dục thường xuyên, đều đặn, duy trì hoạt động thể chất sẽ giúp các khớp, cơ hoạt động khỏe mạnh và hạn chế tổn thương
  • Đến bệnh viện nếu nhận thấy các dấu hiệu viêm khớp vùng chậu

Viêm khớp vùng chậu sau sinh có thể gây khó chịu cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua