7 Cách Sử Dụng Ngải Cứu Chữa Đau Khớp Gối Từ Dân Gian

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Dùng ngải cứu chữa đau khớp gối là bài thuốc dân gian quen thuộc, được người bệnh đánh giá cao về hiệu quả giảm đau và hỗ trợ phục hồi khả năng vận động linh hoạt của khớp. Áp dụng bài thuốc đúng cách cũng mang lại hiệu quả thư giãn, cải thiện giấc ngủ và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.

ngải cứu có tác dụng gì
Tìm hiểu cách dùng ngải cứu chữa đau khớp gối hiệu quả và nhanh chóng

Dùng ngải cứu chữa đau khớp gối có hiệu quả không?

Ngải cứu là thực vật có hoa, mùi thơm, thường được sử dụng để kiểm soát các tình trạng như lo lắng quá mức, các vấn đề tiêu hóa, kinh nguyệt không đều và một số bệnh lý khác. Cả rễ, lá, thân và hoa ngải cứu đều được ứng dụng trong Y học cổ truyền để làm dịu các cơn đau nhức xương khớp, hỗ trợ điều trị viêm đau khớp, thoái hóa khớp, thấp khớp.

Theo Y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, vị đắng, có tác dụng tăng cường khí huyết, làm giảm tình trạng đau bụng do hàn khí xâm nhập, góp phần trừ hàn thấp, làm ấm các khớp, giảm đau và phục hồi khả năng vận động linh hoạt của khớp gối. Nhờ vào dược tính và hiệu quả cao, ngải cứu thường được ứng dụng trong các bài thuốc điều trị viêm đau khớp, đau đầu, đau thần kinh tọa và các vấn đề đau nhức xương khớp khác.

Y học hiện đại cũng cho biết, ngải cứu có chứa nhiều tinh dầu, mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau, chống viêm. Bên cạnh đó, ngải cứu cũng có chứa các hợp chất absinthin và absinthe, là các hoạt chất kháng viêm tự nhiên, hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng viêm khớp ở đầu gối. Ngoài ra, ngải cứu có hương thơm tự nhiên, có thể làm dịu tâm trí, thư giãn, giảm căng thẳng, từ đó nâng cao chất lượng giấc ngủ và phục hồi sức khỏe tổng thể.

Dùng ngải cứu chữa đau khớp gối là phương pháp hiệu quả cao, đơn giản và có chi phí thấp. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp cần đảm bảo đúng phương pháp và chỉ dẫn của thầy thuốc để tránh các rủi ro phát sinh.

Gợi ý 7 cách chữa đau đầu gối bằng ngải cứu hiệu quả nhanh chóng

Có một số cách dùng ngải cứu chữa đau khớp gối mang lại hiệu quả cao và an toàn, người bệnh có thể tham khảo, chẳng hạn như:

1. Nước sắc ngải cứu trị viêm khớp gối

Sử dụng nước sắc ngải cứu điều trị các cơn đau đầu gối là bài thuốc đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Cụ thể bài thuốc này có tác dụng tán huyết ứ, thông kinh lạc, hỗ trợ giảm đau nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh đó, bài thuốc cũng giúp kiểm soát tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, hỗ trợ chống viêm, kháng khuẩn và nâng cao chất lượng cuộc sống.

nước sắc ngải cứu có tác dụng gì
Uống nước sắc ngải cứu góp phần chống viêm, giảm sưng và giảm đau hiệu quả

Cách thực hiện bài thuốc như sau:

  • Dùng một bó ngải cứu tươi, nhặt sạch lá úa, rửa sạch để loại bỏ các tạp chất
  • Cho ngải cứu vào ấm cùng 500 ml nước, đun đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa, đun thêm 20 phút
  • Lọc lấy nước, chia thành 3 lần, dùng uống trong ngày, khi dùng thì hâm nóng lại

Nước sắc ngải cứu được sử dụng trong ngày, không được để qua đêm, kể cả bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng nước sắc ngải cứu thường xuyên để kiểm soát cơn đau, chống viêm và bảo vệ hệ xương khớp.

2. Trà ngải cứu chữa đau đầu gối

Trà ngải cứu là bài thuốc dân gian giúp làm dịu hệ thống tiêu hóa, điều trị các chứng chướng bụng, khó tiêu, ợ nóng, đầy hơi. Bên cạnh đó, trà ngải cứu cũng có tác dụng chống viêm, giảm đau, hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp, bệnh gout và một số nguyên nhân gây đau đầu gối  khác.

Trà ngải cứu có vị đắng nhẹ, mùi thơm, rất dễ chịu, mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái, giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ và hỗ trợ phục hồi sức khỏe xương khớp.

Cách pha trà ngải cứu chữa đau đầu gối:

  • Dùng một lượng ngải cứu vừa đủ, rửa sạch, để ráo nước, mang đi phơi hoặc sấy khô để làm trà.
  • Mỗi lần pha thì dùng 1 – 2 thìa cà phê (khoảng 1.2 – 2.4 gram), ủ cùng 250 – 300 ml nước sôi trong 5 – 10 phút. Nếu yêu thích vị trà đậm hơn, người bệnh có thể ngâm trà khoảng 15 phút.
  • Lọc lấy phần nước trà, bỏ bả, dùng uống ngay hoặc có thể pha thêm một ít mật ong hoặc các chất làm ngọt khác để nâng cao hương vị.

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp ngải cứu và hoa cúc để nâng cao hiệu quả thư giãn.

3. Bài thuốc từ mật ong và ngải cứu

Bài thuốc kết hợp mật ong và ngải cứu chữa đau khớp gối mang lại hiệu quả cao, được nhiều người bệnh tin tưởng, áp dụng. Mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, khi được kết hợp với ngải cứu sẽ nâng cao hiệu quả kiểm soát các triệu chứng viêm khớp ở đầu gối, từ đó giảm đau và ổn định sức khỏe tổng thể.

Bên cạnh đó, bài thuốc này cũng giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, góp phần kiểm soát các triệu chứng viêm khớp nhiễm khuẩn và nhiều vấn đề xương khớp khác.

Bài thuốc được thực hiện như sau:

  • Dùng một nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch, để ráo nước
  • Xay hoặc giã nhuyễn ngải cứu, lọc lấy phần nước cốt
  • Cho 2 thìa cà phê mật ong vào nước cốt ngải cứu, khuấy đều, dùng uống
  • Sử dụng bài thuốc 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và tối

4. Lá lốt và ngải cứu chữa viêm đau khớp

Lá lốt và ngải cứu đều là các loại dược liệu có tác dụng chống viêm, giảm đau, hỗ trợ điều trị các chứng đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp gối và các vấn đề khác. Cụ thể, lá lốt có chứa nhiều alkaloid, các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn, tinh dầu, được sử dụng để cải thiện các triệu chứng viêm, sưng tấy, đỏ và nóng rát ở khớp.

Muối rang ngải cứu có tác dụng gì
Kết hợp lá lốt và ngải cứu có thể nâng cao hiệu quả giảm đau nhức đầu gối

Cách dùng lá lốt và ngải cứu chữa đau khớp gối như sau:

  • Dùng 1 nắm lá lốt và 1 nắm ngải cứu, rửa sạch, để ráo nước
  • Cho cả hai loại dược liệu vào chảo nóng, sao đến khi dược liệu đổi màu
  • Bọc hỗn hợp lá lốt và ngải cứu trong khăn mỏng, chườm lên đầu gối để giảm viêm và đau
  • Kiên trì thực hiện bài thuốc 2 – 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất

5. Giấm táo và ngải cứu trị đau đầu gối

Giấm táo có tính kiềm, đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, thường được sử dụng để giảm đau, cải thiện tình trạng cứng khớp. Nếu được kết hợp với ngải cứu, bài thuốc có thể giúp làm dịu cơn đau, góp phần chống viêm và ngăn ngừa các biến chứng phát sinh.

Cách thực hiện bài thuốc như sau:

  • Dùng một nắm lá ngải cứu, rửa sạch, để ráo nước, cho vào cối giã nhuyễn
  • Thêm 1 thìa cà phê giấm táo vào hỗn hợp ngải cứu, trộn đều
  • Làm nóng chảo, cho hỗn hợp ngải cứu và giấm táo vào, đun nóng lên
  • Cho hỗn hợp vào vải mỏng, chườm lên đầu gối đến khi nguội hẳn

Lưu ý khi chườm cần chú ý nhiệt độ của bài thuốc và di chuyển túi dược liệu thường xuyên. Tránh giữ túi dược liệu tại cùng một vị trí quá lâu, điều này có thể gây bỏng và tổn thương da.

6. Ngải cứu kết hợp với muối biển trị đau đầu gối

Muối biển có tính kháng khuẩn, kháng viêm và sát trùng. Khi kết hợp với ngải cứu, bài thuốc có thể giúp kiểm soát các cơn đau nhức đầu gối, mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người bệnh.

Cách thực hiện bài thuốc như sau:

  • Dùng 1 nắm lá ngải cứu, rửa sạch, để ráo nước
  • Làm nóng chảo, cho ngải cứu vào cùng 1 thìa canh muối biển, sao với lửa nhỏ đến khi lá ngải cứu chuyển màu
  • Cho hỗn hợp vào khăn mỏng, chườm lên đầu gối
  • Kiên trì thực hiện biện pháp 2 – 3 lần mỗi ngày, liên tục trong 2 – 3 tuần để kiểm soát cơn đau hiệu quả

7. Món ăn từ ngải cứu chữa đau khớp gối

Các món ăn từ ngải cứu mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, hỗ trợ chống viêm, kiểm soát tình trạng viêm đau khớp và phục hồi sức khỏe tổng thể. Dưới đây là các món ăn phổ biến:

Gà ác hầm ngải cứu:

  • Dùng 1 con gà ác khoảng 2 kg, 120 gram ngải cứu, nước dùng xương gà khoảng 600 ml, nếu không có, có thể sử dụng nước lạnh, 1 củ nghệ, ½ củ gừng, 10 ml rượu trắng, gia vị vừa đủ
  • Gừng, nghệ gọt vỏ, rửa sạch, băm nhỏ, ngải cứu nhặt các lá già, lá úa, rửa sạch, để ráo nước, phần gốc, thân già của ngải cứu và gừng, nghệ băm nhỏ thì cho vào túi nhỏ, thắt chặt miệng túi lại
  • Gà làm sạch, xát với ít muối biển, rửa sạch, để ráo nước
  • Nhồi một ít lá ngải cứu vào bụng hà, dùng tăm để đóng bụng gà
  • Xếp một lớp lá ngải cứu ở đáy nồi, đặt gà lên trên, cho đó cho túi lọc thân rễ ngải cứu lên bụng gà, đổ ngập nước, đun đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa, tiếp tục đun trong 20 – 30 phút
  • Tắt bếp, ủ gà trong nồi khoảng 30 phút nữa thì nêm nếm gia vị vừa ăn, sau đó cho thêm rượu trắng, đảo đều, rượu sẽ giúp món ăn dậy mùi, thơm và nâng cao hương vị

Món ăn này thơm mùi ngải cứu, thịt gà mềm, có thể sử dụng kèm cơm hoặc ăn như món bồi bổ, tăng cường sức khỏe.

Ngải cứu chữa đau khớp gối
Trứng chiên ngải cứu là món ăn bổ dưỡng, hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả

Trứng chiên ngải cứu:

  • Dùng 1 nắm lá ngải cứu, rửa sạch, để ráo nước, 1 củ hành khô, bóc vỏ, thái thành các lát mỏng
  • Đập 3 quả trứng gà vào tô, sau đó cho ngải cứu vào, nêm thêm 1 thìa cà phê nước mắm, ½ thìa cà phê bột ngọt, ½ thìa cà phê tiêu và hành khô thái lát, đánh đều
  • Làm nóng chảo, cho một lượng dầu ăn vừa đủ, đến khi dầu nóng thì cho trứng vào chiên ở nhiệt độ vừa phải, không nên để lửa quá to hoặc quá thấp
  • Rán trứng trong khoảng 1 phút hoặc đến khi mặt trứng se lại thì có thể lật mặt và rán thêm 1 phút nữa
  • Cho trứng ra đĩa, có thể dùng kèm cơm nóng

Món ăn có thể giúp nâng cao sức khỏe, hỗ trợ kiểm soát tình trạng đau nhức xương khớp, đau đầu gối và đau đầu thường xuyên.

Trứng hấp ngải cứu:

  • Dùng 100 gram thịt heo băm nhuyễn, ướp cùng 1 củ hành tím băm nhỏ, một ít muối và tiêu trong 10 phút
  • Đánh đầu 3 quả trứng gà cùng một ít muối và hạt tiêu
  • Dùng 20 gram ngải cứu, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ
  • Cho ngải cứu, thịt heo trong bát trứng, trộn đều, cho vào nồi hấp cách thủy trong 15 phút là có thể sử dụng được

Lưu ý khi dùng ngải cứu chữa đau khớp gối

Cách dùng ngải cứu chữa đau khớp gối an toàn và hiệu quả cao đối với hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên sử dụng dược liệu này để tránh gây co thắt tử cung và sảy thai. Ngoài ra, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này.

Trong quá trình sử dụng ngải cứu, người bệnh cần chú ý các dấu hiệu dị ứng, chẳng hạn như:

  • Phát ban
  • Ngứa miệng
  • Đau đầu
  • Sưng môi
  • Đau dạ dày
  • Buồn nôn hoặc nôn

Ngoài ra, để phương pháp dùng ngải cứu chữa đau khớp gối mang lại hiệu quả tốt, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

  • Bài thuốc này chỉ phù hợp với các cơn đau nhẹ đến trung bình. Do đó, các cơn đau dữ dội cần được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên môn.
  • Hiệu quả kiểm soát cơn đau đầu gối có thể khác nhau ở mỗi người bệnh. Do đó, điều quan trọng là kiên trì và thực hiện biện pháp đúng hướng dẫn.
  • Khi chườm ngải cứu lên da cần chú ý nhiệt độ và kiểm tra dị ứng để tránh gây tổn thương bề mặt da.
  • Không nên lạm dụng bài thuốc, bởi vì sử dụng ngải cứu với liều cao có thể gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa.
  • Nếu nhận thấy các dấu hiệu như nôn, co giật, cần ngừng áp dụng biện pháp, đến bệnh viện hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể nhất.
  • Thường xuyên tập thể dục, dành thời gian nghỉ ngơi và vật lý trị liệu theo hướng dẫn để nâng cao hiệu quả kiểm soát cơn đau đầu gối.

Dùng ngải cứu chữa đau khớp gối giúp kiểm soát các triệu chứng nhanh chóng, hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên đến bệnh viện để được chăm sóc sức khỏe kịp thời.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua