Bị viêm khớp gối nên ăn gì, kiêng gì hết đau nhanh?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Trong thời gian điều trị viêm khớp gối, người bệnh nên quan tâm đến chế độ ăn uống, chú ý đến các loại thực phẩm nên và không nên tiêu thụ. Bởi việc ăn uống lành mạnh có thể góp phần đẩy lùi tình trạng viêm, giảm đau khớp gối và rút ngắn thời gian phục hồi. Vậy bị viêm khớp gối nên ăn gì, kiêng gì hết đau nhanh? Dưới đây là thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề này.

Bị viêm khớp gối nên ăn gì, kiêng gì hết đau nhanh?
Bị viêm khớp gối nên ăn gì, kiêng gì hết đau nhanh? Cách thiết lập chế độ ăn uống

Bị viêm khớp gối nên ăn gì hết đau nhanh?

Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bệnh nhân giảm viêm, đau, cải thiện tình trạng sưng đỏ và tạo điều kiện thuận lợi chữa lành tế bào tổn thương. Từ đó rút ngắn thời gian hồi phục và sớm đẩy lùi tình trạng viêm khớp gối.

Ngược lại chế độ ăn uống kém lành mạnh có thể làm nặng hơn tình trạng viêm, sưng, đồng thời tăng mức độ đau nhức khiến người bệnh khó chịu. Ngoài ra nguy cơ thoái hóa khớp gối cũng tăng cao khi ăn uống thiếu chất và không lành mạnh.

Vì thế bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối được khuyên nên tăng cường bổ sung dưỡng chất trong các loại thực phẩm dưới đây:

1. Thực phẩm giàu canxi

Thực phẩm giàu canxi là nhóm thực phẩm đầu tiên được khuyên nên thêm vào thực đơn ăn uống của người bị viêm khớp gối. Bởi canxi là một trong những khoáng chất quan trọng và cần thiết nhất của xương. Khoáng chất này tham gia vào quá trình tái tạo xương cho người bị viêm khớp, giảm đau, duy trì mật độ xương và ổn định hệ thống xương khớp.

Bên cạnh đó canxi còn có tác dụng bảo vệ xương và ổ khớp khỏi tổn thương do viêm, hỗ trợ giảm sưng, đẩy lùi viêm, làm chậm quá trình thoái hóa khớp và phòng ngừa các bệnh lý khác như gãy xương, loãng xương…

Để bổ sung đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể, người bệnh nên thêm các loại thực phẩm sau vào thực đơn:

  • Sữa và những chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua…)
  • Các loại rau lá xanh
  • Cá hồi
  • Cá mòi
  • Các loại hạt
  • Hạnh nhân
  • Các loại đậu…
Thực phẩm giàu canxi
Thực phẩm giàu canxi giúp giảm viêm khớp, giảm đau, duy trì mật độ xương và ổn định hệ thống xương khớp

2. Gừng

Những thành phần trong gừng có khả năng kháng viêm cực mạnh. Vì thế chúng được sử dụng rộng rãi trong điều trị viêm khớp gối và được so sánh với các thuốc chống viêm khác. Ngoài ra trong gừng tươi còn chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, cải thiện tình trạng cứng khớp và giảm sưng khớp gối.

Chính vì thế để giải đáp đẩy lùi bệnh viêm khớp gối và các triệu chứng đi kèm người bệnh nên uống một ly trà gừng mỗi ngày hoặc thêm gừng vào món ăn.

3. Cá béo

Việc thêm cá béo và chế độ ăn uống có thể giúp bạn bổ sung đủ lượng vitamin D và axit béo omega-3 cần thiết cho cơ thể. Trong khi đó vitamin D có tác dụng đẩy nhanh quá trình hấp thu canxi của cơ thể, giúp xương khớp chắc khỏe, giảm tổn thương và cảm giác đau nhức do viêm khớp.

Axit béo omega-3 là một thành phần dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những người đang có biểu hiện viêm. Loại chất béo này không chỉ có tác dụng bảo vệ tim mạch mà còn có khả năng nâng cao sức khỏe và chống viêm mạnh, giúp đẩy lùi tình trạng viêm sưng và bảo vệ xương khớp.

Ngoài ra hàm lượng axit béo omega-3 trong cá béo còn có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa của cơ thể, bảo vệ xương và mô mềm, giảm đau nhức, kích thích sản sinh chất hoạt dịch. Điều này giúp chống khô khớp, cứng khớp, phòng ngừa và điều trị viêm khớp gối, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm màng bao hoạt dịch, viêm khớp phản ứng

Để giải đáp viêm khớp gối nên ăn gì, bệnh nhân có thể thêm vào thực đơn các loại cá béo gồm:

  • Cá mòi
  • Cá ngừ
  • Cá hồi
  • Cá thu…
Cá béo
Cá béo chứa nhiều vitamin D và axit béo omega-3 giúp giảm viêm, sưng và cải thiện đau nhức khớp gối

4. Nghệ

Khi bị viêm khớp gối, người bệnh nên uống sữa nghệ hoặc thêm các món ăn có nghệ vào chế độ ăn uống. Bởi lượng Curcumin (diferuloylmethane) trong nghệ có thể mang đến nhiều lợi ích sau:

  • Thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương
  • Đẩy lùi viêm và giảm đau nhức khớp
  • Kháng khuẩn
  • Bảo vệ xương và sụn khớp
  • Tăng cường sức đề kháng và sức khỏe tổng thể.

5. Tỏi

Hàm lượng Allicin trong tỏi được xác định là chất chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh. Do đó việc thường xuyên thêm tỏi vào các món ăn sẽ giúp người bệnh cải thiện bệnh viêm khớp gối, giảm sưng, phòng ngừa nhiễm khuẩn, thoái hóa khớp và giảm đau khớp.

Ngoài ra trong tỏi còn chứa nhiều thành phần có lợi khác. Gồm: Azôene, Phitoncid, Diallil – trisulfide và Diallyl disulfide. Những thành phần này có tác dụng loại bỏ và ngăn chặn hoạt động của các enzym gây thoái hóa và tổn thương sụn khớp. Đồng thời kháng viêm và tăng cường hệ thống miễn dịch.

6. Bông cải xanh

Bông cải xanh là một loại thực phẩm không thể thiếu trong quá trình điều trị viêm khớp gối. Bởi đây là một loại rau xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin (vitamin A, vitamin K, vitamin B9, vitamin C), kali, phốt pho… Những thành phần này có tác dụng duy trì sức khỏe, ổn định hệ thống xương, giảm viêm và chữa lành tổn thương trong ổ khớp.

Bên cạnh đó các chất chống oxy hóa cùng vitamin K, vitamin C có tác dụng chống viêm, bảo vệ sụn và xương dưới sụn, tăng cường sức khỏe và độ dẻo dai cho xương khớp.

Ngoài ra trong thành phần của bông cải xanh còn chứa hoạt chất Sulforaphane. Hoạt chất này có tác dụng trung hòa và ức chế các enzyme gây tổn thương sụn. Từ đó đẩy nhanh tốc độ chữa viêm và phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối.

Bông cải xanh
Bông cải xanh là thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp duy trì sức khỏe, ổn định hệ thống xương và giảm viêm hiệu quả

7. Thực phẩm chứa Bioflavonoids và vitamin C

Bioflavonoids vừa là một chất chống oxy hóa vừa là một nhóm sắc tố thực vật có nhiệm vụ tạo ra màu sắc cho các loại hoa quả giàu vitamin C. Bên cạnh đó chất này còn có tác dụng bảo vệ các cơ quan trong cơ thể cùng với hệ xương khớp khỏi những tổn thương do gốc tự do, phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả.

Vitamin C có tác dụng tăng cường sức khỏe, đảm bảo các hoạt động của hệ miễn dịch, giúp giảm viêm, cải thiện triệu chứng sưng và đau khớp. Ngoài ra loại vitamin này còn có tác dụng chống oxy hóa, tham gia vào quá trình tổng hợp collagen type I và bảo vệ sụn khớp. Đồng thời giảm nguy cơ thoái hóa khớp và loãng xương.

Những loại thực phẩm được liệt kê dưới đây có thể giúp bạn bổ sung đủ lượng Bioflavonoids và vitamin C cần thiết, bao gồm:

  • Cà chua
  • Ớt chuông
  • Các loại trái cây thuộc họ cam quýt như bưởi, cam, quýt…
  • Đu đủ
  • Ổi
  • Dứa
  • Quả anh đào
  • Tỏi tây
  • Hành đỏ, hành tránh
  • Bông cải xanh
  • Khoai tây
  • Dâu tây
  • Quả kiwi
  • Súp lơ trắng…

8. Đậu nành và những chế phẩm từ đậu nành

Đậu nành và những chế phẩm từ đậu nành là nguồn canxi, vitamin (vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin D, vitamin E) và protein dồi dào. Những dưỡng chất này có tác dụng duy trì sự chắc khỏe của xương và ổ khớp, giảm và chống viêm, rút ngắn quá trình chữa lành tổn thương.

Bên cạnh đó hàm lượng vitamin và canxi trong đậu nành còn có tác dụng hạn chế và làm giảm mức độ đau nhức ở khớp gối, cải thiện chức năng khớp, tăng cường sức khỏe tổng thể, phòng ngừa thoái hóa khớp và loãng xương.

Ngoài ra kết quả nghiên cứu cho thấy đậu nành chứa nhiều khoáng chất và thành phần quan trọng khác. Điển hình như chất sắt, kẽm, natri, magie, kali, phốt pho, chất chống đông máu… Những chất này tham gia vào quá trình cân bằng cơ thể và ổn định hoạt động của các cơ quan.

Chính vì những điều trên, nếu muốn tăng cường sức khỏe và giảm viêm khớp gối, người bệnh có thể uống một ly sữa đậu nành hoặc ăn 2 miếng đậu mỗi ngày.

Đậu nành và những chế phẩm từ đậu nành
Đậu nành và những chế phẩm từ đậu nành – Thực phẩm tốt cho bệnh nhân bị viêm khớp gối

9. Thực phẩm giàu Beta carotene

Thực phẩm giàu Beta carotene là một trong những câu trả lời hoàn hảo cho vấn đề “Bị viêm khớp gối nên ăn gì hết đau nhanh?”. Bởi Beta carotene được xác định là chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng bảo vệ ổ khớp khỏi sự tác động tiêu cực của gốc tự do. Từ đó giúp phòng ngừa thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp gối đang tổn thương.

Bên cạnh đó, Beta carotene còn kích thích quá trình làm lành tổn thương ở khớp gối. Điều này giúp giảm đau và hỗ trợ người bệnh đẩy lùi tình trạng viêm khớp.

Dưới đây đều là những loại thực phẩm giàu Beta carotene, bao gồm:

  • Cà rốt
  • Măng tây
  • Mùi tây
  • Quả bơ
  • Cà chua
  •  Khoai lang
  • Lá bạc hà
  • Xà lách
  • Rau bina
  • Các loại rau họ nhà cải…

10. Các loại quả mọng

Các loại quả mọng cũng được thêm vào danh sách những loại thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn uống của người bị viêm khớp gối. Bởi loại thực phẩm này chứa một nguồn vitamin C và chất chống oxy hóa dồi dào, có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, kháng viêm, bảo vệ hệ thống xương và mô mềm khỏi tổn thương bởi gốc tự do.

Vì anthocyanin là một chất chống oxy hóa cực mạnh nên việc thường xuyên ăn các loại quả mọng còn giúp người bệnh làm chậm dấu hiệu lão hóa, phòng ngừa thoái hóa khớp, kháng virus.

Ngoài ra trong quả mọng còn chứa Polyphenolic cùng nhiều khoáng chất. Chất này có tác dụng phòng ngừa và điều trị bệnh Alzheimer và Parkinson, duy trì cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Các loại quả mọng
Các loại quả mọng là nguồn vitamin C và chất chống oxy hóa dồi dào, giúp giảm viêm, phòng ngừa thoái hóa khớp gối

11. Các loại hạt

Theo các chuyên gia xương khớp, bệnh nhân bị viêm khớp gối nên thường xuyên ăn các loại hạt để đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi của cơ thể. Điều này giúp người bệnh tăng cường mật độ xương, giảm tổn thương do viêm khớp gối, hỗ trợ giảm đau và cải thiện hiện tượng cứng khớp.

Ngoài ra các loại hạt còn là nguồn axit béo omega-3 dồi dào. Chất này có tác dụng cải thiện triệu chứng viêm, giảm đau, rất tốt cho người bị viêm khớp gối. Hơn thế, axit béo omega-3 còn có khả năng bảo vệ tim mạch, bảo vệ cơ thể và ổn định hoạt động của các cơ quan.

Tùy vào mỗi loại hạt được tiêu thụ, người bệnh có thể bổ sung thêm vitamin E, vitamin nhóm B, mangan, magie, phốt pho, kẽm, protein, kali, chất chống oxy hóa…

Những loại hạt tốt cho bệnh nhân bị viêm khớp gối gồm:

  • Hạt hạnh nhân
  • Hạt chia
  • Hạt vừng
  • Hạt lanh
  • Hạt cần tây
  • Hạt dẻ (hạt phỉ)
  • Hạt macca
  • Hạt dẻ cười…

12. Rau xanh

Ăn nhiều rau xanh giúp loại bỏ độc tố, đào thải axit uric, giảm cholesterol, giảm cân và duy trì cân nặng ở mức an toàn. Từ đó giúp làm giảm áp lực lên khớp gối, hỗ trợ điều trị viêm, giảm đau và hạn chế đau tái phát.

Bên cạnh đó rau xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất cùng các chất chống oxy hóa có tác dụng tăng cường sức khỏe xương, giảm tổn thương, giúp khớp gối linh hoạt, phòng ngừa viêm và thoái hóa khớp.

Ngoài ra lượng vitamin K trong rau xanh có tác dụng kích thích quá trình sản sinh và kích hoạt osteocalcin. Trong khi đó osteocalcin là một protein đặc biệt giúp tăng khả năng hấp thu canxi. Từ đó giúp hệ thống xương khỏe và bền bỉ hơn. Vì thế rau xanh chính là loại thực phẩm giúp bệnh nhân giải đáp bị viêm khớp gối nên ăn gì.

Rau xanh
Ăn nhiều rau xanh giảm tổn thương, điều trị viêm, giúp khớp gối linh hoạt, phòng ngừa cứng và thoái hóa khớp

Bị viêm khớp gối nên kiêng gì?

Để điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, người bệnh cũng cần lưu ý đến những loại thực phẩm kém lành mạnh, không nên sử dụng. Bởi một số loại thực phẩm có khả năng kích thích phản ứng viêm, làm nặng hơn bệnh viêm khớp gối và các triệu chứng, tăng tốc độ thoái hóa mô sụn.

Vì thế bên cạnh các thực phẩm cần bổ sung, người bệnh cũng cần kiêng sử dụng những loại thực phẩm dưới đây:

1. Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ

Việc tiêu thụ những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ có thể kích thích các phản ứng viêm xuất hiện, làm nặng thêm tình trạng viêm khớp, bệnh nhân đau nhiều và có nguy cơ khô khớp, cứng khớp.

Ngoài ra thường xuyên ăn gà rán, khoai tây/ khoai lang chiên, đồ chiên xào và những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ khác còn khiến cân nặng tăng cao, cản trở quá trình lưu thông máu. Đồng thời tạo áp lực cho khớp gối, giảm khả năng hấp thu canxi và tăng tốc độ thoái hóa khớp.

Hơn thế ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ còn gây khó tiêu, ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa, gan, thận và tim mạch.

2. Thực phẩm chứa nhiều đường/ muối

Thực phẩm chứa nhiều đường/ muối làm tăng nguy cơ phát sinh và tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm xương khớp. Đồng thời làm nặng hơn biểu hiện cứng khớp, sưng và đau nhức, bệnh nhân gặp khó khăn khi vận động và đi lại. Nguyên nhân là do thực phẩm chứa nhiều đường/ muối thuộc nhóm thực phẩm có khả năng kích thích sự tiến triển của những phản ứng viêm.

Ngoài ra thường xuyên ăn thực phẩm quá ngọt còn làm tăng nguy cơ thừa cân – béo phì. Đây chính là nguyên nhân làm nặng hơn tình trạng viêm xương khớp, tăng tốc độ thoái hóa và khiến bệnh nhân bị đau nhiều. Thực phẩm quá mặn, nhiều muối làm ảnh hưởng đến tim mạch và thận.

Thực phẩm chứa nhiều đường/ muối
Thực phẩm chứa nhiều đường/ muối làm tăng mức độ viêm, nặng hơn biểu hiện cứng khớp, sưng và đau nhức

3. Thực phẩm lên men

Thực phẩm lên men là nhóm thực phẩm cần tránh khi bị viêm khớp gối. Cụ thể như dưa muối, cà muối, măng chua… Bởi nhóm thực phẩm này chứa muối và hàm lượng axit oxalic. Đây là những chất làm tăng mức độ viêm ở khớp gối và làm phát sinh một đợt viêm mới.

Bên cạnh đó muối và axit oxalic còn khiến khớp gối tổn thương nặng, thường xuyên đau nhức, giảm khả năng hấp thu canxi của cơ thể. Đồng thời làm tăng nguy cơ tích tụ axit uric do chức năng đào thải của thận bị suy yếu.

4. Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều dầu mỡ, muối và chất bảo quản. Những chất này có thể khiến các đợt viêm cấp tính bùng phát dữ dội, giảm khả năng hấp thu canxi của cơ thể và cản trở quá trình chữa lành tổn thương ở bệnh nhân bị viêm khớp gối.

Bên cạnh đó những thành phần nêu trên còn làm nặng hơn tình trạng đau nhức và cứng khớp, khiến khớp gối sưng to, nóng đỏ, bệnh nhân khó vận động và kèm theo nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

Thực phẩm chế biến sẵn
Bệnh nhân bị viêm khớp gối không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn để phòng ngừa viêm khớp tiến triển

5. Nội tạng động vật

Nội tạng động vật chứa nhiều mỡ và chất béo không lành mạnh. Chúng có thể làm phát sinh những đợt viêm cấp tính, tăng mức độ tổn thương ổ khớp và khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó các thành phần trong nội tạng còn làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Điều này làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu về khớp, cản trở quá trình chữa lành tổn thương ở khớp gối, tăng nguy cơ viêm khớp tiến triển và thoái hóa khớp.

6. Thịt đỏ

Bệnh nhân bị viêm khớp gối không nên tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ. Vì trong loại thực phẩm này chứa một lượng lớn chất đạm. Việc tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ có thể thúc đẩy các phản ứng viêm xuất hiện, làm nặng hơn tình trạng sưng khớp, đau nhức, cứng và nóng đỏ ở các khớp đang bị tổn thương.

Những loại thịt đỏ cần hạn chế khi bị viêm khớp dạng thấp gồm:

  • Thịt dê
  • Thịt bò
  • Thịt ngựa
  • Thịt trâu…
Thịt đỏ
Tránh ăn nhiều thịt đỏ trong điều trị viêm khớp gối để phòng ngừa viêm, sưng và đau khớp gối nghiêm trọng

7. Lúa mạch, yến mạch và lúa mì

Cả lúa mạch, yến mạch và lúa mì đều giàu dinh dưỡng và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên chúng không được khuyến cáo sử dụng trong thời gian chữa bệnh viêm khớp gối. Bởi trong nhóm thực phẩm này chứa một lượng lớn gluten – đây chính là một trong những tác nhân hàng đầu gây phản ứng viêm tại khớp. Vì thế khi mắc bệnh viêm khớp nói chung và viêm khớp gối nói riêng, người bệnh không nên tiêu thụ lúa mạch, yến mạch và lúa mì.

8. Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa

Không nên thêm thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa vào chế độ ăn uống khi mắc bệnh viêm khớp gối. Cụ thể như dăm bông, xúc xích, pizza, hamburger, thức ăn nhanh, sữa nguyên chất… Bởi chất này có khả năng làm tăng mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm sưng, khiến sụn khớp suy yếu và khó phục hồi.

Bên cạnh đó chất béo bão hòa còn khiến những cơn đau khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn, đau thường xuyên và dai dẳng hơn. Hơn thế nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa còn là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về tim mạch, bệnh tiểu đường và huyết áp.

9. Đồ uống chứa cồn và chất kích thích

Trong thời gian chữa viêm khớp gối, người bệnh cần tránh tiêu thụ đồ uống chứa cồn và chất kích thích như rượu, bia, cà phê… Bởi lượng cồn trong các loại rượu, bia có thể tương tác với thuốc điều trị dẫn đến tăng/ giảm hiệu quả chữa bệnh. Đồng thời làm tăng nguy cơ hình thành những tác dụng phụ nghiêm trọng.

Hơn thế các loại đồ uống chứa cồn và chất kích thích còn làm tăng mức độ viêm, sưng của các khớp, tạo ra những phản ứng tiêu cực cho hệ thần kinh, làm nặng hơn cơn đau, giảm mật độ xương và ổ khớp suy yếu. Điều này khiến bệnh nhân dễ gãy xương, khó khăn hơn khi vận động và cử động khớp gối.

Bên cạnh đó rượu, bia còn khiến nồng độ axit lactic trong cơ thể tăng cao. Điều này dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng thận do làm việc liên tục trong thời gian. Đồng thời làm tăng nguy cơ tích tụ axit uric, gây đau nhức, viêm, phù khớp, tổn thương khớp khó phục và mắc bệnh gout.

Đồ uống chứa cồn và chất kích thích
Đồ uống chứa cồn và chất kích thích làm tăng mức độ viêm, sưng, bệnh nhân đau nặng hơn và giảm mật độ xương

Với những thông tin quan trọng nêu trên, hi vọng người bệnh có thể hiểu hơn về vấn đề “Bị viêm khớp gối nên ăn gì, kiêng gì hết đau nhanh?”. Đồng thời thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp với từng tình trạng cụ thể. Từ đó giúp hệ xương khớp khỏe, hỗ trợ quá trình chữa lành tổn thương, đẩy lùi tình trạng viêm, sưng, giảm cứng khớp gối và kiểm soát cơn đau.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua