Đau Lưng Sau Chuyển Phôi Nguyên Nhân Do Đâu? Cách Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Đau lưng sau chuyển phôi cần được kiểm tra và có kế hoạch xử lý, chăm sóc phù hợp để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Tham khảo bài viết bên dưới để xác định các nguyên nhân gây đau lưng, cách khắc phục và phòng ngừa các rủi ro hiệu quả.

Đau lưng sau chuyển phôi
Đau lưng sau chuyển phôi cần được chẩn đoán và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất 

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau lưng sau chuyển phôi?

Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng trong quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), trong đó trứng đã được thụ tinh và phát triển tốt sẽ được đặt vào tử cung của người phụ nữ, từ đó bắt đầu làm tổ, trở thành bào thai và sinh ra một đứa trẻ khỏe mạnh. Quy trình chuyển phôi được thực hiện bằng cách nạp phôi IVF vào một ống thông, sau đó được đưa qua âm đạo và cổ tử cung của người phụ nữ, rồi gửi vào tử cung.

Có nhiều tác dụng phụ và phản ứng của cơ thể trong suốt quá trình chuyển phôi. Sau khi chuyển phôi, dấu hiệu phổ biến nhất là chảy máu âm đạo dưới dạng đốm máu hồng nhỏ dính ở quần lót. Khi phôi đã được gửi vào niêm mạc tử cung, quá trình làm tổ sẽ diễn ra và dẫn đến chảy máu âm đạo. Đốm và chảy máu có thể gây khó chịu và lo lắng, tuy nhiên tình trạng này hoàn bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ lẫn bé.

Vậy đau lưng sau chuyển phôi có bình thường không? Trong một số trường hợp, thường là 5 – 7 ngày sau khi chuyển phôi, một số phụ nữ có thể bị đau lưng hoặc chuột rút, tương tự như phản ứng trong chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do thuốc, kích thích buồng trứng hoặc niêm mạc nội tử cung đang chuẩn bị cho quá trình mang thai. Điều này có thể gây khó chịu, chuột rút và đau thắt lưng. Ngoài ra, một số phụ nữ cũng gặp các triệu chứng như khó chịu, chóng mặt và châm chích ở một số vùng cơ thể.

Tình trạng sau chuyển phôi bị đau lưng cũng có thể xảy ra khi phôi di chuyển và ấn vào cơ, dây thần kinh ở lưng, dẫn đến kích thích, đau đớn. Kích thích buồng trứng và nội mạc tử cung có thể gây chóng mặt, ngứa ran, khó chịu và đau ở lưng dưới hoặc bụng, điều này thường là dấu hiệu cho thấy phôi đã được chuyển thành công.

Đau lưng sau chuyển phôi có nguy hiểm không?

Như đã đề cập, đau lưng sau chuyển phôi là dấu hiệu phôi đã chuyển thành công và hoàn toàn bình thường. Trong thời gian này, bà bầu nên đi đứng nhẹ nhàng, dành thời gian nghỉ ngơi và tránh vận động mạnh để đảm bảo quá trình phát triển của phôi thai.

sau chuyển phôi bị đau lưng
Đau lưng sau chuyển phôi là dấu hiệu quá trình chuyển phôi đã thành công 

Vậy không đau lưng sau khi chuyển phôi có sao không? Không đau lưng không có nghĩa là chuyển phôi thất bại. Theo thống kê, có khoảng 10 – 15% phụ nữ chuyển phôi thành công mà không có bất cứ dấu hiệu nào. Những triệu chứng, chẳng hạn như chảy máu âm đạo hoặc đau lưng, không biểu hiện cho một thai kỳ thành công hay thất bại.

Hầu hết phụ nữ được đề nghị duy trì thói quen sinh hoạt hàng ngày sau khi chuyển phôi. Bạn cũng có thể trao đổi với nhân viên y tế về các thói quen tốt và xấu để có sự điều chỉnh tốt nhất.

Tuy nhiên, nếu cơn đau lưng sau chuyển phôi dữ dội, nghiêm trọng, vượt quá sức chịu đựng hoặc khi cảm thấy lo lắng quá mức, bạn nên đến bệnh viện hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị phù hợp.

Một số dấu hiệu cần đến bệnh viện ngay lập tức:

  • Chảy nhiều máu từ âm đạo, máu màu đỏ thẫm như chu kỳ kinh nguyệt hoặc máu vón cục, máu đông thành mảng
  • Xuất hiện các triệu chứng tương tự như chu kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn như chuột rút, đau đầu, buồn nôn, đau ngực, thay đổi tâm trạng
  • Kết quả thử thai âm tính

Chuyển phôi xong bị đau lưng phải làm sao?

Đau lưng sau chuyển phôi là tình trạng bình thường, báo hiệu quá trình chuyển phôi đã thành công và không cần điều trị. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn, tư vấn kế hoạch xử lý, chăm sóc sức khỏe phù hợp. Tùy thuộc vào mức độ cơn đau và tình hình sức khỏe cụ thể của bà bầu, bác sĩ có thể hướng dẫn một số cách giảm đau lưng, chẳng hạn như:

1. Dành thời gian nghỉ ngơi

Đau lưng sau chuyển phôi là một dấu hiệu tích cực, cho thấy phôi thai đã chuyển thành công. Sau khi thực hiện chuyển phôi, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, tận hưởng cuộc sống và chăm sóc bản thân để cải thiện cơn đau cũng như chuẩn bị cho quá trình làm mẹ.

Tuy nhiên nghỉ ngơi không có nghĩa là nằm yên trên giường. Một số chuyên gia khuyên bạn nên nghỉ ngơi khi có thể và vận động nhẹ nhàng phù hợp, tuy nhiên cần tránh các bài tập cường độ cao. Ngoài việc cải thiện sức khỏe thế chất, bà bầu được khuyến cáo dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, tránh căng thẳng để nâng cao sức khỏe trong suốt thai kỳ.

2. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Một số phụ nữ có thể muốn ngừng sử dụng thuốc sau khi chuyển phôi thành công, tuy nhiên hãy hỏi ý kiến của bác sĩ. Nhiều phụ nữ cần tiếp tục sử dụng progesterone trong những tuần đầu sau khi chuyển phôi để thai kỳ diễn ra thuận lợi nhất. Progesterone là một loại hormone quan trọng cần thiết để duy trì thai kỳ và thường được sử dụng khi hỗ trợ sinh sản IVF để giúp phôi thai bám vào tử cung.

chuyển phôi xong bị đau lưng
Sau khi chuyển phôi, bà bầu cần tiếp tục sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa các rủi ro phát sinh 

Do đó, các loại thuốc đặt và tiêm progesterone có thể gây khó chịu, tuy nhiên hãy sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn và thời gian chỉ định của bác sĩ.

Trong trường hợp đau lưng sau chuyển phôi nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định bà bầu sử dụng một liều Aspirin trẻ em. Nhiều nghiên cứu cho thấy, Aspirin liều thấp có tác dụng giảm đau nhanh chóng, hiệu quả và góp phần nâng cao khả năng chuyển phôi thành công. Một số nghiên cứu nhỏ khác cũng cho biết, Aspirin mang đến khả năng chuyển phôi thành công cao hơn ở phụ nữ sử dụng phôi đông lạnh.

Tuy nhiên, Aspirin có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Và thuốc chỉ được sử dụng khi nhận được sự đồng ý, chỉ định và giám sát của bác sĩ chuyên môn.

3. Chế độ ăn uống lành mạnh

Nếu việc chuyển phôi thành công, bạn sẽ mang thai trong 9 tháng tới. Đây là thời điểm thích hợp để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây và thịt nạc. Bà bầu cũng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, protein, vitamin B và sắt để đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra, chế độ ăn uống lành mạnh, có nguồn gốc từ thực hiện cũng góp phần chống viêm, nâng cao sức khỏe và cải thiện cơn đau lưng sau chuyển phôi.

Ngay cả khi đã thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất, bà bầu cũng cần bổ sung các loại vitamin trước sinh hàng ngày để đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé.

4. Bổ sung acid folic theo chỉ dẫn

Nếu bạn chưa bổ sung acid folic hàng ngày, hãy bắt đầu ngay khi có dấu hiệu đau lưng sau chuyển phôi. Việc bổ sung lượng acid folic cần thiết sẽ giúp ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh, giảm nguy cơ dị tật tim bẩm sinh cũng như các tật hở hàm ếch và sứt môi.

Việc bổ sung đầy đủ acid folic cũng giúp tăng cường sức khỏe của bà bầu, cải thiện các cơn đau lưng, buồn nôn, đau đầu và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Hầu hết các loại vitamin trước sinh dành cho bà bầu đều có chứa một lượng acid folic cần thiết trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm bổ sung.

Lưu ý: Đối với bà bầu từng sinh con dị tật ống thần kinh trước đó, hãy trao đổi với bác sĩ để được chỉ định liều acid folic cao hơn hoặc sản phẩm phù hợp nhất.

5. Tránh hóa chất gây rối loạn nội tiết

Một số sản phẩm gia dụng và đồ dùng nhà bếp có thể chứa các hóa chất gây rối loạn nội tiết, dẫn đến đau lưng sau chuyển phôi cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Do đó, bà bầu thường được khuyến cáo tránh các hóa chất như bisphenol A (BPA), phthalates, parabens, triclosan hoặc các hóa chất tương tự.

Dấu hiệu thành công sau chuyển phôi ngày 3
Tránh sử dụng các sản phẩm gây rối loạn nội tiết tố sau khi chuyển phôi

Các hóa chất gây rối loạn nội tiết có thể can thiệp vào cơ chế hoạt động của hormone trong cơ thể. Một số hóa chất cũng có thể đi qua nhau thai và vào máu của em bé, dẫn đến nhiều rủi ro trong quá trình phát triển của bé.

Những hóa chất này thậm chí có thể gây cản trở sự phát triển của các cơ quan của em bé. Sau đó, việc tiếp xúc sớm với các hóa chất này ở mức độ cao có thể dẫn đến nhiều vấn đề phát triển khác sau khi bé chào đời. Do đó, hãy thận trọng trong việc lựa chọn sản phẩm gia dụng, đọc bảng thành phần và cố gắng sử dụng sản phẩm an toàn cho phụ nữ mang thai.

6. Tránh quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục sau khi chuyển phôi có thể khiến tình trạng đau lưng sau chuyển phôi trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bà bầu được khuyên nên tránh quan hệ tình dục và để vùng chậu được nghỉ ngơi sau khi chuyển phôi.

Cụ thể, hoạt động tình dục có thể dẫn đến các cơn co thắt tử cung, phá vỡ phôi thai vừa mới chuyển vào cơ thể. Trong các trường hợp xấu nhất, hoạt động tình dục có thể ngăn phôi làm tổ trong tử cung và dẫn đến sảy thai.

Việc tránh quan hệ tình dục thường chỉ cần thiết trong thời gian đầu. Hãy trao đổi với bác sĩ để xác định thời gian quan hệ an toàn.

7. Theo dõi phản ứng của cơ thể

Nếu bị đau lưng sau chuyển phôi, bà bầu được khuyến cáo nên theo dõi các phản ứng của cơ thể trong vài ngày. Nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc kết hợp với dấu hiệu khác, hãy thông báo với bác sĩ để được chăm sóc sức khỏe kịp lúc.

Một số phụ nữ sử dụng thuốc kích thích sinh sản có thể phát triển tình trạng hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS). Điều này xảy ra khi cơ thể phản ứng đột ngột với hormone được tiêm vào cơ thể trong quá trình IVF. Các dấu hiệu có thể xảy ra bao gồm:

  • Đau bụng
  • Đầy hơi
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy

Các triệu chứng này có thể nhẹ nhưng cũng có thể trở nên tồi tệ hơn. Do đó, nếu bạn đột ngột tăng cân, đau bụng hoặc đau lưng sau khi chuyển phôi dữ dội, hãy gọi cho cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay lập tức.

Đau lưng sau chuyển phôi thường là dấu hiệu chuyển phôi thành công và không nguy hiểm. Nếu bị đau lưng, bà bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi, chuyển động nhẹ nhàng, sử dụng thuốc theo hướng dẫn và thực hành các thói quen tốt để nâng cao sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, bà bầu cũng cần theo dõi phản ứng của cơ thể và đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nghiêm trọng.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua