5 Cách Điều Trị Viêm Gân Bằng Đông Y Hiệu Quả, An Toàn

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Phan Đình Long | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Điều trị viêm gân bằng Đông y sử dụng các bài thuốc uống, xoa hoặc đắp có nguồn gốc từ các loại dược liệu tự nhiên, do đó rất an toàn và không có tác dụng phụ. Dưới đây là một số thông tin về phương pháp này, người bệnh có thể tìm hiểu và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Điều trị viêm gân bằng Đông y
Tìm hiểu các biện pháp điều trị viêm gân bằng Đông y và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp 

Tìm hiểu bệnh viêm gân theo Đông y

Viêm gân là tình trạng viêm các dây xơ dày gắn cơ vào xương, dẫn đến đau đớn, nhạy cảm ngay bên ngoài khớp. Viêm gân có thể xảy ra ở bất cứ gân nào, tuy nhiên thường phổ biến ở vai, khuỷu tay, cổ tay, đầu gối và gót chân. Viêm gân có thể xảy ra do các chấn thương đột ngột, hoạt động lặp lại thường xuyên gây căng thẳng cho gân. Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác cao: Khi già đi, gân trở nên kém linh hoạt, dễ bị chấn thương và viêm.
  • Tính chất công việc: Người có công việc thường xuyên thực hiện các chuyển động lặp lại hoặc với các tư thế xấu thường dễ bị viêm gân hơn.
  • Hoạt động thể chất: Việc đột ngột tăng cường vận động, ít thời gian nghỉ ngơi hoặc tập luyện không đúng cách, có thể gây áp lực lên gân.
  • Tình trạng y tế: Các vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường, sử dụng thuốc kháng sinh, có thể làm tăng nguy cơ viêm gân.

Trong hầu hết các trường hợp, viêm gân không nghiêm trọng và sẽ được điều trị bằng cách nghỉ ngơi, tập thể dục hoặc sử dụng thuốc giảm đau. Bên cạnh đó, người bệnh có thể tìm hiệu các biện pháp điều trị viêm gân bằng Đông y để nâng cao hiệu quả điều trị, tránh các tác dụng phụ cũng như góp phần ổn định sức khỏe tổng thể.

Điều quan trọng khi điều trị viêm gân là đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.

Gợi ý 5 cách điều trị viêm gân bằng Đông y hiệu quả cao

Điều trị viêm gân bằng Đông y tập trung vào việc hành khí, hoạt huyết, ôn thông kinh lạc, bổ hư, trừ hàn thấp, thanh nhiệt và dưỡng sinh, nâng cao sức khỏe tổng thể. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, các phương pháp điều trị bao gồm:

1. Bài thuốc uống

Bài số 1:

Cần chuẩn bị:

  • Trinh nữ 20 gram
  • Nam tục đoạn, Kê huyết đằng, Bồ công anh, mỗi vị đều 16 gram
  • Rễ cây Gấc, lá Tre, rễ Cúc tần, Hy thiêm, Ngũ gia bì, Cam thảo, Đương quy, mỗi vị đều 12 gram
  • Trần bì, lá Lốt, Ngải diệp, Cẩu tích, mỗi vị đều 10 gram

Cách thực hiện:

  • Cho dược liệu vào ấm, sắc lấy nước, chia thành 3 lần, dùng uống trong ngày
  • Mỗi ngày dùng một thang thuốc

Bài số 2:

Chuẩn bị:

  • Rễ Bưởi Bung 20 gram
  • Trần bì, Thiên niên kiện, Xuyên khung, mỗi vị đều 10 gram
  • Độc lực, Đương quy, Nam tục đoạn, Kê huyết đằng, Rễ cỏ xước, Rễ cây Xấu hổ, rế Gấc, củ Đinh lăng, mỗi vị đều 16 gram
  • Cam thảo, Thục địa, Ngũ gia bì, mỗi vị đều 12 gram
  • Nhục quế 8 gram

Cách thực hiện:

  • Cho các vị thuốc vào ấm, sắc thành thuốc, chia thành ba lần, dùng uống trong ngày
  • Mỗi ngày sử dụng một thang

Bài thuốc điều trị viêm gân bằng Đông y được chỉ định và bốc thuốc bởi thầy thuốc có chuyên môn. Người bệnh cần tránh tự bốc thuốc tại nhà hoặc tại các cơ sở không đạt chất lượng để tránh các rủi ro khi sử dụng thuốc.

2. Bài thuốc xoa bóp

Bài thuốc số 1:

  • Kê huyết đằng, Xuyên khung, Tế tân, Thiên niên kiện, Bạch chỉ, Nhục quế, Hoa hồi, Trần bì, Thạch xương bồ, mỗi vị đều 10 gram
  • Mang các dược liệu thái thành các lát nhỏ, cho vào lọ thủy tinh
  • Đổ một lượng rượu vừa đủ để ngập mặt thuốc
  • Đóng kín, đặt ở nơi thoáng mát, tránh nắng và độ ẩm cao
  • Sau 5 ngày là có thể sử dụng được
  • Khi dùng thì lấy một miếng bông gòn thấm thuốc, thoa lên vùng gân bị đau nhức, mỗi ngày 2 – 3 lần
Cây thuốc nam chữa bệnh viêm gân
Thực hiện các bài thuốc xoa bóp điều trị viêm gân theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc

Bài thuốc số 2:

  • Dùng 500 gram Gừng tươi, rửa sạch để cả vỏ, thái thành các lát mỏng
  • Cho gừng vào bình thủy tinh lớn, đổ thêm 1 lít rượu gạo nguyên chất 40 độ, sao cho rượu ngập mặt gừng
  • Đặt ở nơi thoáng gió, tránh ánh nắng trực tiếp và độ ẩm cao, ngâm trong 30 ngày
  • Mỗi lần dùng thì lấy một chén nhỏ, thấm rượu thuốc vào bông gòn, dùng xoa lên khu vực bị tổn thương, kết hợp massage, xoa bóp nhẹ nhàng để nâng cao hiệu quả

Các bài thuốc thoa cần thực hiện đúng các nguyên liệu và thời gian ngâm thuốc để đạt hiệu quả điều trị viêm gân tốt nhất. Ngoài ra, thuốc chỉ được sử dụng ngoài da, không được uống.

3. Bài thuốc đắp ngoài

Bài số 1:

  • Dùng một nắm lá Ngải cứu, rửa sạch, để ráo nước
  • Cho lá vào cối cùng một muỗng canh muối hạt, giã nhuyễn, cho vào chảo sao nóng
  • Sau đó cho hỗn hợp Ngải cứu đã sao nóng vào túi vải mỏng, buộc chặt, đắp lên vị trí gân bị viêm, đến khi lá nguội thì sao nóng lại, đắp liên tục trong 30 phút
  • Nếu các triệu chứng viêm gân nghiêm trọng thì đắp 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng sau khi thức dậy  và buổi tối trước khi đi ngủ

Bài thuốc số 2:

  • Dùng lá Đinh lăng và lá Gấc, liều lượng bằng nhau, mang đi rửa sạch, để ráo nước
  • Cho dược liệu vào cối, giã nhuyễn
  • Sao nóng dược liệu đã giã cùng với một lượng rượu vừa phải, cho vào túi vải mỏng, chườm lên khu vực viêm gân sưng đau
  • Mỗi lần chườm 20 – 30 phút, 2 – 3 lần mỗi ngày, liên tục cho đến khi tình trạng viêm gân được cải thiện

Bài thuốc số 3:

  • Dùng vỏ cây Gạo với liều lượng vừa đủ
  • Thái dược liệu thành các mảnh nhỏ, giã nhuyễn
  • Trộn vỏ cây Gạo với một ít đồng tiện, sao nóng, cho vào túi vải mỏng, chườm lên vùng gân bị tổn thương sao đó băng lại
  • Thực hiện bài thuốc 2 lần mỗi ngày, một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối đến khi cơn đau được cải thiện

Thiện hiện bài thuốc đắp điều trị viêm gân bằng Đông y mỗi ngày hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Trong quá trình đắp thuốc cần chú ý phản ứng của cơ thể, nếu bị ngứa ngáy, khó chịu hoặc đau đớn, cần thông báo cho thầy thuốc ngay lập tức.

4. Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt

Châm là kỹ thuật sử dụng kim châm nhỏ để kích thích vào huyệt, từ đó giảm đau và cải thiện các triệu chứng viêm gân khác. Tùy thuộc vào tình trạng viêm gân, thầy thuốc có thể châm nông hoặc sâu, tác động lực nhẹ hoặc mạnh để đạt hiệu quả cải thiện tốt nhất.

Trong khi đó, cứu là kỹ thuật sử dụng sức nóng để kích thích vào các huyệt vị cụ thể trên da. Điều này có tác dụng thông kinh lạc, giảm đau, tăng cường lưu thông khí huyết và phục hồi chức năng gân cốt bình thường.

Thuốc điều trị viêm gân cổ tay
Châm cứu hoạt động bằng cách tác động lên các huyệt vị, từ đó giảm đau, chống viêm hiệu quả

Châm cứu theo Đông y là kỹ thuật kích thích vào các huyệt đạo trên da. Điều này sẽ tạo ra phản ứng lan lan truyền theo đường đi của kinh mạch nhằm, từ đó mang lại hiệu quả điều hòa khí huyết, cải thiện tình trạng rối loạn chức năng, góp phần ôn kinh hoạt lạc, giảm đau, chống viêm và ngăn ngừa các tổn thương liên quan.

Ngoài trừ châm cứu, xoa bóp bấm huyệt cũng là một cách điều trị viêm gân bằng Đông y hiệu quả cao và an toàn. Trong kỹ thuật này, thầy thuốc sẽ tác động lên các huyệt đạo trên da, cơ, khớp để cải thiện cơn đau cũng như các triệu chứng viêm gân khác. Việc tác động trực tiếp lên một vùng cơ thể nhất định có thể thay đổi về mặt thần kinh, mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị cũng như phòng ngừa bệnh tái phát.

5. Dưỡng sinh nâng cao sức khỏe

Bên cạnh các bài thuốc, người bệnh viêm gân cần chú ý đến lối sống, chế độ dinh dưỡng và tập luyện để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa viêm gân tái phát. Theo Đông y, dưỡng sinh nâng cao sức khỏe được thực hiện như sau:

  • Ngủ đủ giấc, giấc ngủ có chất lượng
  • Thực hiện phong cách sống phù hợp với môi trường, khí hậu và thời tiết
  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cân bằng âm dương, không nên ăn thiên lệch bất cứ dưỡng chất nào, ngoài ra cần tránh tiêu thụ thực phẩm có tính hàn
  • Tập luyện dưỡng sinh với các động tác vận động theo trục tự nhiên của xương, chẳng hạn như hít thở, thư giãn, duy trì cân bằng, giúp tạo sự hưng phấn, tăng cường lưu thông và ngăn ngừa tình trạng ứ tắc
  • Giữ thái độ lạc quan, thường xuyên thực hiện các kỹ thuật thư giãn và tránh tâm lý lo lắng quá mức và các triệu chứng viêm gân

Điều trị viêm gân bằng Đông y cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn, chỉ định của thầy thuốc. Việc chẩn đoán và điều trị đúng cách sẽ góp phần ngăn ngừa bệnh tái phát, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều quan trọng là đến cơ sở Đông y uy tín để tránh các rủi ro không mong muốn.

Lưu ý khi điều trị viêm gân bằng Đông y

Theo Đông y, để điều trị viêm gân cơ thể cần được cân bằng âm dương để tạo chính khí mạnh. Điều này giúp cơ thể chống lại các tác nhân ngoại xâm, chẳng hạn như thời tiết xấu, từ đó nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả điều trị, cần phải lưu thông khí huyết, loại trừ các yếu tố gây hại, bồi bổ khí huyết, nâng cao sức khỏe tạng phủ.

Để phòng bệnh, cần chú ý tăng cường sức khỏe, nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng như luyện và giữ cho tinh thần thoải mái, giảm tối đa các yếu tố gây hại cho cơ thể.

Người bệnh cũng được khuyến khích giữ ấm cơ thể, đặc biệt là đầu gối, cổ tay, khuỷu tay, bàn chân để tránh viêm gân tái phát. Nên có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, tránh làm việc nặng cũng như hạn chế tình trạng ngồi lâu hoặc giữ cố định một tư thế. Nếu có bất cứ bất thường hoặc khó chịu nào, vui lòng liên hệ với thầy thuốc để được chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, để các phương pháp điều trị viêm gân bằng Đông y đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần chú ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

  • Nghỉ ngơi, tránh các hoạt động làm tăng cơ đau và chấn thương.
  • Chườm lạnh có thể giúp giảm đau, cải thiện tình trạng co thắt cơ, sưng tấy. Chườm lạnh trong 20 phút mỗi lần, 3 – 4 lần mỗi ngày liên tục cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.
  • Băng ép vị trí gân bị tổn thương để tránh các cử động gây sưng, viêm.
  • Nâng vị trí bị tổn thương cao hơn tim để giảm sưng, viêm và đau đớn.
  • Không hút thuốc lá để góp phần nâng cao hiệu quả điều trị viêm gân cũng như tránh các rủi ro sức khỏe nghiêm trọng hơn.
  • Xoa bóp, massage nhẹ nhàng có thể tăng cường lưu thông máu, thư giãn cơ bắp, giảm cứng khớp và phục hồi gân bị tổn thương.

Nghỉ ngơi và thư giãn đúng cách có thể góp phần điều trị viêm gân. Tuy nhiên người bệnh cũng cần có kế hoạch vận động thể chất và tập thể dục hợp lý để tránh cứng khớp. Sau vài ngày nghỉ ngơi, hãy nhẹ nhàng di chuyển vùng bị thương trong phạm vi không khó chịu, đau đớn để giúp các khớp linh hoạt cũng như góp phần thúc đẩy quá trình chữa lành.

Các bài thuốc điều trị viêm gân bằng Đông y được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ Đông y có chuyên môn. Do đó, người bệnh không nên tự ý áp dụng phương pháp này tại nhà để tránh các rủi ro không mong muốn. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua