Đề tài nghiên cứu Điều trị bệnh thoái hóa khớp bằng bài thuốc y học cổ truyền

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

1/ Đặt vấn đề

Thoái hóa khớp là bệnh lý mãn tính, gây thoái hóa và biến dạng khớp nghiêm trọng, xảy ra do sự hư hại của sụn khớp. Thoái hóa khớp thường gặp ở các khớp chịu sức nặng của cơ thể như khớp gối, khớp háng,…

Đây là căn bệnh liên quan chặt chẽ với tuổi tác, nghĩa là tuổi càng cao thì các tổn thương thoái hóa khớp càng phổ biến và nghiêm trọng.

Thoái hóa khớp nếu không được phát hiện và điều trị sớm dễ dẫn đến biến dạng khớp, hạn chế vận động. Trong nhiều trường hợp thoái hóa khớp mức độ nặng đã bị tê liệt chân tay, mất khả năng vận động, không thể đi lại, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Điều trị thoái hóa khớp theo Y học hiện đại bao gồm nhiều phương pháp như: dùng thuốc, không dùng thuốc, thủ thuật ngoại khoa,… Hiện nay, các loại thuốc điều trị thoái hóa khớp chủ yếu bao gồm thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau, kháng sinh chống viêm,… có tác dụng giảm đau, làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường có nhiều tác dụng phụ đi kèm như gây suy thận, suy gan, ảnh hưởng thần kinh, viêm loét dạ dày.

Như vậy, nhu cầu cấp thiết là tìm ra một phương pháp điều trị thoái hóa khớp theo hướng bảo tồn sụn khớp một cách tự nhiên nhất, an toàn cho người bệnh, hạn chế các biến chứng và xâm lấn ngoại khoa.

Theo quan điểm của Y học cổ truyền, thoái hóa khớp thuộc phạm vi chứng Tý hoặc chứng Tích bối thống và có nhiều nguyên nhân gây bệnh do can thận hư tổn, khí huyết bất túc, chấn thương, ngoại tà xâm nhập. Do đó, thoái hóa khớp được điều trị bằng các bài thuốc Y học cổ truyền để bồi bổ can thận, thông kinh hoạt lạc, hành khí hoạt huyết , khử tà khí. Từ đó, đạt được hiệu quả giảm đau nhanh, loại bỏ gốc bệnh từ bên trong, ngăn ngừa quá trình bào mòn, thoái hóa khớp, phục hồi khả năng vận động.

Vì vậy, đề tài “Điều trị thoái hóa khớp bằng bài thuốc Y học cổ truyền” được nghiên cứu với mục tiêu:

  • Tìm hiểu, đánh giá về hiệu quả điều trị thoái hóa khớp của bài thuốc YHCT
  • Hoàn thiện sản phẩm bài thuốc YHCT từ những bài thuốc đã nghiên cứu
  • Điều trị lâm sàng trên 150 bệnh nhân tình nguyện bị thoái hóa khớp.
  • Nghiên cứu, khảo sát tác dụng không mong muốn của bài thuốc.

2/ Tổng quan đề tài

2.1 Định nghĩa

Bệnh thoái hóa khớp (tên gọi khác là bệnh hư khớp) là một thuật ngữ y học, chỉ tình trạng sụn khớp bị bào mòn, rách nứt. Sụn khớp là cơ quan chịu tác động của lực. Khi sụn khớp bị hao mòn, các đầu xương sẽ chà sát lên nhau, gây ra tình trạng đau nhức xương khớp.

Hầu hết các khớp trong cơ thể đều có nguy cơ bị thoái hóa nhưng thường gặp nhất ở các khớp chịu sức nặng của cơ thể:

  • Thoái hóa khớp gối: 12,57%
  • Thoái hóa khớp háng: 8,23%
  • Thoái hóa cột sống lưng: 31,12%
  • Thoái hóa cột sống cổ: 13,96%
  • Thoái hóa nhiều đoạn cột sống: 7,07%
  • Thoái hóa khớp ngón tay: 3,13% (trong đó ngón tay cái chiếm 2,52%)
  • Thoái hóa các khớp khác: 1,97%
Thoái hóa khớp thường gặp nhất ở các khớp chịu sức nặng cơ thể
Thoái hóa khớp thường gặp nhất ở các khớp chịu sức nặng cơ thể

2.2 Triệu chứng lâm sàng thoái hóa khớp theo YHHĐ

Bệnh nhân thoái hóa khớp thường xuất hiện các triệu chứng lâm sàng sau:

  • Đau cơ học tại các khớp bị thoái hóa

Xuất hiện cảm giác đau nhức âm ỉ đến dữ dội ở vị trí khớp bị thoái hóa, đau tại chỗ ít khi lan sang các vị trí khác (ngoại trừ đối với trường hợp thoái hóa cột sống có gây chèn ép rễ thần kinh).

Đau tăng khi vận động hoặc thay đổi tư thể, mang xách nặng,… và có xu hướng giảm đau dần khi nghỉ ngơi. Có thể nghe thấy tiếng lạo xạo ở khớp khi vận động.

  • Hạn chế khả năng vận động khớp

Các cử động, vận động của khớp bị thoái hóa có hạn chế. Do bị hạn chế khả năng vận động nên gân cơ vùng thoái hóa có thể bị teo, suy yếu. Ở một số bệnh nhân có biểu hiện “phá gỉ khớp”, thấy cứng khớp khoảng 5 – 30 phút vào buổi sáng hoặc khi bắt đầu vận động.

Người bệnh thoái hóa khớp dễ bị hạn chế về khả năng vận động
Người bệnh thoái hóa khớp dễ bị hạn chế về khả năng vận động
  • Biến dạng khớp

Khớp thoái hóa bị biến dạng do mọc thêm các gai xương ở đầu xương và cột sống. Bệnh nhân thoái hóa khớp có biểu hiện bất thường như gù, vẹo, cong lõm ở khớp xương.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng tràn dịch khớp (thường gặp ở thoái hóa khớp gối) do phản ứng xung huyết và tiết dịch ở màng hoạt dịch.

2.3 Quan điểm của YHCT về thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp nằm trong phạm trù chứng Tý và chứng Tích bối thống

  • Chứng Tý:

Biểu hiện ở khớp: Đau mỏi khớp, đau tăng khi mưa lạnh, ẩm thấp, đau nhiều về đêm, khi vận động, chườm nóng đỡ.

Biểu hiện ở toàn thân: Can Thận hư, đau lưng mỏi gối, tiểu tiện nhiều, mạch trầm, khí huyết kém, ù tai.

  • Chứng Tích Bối thống:

Chủ yếu đau nhức ở vùng lưng do sống lưng là nơi đi qua của mạch Đốc và kinh Túc Thái dương. Kinh Túc Thái dương phân bố nông ở vùng lưng gọi là Bối. Nguyên nhân gây bệnh ở hai kinh này là do sự xâm nhập của phong hàn thấp.

Người mắc chứng Tích thống thường có triệu chứng như xuất hiện các cơn đau dọc theo sống lưng khiến người bệnh không ưỡn thẳng lưng được, không duy trì được tư thế thẳng người trong thời gian dài, cảm giác lạnh sống lưng, phần chi dưới sức lực yếu. Chứng Bối thống thường bị đau toàn bộ vùng lưng, đau lan sang vùng vai gáy, người rệu rã, uể oải.

Nguyên nhân bệnh sinh: Phần lớn các trường hợp thoái hóa khớp khởi phát do nhiều nguyên nhân cộng hưởng. Trong đó, yếu tố nội thương là nguyên nhân chính để bệnh sinh.

  • Nội sinh (yếu tố cơ địa, tạng phủ): Người già lớn tuổi hoặc người mắc bệnh mãn tính lâu ngày khiến cho chính khí (sức đề kháng) cơ thể suy giảm, tạng can thận hư suy, khí huyết tắc nghẽn dẫn đến can thận hư không. Thận chủ cốt tủy, thận tàng tinh, sinh tinh huyết, lưng là phủ của thận. Vì vậy, tạng thận hư không chủ được cốt tủy, gây ra các triệu chứng đau nhức ở xương khớp, đi lại hay vận động đau đớn, khó khăn, khớp kêu lạo xạo. Tạng can hư không nuôi dưỡng được gân cơ. Gân cơ yếu ớt thì sẽ xảy ra hiện tượng co cứng, yếu, teo. Hệ quả là xương khớp bị sưng đau, co cứng, đi lại khó khăn hoặc có thể bị teo gân cơ, liệt chân tay.
  • Ngoại sinh (tà khí của lục dâm): Khi cơ thể không đủ chính khí, tà khí như phong, hàn, thấp, tà (gió, lạnh, ẩm thấp) thừa cơ xâm nhập vào khiến cho khí huyết đi nuôi dưỡng xương khớp bị tắc nghẽn. Từ đó, gây ra triệu chứng sưng đau, tê nặng khớp.
  • Nguyên nhân khác: Thoái hóa khớp còn xảy ra do môi trường sinh sống, làm việc ẩm thấp, ăn uống thiếu chất, lao động nặng nhọc,… khiến khớp bị tổn thương, suy yếu và đau nhức.

2.4 Luận trị thoái hóa khớp theo YHCT

Căn cứ trên triệu chứng và cơ chế bệnh sinh đã trình bày ở trên, YHCT điều trị thoái hóa khớp bằng cách lưu thông khí huyết, khu phong, tán hàn, trừ thấp, đẩy tà khí ra ngoài, bồi bổ khí huyết và can thận, ôn thông kinh lạc, làm mạnh gân xương để giảm đau và chống tái phát.

2.5 Các vị thuốc quân chủ trong điều trị thoái hóa khớp

  • Dây đau xương: Vị đắng, tính mát, chứa nhiều Ancaloit có khả năng kháng viêm và giảm đau mạnh mẽ do thoái hóa. Thành phần Dinorditerpen Glucosid trong thảo dược này có khả năng ức chế hoạt động của hệ thần kinh, giúp giảm đau nhanh chóng. Trong YHCT, dây đau xương có công dụng khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc, bổ can thận và xương khớp, chữa tê bại, chấn thương , huyết ứ.
  • Ngưu tất: Vị chua, đắng, tính bình, công dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, tiêu viêm, lưu thông khí huyết, hành ứ, bổ can thận, tăng cường sức mạnh gân cốt.
  • Đỗ trọng: Vị ngọt, hơi cay, quy vào can, thận, có tác dụng giúp gân cốt khỏe mạnh, trị thận suy, kháng viêm, nuôi dưỡng xương cốt dẻo dai, làm tăng hệ miễn dịch của cơ thể
  • Thiên niên kiện: Vị đắng cay, tính ấm, có tác dụng bổ gân cốt, trừ phong thấp, hỗ trợ điều trị tốt các chứng bệnh thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống. YHHĐ ghi nhận thiên niên kiện có chứa nhiều thành phần tốt cho xương khớp như a-terpinen, sabinen, limonen, a-terpinen, terpineol, aldehyd propionic…
  • Hy thiêm: trị can thận phong khí, chân tay tê dại, đau nhức trong xương, khu phong trừ thấp, hoạt huyết. Các nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy trong hy thiêm có chứa hoạt chất darutin thuộc dẫn chất của axit salicylic và các chất đắng daturosid, orientin,… có khả năng kháng viêm, giãn cơ tốt.
  • Thổ phục linh: Vị hơi ngọt, nhạt, tính bình, đi vào can và vị, có công dụng làm mạnh gân cốt, đuổi phong trừ thấp, trị các chứng co cứng gân cơ, bồi bổ cơ thể. Dược lý hiện đại ghi nhận trong thổ phục linh có chứa hoạt chất astilbin có khả năng kháng viêm, ngăn chặn xâm nhập tế bào vào màng hoạt dịch, từ đó làm giảm quá trình bào mòn sụn khớp.
  • Độc hoạt: Vị đắng, cay, tính ôn, quy vào can, thận. Các thành phần chống viêm và giảm đau từ A. pubescens trong độc hoạt có khả năng ức chế hệ thần kinh trung ương, từ đó giảm đau, chống viêm.
Thiên niên kiện có công dụng tốt trong điều trị thoái hóa khớp
Thiên niên kiện có công dụng tốt trong điều trị thoái hóa khớp

2.6 Điều trị thoái hóa khớp bằng các bài thuốc YHCT

Trong kho tàng Y học cổ truyền còn lưu trữ nhiều bài thuốc cổ phương điều trị thoái hóa khớp. Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên quá trình nghiên cứu, tổng hợp, phân tích các bài thuốc cổ phương dưới đây:

  • Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh gia giảm

Phép chủ trị: Điều trị trường hợp thoái hóa khớp cột sống, thắt lưng, khớp háng, khớp gối, gót chân,…

Thành phần: Độc hoạt 12g, Đảng sâm 12g, Tế tân 4g, Sinh địa 12g, Phòng phong 10g, Quế chi 4g, Đương quy 12g, Thổ phục linh 10g, tang ký sinh 16g, Ngưu tất 12g, Cam thảo 4g, Bạch thược 10g, Tần giao 8g, Đỗ trọng 12g, Xuyên khung 8g.

  • Bài thuốc Quyên tý thang gia giảm

Phép chủ trị: Dùng trong điều trị trường hợp thoái hóa khớp chi trên và các đốt xa bàn tay

Thành phần: Khương hoạt 8g, Phòng phong 12g, Đương quy 16g, Hoàng kỳ 16g, Sinh khương 10g, Uất kim 10g, Cam thảo 6g, Bạch thược 16g, Đại táo 15g, Xuyên khung 10g.

  • Bài thuốc Hữu quy hoàn gia giảm

Phép chủ trị: Khu phong, tán hàn khí, bồi bổ máu, giải quyết ứ trệ, thông kinh mạch. Dùng trong điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng

Thành phần: Phụ tử 4g, Nhục quế 4g, Sơn thù 10g, Hoài sơn 16g, Thục địa 16g, Cốt toái bổ 12g, Độc hoạt 10g, Cẩu kỷ tử 12g, Cam thảo 8g, Đỗ trọng 12g, Cẩu tích 12g, Ba kích 15g, Hoàng kỳ 15g, Cốt toái bổ 12g.

  • Bài thuốc Khương hoạt thắng thấp thang

Phép chủ trị: Dùng trong điều trị thoái hóa cột sống gây co cứng, do phong hàn thắng khí xâm nhập, nằm trong nhóm Bối thống. Bài thuốc tập trung vào khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn thông kinh lạc.

Thành phần: Khương hoạt 15g, Bạch thược 15g, Xuyên khung 10g, Quế chi 8g, Độc hoạt 15g, Mạn kinh tử 10g, Cam thảo 8g, tần giao 15g.

  • Bài thuốc Can khương thương truật thang gia giảm

Phép chủ trị: Thông kinh hoạt lạc, bổ huyết, khử phong, trừ thấp, tán hàn. Dùng trong điều trị thoái hóa cột sống.

Thành phần: Can khương 6g, Khương hoạt 12g, Tang ký sinh 12g, Thổ phục linh 10g, Thương truật 12g, Ngưu tất 12g, Quế chi 8g

  • Bài thuốc Bổ thận thang gia giảm

Phép chủ trị: Cải thiện chức năng thận, khu phong, tán hàn. Được ứng dụng trong điều trị thoái hóa khớp do tuổi tác

Thành phần: Bạch phục linh 15g, Chích thảo 15g, Đương quy 15g, Hoàng kỳ 15g, Huyền sâm 15g, Ngũ vị tử 15g, Nhân sâm 15g, Phòng phong 15g, Quế chi 15g, Sinh khương 15g, Từ thạch 75g

3/ Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: 100 bệnh nhân được chẩn đoán bị thoái hóa khớp, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn lâm sàng và cận lâm sàng, không phân biệt độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính,…

Phương pháp nghiên cứu: Đề tài thực hiện bằng phương pháp mô tả cắt ngang. Tiến hành thử nghiệm, theo dõi lâm sàng, cận lâm sàng, so sánh trước và sau khi điều trị của bệnh nhân.

Nghiên cứu các bài thuốc cổ phương điều trị thoái hóa khớp theo YHCT

Nghiên cứu các dược liệu quân chủ trong điều trị thoái hóa khớp.

4/ Phân tích kết quả nghiên cứu và bàn luận

Sản phẩm của đề tài:

Qua quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu “Điều trị thoái hóa khớp bằng bài thuốc Y học cổ truyền”, nhóm nghiên cứu đã xác định được công thức, thành phần và quy trình bào chế bài thuốc YHCT điều trị thoái hóa khớp.

Thành phần chính của bài thuốc bao gồm: Thiên niên kiện, Phòng phong, Xuyên khung, Đương quy, Thương truật, Ngưu tất, Ý dĩ, Thổ phục linh, Bạch truật, Quế chi, Đỗ trọng, Hoàng bá, Dây đau xương, Hy thiêm, Độc hoạt,…

Dựa trên cơ địa, vị trí thoái hóa và triệu chứng cụ thể của từng bệnh nhân, có thể bổ sung, gia thêm một số thành phần dược liệu khác để gia tăng hiệu quả.

Bài thuốc điều trị thoái hóa khớp được bào chế ở dạng thuốc thang sắc uống.

Công dụng chính: Khu phong trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, bồi bổ can thận, kiện tỳ vị, nuôi dưỡng khí huyết

Liệu trình điều trị: Sử dụng trong 3 tháng. Ngày uống 3 lần

Kết quả theo dõi lâm sàng, cận lâm sàng của 100 bệnh nhân cho thấy:

  • Có sự liên quan mật thiết giữa thoái hóa khớp và độ tuổi mắc bệnh: Có 6% bệnh nhân thoái hóa khớp trong độ tuổi dưới 40 tuổi. Có 25 – 30% bệnh nhân thoái hóa khớp nằm trong độ tuổi 41 – 44 tuổi. Có 60 – 90% bệnh nhân thoái hóa khớp nằm trong độ tuổi từ 65 tuổi trở lên.
  • Tỷ lệ bệnh nhân nữ cao hơn bệnh nhân nam (bệnh nhân nữ chiếm 66,37%, bệnh nhân nam chiếm 33,63%). Bệnh nhân nữ ở độ tuổi từ 65 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ cao (43,79%), bệnh nhân ở độ tuổi mãn kinh, can thận hư hao, khí huyết lưu thông kém.
  • Đánh giá kết quả giảm triệu chứng đau nhức, co cứng khớp do thoái hóa khớp: Sử dụng bài thuốc YHCT ở nhóm nghiên cứu cho thấy có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức, co cứng khớp tốt. Chỉ số đau theo thang điểm Lequesne trước điều trị là 7 ± 16 điểm. Sau điều trị, chỉ số đau ở mức 2 ± 5 điểm.
  • Đánh giá về khả năng phục hồi và cải thiện chức năng vận động của xương khớp: Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều có cải thiện tốt về tầm vận động của cột sống, chi trên, chi dưới, khớp háng. Trong tổng số 100 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, có 13 bệnh nhân thoái hóa khớp đã đi lại bình thường, không gặp khó khăn khi đứng lên, ngồi xuống, co duỗi, xoay người sau 7 ngày điều trị. Có 44 bệnh nhân đi lại, vận động bình thường sau 15 ngày điều trị. Có 32 bệnh nhân đi lại, vận động bình thường sau 30 ngày điều trị. Có 11 bệnh nhân vận động trở lại sau 45 ngày điều trị.

Kết quả kiểm tra cận lâm sàng:

  • Chụp X-quang khớp: trục khớp bình thường dao động 179,5 – 180 độ, khe hẹp khớp thu nhỏ, không phát hiện dấu hiệu gai xương hoặc đặc xương vùng rìa ổ cối.
  • Xét nghiệm dịch khớp: Dịch khớp trong suốt, không màu, màng hoạt dịch không dày ( dao động 2 ± 4mm).
  • Siêu âm khớp gối: Trước điều trị, tràn dịch khớp gối 4,8 ± 16mm. Sau điều trị, không phát hiện ổ tràn dịch. Dịch khớp gối dưới 4ml, dịch khớp cổ chân, cổ tay đạt ngưỡng 0,2 ± 0,5 ml. Màng dịch khớp gối đo ở tư thế gấp chân 45 độ có độ dày <4 mm.
  • Chụp cộng hưởng từ xác định độ sâu và diện tích bề mặt sụn khớp: Độ dày của sụn chêm của bệnh nhân ở mức 3,5 ± 4,8mm.
  • Xét nghiệm máu và sinh hóa: Tốc độ lắng máu bình thường (< 20mm/h), số lượng bạch cầu ở mức 4,8 ± 9,2G/L.

Về tai biến:

Trong quá trình nghiên cứu điều trị thoái hóa khớp bằng bài thuốc YHCT không có bệnh nhân nào gặp tai biến, tác dụng phụ không mong muốn như dị ứng, viêm loét dạ dày đại tràng, tích nước, đau bụng, buồn nôn,… Không ghi nhận trường hợp nhiễm độc tính cấp diễn và bán trường diễn trong số bệnh nhân tham gia nghiên cứu.

5/ Kết luận

Sử dụng bài thuốc nam vào điều trị thoái hóa khớp là phương pháp điều trị đạt hiệu quả tốt. Qua nghiên cứu cho thấy, số bệnh nhân đạt kết quả tốt và khá chiếm 78,63%, loại trung bình đạt 14,34% và loại kém là 7,03%. Bài thuốc không gây tác dụng phụ đi kèm, có độ tương thích cao với cơ địa người Việt. Vì vậy, bài thuốc YHCT có thể ứng dụng vào điều trị thực tiễn cho bệnh nhân thoái hóa khớp cấp và mãn tính.

Giải pháp điều trị thoái hóa khớp cho hiệu quả dứt điểm, an toàn của Trung tâm Thuốc dân tộc

Bất kỳ phương pháp điều trị nào cũng có những ưu – nhược điểm riêng. Hiện nay, một trong những giải pháp điều trị tối ưu nhất, cho hiệu quả dứt điểm mà vẫn đảm bảo tiêu chí an toàn, lành tính được các chuyên gia khuyến cáo, đó chính là kết hợp sử dụng thuốc với vật lý trị liệu và chế độ sinh hoạt lành mạnh.

Điều trị với bài thuốc y học cổ truyền Quốc dược Phục cốt khang cho hiệu quả dứt điểm tận gốc

Xét về mặt điều trị, y học cổ truyền luôn được đánh giá có lợi thế hơn hẳn với nguyên tắc chữa trị tận “gốc rễ”. Các bài thuốc Đông y chữa thoái hóa khớp tập trung vào đả thông kinh lạc, khai thông khả năng tuần hoàn máu đến khắp các vị trí trong cơ thể. Đồng thời, bài thuốc tập trung đi sâu vào bồi bổ tạng can, thận (hai tạng phủ chính liên quan đến bệnh xương khớp), kết hợp nhóm thuốc khu phong trừ thấp, đẩy lùi tà độc (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra khỏi cơ thể giúp giảm đau nhanh chóng.

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang sở hữu công thức đột phá với 3 nhóm thuốc nhỏ: Quốc dược đặc trị thoái hóa khớp, Quốc dược Bổ thận hoàn, Quốc dược Giải độc hoàn. Đối với mỗi bệnh lý cụ thể như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm đa khớp, gút, gai cột sống… người bệnh không dùng chung một đơn thuốc mà bác sĩ sẽ phối chế đơn thuốc riêng. 

Bài thuốc hội tụ hơn 50 vị thảo dược quý, có nguồn gốc từ 100% thảo dược thiên nhiên. Trong đó, 80% được thu hái tại vườn chuyên canh dược liệu đạt chuẩn GACP-WHO do chính Trung tâm Thuốc dân tộc gieo trồng và phát triển. Số còn lại là các bí dược được thu mua trực tiếp của người dân bản địa nơi rẻo cao Tây Bắc.

Sử dụng cồn xoa bóp thảo dược giúp giảm viêm, sưng đau nhanh chóng

Song song với việc sử dụng bài thuốc đặc trị xương khớp Quốc dược Phục cốt khang, người bệnh điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc còn được sử dụng cồn thảo dược xoa bóp ngoài da để kiểm soát nhanh chóng các cơn đau, tình trạng sưng viêm, nóng đỏ tại vị trí các khớp bị tổn thương.

Thành phần cồn xoa bóp chủ yếu là các dược chất có tác dụng chống viêm và giảm đau tại chỗ. Công thức được bào chế dưới dạng cồn xoa bóp giúp dược chất nhanh chóng thẩm thấu qua da, tác động vào vùng tổn thương do gút nhờ cơ chế làm nóng, lưu thông khí huyết, thư giãn gân cơ giúp giảm nhanh tình trạng sưng đỏ, đau nhức tại chỗ. Thuốc bóp giảm đau dựa trên cơ chế “thống thì bất thông” “thông thì bất thống” của Y học cổ truyền.

Cồn thảo dược được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên lành tính như dây đau xương, quế chi, hạt gấc, thiên niên kiện, dây thau pinh, đương quy… Nhờ đó mang lại mùi hương dễ chịu, không gây kích ứng da, sử dụng được cho mọi đối tượng. 

Nâng cao hiệu quả điều trị với chế độ ăn uống khoa học được bác sĩ tư vấn, đồng hành

Bên cạnh liệu pháp chữa bệnh bằng thuốc, các bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc còn xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và các bài tập luyện khoa học phù hợp cho từng đối tượng riêng biệt. Người bệnh không phải mất thời gian tìm hiểu, hạn chế được việc thực hiện sai chế độ sinh hoạt dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn. 

Đến với Trung tâm Thuốc dân tộc, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám và tư vấn, cung cấp tài liệu, hướng dẫn cho chế độ ăn uống, luyện tập khoa học, phù hợp với mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Các bài tập cũng được các kỹ thuật viên của Trung tâm hướng dẫn bài bản giúp bệnh nhân dễ dàng tập luyện ở nhà, phục hồi các chức năng vận động nhanh chóng, xương khớp dẻo dai, tăng lực đàn hồi…  Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần làm nên phác đồ điều trị bệnh xương khớp toàn diện và hoàn chỉnh mà chỉ có ở Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.

Đặc biệt, Trung tâm Thuốc dân tộc ứng dụng mô hình 1 BÁC SĨ – 1 BỆNH NHÂN mang đến sự chăm sóc tận tình nhất cho bệnh nhân. Trong suốt quá trình điều trị, đội ngũ các y bác sĩ của đơn vị luôn đồng hành cùng bệnh nhân cho đến khi khỏi bệnh. Điều này giúp người bệnh có thể theo dõi tốt hơn về liệu trình điều trị, được bác sĩ tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc kịp thời nhất, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Kết hợp vật lý trị liệu tăng cường hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị

Trung tâm Thuốc dân tộc nổi tiếng với dịch vụ trị liệu YHCT như xoa bóp, châm cứu, thủy châm, cấy chỉ… với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm. Phác đồ đặc trị bệnh xương khớp tại Trung tâm kết hợp trị liệu YHCT để gia tăng hiệu quả.

Tùy vào bệnh lý xương khớp gặp phải mà bác sĩ tại Trung tâm ứng dụng các phương pháp trị liệu xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, ngải cứu, thủy châm, cấy chỉ… phù hợp. Các phương pháp trị liệu này giúp thông kinh hoạt lạc, điều hòa khí huyết, thư giãn cơ, tạo ra chuỗi các phản ứng hóa sinh giúp giảm đau hiệu quả, linh hoạt các khớp xương và cải thiện khả năng vận động. Sự kết hợp này giúp tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị. 

Trung tâm Thuốc dân tộc trang bị hệ thống phòng trị liệu, dụng cụ chuyên biệt đạt chuẩn. Phòng thủ thuật khử trùng đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Trực tiếp lên phác đồ và điều trị là những bác sĩ với kinh nghiệm dày dặn. 

Phác đồ điều trị CHUYÊN BIỆT cho các trường hợp bệnh nhân xương khớp nặng

Đối với bệnh nhân xương khớp nặng, mãn tính, đã điều trị nhiều phương pháp không khỏi, khả năng vận động bị hạn chế, Trung tâm Thuốc dân tộc xây dựng phác đồ điều trị đặc biệt. Phác đồ điều trị đặc biệt kết hợp các nhóm thuốc đặc trị phù hợp với thể bệnh. Cách gia giảm và định lượng thuốc sẽ được bác sĩ cân nhắc hợp lý để mang lại hiệu quả điều trị. Đồng thời các phương pháp cải thiện vận động được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

Điểm nhấn của phác đồ là sử dụng chủ dược là các bí dược vùng cao được lấy trực tiếp từ RỪNG TỰ NHIÊN. Các cây thuốc lâu năm ẩn giấu nơi rừng sâu tại khu vực rừng núi Tây Bắc với nguồn dược tính mạnh mẽ và hiệu quả điều trị cao gấp nhiều lần thuốc được nuôi trồng.

Nguồn dược liệu tự nhiên này rất quý hiếm và khó khăn trong việc khai thác, thu hái. Chính vì vậy, Trung tâm Thuốc dân tộc đã hợp tác với bà con bản địa tại nhiều địa phương triển khai công tác quy hoạch, khai thác và bảo tồn tài nguyên thuốc Nam tự nhiên. Công tác này góp phần tạo thu nhập cho đồng bào vùng cao, bảo tồn và phát triển nhiều nguồn gen thuốc quý, ứng dụng cây thuốc tốt nhất vào điều trị, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Vì đặc tính quý hiếm, khan hiếm nguồn dược liệu tự nhiên nên phác đồ điều trị bệnh xương khớp đặc biệt được áp dụng với bệnh nhân nặng, có nhu cầu điều trị và cần liên hệ đặt lịch trước với Trung tâm Thuốc dân tộc. Phác đồ điều trị của Trung tâm có kèm theo CAM KẾT của bác sĩ điều trị dựa trên tình trạng bệnh lý cụ thể của người bệnh.

Đặc biệt lần đầu tiên tại Việt Nam, một đơn vị Y học cổ truyền có dịch vụ điều trị bệnh xương khớp tại nhà đối với bệnh nhân nặng, khó khăn trong đi lại. Trung tâm Thuốc dân tộc có dịch vụ điều trị bệnh xương khớp tại nhà với bệnh nhân nặng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Kết thúc phác đồ điều trị bệnh xương khớp tại Trung tâm Thuốc dân tộc có 95% người bệnh điều trị dứt điểm các triệu chứng sau 2 – 3 tháng, số ít còn lại cần thời gian dài hơn do không tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị. 

Các cơn đau nhức sẽ thuyên giảm và hoàn toàn chấm dứt theo từng giai đoạn:

  • Sau 2 – 4 tuần sử dụng, các triệu chứng đau lưng, lan xuống hông, mông, chân, tê bì sẽ được cải thiện dần dần. 
  • Tiếp tục duy trì 1-3 tháng, các triệu chứng đau lưng, tê buốt vùng mông chân không còn nữa, đi lại vận động dễ dàng. 
  • Duy trì 3 – 6 tháng giúp cột sống linh hoạt, uyển chuyển, dẻo dai, không còn các cơn đau nhức, tê bì chân tay. 

Phản hồi của người bệnh về bài thuốc chữa thoái hóa khớp Quốc dược Phụ côt khang

Từng bị hành hạ tới mất ăn mất ngủ bởi những cơn đau do thoái hóa xương khớp, tưởng chừng mọi cánh cửa điều trị đã khép lại nhưng bác Bùi Thị Lâm (73 tuổi, Trần Duy Hưng, Hà Nội) đã thoát bệnh ngoạn mục sau 10 ngày điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Bác Lâm cho biết: “Nhiều năm nay bác từng phải sống chung với căn bệnh thoái hóa xương khớp, qua mỗi năm cơn đau lại dữ dội và khó chịu hơn. Sau 10 ngày dùng thuốc và trị liệu xoa bóp bấm huyệt tại Trung tâm Thuốc dân tộc bác cảm nhận cơn đau giảm rõ mỗi ngày.”

Xem ngay hành trình chữa bệnh của bác Lâm qua video dưới đây:

NSƯT Phú Thăng – nam diễn viên nổi tiếng trong làng phim ảnh Việt đã điều trị dứt điểm chứng thoát vị đĩa đệm 10 năm dai dẳng tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Nghệ sĩ Phú Thăng chia sẻ: “Tôi bị thoát vị đĩa đệm suốt 10 năm mặc dù đã uống nhiều loại thuốc nhưng bệnh không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn. Được bạn bè đồng nghiệp giới thiệu tới Trung tâm Thuốc dân tộc thăm khám và điều trị, sau 3 tháng bệnh của tôi đã khỏi hẳn, tôi có thể đi lại, sinh hoạt bình thường. Tất nhiên tôi cần kết hợp thêm chế độ sinh hoạt, ăn uống điều độ để duy trì hiệu quả tốt nhất.”

Theo dõi chia sẻ của NS Phú Thăng qua video sau:

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc

  • Hà Nội: B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân. Điện thoại: (024) 7109 6699 | 0987 173 258
  • TP Hồ Chí Minh: 145 Hoa Lan, P.2 – Q. Phú Nhuận. Điện thoại: (028) 7109 6699 | 096 1825 886
  • Website: https://www.thuocdantoc.org
  • Fanpage:https://www.facebook.com/trungtamnghiencuuvaungdungthuocdantoc

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua