Hướng dẫn phân biệt thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp là hai dạng viêm khớp phổ biến nhất. Cả hại bệnh lý này đều gây đau và tổn thương khớp, nhưng cách điều trị rất khác nhau. Do đó, người bệnh cần phân biệt thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp để có kế hoạch chăm sóc phù hợp.

Cách phân biệt thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp
Phân biệt thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp để có kế hoạch điều trị phù hợp

Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp là gì?

Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp là hai loại viêm khớp phổ biến, có thể gây đau và tổn thương khớp. Cả hai bệnh lý này có chung một số triệu chứng, tuy nhiên viêm khớp dạng thấp có thể gây ảnh hưởng nhiều hơn một khớp và có xu hướng đối xứng ở hai bên cơ thể. Trong khi đó, thoái hóa khớp thường chỉ ảnh hưởng đến một khớp và chỉ xảy ra ở một bên cơ thể.

  • Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn dịch, xảy ra khi hệ thống miễn dịch hoạt động không đúng cách. Khi cơ thể khỏe mạnh, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công các tác nhân gây hại cho cơ thể, chẳng hạn như vi khuẩn và virus. Tuy nhiên, ở người viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công các mô khỏe mạnh trong cơ thể, dẫn đến viêm và đau đớn.
  • Thoái hóa khớp không phải bệnh tự miễn. Bệnh xảy ra khi các sụn (mô xốp) ở giữa các khớp bị tổn thương, thường là do hao mòn theo thời gian. Điều này có thể khiến các xương cọ xát vào nhau, dẫn đến đau nhức.

Cách phân biệt thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp

Cả thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp đều dẫn đến viêm khớp, tuy nhiên nguyên nhân và cách điều trị của các bệnh lý này hoàn toàn khác nhau. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu cách phân biệt hai loại bệnh này để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Cụ thể như sau:

1. Đặc điểm bệnh

Cách các khớp bị ảnh hưởng:

  • Viêm khớp dạng thấp: Hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô khớp, dẫn đến viêm, đau đớn, cứng khớp và sưng tấy
  • Thoái hóa khớp: Sụn khớp bị phá hủy theo thời gian, dẫn đến đau khớp, cứng khớp và sưng tấy.

Rủi ro giới tính:

  • Viêm khớp dạng thấp: Tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao gấp 2 đến 3 lần so với nam giới.
  • Thoái hóa khớp: Phổ biến hơn nam giới trước 45 tuổi và phụ nữ sau 45 tuổi.

Độ tuổi mắc bệnh:

  • Viêm khớp dạng thấp: Có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường phổ biến ở tuổi trung niên.
  • Thoái hóa khớp: Thường bắt đầu ở tuổi trung niên và trở nên phổ biến hơn theo tuổi tác. Tuy nhiên những người trẻ tuổi cũng có thể bị thoái hóa khớp, thường liên quan đến nguyên nhân chấn thương khớp.

Tình trạng đau và cứng khớp:

  • Viêm khớp dạng thấp: Có thể kéo dài hơn 30 phút sau khi thức dậy.
  • Thoái hóa khớp: Có thể được cải thiện trong vòng 30 phút sau khi thức dậy.

Ảnh hưởng đến các khớp ở hai bên cơ thể:

  • Viêm khớp dạng thấp: Là kiểu viêm đối xưng và có thể gây ảnh hưởng đến các khớp ở cả hai bên cơ thể.
  • Thoái hóa khớp: Thường chỉ gây ảnh hưởng đến một khớp và thường không đối xứng ở hai bên cơ thể. Trong trường hợp viêm nhiều khớp, mức độ ảnh hưởng có thể khác nhau.

2. Các khớp thường bị ảnh hưởng nhất

Người bệnh có thể phân biệt thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp thông qua các khớp bị ảnh hưởng, chẳng hạn như:

Viêm khớp dạng thấp:

  • Thường bắt đầu gây ảnh hưởng đến các khớp nhỏ hơn trong cơ thể, chẳng hạn như cứng và sưng ở các khớp ngón tay
  • Sau khi tiến triển bệnh có thể gây ảnh hưởng đến các khớp lớn hơn, chẳng hạn như đầu gối, vai và mắt cá chân
phân biệt thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp có xu hướng gây viêm đối xứng trong khi thoái hóa khớp chỉ ảnh hưởng đến một khớp

Thoái hóa khớp:

  • Thoái hóa khớp thường kém đối xứng và thưởng chỉ ảnh hưởng đến một khớp riêng lẻ
  • Khi ảnh hưởng đối xương, chẳng hạn như đau ở cả hai bên đầu gối trái và phải, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng thường khác nhau
  • Thoái hóa khớp thường ảnh hưởng đến các khớp lớn hơn, chẳng hạn như hông, đầu gối và cột sống

3. Nguyên nhân gây bệnh

Thoái hóa khớp:

Thoái hóa khớp xảy ra khi sụn bảo vệ khớp bị hao mòn và xương bắt đầu cọ xát với nhau. Sự hao mòn này có thể xảy ra do các chuyển động lặp lại thường xuyên, chẳng hạn như khi chơi thể thao hoặc thực hiện các động tác gây áp lực lên khớp.

Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ có thể gây thoái hóa khớp, bao gồm:

  • Chấn thương khớp
  • Sử dụng các khớp lặp lại thường xuyên hoặc gây căng thẳng lên các khớp
  • Thừa cân, béo phì
  • Có tiền sử gia đình bị thoái hóa khớp
phân biệt viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp
Thóa hóa khớp xảy ra do hao mòn tự nhiên trong khi viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn

Viêm khớp dạng thấp:

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn dịch, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh trong khớp. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này chưa được xác định. Tuy nhiên, phản ứng miễn dịch này có thể liên quan đến các yếu tố di truyền và môi trường, bao gồm cả việc hút thuốc lá hoặc béo phì.

4. Dấu hiệu nhận biết

Cả viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp đều có một số dấu hiệu chung, chẳng hạn như:

  • Đau khớp
  • Cứng khớp
  • Sưng tấy, nhưng viêm khớp dạng thấp nghiêm trọng hơn
  • Hạn chế khả năng vận động ở các khớp bị ảnh hưởng
  • Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn vào buổi sáng

Mặc dù có một số triệu chứng chung, tuy nhiên người bệnh có thể phân biệt thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp thông qua các điểm khác biệt như:

Thoái hóa khớp:

  • Đau ở khớp bị ảnh hưởng sau khi thực hiện các hoạt động lặp lại thường xuyên
  • Cứng khớp vào buổi sáng và kéo dài ít hơn 30 phút
  • Đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn vào cuối ngày
  • Sưng, nóng khớp và cứng khớp bị ảnh hưởng sau một thời gian dài không hoạt động
  • Có thể phát triển gai xương và gây hạn chế khả năng hoạt động
điểm khác nhau giữa viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp nghiêm trọng hơn sau một số hoạt động trong khi viêm khớp dạng thấp gây cứng khớp kéo dài vào buổi sáng

Viêm khớp dạng thấp:

  • Đau đớn nghiêm trọng
  • Sưng hoặc tràn dịch khớp
  • Cứng khớp
  • Đỏ và ấm ở các khớp bị ảnh hưởng
  • Hạn chế phạm vi hoạt động
  • Cứng khớp vào buổi sáng kéo dài hơn 1 giờ
  • Thường gây ảnh hưởng đến các khớp nhỏ trong cơ thể, chẳng hạn như khớp ngón tay hoặc ngón chân
  • Xuất hiện các nốt thấp khớp
  • Gây ảnh hưởng đến các đối xứng ở hai bên cơ thể, chẳng hạn như hai bên đầu gối
  • Có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác ngoài khớp, chẳng hạn như phổi, tim và thận

Ngoài ra, đôi khi viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến một số biến chứng toàn thân, chẳng hạn như:

  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Ăn mất ngon
  • Sụt giảm cân

5. Phương pháp điều trị

Bên cạnh cách biện pháp phân biệt thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp cơ bản, các biện pháp điều trị hai bệnh lý này cũng khác nhau. Tuy nhiên, mục tiêu chính trong các biện pháp điều trị thường bao gồm:

  • Giảm đau
  • Chống viêm
  • Cải thiện chức năng khớp
  • Giảm thiểu tổn thương khớp và ngăn ngừa nguy cơ tàn tật

Bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị khác nhau, tùy thuộc vào loại và tình trạng viêm khớp. Tuy nhiên, thuốc chống viêm và thuốc corticosteroid thường được chỉ định cho cả hai trường hợp để cải thiện các triệu chứng. Ngoài ra, vật lý trị liệu, chườm nóng, chườm lạnh, tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống có thể hỗ trợ quá trình điều trị cả hai bệnh lý này.

Đối với những trường hợp nghiêm trọng ở cả hai tình trạng này, phẫu thuật có thể được đề nghị để giảm đau và ngăn ngừa các rủi ro liên quan. Các loại phẫu thuật thường bao gồm thay khớp nhân tạo, hợp nhất khớp hoặc loại bao hoạt dịch khớp.

Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp cũng thường có sự khác biệt lớn đối với thoái hóa khớp. Cụ thể, sự khác nhau này bao gồm:

Thoái hóa khớp:

Các lựa chọn điều trị cho bệnh thoái hóa khớp thường tập trung vào mục đích giảm đau và phục hồi chức năng cho khớp bị ảnh hưởng. Các biện pháp phổ biến thường được chỉ định bao gồm:

  • Vật lý trị liệu để tăng cường và ổn định khớp
  • Sử dụng nẹp hoặc băng hỗ trợ khớp
  • Dành thời gian nghỉ ngơi
  • Giảm cân
  • Chườm nóng hoặc lạnh
  • Các phương pháp thay thế, chẳng hạn như châm cứu, xoa bóp massage

Bên cạnh đó, các loại thuốc điều trị thoái hóa khớp thường bao gồm:

  • Kem hoặc gel thoa để giảm đau
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Thuốc giảm đau, chẳng hạn như acetaminophen
  • Thuốc chống trầm cảm có thể làm dịu cơn đau mãn tính, chẳng hạn như Cymbalta
  • Tiêm steroid
điều trị viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp
Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp được điều trị theo nhiều cách khác nhau

Viêm khớp dạng thấp:

Phương pháp điều trị chính cho sử dụng thuốc. Có 5 loại thuốc phổ biến được sử dụng để cải thiện tình trạng này, bao gồm:

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc chống viêm không kê đơn (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen, celebrex và naproxen
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD), chẳng hạn như methotrexate
  • Corticosteroid, chẳng hạn như prednisone và hydrocortisone
  • Thuốc sinh học, chẳng hạn như Enbrel, Remicade, Humira, Rituxan và Orencia

Ngoài ra, tiêm steroid có thể là một phương pháp điều trị thay thế hoặc bổ sung được sử dụng kết hợp với các loại thuốc.

Có thể bị thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp cùng nhau không?

Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp có khả năng xảy ra cùng với nhau. Chấn thương khớp trong quá khứ có thể dẫn đến cả hai loại viêm khớp này, tuy nhiên người bệnh có khả năng bị thoái hóa khớp hơn khi già đi.

Tương tự, ở người bệnh viêm khớp dạng thấp, người bệnh cũng có nguy cơ thoái hóa khớp cao. Tình trạng này được gọi là thoái hóa khớp thứ phát. Tuy nhiên không phải tất cả những người viêm khớp dạng thấp đều phát triển tình trạng thoái hóa khớp.

Ở người có cả hai tình trạng viêm khớp cùng một lúc,việc điều trị và quản lý các triệu chứng có thể gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và có kế hoạch cải thiện các triệu chứng phù hợp.

Phòng ngừa các bệnh viêm khớp

Không có biện pháp phòng ngừa tất cả các nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp, chẳng hạn như tuổi tác, rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc di truyền. Tuy nhiên, xây dựng lối sống lành mạnh và tăng cường sức khỏe tổng thể có thể hỗ trợ phòng ngừa hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

phòng ngừa viêm khớp
Thường xuyên tập thể dục để cải thiện các triệu chứng viêm khớp

Cụ thể, các phương pháp phòng ngừa bao gồm:

  • Bổ sung axit béo omega 3, chẳng hạn như thường xuyên ăn cá hồi, cá thu, cá mòi hoặc các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, có thể hỗ trợ giảm viêm trong cơ thể và cải thiện tình trạng viêm khớp.
  • Kiểm soát cân nặng có thể hạn chế áp lực tác động lên khớp và ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa khớp. Đối với người viêm khớp dạng thấp, giảm cân có thể làm chậm tác động của bệnh và hạn chế nguy cơ tàn tật.
  • Tập thể dục thường xuyên có thể giảm bớt căng thẳng và tăng cường sức mạnh cho các cơ xung quanh khớp. Thường xuyên vận động cũng có thể hỗ trợ ổn định khớp và bảo vệ khớp khỏi các hao mòn khác.
  • Tránh các chấn thương, chẳng hạn như va chạm thể thao hoặc té ngã, điều này có thể gây hỏng sụn và khiến khớp hao mòn nhanh hơn. Để tránh các chấn thương, người bệnh nên sử dụng các thiết bị an toàn khi chơi thể thao và sử dụng các kỹ thuật phù hợp, chính xác.
  • Sử dụng đúng kỹ thuật khi ngồi làm việc, nâng vật nặng, đi và đứng để tránh các căng thẳng hàng ngày lên khớp.
  • Tái khám đúng hẹn hoặc đến bệnh viện nếu các triệu chứng viêm khớp trở nên nghiêm trọng. Điều trị sớm và đúng cách là cách tốt nhất để tránh các rủi ro liên quan.

Thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp là hai dạng viêm khớp mãn tính có thể gây đau đớn và cứng khớp. Cả hai tình trạng này đều có thể trở nên nghiêm trọng theo thời gian nếu không được điều trị phù hợp.

Mặc dù thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp có một số triệu chứng tương tự, tuy nhiên nguyên nhân và cách điều trị hoàn toàn khác nhau. Do đó, tìm hiểu cách phân biệt hai tình trạng này để có biện pháp điều trị hiệu quả và phù hợp.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua